Nhận định, soi kèo Moreland City vs Bulleen Lions, 17h00 ngày 8/4: Khách đáng tin
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Septemvri Sofia vs Arda Kardzhali, 19h00 ngày 7/4: 3 điểm xa nhà -
Từ nữ bồi bàn chỉ hết tiểu học đến tỷ phú khối tài sản 42.800 tỷ đồngTừ nữ bồi bàn đến tỷ phú sở hữu khối tài sản 12,5 tỷ NDT (42.788 tỷ đồng) ở tuổi 40. Ảnh: Baidu Tình cờ, ông Trương Dũng (hiện là Chủ tịch của Haidilao) đến nhà hàng để dùng bữa và có ấn tượng với Lệ Quyên về cách phục vụ. Lúc này, ông Dũng đề nghị mức lương hàng tháng là 160 NDT/tháng (546.000 đồng) để mời Lệ Quyên về làm việc. Tuy nhiên, Lệ Quyên từ chối và nói rằng ông chủ hiện tại đối xử tốt. Trước khi rời đi, ông Dũng không quên nói: "Nếu em xin nghỉ ở đây hãy đến chỗ tôi làm việc".
Đến tháng 8/1995, ông chủ chuyển cửa hàng đến Quảng Đông (Trung Quốc) và dự định đưa Lệ Quyên đi cùng. Tuy nhiên, Lệ Quyên mới 17 tuổi nên gia đình không đồng ý cho đi xa. Cuối cùng, Lệ Quyên phải nghỉ việc.
Lúc này, Lệ Quyên đang tìm việc lại nhớ đến ông Dũng. Sau khi liên lạc, ông Dũng nhận Lệ Quyên về làm tại Haidilao. Tại đây, Lệ Quyên tiếp tục làm nhân viên phục vụ. Lệ Quyên đáp ứng được yêu cầu công việc và thu hút được nhiều khách hàng quay lại vì thái độ phục tốt.
Làm việc tại Haidilao khoảng nửa năm, một ngày, mẹ Lệ Quyên đến cửa hàng khóc vì gia đình lại bị ép nợ. Mẹ Lệ Quyên bất lực không có cách khác nên phải tìm con gái với hy vọng có 800 NDT (2,7 triệu đồng) trả nợ.
Lệ Quyên rơi vào tình thế khó xử, lương hàng tháng đều gửi về cho gia đình trả nợ. Khi biết chuyện, ông Dũng đã đưa cho mẹ Lệ Quyên 800 NDT (2,7 triệu đồng) để trả nợ. Ông nói sẽ không trừ số tiền này vào lương hàng tháng, đến bao giờ Lệ Quyên có thì trả.
Sau vài năm làm việc tại Haidilao, Lệ Quyên được bổ nhiệm vào vị trí quản lý cửa hàng. Tình hình tài chính của chị thay đổi đáng kể, trả được hết nợ cho ông chủ. Là người có năng lực quản lý, chăm chỉ và luôn cố gắng, nhưng cũng có lúc Lệ Quyên không chịu được áp lực. Khi không đáp ứng được yêu cầu doanh thu, Lệ Quyên gọi điện xin từ chức. Lúc này, ông Dũng đã an ủi nhân viên tiếp tục làm việc.
Trở thành tỷ phú ở tuổi 40
Nhờ sự cố gắng và nhận được sự tin tưởng của ông Trương Dũng, năm 1998, Lệ Quyên được bổ nhiệm vào vị trí quản lý cửa hàng thứ 2 ở Tây An (Thiểm Tây, Trung Quốc). Tuy nhiên, do làm trái quy định, giấy phép kinh doanh bị thu hồi. Sau đó, Lệ Quyên đến chính quyền địa phương để chia sẻ về khó khăn của cửa hàng và lấy lại được giấy phép kinh doanh.
Năm 2008, ở 30 tuổi, Lệ Quyên được thăng chức làm Phó giám đốc Haidilao để hỗ trợ ông Trương Dũng quản lý và điều hành nhân sự. 2 năm sau, ông Dũng thành lập Công ty TNHH Dịch vụ ăn uống Tứ Xuyên Haidilao.
Năm 2012, ở tuổi 34, Lệ Quyên trở thành Giám đốc điều hành duy nhất nắm giữ cổ phần của công ty. Lệ Quyên phụ trách vận hành tất cả cửa hàng Haidilao. Dưới sự lãnh đạo của Lệ Quyên, Haidilao bắt đầu vươn ra nước ngoài, dẫn đầu trong việc mở cửa hàng tại Singapore và Mỹ vào năm 2013.
Năm 2018, Lệ Quyên bước sang tuổi 40 và mở ra thời khắc huy hoàng trong sự nghiệp. Tháng 9/2018, Tập đoàn Haidilao được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong. Đồng nghĩa khối tài sản ròng của vợ chồng ông Dũng tăng lên 50 tỷ NDT (170.943 tỷ đồng) và Lệ Quyên trở thành Giám đốc điều hành duy nhất nắm giữ 3,68% cổ phần khoảng 3,9 tỷ NDT (13.332 tỷ đồng).
Giám đốc điều hành chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao Dương Lệ Quyên. Ảnh: Baidu Đến nay, Chủ tịch Haidilao sở hữu khối tài sản 112 tỷ NDT (382.893 tỷ đồng). Là cánh tay phải đắc lực của ông Dũng, Lệ Quyên cũng sở hữu khối tài sản 12,5 tỷ NDT (42.733 tỷ đồng) và nằm trong Danh sách nữ tỷ phú giàu ở Trung Quốcdo Viện Nghiên cứu Hurun công bố hàng năm.
Hiện tại, Lệ Quyên đang giữ chức vụ Giám đốc điều hành chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao. Câu chuyện khởi nghiệp của Lệ Quyên truyền cảm hứng cho giới trẻ Trung Quốc. Từ cô gái nông thôn chỉ hết tiểu học 16 tuổi đi làm bồi bàn, sau 30 năm, trở thành tỷ phú sở hữu khối tài sản 12,5 tỷ NDT (42.733 tỷ đồng).
Tỷ phú ngành giáo dục vay tiền mẹ khởi nghiệp, hiện khối tài sản 320.000 tỷTRUNG QUỐC - Vay tiền dưỡng già của mẹ để khởi nghiệp, sau hơn 20 năm, chàng trai nghèo Lý Vĩnh Tân thành tỷ phú giàu nhất ngành giáo dục ở Trung Quốc với khối tài sản 94,5 tỷ NDT (323.879 tỷ đồng)."> -
Cuộc sống sau 6 năm của nữ sinh đỗ trường Y ở tuổi 12Năm 2012, ở tuổi lên 7, với sự khuyến khích của thầy cô và bố mẹ, Thư Âm vượt qua kỳ thi chuyển cấp và được nhận vào Trường THCS số 2 Trạm Giang. Khi bạn bè cùng tuổi bắt đầu học nhân chia, Thư Âm đã là học sinh cấp 2.
Bước vào trường cấp 2, Thư Âm trở thành tâm điểm chú ý vì đi đến đâu mọi người cũng nói: "Chính là cô ấy, thiên tài học tập". Mặc dù trong lòng khó chịu nhưng nữ sinh không thể hiện, quyết tâm chăm chỉ học. Tuy nhiên, khi cố gắng chứng tỏ bản thân, mọi thứ càng dễ xảy ra sai sót.
Do số lượng môn học nhiều Thư Âm chưa quen, nên bài kiểm tra cuối kỳ lớp 7 lần đầu điểm số chỉ xếp thứ 300. Lúc này, Thư Âm bị bạn bè chỉ trích nên cảm thấy thất vọng. Về nhà, bố mẹ an ủi Thư Âm: "Con đã cố gắng hết sức điểm kiểm tra không có ý nghĩa. Con nên nỗ lực hơn, bố mẹ tin tương lai con sẽ đạt kết quả tốt".
Sự an ủi của bố mẹ giúp Thư Âm lấy lại tinh thần, điều chỉnh tâm lý và phương pháp học tập, lập kế hoạch chi tiết, tìm ra điểm yếu của bản thân và tăng cường luyện tập. Trong các kỳ thi tiếp theo, thứ hạng của nữ sinh cải thiện, từ 300 lên hơn 200 và 100. Năm lớp 8, nữ sinh tiến thẳng vào top 30 toàn trường.
Năm 2014, Thư Âm tham gia kỳ thi tuyển sinh cấp 3 và xếp thứ 13 thành phố. Nữ sinh đỗ vào lớp thực nghiệm (dành cho học sinh ưu tú) của Trường THPT Trạm Giang. Vào cấp 3 ở tuổi lên 9, Thư Âm trở thành học sinh nhỏ tuổi nhất trong lịch sử của trường.
Sau khi vào cấp 3, Thư Âm nhanh chóng hòa nhập với môi trường học tập và bạn bè. Lần này, nữ sinh biết điều chỉnh bản thân và tập trung toàn lực cho việc học. Không mất nhiều thời gian, sự nỗ lực và chăm chỉ của Thư Âm được thầy cô, bạn bè công nhận.
12 tuổi đỗ đại học, 18 tuổi học thẳng tiến sĩ
Đam mê nghiên cứu Sinh học, sau khi tham khảo nhiều thông tin và ý kiến của bố mẹ, thầy cô, Thư Âm đặt mục tiêu thi đỗ trường Y. Tháng 6/2017, nữ sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, với số điểm 620, Thư Âm đỗ vào Trường Y thuộc Đại học Chiết Giang (Trung Quốc).
Tin tức Thư Âm đỗ đại học ở tuổi 12 nhận được sự quan tâm của truyền thông. Nữ sinh trở thành hiện tượng mạng xã hội, nhiều người cho rằng, Thư Âm là thần đồng. Tuy nhiên, nữ sinh chỉ khiêm tốn trả lời: "Tôi không phải là thiên tài. Thành công của tôi nhờ vào việc hiểu kỹ nội dung thầy cô giảng, sau đó nghiêm túc hoàn thành bài tập".
Trần Thư Âm đỗ đại học ở tuổi 12, 6 năm sau được tuyển thẳng lên học tiến sĩ. Ảnh: NetEase Bước chân vào đại học ở tuổi 12, Thư Âm không chỉ biết chăm sóc bản thân chu đáo, còn tích cực tham gia các hoạt động câu lạc bộ của trường và nhanh chóng hòa nhập với bạn bè cùng lớp.
Không lơ là việc học và tiếp tục duy trì sự chăm chỉ, Thư Âm đạt được nhiều thành tích trong 6 năm. Khi học tại Đại học Chiết Giang, nữ sinh có cơ hội gặp được nhiều bạn giỏi, trong số họ từng được mệnh danh là thần đồng. Điều này thôi thúc nữ sinh cần cố gắng hơn.
Cuối năm 2023, sau 6 năm, Thư Âm tốt nghiệp đại học. Ở tuổi 18, nữ sinh được tuyển thẳng học tiến sĩ. Thời gian tới, Thư Âm sẽ đến phòng thí nghiệm của giáo sư hướng dẫn để làm việc và tiếp tục nghiên cứu khoa học.
Nhìn lại hành trình trưởng thành của Thư Âm, việc tạo nên những kỳ tích của nữ sinh không thể tách rời yếu tố tài năng và sự chăm chỉ. Nền tảng giáo dục gia đình cũng là bàn đạp để nữ sinh ngày càng phát triển bản thân.
Nhận thấy năng khiếu học tập của con, nhưng bố mẹ Thư Âm không tạo ra áp lực, chỉ đóng vai trò hướng dẫn và giúp đỡ khi con cần. Sự quan tâm đúng mực của bố mẹ giúp Thư Âm phát huy tối đa tài năng của bản thân.
Lấy trường hợp của Ngụy Vĩnh Khang là bài học cho bản thân, Thư Âm luôn tự nhủ: "Nếu thần đồng không cố gắng chăm chỉ, sớm hay muộn cũng trở thành người tầm thường". Sự giáo dục con sai cách của bố mẹ đã đẩy Ngụy Vĩnh Khang thiếu hụt kỹ năng giao tiếp và xã hội, dẫn đến chỉ số EQ kém. Điều này, khiến thần đồng một thời của Trung Quốc trượt dài, mất đi tương lai tươi sáng.
Cô bé đu cáp vượt sông đi học 17 năm trước giờ ra sao?
TRUNG QUỐC - Bức ảnh một cô bé với gương mặt tươi cười băng sông bằng dây cáp để đến trường ở tỉnh Vân Nam đã thu hút sự chú ý cả Trung Quốc. 17 năm sau, em tốt nghiệp đại học, thành bác sĩ để nâng cao sức khỏe cho người dân."> -
Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáoBên cạnh việc khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này, tác phẩm đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam. Cuốn sách phác họa bức tranh toàn cảnh về chính trị, văn hóa, xã hội thời Lý, trong đó tinh thần đạo Phật không tách khỏi tinh thần dân tộc, văn hóa Phật giáo trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc. Đồng thời, cho thấy di sản vật chất, tinh thần mà Phật giáo nhà Lý để lại là tài sản quý giá, tài nguyên vô giá, để Phật giáo hôm nay có thêm nhiều đóng góp cho sự phát triển của đạo và đời.
Theo Thượng toạ Thích Đức Thiện, với lịch sử hơn 2.000 năm, Phật giáo đã hội nhập và đồng hành như một thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa - xã hội đất nước. Đặc biệt, Phật giáo phát triển hưng thịnh và trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị nước ta dưới triều đại nhà Lý.
Trải qua chín đời vua với hơn 200 năm trị vì (1009 - 1225), cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đều cùng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, đạo Phật được các vua Lý tôn sùng và có những chính sách ưu ái, tạo điều kiện cho phát triển mạnh mẽ. Do vậy, Phật giáo trở thành tư tưởng chính thống quốc gia, chi phối mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có chính trị.
Triều Lý đã phát huy yếu tố tích cực, tiến bộ của đạo Phật để phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, chăm lo cuộc sống của nhân dân, góp phần xây dựng nền văn minh Đại Việt thịnh trị trong hơn hai thế kỷ. Đến nhà Trần, Phật giáo tiếp tục phát triển rực rỡ và là một trong những giai đoạn Phật giáo hòa nhập sâu rộng vào lòng dân tộc.
Điểm nổi bật của Phật giáo thời kỳ này là tính tích cực nhập thế: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian pháp”, không tách rời sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhờ kết hợp hài hòa giữa tính nhập thế và xuất thế, Phật giáo thời Trần đã trở thành một bộ phận của văn hóa dân tộc, có ảnh hưởng và tác động đến nhiều mặt đời sống xã hội, góp phần làm nên những thành tựu to lớn trong lịch sử nhà Trần.
Sang thời Lê sơ thế kỷ XV - XVI, Nho giáo được chính quyền chọn làm hệ tư tưởng chính thống của nhà nước. Việc chú trọng khoa cử Nho giáo cùng với việc ban hành các quy định về lễ giáo của Nhà nước đã khiến cho Nho giáo chiếm ưu thế hơn so với Phật giáo.
Đến thời kỳ nội chiến Nam - Bắc triều, Phật giáo có sự khởi sắc trở lại khi các chúa Trịnh, Nguyễn đều tạo điều kiện cho việc tôn tạo, sửa chữa chùa chiền song không còn thịnh vượng như trước.
Bước sang thế kỷ XX, Phật giáo tiếp tục nêu cao ngọn cờ yêu nước, kề vai sát cánh cùng toàn thể nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhiều cơ sở thờ tự của Phật giáo trên khắp mọi miền đất nước đã trở thành những căn cứ che chở, nuôi giấu cán bộ cách mạng; nhiều tăng ni, phật tử đã hăng hái tòng quân lên đường đánh giặc, cứu nước, đóng góp to lớn vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Ngày nay, Phật giáo vẫn giữ nguyên vai trò, vị thế của mình trong đời sống dân tộc, một lòng phụng sự dân tộc, phụng sự chúng sinh theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.
Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, thường xuyên bị kẻ xấu và các thế lực thù địch, phản động lợi dụng, chống phá, xuyên tạc. Vì vậy, việc làm rõ những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước có ý nghĩa quan trọng, góp phần phát huy những giá trị tinh thần quý báu của Phật giáo, làm phong phú, sâu sắc thêm các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng hạnh phúc của con người và tư tưởng độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thái Bình - từ thực tế đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay.
Bên cạnh việc khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này, tác phẩm đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, những cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp tiếp tục phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Để có hiểu biết đúng đắn về Phật giáo, hãy đọc cuốn sách nàyĐại đức Thích Vạn Lợi, đại diện Nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm - đơn vị liên kết NXB Dân trí ấn hành cuốn sách "Logic học Phật giáo" cho biết đây là một nội dung lớn trong hệ thống triết học Phật giáo.">