Đây có lẽ là lần đầu tiên đội U23 Việt Namtập muộn. Dưới thời HLV Park Hang Seo, các buổi tập thường bắt đầu vào lúc 16h.
Tuy nhiên, với các cầu thủ như Văn Tùng, Vũ Tiến Long, Trần Xuân Thịnh, Phan Tuấn Tài, Lương Duy Cương, Lê Văn Đô, Huỳnh Công Đến... Tất cả đều không lạ gì giáo án tập luyện của ông Philippe Troussier.
Khi dẫn dắt U19 Việt Nam 3 năm trước, ông Troussier cũng thường cho học trò tập luyện vào giờ khá muộn vào buổi tối, thậm chí thường xuyên kết thúc vào lúc 23h, trong khi buổi tập còn lại diễn ra vào buổi trưa.
Theo lý giải của một trợ lý Philippe Troussier, việc tập muộn giúp các cầu thủ có sự tập trung hơn, bên cạnh đó nếu vào mùa hè thì thời tiết không còn nóng như ban ngày.
U23 Việt Nam tập trung từ ngày 1/3 để tập luyện, làm quen với triết lý của tân HLV Philippe Troussier. Các cầu thủ sẽ có một tháng tập huấn với 4 giai đoạn tập trung.
Ở giai đoạn tập huấn cuối cùng, U23 Việt Nam được rút gọn còn 24 cầu thủ và 3 thủ môn trong độ tuổi U22 tham dự SEA Games 32 vào tháng 5 tại Campuchia.
" alt=""/>HLV Philippe Troussier ra mắt U23 Việt Nam lúc... gần nửa đêmSức ép liên tiếp của Iran khiến hàng thủ của Indonesia phải nhận bàn thua thứ hai ở phút 22, khi Cheshmi không bỏ lỡ cơ hội nâng tỷ số lên 2-0.
Đến phút 36, Moghanlou điền tên mình lên bảng tỷ số với tình huống dứt điểm quyết đoán.
Qua giờ giải lao, các cầu thủ Indonesia nỗ lực đẩy cao đội hình để tìm kiếm bàn gỡ. Dẫu vậy, số ít các cơ hội lên bóng của họ dễ dàng bị hàng thủ đội bóng Tây Á hóa giải.
Không những vậy, ĐT Iran chơi thong dong nhưng vẫn có được thêm hai bàn thắng nữa, đều do công của Ghayedi, trong các phút 70 và 87.
Thất bại 0-5 khiến người hâm mộ đội bóng xứ Vạn đảo thêm lo lắng khi thua cả 3 trận giao hữu trước Asian Cup 2023, ghi được 1 bàn và thủng lưới 11 lần. Thầy trò HLV Shin Tae Yong đá trận ra quân, gặp Iraq vào ngày 15/1. Sau đó 5 ngày là trận đấu quan trọng gặp tuyển Việt Nam, trước khi đối đầu Nhật Bản vào ngày 24/1.
Đội hình ra sân:
Indonesia:Ernando Ari, Elkan Baggott, Jordi Amat, Justin Hubner, Rizky Ridho, Pratama Arhan, Yakob Sayuri, Ivar Jenner, Marcelino Ferdinan, Rafael Struijk, Witan Sulaeman
Iran: Hossein Hosseini, Aria Yousefi, Shojae Khalilzadeh, Majid Hosseini, Ehsan Hajsafi, Saman Ghoddos, Rouzbeh Cheshmi, Mehdi Torabi, Alireza Jahanbakhsh, Reza Asadi, Shahriyar Moghanlou.
Có rất nhiều cái tên lọt vào tầm ngắm của VFF, nhưng chỉ có Philippe Troussier là người phù hợp nhất. Thực tế, đây chính là HLV được VFF đánh giá rất cao trong quá khứ, nhưng do gặp khó khăn về tài chính nên hai bên không tiến tới một sự hợp tác lâu dài.
So với các ứng viên gửi hồ sơ về VFF, HLV Troussier có bản "CV" nổi bật. Chiến lược gia người Pháp từng từng dẫn dắt các đội tuyển Bờ Biển Ngà, Burkina Faso, Nigeria, Nam Phi, Nhật Bản, Qatar, Morocco. Đáng chú ý trong các đội bóng này, ông Philippe Troussier từng giúp Nhật Bản lọt vào vòng 1/8 World Cup và vô địch Asian Cup 2000, giúp Nam Phi lọt vào World Cup 1998.
Trở lại Việt Nam với vai trò HLV trưởng, Philippe Troussier được kỳ vọng tạo nên một cuộc cách mạng về lối chơi, khác nhiều so với thời HLV Park.
Nhà cầm quân người Pháp từng nhận xét: "Việt Nam có thể chiến thắng những đối thủ cùng khu vực chủ yếu nhờ vào lối đá chặt chẽ và chờ đợi cơ hội từ tình huống phản công.
Nhưng khi ra tới cấp độ châu lục, chỉ dừng lại ở đó thôi là không đủ để tạo nên khác biệt. Ai cũng biết Việt Nam sẽ lùi sâu phòng ngự số đông và rình rập phản công. Cách tiếp cận như vậy là quá đơn điệu và dễ đối phó".
Dĩ nhiên, muốn thay đổi cách chơi của đội tuyển và hướng tới sân chơi World Cup cần rất nhiều thời gian lẫn sự chung tay của nhiều người. Nói như HLV Park Hang Seotrước khi chia tay tuyển Việt Nam, dù là HLV giỏi đến mấy nhưng cũng không thể một mình làm nên chiến tích.
HLV Philippe Troussier đối mặt với nhiều thách thức lớn phía trước, và hãy chờ xem những thay đổi từ chiến lược gia này có giúp bóng đá Việt Nam vượt qua được những thành tích ấn tượng của ông Park hay không.