Có nhu cầu mua một chiếc Nokia 3310 đời 2017 cho con gái sử dụng, chị Nguyễn Thanh (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) gọi điện cho một số nơi để hỏi mua. Tại nhiều địa chỉ, chị được nhân viên cửa hàng cho biết hàng có sẵn, giá bán dưới 1 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thanh cho hay, chỉ sau chưa đầy 2 giờ đồng hồ kể từ khi đặt hàng, chị đã nhận được chiếc Nokia 3310 mình đặt mua từ một cửa hàng trên phố Thái Hà, Hà Nội với giá 990.000 đồng.
Theo chị Thanh, tuy hàng không quá khan hiếm như thời điểm vài tuần trước thế nhưng các điểm bán chỉ có màu xanh đen và xám, còn màu cam hay vàng cá tính, hợp với đối tượng phụ nữ hay những người thích màu sắc nổi bật lại không có sẵn. Muốn mua phải đặt hàng và chờ đợi.
Theo tìm hiểu của ICTnews và phản ánh từ một số người tiêu dùng, tại thời điểm hiện nay nhiều nơi đã bán Nokia 3310 2017 dưới 1 triệu đồng, thay vì mức trên 1 triệu đồng như giá bán lẻ đề nghị của hãng. Tuy nhiên cũng chủ yếu có màu xám và xanh đen.
Trên mạng có một số cá nhân rao bán Nokia 3310 chính hãng màu cam, vàng với giá từ 1.200.000 đồng nhưng hàng cũng không có nhiều và phải đặt trước.
“Bên em vừa nhập về lô hàng mới nhưng cũng chỉ có hai màu xám và xanh đen, còn màu vàng, cam vẫn khan hiếm”, một người bán hàng trên Nhattao.com cho hay.
" alt=""/>Nokia 3310 xuống giá dưới 1 triệu đồng, màu vàng cam khan hiếmTheo thông tin từ ngân hàng Vietcombank, trong thời gian gần đây, ngân hàng này đã ghi nhận một số trường hợp khách hàng chuyển tiền không đúng người hưởng do bị tin tặc hack email, xâm nhập trái phép email (của khách hàng hoặc đối tác) để thay đổi thông tin người hưởng trên các chứng từ giao dịch.
Các khách hàng sau đó yêu cầu Vietcombank hỗ trợ đòi tiền từ ngân hàng nước ngoài, tuy nhiên khả năng đòi được tiền đối với giao dịch bị hack email là rất thấp do hacker thường rút tiền ra khỏi tài khoản ngay khi nhận được, hoặc do thủ tục đòi tiền rất phức tạp của ngân hàng nước ngoài.
Nhằm hỗ trợ khách hàng phòng ngừa rủi ro bị hack email trong giao dịch với đối tác nước ngoài, Vietcombank lưu ý một số dấu hiệu để khách hàng nhận biết giao dịch lừa đảo.
Cụ thể, hợp đồng và các giao dịch liên quan đến thực hiện hợp đồng (thông báo giao hàng, hóa đơn đòi tiền, thương lượng…) đều thực hiện qua email. Bên xuất khẩu và bên nhập khẩu không xác nhận giao dịch bằng các hình thức liên lạc khác.
Đối tượng các hacker hướng tới chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty có tính bảo mật và an toàn trong hệ thống quản trị mạng chưa cao hoặc thiếu các qui định về an toàn khi sử dụng email.
" alt=""/>Ngân hàng cảnh báo vấn nạn tin tặc hack email chiếm đoạt tiền trái phépĐây có phải điều đáng lo ngại và có gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng? Nó còn tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Thế nhưng nếu như bạn có theo dõi cái cách mà OnePlus đáp trả về rắc rối xoay quanh nó thì bạn sẽ cảm thấy “khó có thể yêu thương nổi”!
Ban đầu, khi họ mới tìm hiểu về lỗi này, nhà sản xuất đến từ Trung Quốc nhận định chỉ một số lượng rất nhỏ máy bị dính lỗi này, vì thế đây là điều “bình thường và không có gì to tát cả.” Vài giờ sau đó, OnePlus đã đăng tải một bài viết trên trang mạng xã hội Twitter của họ rằng hiệu ứng jelly này sẽ sớm được khắc phục trong bản cập nhật phần mềm tới đây.
Chính bài tweet này đã khiến không ít người hoài nghi, khi mà các chuyên gia cho rằng căn nguyên của vấn đề này xuất phát từ lỗi thiết kế phần cứng – việc màn hình được lắp đặt theo chiều ngược lại so với thông thường để có đủ không gian cho các linh kiện bên trong.
Chúng ta chưa thể khẳng định được giả thiết này là đúng bởi không phải toàn bộ những chiếc OnePlus 5 đến tay người tiêu dùng đều gặp phải nó. Tuy nhiên, ta cũng chẳng biết được liệu đây có phải là thứ có thể được sửa chữa bằng bản vá phần mềm hay không, bởi OnePlus đã “lật lọng” và xóa bài viết trên Twitter rồi công bố rằng đây là hiện tượng tự nhiên chứ không phải do lỗi của công ty mình. Cụ thể, bài Tweet mới nhất của họ như sau:
Đúng là chuyện lưu ảnh trên võng mạc là có thật – đây là khi bạn nhìn thấy một đường sáng chạy theo bóng đèn khi nó di chuyển nhanh trong một vùng tối.
Nó cũng là lý giải khoa học cho trò “bút chì uốn dẻo” – giữ chiếc bút bằng hai ngón tay rồi đung đưa nó ở một tốc độ nhất định, khi nhìn trực diện sẽ tạo ra cảm giác bút chì bị biến dạng, trở nên dẻo dai như làm bằng cao su, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Về cơ bản, những gì bạn thấy bằng mắt được truyền lên não với một độ trễ nhỏ, chính là nguyên nhân phát sinh ra ảo giác này.
Thế nhưng ta cùng suy xét xem cách giải thích của OnePlus có hợp lý hay không?
1) Nếu như hiệu ứng jelly trên OnePlus 5 là hoàn toàn do hiện tượng lưu ảnh gây nên, thì ta sẽ không thể quan sát nó trên camera được.
2) Với tư duy hết sức phi logic này, thì tất cả mọi loại smartphone đều dính phải “bệnh” này chứ không riêng gì OnePlus.
OnePlus 5 là một chú dế thông minh rất đáng tiền khi được trang bị thông số phần cứng cực khủng, camera rất đẹp và mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà, dễ chịu nhờ có hệ điều hành Oxygen OS gần như thuần Android.
Vì vậy mà việc màn hình có hơi (chỉ hơi thôi nhé) lag, giật một chút cũng không hẳn là vấn đề quá lớn đối với nó. Tuy nhiên lối hành xử thiếu chuyên nghiệp cũng như lời giải thích “câu trước đá câu sau” của OnePlus đã không chỉ đánh mất đi hình ảnh của mình trong mắt những fan trung thành, mà còn khiến những khách hàng tiềm năng trong tương lai không dám đặt niềm tin vào họ nữa.
Theo GenK
" alt=""/>OnePlus 5 gặp lỗi màn hình 'kẹo thạch', nhà sản xuất bảo ngay đấy là do mắt người dùng