Chia sẻ tại hội thảo “Bảo mật và an toàn thông tin (ATTT) trong triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam” diễn ra ngày 28/9 vừa qua, ông Nguyễn Đăng Đào, Phó trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết, thời gian vừa qua, Ban Cơ yếu Chính phủ đã chủ động, tích cực phối hợp với Bộ TT&TT, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương tổ chức các hội nghị, hội thảo, xây dựng khung chương trình, cơ chế chính sách, thỏa thuận phối hợp, triển khai các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể bảo đảm bảo mật, xác thực, giám sát ATTT.
Bên cạnh đó, đã nghiên cứu, sản xuất, triển khai đưa vào sử dụng nhiều sản phẩm bảo mật như: sản phẩm bảo mật truyền hình hội nghị cho các hệ thống truyền hình hội nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ... và một số địa phương; sản phẩm bảo mật kênh truyền, bảo mật cơ sở dữ liệu, bảo mật thư điện tử, bảo mật thông tin thoại/fax, vệ tinh Vinasat, Trunking, sóng ngắn, sóng cực ngắn… Tư vấn, cung cấp, tích hợp, huấn luyện triển khai chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội.
Ban Cơ yếu Chính phủ cũng đã kiểm tra đánh giá và giám sát an toàn thông tin cho một số mạng CNTT các cơ quan Bộ, ngành, địa phương như: mạng CNTT của Văn phòng Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, các Bộ Ngoại giao, Tư pháp, KH&CN cùng UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Thái Bình, Bắc Ninh… “Những hoạt động nêu trên đã góp phần thúc đẩy quá trình triển khai các ứng dụng của Chính phủ điện tử thời gian vừa qua”, ông Đào nhấn mạnh.
Về định hướng trong giai đoạn tới, ông Nguyễn Đăng Đào cho biết, với nhiệm vụ được Chính phủ giao, trên vai trò, trách nhiệm của cơ quan mật mã quốc gia, để đáp ứng các yêu cầu thực tế triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong công tác bảo đảm bảo mật, xác thực, giám sát ATTT cho các ứng dụng của Chính phủ điện tử.
" alt=""/>Nghiên cứu tích hợp giải pháp bảo mật trên thiết bị cầm tay, di độngTổng tài sản: 18,2 tỉ USD
Tuổi: 44
Nước: Trung Quốc
Lĩnh vực hoạt động: Công nghệ
Nguồn gốc giàu có: Công ty cổ phần đầu tư Tencent Holdings
Kiếm được tiền từ rất sớm trên thị trường chứng khoán, Ma Huateng (Pony Ma) cùng các bạn học đại học đã sáng lập công ty Tencent. Sản phẩm đầu tiên của công ty là một dịch vụ nhắn tin ở Trung Quốc có tên gọi QQ, miễn phí và trở thành một tiêu chuẩn trong các dịch vụ nhắn tin trực tuyến thời kỳ đầu. Kể từ đó, Tencent đã mở rộng phạm vi phát triển ra đáng kể, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ phân phối nhạc tới các xưởng sản xuất game lớn như Riot Games (nhà sản xuất game được ưa chuộng nhất thế giới "League of Legends" hay "Liên minh huyền thoại").
9. Michael Dell
8. Steve Ballmer
Hiện nay, Ballmer không còn đồng hành cùng Microsoft nữa. Ông đã trả 2 tỉ USD trong thua vụ mua lại đội bóng rổ chuyên nghiệp Mỹ Los Angeles Clippers năm 2014.
7. Jack Ma
Tổng tài sản: 26,3 tỉ USD
Tuổi: 51
Nước: Trung Quốc
Lĩnh vực hoạt động: Công nghệ
Nguồn gốc giàu có: Tự thân, Alibaba
Jack Ma là người sáng lập, chủ sở hữu và cũng là người đang điều hành Alibaba, công ty tương đương phiên bản cửa hàng trực tuyến của Amazon tại Trung Quốc. Công ty này phát hành cổ phiếu đầu tiên ra công chúng vào năm 2014 và lập kỷ lục thế giới về giá trị chào bán chứng khoán lần đầu tiên cho công chúng: 25 tỉ USD.
6. Sergey Brin
Tổng tài sản: 36,2 tỉ USD
Tuổi: 42
Nước: Mỹ
Lĩnh vực hoạt động: Công nghệ
Nguồn gốc giàu có: Tự thân, Google
Sergey Brin và Larry Page đồng sáng lập ra Google vào năm 1998 sau khi gặp nhau ở Stanford năm 1995. Mặc dù Google đã thay đổi theo năm tháng nhưng công ty và nhiều sản phẩm của nó được xây dựng trên nền tảng mà Brin và Page từng tạo ra vào cuối những năm 1990: cỗ máy tìm kiếm Google. Hiện nay, ông Brin giám sát công ty mẹ của Google là Alphabet và tập trung vào các ý tưởng "tên lửa bắn lên mặt trăng", chẳng hạn như dự án cung cấp WiFi tới các cộng đồng nông thôn thông qua các khinh khí cầu bay trên cao (Dự án Loon).
5. Larry Page
Tổng tài sản: 37,8 tỉ USD
Tuổi: 42
Nước: Mỹ
Lĩnh vực hoạt động: Công nghệ
Nguồn gốc giàu có: Tự thân, Google
Larry Page giàu có hơn một chút so với người đồng sáng lập Google. Ông Page hiện là CEO của Alphabet, công ty mẹ của Google, trong khi ông Sergey Brin đảm nhận vai trò chủ tịch (Sundar Pichai đang giữ vị trí CEO của Google). Ông Page chịu trách nhiệm tạo ra thuật toán then chốt, vận hành cỗ máy tìm kiếm khổng lồ của Google. Người đàn ông này đã trở thành tỉ phí ở tuổi 30 và đứng đầu bộ phận phát triển Android của Google. Mặc dù từng từ bỏ vị trí lãnh đạo công ty 10 năm, nhưng ông đã quay trở lại vị trí CEO của công ty vào năm 2011 và quản lý công ty từ trên cao hơn kể từ đó.
" alt=""/>10 tỉ phú công nghệ giàu nhất thế giới“Khi bụi bẩn đã đầy túi chứa, chúng ta chỉ việc tháo ra để làm sạch túi chứa, sau đó lắp lại để tiếp tục sử dụng. Nhờ đó mà kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, tiết kiệm được chi phí hơn so với những tấm xốp thông thường vẫn đang sử dụng ở các trường học hiện nay. Ngoài ra, chiếc khăn lau bảng này được trang bị hệ thống sạc pin bằng đầu sạc điện thoại di động, nên rất tiện lợi trong việc tích điện để sử dụng”, Tiến cho biết thêm.
Ý tưởng để chế tạo ra chiếc khăn lau bảng thông minh này của em Tiến xuất phát từ việc hàng ngày em nhận thấy có rất nhiều bụi phấn bay lơ lửng trong không khí một khi thầy, cô hay các bạn lau bảng sau mỗi tiết học. Những bụi phấn này thường bám vào trên cơ thể, quần áo, bàn ghế… đồng thời có một lượng không nhỏ bụi phấn sẽ đi vào bên trong cơ thể của cả thầy và trò thông qua đường hô hấp, và nguy cơ mắc phải một số bệnh là điều không thể tránh khỏi. Từ thực tế đó, em đã nảy sinh ý tưởng làm ra khăn lau bảng thông minh để hút bụi phấn, nhằm tạo một môi trường học tập trong lành hơn, Tiến vui vẻ chia sẻ.
" alt=""/>Học sinh Huế chế tạo khăn lau bảng thông minh hút sạch bụi phấn