Không riêng gì anh Xu, mà đa số người dân trên địa bàn thị trấn ban đầu đều e ngại khi tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện các TTHC. Chủ tịch UBND thị trấn Di Lăng Bùi Văn Ba cho biết, người dân miền núi lâu nay đến cơ quan hành chính nhà nước làm các TTHC theo cách thủ công truyền thống.
Do vậy, khi thành viên của tổ CNSCĐ hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các TTHC, người dân chưa mặn mà. Các thành viên trong tổ CNSCĐ đã kiên trì, tận tình hướng dẫn, giải thích về việc cần thích ứng với chuyển đổi số. Nhờ đó, người dân thay đổi nhận thức và tham gia thực hiện các TTHC bằng hình thức trực tuyến.
So với một số huyện miền núi khác, công tác chuyển đổi số ở huyện Sơn Hà vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện, bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực. Đến nay, 100% doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện đã áp dụng phương pháp kê khai và nộp thuế điện tử; đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán đã thực hiện nộp thuế điện tử đạt 30%; việc luân chuyển hồ sơ về đất thực hiện qua hệ thống điện tử 100%. Hạ tầng mạng viễn thông phủ sóng di động đến 100% trung tâm xã, thị trấn, trên 95% thôn, tổ dân phố. Hạ tầng mạng truyền dẫn cáp quang kết nối và cung cấp dịch vụ đến 100% trung tâm xã, thị trấn, 60% kết nối đến thôn, tổ dân phố...
Theo Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà Đinh Thị Trà, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng thời gian qua, huyện đã nỗ lực triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số. Huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số huyện, 100% cơ quan cấp huyện bố trí ít nhất 1 - 3 cán bộ chuyên trách, phụ trách công nghệ thông tin.
Đồng thời, thành lập 102 tổ CNSCĐ làm nền tảng ban đầu về nguồn nhân lực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Thời gian tới, huyện sẽ tập trung phát triển kinh tế số, hạ tầng số, xã hội số; thúc đẩy đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số.
TheoAn Nhiên(Báo Quảng Ngãi)
" alt=""/>Thay đổi nhận thức của người dân về chuyển đổi sốTrả lời câu hỏi: Có định đưa vợ kém 44 tuổi, con hoặc câu chuyện tình cảm của mình, gắn bó với âm nhạc lên sân khấu?
Nhạc sĩ cho biết: "Tôi đang rất hạnh phúc. Hạnh phúc gia đình là điều gì đó riêng tư mà tôi không muốn khoe, không muốn flex - như lời các bạn trẻ hay nói. Cuộc đời cho sao tôi nhận vậy đó. Nghĩ cho cùng tới tuổi này, tôi rất cảm ơn mọi người thương. Sau show 1 tháng là sinh nhật 77 tuổi, tôi được tặng bữa đại tiệc âm nhạc là đã cảm thấy mình trẻ lại".
Đảm nhận vai trò Giám đốc âm nhạc - nhạc sĩ Nguyễn Hữu Vượng cho biết, âm nhạc trong live concert lần này như sự giao thoa giữa các thế hệ: "Tôi sẽ làm mới những bản hit cũ của nhạc sĩ Đức Huy để phù hợp với dòng chảy âm nhạc hiện nay".
Live concert Những gì đến tự nhiênbao gồm gần 30 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Đức Huy, đã tạo nên một cuộc đời âm nhạc rực rỡ, hào hoa và phong trần của ông. Rất nhiều bài hát được khán giả yêu thích và hát theo một thời. Có thể kể đến như: Như đã dấu yêu, Đừng xa em đêm nay, Cơn mưa phùn, Tiếng mưa đêm, Trái tim ngục tù, Và con tim đã vui trở lại, Và tôi cũng yêu em, White sandy beach, Xin một ngày mai có nhau, Yêu em dài lâu, Yêu lần đầu, Tiếng đàn guitar, Mùa hè đẹp nhất, Đường xa ướt mưa… cùng hàng loạt ca khúc đình đám khác.
Trong live concert, khán giả sẽ được phiêu du trong không gian âm nhạc như một dòng suối chảy dài qua cuộc đời có thăng trầm, có an nhiên, tự tại, có đối lập và tuần hoàn như một vòng lặp của cuộc sống. Vòng tròn chính là sân khấu được đạo diễn Ngãi Võ mô tả như một vòng luân hồi cuộc sống quay bất tận không có điểm bắt đầu hay kết thúc. Một thứ âm nhạc rất đời, không cần phô diễn, visual, tự nó đã toát lên vẻ đẹp tự nhiên của âm thanh mộc mạc qua chính cây guitar gắn liền với hình ảnh nhạc sĩ Đức Huy suốt hơn 60 năm hoạt động nghệ thuật.
Live concert Những gì đến tự nhiêncó sự góp mặt của những tên tuổi đình đám của làng nhạc Việt: Mỹ Linh, Bằng Kiều, Phương Vy, Nguyên Hà, và những giọng ca trẻ đang được yêu mến hiện nay là Quốc Thiên, Thịnh Suy, Muộii (Vietnam idol 2023) và một nhân tố bí ẩn sẽ được BTC công bố sau.
Nhạc sĩ Đức Huy: 'Yêu em dài lâu'
Tôi ngày xưa thường được khen là ngoan, và bố tôi thường được công nhận là dạy con ngoan!
![]() |
Ảnh Đinh Quang Tuấn |
Tôi đã từng nghĩ ngoan là món quà lớn nhất để đền đáp công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ. Nhưng giờ ngồi nghĩ lại, tôi tiếc tôi không sớm cãi bố!
Bố tôi yêu tôi nhất trên đời! Hồi nhỏ tôi như một cái đuôi của bố. 3, 4 tuổi, khi đi công tác cùng bố, tôi nhớ bố luôn nấu riêng hai nồi cơm – một nồi bé tí tẹo như cái nắm tay dành cho tôi, nồi kia dành cho bố. Nồi của tôi là cơm, nồi của bố toàn mỳ và bo bo.
Nếu tôi cần ghép thận, chắc chắn bố tôi sẽ là người cho tôi thận. Nếu tôi cần ghép gan, tôi biết bố chả bao giờ tiếc cắt gan cho tôi.
Nhưng nếu tôi cãi, thì không được!
Bất cứ một lỗi sai nào, từ để đôi dép lệch khỏi vị trí, phơi chiếc khăn mà 4 góc không trùng nhau, hay làm sai một bài tập nhỏ, bố sẽ hoặc mắng tới 2h đồng hồ, hoặc là “no đòn”.
Tôi sợ chết khiếp tiếng “e hèm” cân não đó. Đến tận bây giờ, khi tôi 40 tuổi và bố 80, mỗi khi về quê nghe bố “e hèm” tôi vẫn giật thót.
Tôi yêu bố nhất trên đời, nhưng cũng sợ bố nhất trên đời. 18 tuổi đi học đại học, khi cả phòng tụi nó khóc lóc như mưa vì nhớ nhà, thì tôi như con chim được tung cánh. Tốt nghiệp ĐH, tôi đi tuốt một mạch, không về quê làm việc.
Rồi khi yêu cũng thế, tôi chọn ngay một người gần như ngược lại với bố. Bố tôi nghiêm khắc, nhiều luật lệ, luôn hy sinh, còn tôi toàn bị hút bởi những người tự do, ko kỷ luật và ích kỷ. Bố tôi càng cấm, tôi càng lao vào.
Giá mà tôi biết cãi bố sớm hơn, để tôi được nói tiếng nói của mình, chọn thực đơn cho mình, được là chính mình, để tôi biết cân bằng.
Giờ tôi mới biết, khi không cãi bố câu nào, cũng có nghĩa là tôi đã tước đi của bố nhiều cơ hội. Cơ hội điều chỉnh mình, cơ hội làm cho con gái món nó thực sự thích, cơ hội ma sát, vận động, để tìm ra cách tốt hơn. Tôi mà cãi, bố sẽ có một cái phanh xe (thắng xe), để bố vừa chạy vừa cảm nhận và điều chỉnh. Đẻ một đứa con 40 năm không cãi, như chạy một cái xe 40 năm không có phanh, không có thắng, nguy hiểm lắm.
Rồi nữa, hình như sau khi rèn tôi thành công bằng sự nghiêm khắc khủng khiếp, bố đem áp dụng cái rẹt với thằng em trai kém tôi 3 tuổi. Và nó cầm tinh con ngựa, phản kháng tung hê hết, nó bùng nổ và công phá dữ dội .
![]() |
Ảnh Đinh Quang Tuấn |
Giá mà tôi biết cãi ngay từ ngày nhỏ, có lẽ em tôi không bị áp đặt như thế, và bố tôi không đau đớn như thế.
Ngày xưa, tôi đã từng nghĩ tới chuyện tự tử. Tôi đã từng chuẩn bị tươm tất, khi thì dây thừng khi thì dầu hỏa, nhưng rồi số trời cho tôi sống, lần nào cũng có bạn tới đúng lúc để rủ đi học hoặc đi làm gì đó. Nghĩ lại, chỉ cần chậm một chút thôi, chệch một lát thôi…
Nhớ hồi Xu mới biết đọc, nàng đọc trộm mấy quyển sách nuôi dạy con tôi có, rồi hồn nhiên bô bô: “Con muốn mẹ dạy con như trong sách này. Đây này, cái chỗ Con cái cần cha mẹ lắng nghe này. Rồi Con cái cần được mẹ khen là con đã rất cố gắng này". Nàng giở từng trang: "Cái việc Mẹ an ủi, cưng chiều ôm con vào lòng này là mẹ làm tốt rồi nè. Còn cái này, khi hai chị em cãi nhau mẹ nên bình tĩnh lắng nghe con, thì mẹ chưa làm được. Con muốn mẹ làm đúng như trong sách thế này nè...".
Tôi trố mắt nhìn Xu, bỗng nhận ra Xu sướng hơn mình ngày xưa, và tôi thì sướng hơn bố.
Nó dám đặt hàng mẹ kiểu đối xử mà nó thích. Tôi cũng bớt đau đầu suy tính và mò mẫm chọn lựa.
Đừng nói "Cá không ăn muối cá ươn, con không nghe ba mẹ trăm đường con hư".
Đừng mong con ngoan, đừng mong con dễ dạy, các mẹ ạ!
Con ngoan, sẽ có khi quên cả hạnh phúc. Ví như hôm rồi có một người bạn hỏi tôi thích ăn gì. Tôi ngồi ngẩn ra một lúc, không biết. Tôi là người đi chợ và nấu ăn mỗi ngày, nhưng ngày nhỏ tôi ăn theo khẩu vị của bố, lớn lên ăn theo khẩu vị của chồng, và có con ăn theo khẩu vị của con.
Con dễ dạy, chỉ biết nghe lời hoặc nín nhịn khuất phục. Có thể, ra đời rời vòng tay bố mẹ, con vô thức tìm một quyền lực khác để sống tiếp đời nô lệ.
Hôm nói chuyện về so sánh phụ huynh Việt và Pháp với TS Nguyễn Khánh Trung, thấy rõ rằng khi phần lớn phụ huynh Việt mong muốn con ngoan, biết nghe lời, kính trên nhường dưới, thì phụ huynh Pháp mong muốn con tự lập, tự chủ và biết tôn trọng người khác.
Vì mong muốn khác nhau, nên là cách giáo dục cũng khác nhau, và rồi kết quả khác nhau là tất lẽ dĩ ngẫu.
Nhưng mà kỳ cục, khi con lớn, ba mẹ Việt lại than tại sao con không tự lập, không mạnh mẽ và có chính kiến như thanh niên phương Tây! Các ông chồng vẫn phải về nghe lời bà nội, biểu quyết trong công ty vẫn thường 100% đồng ý…
Tại sao nhà mình mãi nghèo, tại sao đất nước cứ hoài “đang phát triển”?
Có phải đó là hệ quả của con ngoan?
Thu Hà (Mẹ Xu Sim)
" alt=""/>“Đừng muốn con ngoan, đừng mong con dễ dạy, các mẹ ạ!”