Song, ghi nhận trước thời điểm 9h30, nhiều thí sinh liên tục phàn nàn, thậm chí có phần buồn bực vì không thể đăng ký dự thi.
Có thí sinh chia sẻ ra vào hàng chục lần nhưng vẫn không đăng ký nổi.
Em L.T.L đã vào được ca thi nhưng khi gửi lên thì thấy hiển thị cứ “xoay mòng” đợi mãi nên cũng chẳng biết có được coi là đăng ký thành công hay không.
“Vào chọn ca thi từ 8h15- 8h16 nhưng xoay mãi vẫn không được. Trong khi mạng không bị lỗi bất cứ thứ gì”, học sinh Lê Đức (Hà Tĩnh) chia sẻ.
![]() |
Tình cảnh của nhiều thí sinh sáng nay trong nỗ lực đăng ký dự thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. |
Thậm chí các phụ huynh cũng vào trang Facebook của Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội để nêu ý kiến. “Đã tổ chức thi thì nên để các con có nguyện vọng thi đều đăng ký được, chứ các con vào đăng ký thi thì lại không đăng ký được, khổ thân các con”, một phụ huynh chia sẻ.
Nhiều ý kiến cho rằng, ban tổ chức nên cải thiện hệ thống hạ tầng đường truyền để thí sinh không mất thời gian chờ đợi đăng ký uổng phí.
Đảm bảo cơ hội dự thi của thí sinh
Về vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, qua thống kê, số thí sinh truy cập đăng ký sáng nay hơn 27.000, trong khi số chỗ thi của đợt thi số 205 tới đây chỉ là 8.500.
![]() |
“8h15 chúng tôi mở cổng mà lập tức đã có 15.000 tài khoản chờ. Trong khi hệ thống chỉ mở có 8.500 chỗ, thì việc một số thí sinh không kịp cũng dễ hiểu. Như vậy khi hết chỗ thì đương nhiên các thí sinh vào sau sẽ không thể đăng ký được. Các thí sinh chưa thể đăng ký có thể đợi dự thi các đợt thi sau, bởi quyền lợi không bị ảnh hưởng, chỉ là thi trước hay thi sau mà thôi”, ông Thảo nói.
Ông Thảo cho rằng, kể cả đăng ký thi theo hình thức trực tiếp thì thí sinh cũng phải chấp nhận việc xếp hàng.
Trước câu hỏi liệu có phải do hạ tầng đường mạng của trường có vấn đề, ông Thảo cho hay:
“Chúng tôi cũng nhận được rất nhiều phản ánh về việc này. Nhưng thực tế, hệ thống mạng đăng ký mới chỉ khai thác được 30% công suất. Nhưng khi mà chỉ mở 8.500 chỗ thì số còn lại đương nhiên sẽ không thể đăng ký được. Nếu tổ chức đăng ký trực tiếp thì khi thí sinh đến cũng phải xếp hàng và khi đủ 8.500 suất thì số còn lại cũng đành chấp nhận đăng ký đợt sau, chứ cũng chẳng có cách nào khác”.
Theo ông Thảo, thực tế, nếu các thí sinh đăng ký một lượt, rồi chia ra tổ chức thi lần lượt theo các đợt thì chẳng bao giờ thiếu chỗ.
“Song cũng có những thí sinh đăng ký thi nhiều lượt. Nhưng với những thí sinh đã thi ít nhất một lượt trước đó, sẽ không được ưu tiên bằng thí sinh lần đầu đăng ký, bởi hệ thống phải mất nhiều thời gian hơn cho việc đọc hồ sơ của thí sinh thi nhiều lượt. Do đó, những thí sinh lần đầu đăng ký sẽ đăng ký được nhanh hơn các thí đăng ký lượt hai, ba, bốn,...”.
Ông Thảo cho hay, đây là đợt thi thứ 5 và ở 4 đợt thi trước thì không diễn ra cảnh này bởi số lượng đăng ký dự thi ít.
“Có thể do đợt thi này thời điểm diễn ra vào đầu tháng 5 khi mà các học sinh đã gần như hoàn tất chương trình học ở trường nên đổ xô đăng ký đông. Các đợt thi trước thậm chí số đăng ký còn ít hơn số chỗ cho phép”.
Ông Thảo khẳng định, các thí sinh nếu chưa đăng ký được và phải “thi sau” thì cũng không nên quá lo lắng, bởi các em cũng không mất quyền lợi hay cơ hội trúng tuyển. “Bởi lịch thi (tính đến đợt thi cuối trong năm 2022-PV) với lịch xét tuyển cách biệt nhau. Thi xong các em sẽ có điểm, rồi mới nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường”.
Ông Thảo nhấn mạnh, kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ được tổ chức làm nhiều đợt, do đó các thí sinh hoàn toàn yên tâm về cơ hội được dự thi. “Kỳ thi này không tổ chức một lần như kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chúng tôi phải phân chỗ tổ chức trước khi đăng ký nên mới phải khống chế số chỗ đăng ký dự thi từng đợt. Các đợt thi tháng 5-7/2022 (thời gian đăng ký trong khoảng tháng 3 đến tháng 5), số chỗ sẽ tăng lên để phục vụ tới gần 60.000 thí sinh dự thi”.
Thanh Hùng
Từ ngày 26-28/2, khoảng 3.000 thí sinh đầu tiên sẽ tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức tại hai địa điểm là Hà Nội và Thái Nguyên. Dưới đây là đề thi minh họa để các thí sinh tham khảo.
" alt=""/>Thí sinh trực từ sáng nhưng không đăng ký nổi thi Đánh giá năng lựcTrong thời gian Covid-19, có thể thấy quản lý hoạt động trên mạng của trẻ em là câu hỏi hóc búa của các phụ huynh, nhất là khi dễ dàng xem được nội dung 18+, không phù hợp với lứa tuổi.
Nghiện YouTube, nghiện game cũng là một vấn đề nhức nhối. Theo khảo sát nhanh của VNPT, việc chặn game là nỗi đau đầu của nhiều bố mẹ.
Dù có nhiều giải pháp kỹ thuật, điều cần quan tâm là làm thế nào để ngay cả những bố mẹ không có hiểu biết về công nghệ cũng bảo vệ được con cái một cách đơn giản nhất.
Khảo sát của VNPT cũng cho thấy khoảng 90% khách hàng có nhu cầu quản lý việc sử dụng Internet trong gia đình, 10% băn khoăn với vấn đề an toàn và nội dung xấu độc trên mạng. Xem video, dùng mạng xã hội, nhắn tin đứng 3 vị trí top đầu hoạt động trên mạng của trẻ em.
Hạn chế chung của các giải pháp hiện nay là khó sử dụng, yêu cầu phải có tư duy về kỹ thuật, chặn lọc, không quản lý được mọi thiết bị trong gia đình, đặc biệt là Smart TV.
Chính vì vậy, VNPT đã cùng đối tác nghiên cứu giải pháp triển khai hướng đến hai vấn đề quản lý và an toàn.
Về vấn đề an toàn, khi trẻ tò mò và tìm kiếm từ khóa không phù hợp, VNPT Family Safe sẽ tự động điều hướng đến tìm kiếm an toàn của Google, Bing... Hệ thống kết nối với cơ sở dữ liệu của Cục An toàn thông tin để cập nhật khi tin tặc cố ý gửi đường link chứa mã độc, đánh cắp tài khoản.
Về tính năng quản lý, giải pháp thiết lập thời gian sử dụng game, mạng xã hội, xem video của mỗi thiết bị... ngay trên ứng dụng duy nhất trên điện thoại của bố mẹ. Tất cả khách hàng sử dụng mạng băng rộng của VNPT sẽ được tự động bật ứng dụng và chỉ cần đăng ký qua app.
Theo thống kê của Bộ TT&TT, có 3,4 triệu người dùng Việt Nam dùng mật khẩu dạng 123456. Đây là mật khẩu dễ nhớ, dễ đăng nhập nhưng đi cùng với nguy cơ dễ bị tấn công, đánh cắp.
Một báo cáo khác của Microsoft cho biết, có tới 80% các vụ việc bị tiết lộ thông tin, đánh cắp dữ liệu liên quan đến mật khẩu yếu.
Các hình thức xác thực như SMS OTP, xác thực đa yếu tố (MFA) vẫn có thể bị qua mặt cùng với sự tiến bộ của công nghệ, sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo... Lừa đảo trực tuyến tiếp tục tăng mạnh, nhiều thông tin đăng nhập của người dùng dễ dàng mua với giá rẻ qua chợ đen.
Trước thực trạng này, đòi hỏi phải có giải pháp mới nhằm giúp người dùng giải quyết được điểm yếu mật khẩu. Một trong số đó là xác thực mạnh không mật khẩu (passwordless).
Xác thực mạnh không mật khẩu giúp tạo niềm tin số
Theo ông Philip Hùng Cao, Phó TGĐ phụ trách Chiến lược, Phát triển thị trường, Kinh doanh và Marketing, Công ty cổ phần an ninh mạng VinCSS, xác thực mạnh không mật khẩu đang nhận được sự quan tâm tại châu Á – Thái Bình Dương, không chỉ ở các phòng ban công nghệ thông tin (CNTT) mà cả ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Họ đã nhìn nhận được vai trò quan trọng của xác thực mạnh không mật khẩu trong bối cảnh vừa phải hồi phục hậu Covid-19 vừa phải phát triển tổ chức và đưa ra dịch vụ mới trên không gian mạng để tạo ra giá trị mới.
Thị trường xác thực mạnh toàn cầu được định giá 6,6 tỷ USD vào năm 2021 và tăng lên 8,33 tỷ USD năm 2022. Từ năm 2023 đến 2030, có thể lên tới 53,59 tỷ USD. 54% tổ chức bắt đầu dịch chuyển sang xác thực mạnh không mật khẩu.
Tại Đông Nam Á, Malaysia, Singapore và Thái Lan là ba nước áp dụng xác thực mạnh không mật khẩu tiêu biểu cho các lĩnh vực như tài chính, bán lẻ, y tế, sản xuất.
Việt Nam chính thức tham gia Liên minh xác thực trực tuyến thế giới (FIDO Alliance) và trở thành thành viên thứ 10 cấp chính phủ.
Ông Philip Hùng Cao đánh giá đây là tiền đề quan trọng để bước vào năm 2024. Các hoạt động truyền thông, hội thảo... liên quan đến xác thực mạnh không mật khẩu ở Việt Nam đang tăng nhanh.
Xác thực mạnh không mật khẩu không chỉ là công nghệ, tiêu chuẩn mà còn là một cách tiếp cận, nền tảng giúp tạo niềm tin số cho công dân số.
Phương pháp cân bằng được giữa an toàn cao nhất – chi phí – đơn giản, giúp người dân sử dụng dịch vụ trên không gian số an toàn hơn.
Từ đó, xây dựng xã hội số an toàn, thúc đẩy chính phủ số và kinh tế số phát triển mạnh mẽ, giúp chiến lược chuyển đổi số quốc gia thành công và hiệu quả hơn.
Ông Philip Hùng Cao đề xuất chính phủ và bộ, ban, ngành liên quan ban hành chính sách xác thực mạnh không mật khẩu cho các giao dịch trực tuyến ở Việt Nam.
Bất chấp các lệnh hạn chế bởi dịch Covid-19, hàng nghìn người dân Bangladesh vẫn đổ xô đi chiêm ngưỡng Rani, chú bò được cho là nhỏ nhất thế giới.
" alt=""/>Sự thật về những chú bò 'bay qua núi' ở Thụy Sĩ