Cầm 2 bằng cử nhân, cô gái về quê làm chủ vườn cà phê 40.000 m2 - 1

Từ nhân viên văn phòng chỉ ngồi bàn giấy, cô gái thành nông dân lấm lem bùn đất (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Đến nơi, Trang rảo một vòng khu vườn rộng lớn trước khi bắt tay vào kiểm tra hệ thống tưới tiêu, phân việc cần làm trong ngày cho 3 nhân công. Như một nông dân thực thụ, cô gái 24 tuổi lúi cúi phát cỏ, tỉa cành. Thỉnh thoảng, cô hít một hơi thật sâu để cảm nhận không khí trong lành của vùng quê yên bình, khác xa với cuộc sống thành thị trước đây.

Quay về 1 năm trước, Trang là một nữ nhân viên văn phòng với áo sơ mi, quần tây tươm tất. Nhưng giờ đây, cô đã là một nông dân với làn da đen nhẻm, quần áo lúc nào cũng lấm lem bùn đất. Lau giọt mồ hôi ướt đẫm trên trán, Trang bộc bạch rằng: "Cực nhọc thì có, nhưng hạnh phúc nhiều hơn".

Năm 2023, Huyền Trang nhận 2 bằng cử nhân luật và quản trị kinh doanh sau 5 năm theo học chương trình đào tạo song song của trường Đại học Luật TPHCM. Cô gái may mắn làm việc đúng chuyên ngành khi được nhận vào văn phòng của Tòa án nhân dân TP Thủ Đức.

Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc, Trang hay tin nông trại cà phê ở quê nhà đang gặp không ít khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Bố mẹ cô đã lớn tuổi nên không thể tiếp tục đối đầu với thử thách, vì thế, gia đình đứng trước lựa chọn thu hẹp vườn hoặc phải tự tìm đến khách hàng để tăng nguồn thu.

Tiếc nuối mảnh đất quý ông bà để lại suốt nhiều thế hệ, kèm theo cảm giác không muốn "dính chặt" ở bàn giấy văn phòng cả đời, Trang quyết định thu xếp mọi thứ, cầm 2 tấm bằng cử nhân để quay về quê làm nông dân.

"Lúc đó, bản thân cảm thấy có chút tiếc nuối vì phải bỏ công việc mà mình ngày đêm mơ ước. Nhưng ngẫm lại, nếu được ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế để khởi nghiệp, tôi sẽ được học hỏi, trải nghiệm và sống cuộc đời hạnh phúc hơn. May mắn, hành trình của tôi luôn có gia đình hỗ trợ, động viên", Trang chia sẻ.

Mơ ước đưa cà phê Việt ra thế giới

Những ngày đầu "bỏ phố về quê", cô gái 24 tuổi thú nhận bản thân không biết phải bắt đầu từ đâu. Sự bối rối thúc giục Trang nghiền ngẫm lại những kiến thức đã học và bắt đầu vẽ ra chuỗi giá trị trong quy trình hoạt động kinh doanh, sau đó tìm hiểu sâu vào mỗi công đoạn.

Nhận thấy thị trường ngày càng ưa chuộng loại cà phê đặc sản hữu cơ (specialty coffee), Trang đăng ký tham gia khóa học chuyên sâu để tìm hiểu rõ hơn về các quy chuẩn quốc tế cho sản phẩm mà mình hướng tới.

Trang tìm mọi cách kết nối với người thân quen có nhiều kinh nghiệm trong ngành, tham khảo đủ loại tài liệu, sách báo để có cái nhìn tổng quan về thị trường cà phê tại Việt Nam. Ngoài ra, cô còn học cách canh tác hữu cơ, xác định thổ nhưỡng, giống cây trồng, địa hình, khí hậu… để trở thành một nông dân thực thụ.

"Khó khăn nhất là cải tạo đất vì mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra, việc tuyển dụng nhân công cũng rất vất vả vì tôi phải đào tạo lại ngay từ đầu về quy chuẩn màu sắc, xác định hàm lượng đường… nhằm đảm bảo cà phê thu hoạch luôn đạt chất lượng đồng đều", Trang chia sẻ.

Cầm 2 bằng cử nhân, cô gái về quê làm chủ vườn cà phê 40.000 m2 - 2

Trang cảm nhận sự vất vả và hạnh phúc của một người nông dân trong suốt quá trình nuôi trồng cà phê (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Quần quật ở nông trại cả ngày, nhiều hôm, Trang chỉ ngủ 1-2 tiếng. Dù nắng, mưa thất thường, cô và đội nhân công vẫn quần quật ở nông trại. Nhiều lần trượt ngã dưới nền đất nhão nhoẹt, chân tay bị côn trùng, rắn cắn, Trang vẫn đứng dậy làm tiếp mà không thấy cực khổ chút nào.

"Trải qua quá trình nuôi trồng vất vả, tôi mới hiểu được sự gian lao của người nông dân và càng trân trọng công việc này hơn. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, chỉn chu, tập trung cao độ gần như tuyệt đối", chủ trang trại cà phê cho hay.

Khi đã ổn định khâu nuôi trồng, Trang may mắn tìm được và hợp tác với một xưởng sơ chế cà phê, giúp sản phẩm của cô đến gần với các quy chuẩn xuất khẩu quốc tế hơn.

Tháng 11/2023, cô gái thành lập doanh nghiệp, thiết kế bao bì và lên kế hoạch quảng bá đến khách hàng. Nhờ đảm bảo quy trình sản xuất cà phê đặc sản chất lượng và thông điệp xem cà phê là "lối sống" (life style), chỉ sau 2 tháng thành lập, Trang bắt đầu có những đơn hàng đầu tiên.

Cầm 2 bằng cử nhân, cô gái về quê làm chủ vườn cà phê 40.000 m2 - 3

Sản phẩm của Trang được nhiều người đón nhận, dù trước đó gặp phải không ít khó khăn, chật vật (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Chưa đầy 1 năm đầu khởi nghiệp, cô gái đã cung cấp hơn 1 tấn cà phê thành phẩm ra thị trường. Nhiều khách hàng đến từ Mỹ, Úc, Nhật, Singapore, Thái Lan cũng biết đến thương hiệu cà phê của Trang và mua về nước làm quà. Nông trại từ vài nhân công giờ có thể tạo việc làm cho hơn 20 người ở địa phương khi vào vụ thu hoạch.

Sắp tới, cô gái dự định sẽ tiếp tục tập trung quảng bá sản phẩm và hoàn thành mục tiêu cung cấp 5 tấn cà phê ra thị trường.

"Một số người hỏi tôi rằng tại sao đang làm bàn giấy thảnh thơi mà lại chọn làm nông dân cho vất vả. Tôi nghĩ làm nông dân là điều khiến tôi cảm thấy rất tự hào. Nông nghiệp Việt cần có nhiều người trẻ đóng góp hơn để mang sản phẩm Việt vươn tầm thế giới. Bất kỳ ngành nghề nào, miễn có ích cho xã hội, đều rất đáng quý", cô gái 24 tuổi trải lòng.

" />

Cầm 2 bằng cử nhân, cô gái về quê làm chủ vườn cà phê 40.000 m2

Bỏ bàn giấy,ầmbằngcửnhâncôgáivềquêlàmchủvườncàphêthơi tiết hôm nay ra vườn làm nông dân

6h, Trần Huyền Trang (24 tuổi, ngụ tại tỉnh Lâm Đồng) lái xe di chuyển đến vườn cà phê 4ha của mình ở TP Bảo Lộc. Đoạn đường gập ghềnh khiến bùn bám chặt lấy bánh xe của Trang, rung lắc dữ dội, cô luôn phải cố vững tay lái. Đối với Trang, làm nông dân ở tuổi 24 là một trải nghiệm vô cùng vất vả, nhưng lúc nào cũng khiến bản thân thích thú.

Cầm 2 bằng cử nhân, cô gái về quê làm chủ vườn cà phê 40.000 m2 - 1

Từ nhân viên văn phòng chỉ ngồi bàn giấy, cô gái thành nông dân lấm lem bùn đất (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Đến nơi, Trang rảo một vòng khu vườn rộng lớn trước khi bắt tay vào kiểm tra hệ thống tưới tiêu, phân việc cần làm trong ngày cho 3 nhân công. Như một nông dân thực thụ, cô gái 24 tuổi lúi cúi phát cỏ, tỉa cành. Thỉnh thoảng, cô hít một hơi thật sâu để cảm nhận không khí trong lành của vùng quê yên bình, khác xa với cuộc sống thành thị trước đây.

Quay về 1 năm trước, Trang là một nữ nhân viên văn phòng với áo sơ mi, quần tây tươm tất. Nhưng giờ đây, cô đã là một nông dân với làn da đen nhẻm, quần áo lúc nào cũng lấm lem bùn đất. Lau giọt mồ hôi ướt đẫm trên trán, Trang bộc bạch rằng: "Cực nhọc thì có, nhưng hạnh phúc nhiều hơn".

Năm 2023, Huyền Trang nhận 2 bằng cử nhân luật và quản trị kinh doanh sau 5 năm theo học chương trình đào tạo song song của trường Đại học Luật TPHCM. Cô gái may mắn làm việc đúng chuyên ngành khi được nhận vào văn phòng của Tòa án nhân dân TP Thủ Đức.

Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc, Trang hay tin nông trại cà phê ở quê nhà đang gặp không ít khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Bố mẹ cô đã lớn tuổi nên không thể tiếp tục đối đầu với thử thách, vì thế, gia đình đứng trước lựa chọn thu hẹp vườn hoặc phải tự tìm đến khách hàng để tăng nguồn thu.

Tiếc nuối mảnh đất quý ông bà để lại suốt nhiều thế hệ, kèm theo cảm giác không muốn "dính chặt" ở bàn giấy văn phòng cả đời, Trang quyết định thu xếp mọi thứ, cầm 2 tấm bằng cử nhân để quay về quê làm nông dân.

"Lúc đó, bản thân cảm thấy có chút tiếc nuối vì phải bỏ công việc mà mình ngày đêm mơ ước. Nhưng ngẫm lại, nếu được ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế để khởi nghiệp, tôi sẽ được học hỏi, trải nghiệm và sống cuộc đời hạnh phúc hơn. May mắn, hành trình của tôi luôn có gia đình hỗ trợ, động viên", Trang chia sẻ.

Mơ ước đưa cà phê Việt ra thế giới

Những ngày đầu "bỏ phố về quê", cô gái 24 tuổi thú nhận bản thân không biết phải bắt đầu từ đâu. Sự bối rối thúc giục Trang nghiền ngẫm lại những kiến thức đã học và bắt đầu vẽ ra chuỗi giá trị trong quy trình hoạt động kinh doanh, sau đó tìm hiểu sâu vào mỗi công đoạn.

Nhận thấy thị trường ngày càng ưa chuộng loại cà phê đặc sản hữu cơ (specialty coffee), Trang đăng ký tham gia khóa học chuyên sâu để tìm hiểu rõ hơn về các quy chuẩn quốc tế cho sản phẩm mà mình hướng tới.

Trang tìm mọi cách kết nối với người thân quen có nhiều kinh nghiệm trong ngành, tham khảo đủ loại tài liệu, sách báo để có cái nhìn tổng quan về thị trường cà phê tại Việt Nam. Ngoài ra, cô còn học cách canh tác hữu cơ, xác định thổ nhưỡng, giống cây trồng, địa hình, khí hậu… để trở thành một nông dân thực thụ.

"Khó khăn nhất là cải tạo đất vì mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra, việc tuyển dụng nhân công cũng rất vất vả vì tôi phải đào tạo lại ngay từ đầu về quy chuẩn màu sắc, xác định hàm lượng đường… nhằm đảm bảo cà phê thu hoạch luôn đạt chất lượng đồng đều", Trang chia sẻ.

Cầm 2 bằng cử nhân, cô gái về quê làm chủ vườn cà phê 40.000 m2 - 2

Trang cảm nhận sự vất vả và hạnh phúc của một người nông dân trong suốt quá trình nuôi trồng cà phê (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Quần quật ở nông trại cả ngày, nhiều hôm, Trang chỉ ngủ 1-2 tiếng. Dù nắng, mưa thất thường, cô và đội nhân công vẫn quần quật ở nông trại. Nhiều lần trượt ngã dưới nền đất nhão nhoẹt, chân tay bị côn trùng, rắn cắn, Trang vẫn đứng dậy làm tiếp mà không thấy cực khổ chút nào.

"Trải qua quá trình nuôi trồng vất vả, tôi mới hiểu được sự gian lao của người nông dân và càng trân trọng công việc này hơn. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, chỉn chu, tập trung cao độ gần như tuyệt đối", chủ trang trại cà phê cho hay.

Khi đã ổn định khâu nuôi trồng, Trang may mắn tìm được và hợp tác với một xưởng sơ chế cà phê, giúp sản phẩm của cô đến gần với các quy chuẩn xuất khẩu quốc tế hơn.

Tháng 11/2023, cô gái thành lập doanh nghiệp, thiết kế bao bì và lên kế hoạch quảng bá đến khách hàng. Nhờ đảm bảo quy trình sản xuất cà phê đặc sản chất lượng và thông điệp xem cà phê là "lối sống" (life style), chỉ sau 2 tháng thành lập, Trang bắt đầu có những đơn hàng đầu tiên.

Cầm 2 bằng cử nhân, cô gái về quê làm chủ vườn cà phê 40.000 m2 - 3

Sản phẩm của Trang được nhiều người đón nhận, dù trước đó gặp phải không ít khó khăn, chật vật (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Chưa đầy 1 năm đầu khởi nghiệp, cô gái đã cung cấp hơn 1 tấn cà phê thành phẩm ra thị trường. Nhiều khách hàng đến từ Mỹ, Úc, Nhật, Singapore, Thái Lan cũng biết đến thương hiệu cà phê của Trang và mua về nước làm quà. Nông trại từ vài nhân công giờ có thể tạo việc làm cho hơn 20 người ở địa phương khi vào vụ thu hoạch.

Sắp tới, cô gái dự định sẽ tiếp tục tập trung quảng bá sản phẩm và hoàn thành mục tiêu cung cấp 5 tấn cà phê ra thị trường.

"Một số người hỏi tôi rằng tại sao đang làm bàn giấy thảnh thơi mà lại chọn làm nông dân cho vất vả. Tôi nghĩ làm nông dân là điều khiến tôi cảm thấy rất tự hào. Nông nghiệp Việt cần có nhiều người trẻ đóng góp hơn để mang sản phẩm Việt vươn tầm thế giới. Bất kỳ ngành nghề nào, miễn có ích cho xã hội, đều rất đáng quý", cô gái 24 tuổi trải lòng.