Nhận định, soi kèo Al Jabalain vs Al Batin, 19h45 ngày 16/1: Cửa trên ‘tạch’
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Ipswich vs Brighton, 2h30 ngày 17/1 -
Đi khám vì sưng đau vú, phát hiện mắc dạng ung thư tiến triển nhanhHình ảnh chụp cộng hưởng từ vú (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Tháng 12/2021, chị đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) với biểu hiện đau vú. Sau đó chị được sinh thiết với kết quả giải phẫu là ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập, được chuyển vào Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai để điều trị.
Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện hạch nách phải chắc, kích thước 2cm, di động kém. Vú phải da nề đỏ trên 1/3 vú, phù da, sờ nóng. Vú có 2 u, có kích thước 5cm và 2,5cm. Bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư vú phải thể viêm giai đoạn IIIB, ung thư vú thể viêm đa ổ, di căn hạch nách, chưa di căn xa.
Chị được điều trị hóa chất tân bổ trợ phác đồ TCHP (Docetaxel, carboplatin, trastuzumab, pertuzumab), chu kỳ 3 tuần, điều trị 6 chu kỳ. Sau đó, các bác sĩ xem xét khả năng bệnh nhân có thể phẫu thuật hay không.
Hiện sau truyền một chu kỳ hóa chất, bệnh nhân ổn định.
Theo bác sĩ ung thư vú thể viêm là một dạng ung thư vú tiến triển nhanh, hiếm gặp với tỉ lệ 0,5-2% trong tổng số các trường hợp ung thư vú xâm lấn tại Mỹ. Độ tuổi mắc ung thư vú thể viêm cũng sớm hơn, với lứa tuổi thường gặp là 59 tuổi so với tuổi ung thư vú thường gặp là 66 tuổi.
Bệnh nhân ung thư vú thể viêm thường đến khám với khối u vú tiến triển nhanh, hoặc vú sưng đau không cải thiện sau điều trị kháng sinh. Biểu hiện lâm sàng thường có: vú sưng đỏ tối thiểu 1/3 vú, nóng, da phù, sần da cam, có hoặc không sờ thấy khối u. Bệnh thường tiến triển nhanh không quá 6 tháng kể từ khi khởi phát triệu chứng.
Chẩn đoán ung thư vú thể viêm dựa vào các đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh trên bệnh phẩm sinh thiết.
Ung thư vú thể viêm có tiên lượng xấu, nguy cơ tái phát cao. Nguyên tắc điều trị ung thư vú thể viêm chưa di căn xa tương tự ung thư vú giai đoạn tiến triển khác. Điều trị đa mô thức, bao gồm phối hợp hóa chất tân bổ trợ, phẫu thuật và xạ trị hậu phẫu.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
"> -
Loại củ là "khắc tinh" của mỡ máu, bảo vệ dạ dàyRiềng là gia vị phổ biến trong bếp nhiều gia đình Việt (Ảnh: Brucell Eats).
Củ riềng chứa hàm lượng lớn flavonoid galangin là chất đã được chứng minh có tác dụng ngăn cản quá trình phát triển của tế bào ung thư vú. Ngoài ra, riềng còn là nguồn cung cấp dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C và flavonoid…
Theo chuyên gia, riềng chứa các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm nên rất có ích trong việc điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành ít để lại sẹo. Củ riềng còn có khả năng điều trị chứng khó tiêu, giúp làm giảm khó chịu gây ra do viêm loét dạ dày.
Riềng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu các tác hại gây ra bởi các gốc tự do và những độc tố khác trong cơ thể. Củ riềng phòng ngừa và điều trị các căn bệnh về da như ghẻ, lang ben, lở loét và sưng viêm.
Theo BS Vũ, trong y học cổ truyền riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm đi vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu hóa thức ăn. Riềng tẩm rượu, sấy khô, rồi tán nhỏ và trộn đều uống chữa đau dạ dày.
Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết, riềng được phát hiện là có tác dụng tích cực đáng kể đối với các loại ung thư khác nhau, cũng như giảm các dạng viêm mãn tính thậm chí còn hơn cả các loại thuốc chống viêm.
Một nghiên cứu năm 2014 ở Iran đã phát hiện ra rằng chiết xuất riềng lỏng đã phá hủy đáng kể số lượng tế bào ung thư dạ dày trong một thử nghiệm trong phòng thí nghiệm sau 48 giờ.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 đã thử nghiệm nhiều hợp chất từ riềng trong phòng thí nghiệm và tác động của chúng đối với các tế bào ung thư tuyến tụy. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chúng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào mới và ức chế các con đường gen chịu trách nhiệm mở rộng tác động của ung thư.
Sử dụng riềng có tác dụng phụ gì không?
BS Vũ cũng lưu ý củ riềng lành tính tuy nhiên không dùng đối với chứng nhiệt thịnh, âm hư.
Tương tự, theo Lương y Giang, tác dụng phụ của riềng rất hiếm và thường chỉ xảy ra khi riềng được tiêu thụ với số lượng vượt quá mức thường thấy trong thực phẩm. Giống như hầu hết các loại thảo dược, chúng ta nên tránh sử dụng riềng khi đang mang thai, trừ khi được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Mặc dù rõ ràng riềng có những lợi ích đáng kinh ngạc theo khoa học hiện đại, nhưng tác dụng lâu đời nhất và thường được tìm kiếm nhất của riềng là tác dụng đối với chứng đau dạ dày.
Trong y học cổ truyền, riềng được sử dụng để làm dịu cơn đau dạ dày, giải quyết tiêu chảy, giảm nôn mửa và ngừng nấc cụt.
"> -
Điều trị miễn dịch giúp nâng cao chất lượng sống cho người ung thư phổiTại Việt Nam, theo Globocan, năm 2020, tỷ suất mắc mới ung thư từ 164.671 ca năm 2018 đã tăng lên 182.563 ca mới vào năm 2020 (Ảnh: Globocan). Theo đó, ung thư phổi là một trong những loại ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới. Đồng thời, ung thư phổi cũng là một trong những mối đe dọa hàng đầu, trở thành gánh nặng cho ngành y tế với số ca mắc mới lẫn tỷ lệ tử vong hằng năm ở mức cao.
Ung thư phổi có liên quan đến tiền sử hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động, nhưng ung thư phổi vẫn có thể xuất hiện ở bệnh nhân không hút thuốc do các nguyên nhân kết hợp như: Yếu tố di truyền, amiăng, không khí ô nhiễm,…
Hầu hết người bệnh khi phát hiện ung thư phổi đã ở giai đoạn muộn - giai đoạn III hoặc IV (di căn) với tiên lượng sống thấp. Việc phát hiện sớm và điều trị hiệu quả là điều cấp thiết để điều trị kịp thời và qua đó nâng cao tiên lượng sống cho người bệnh.
Liệu pháp miễn dịch nâng cao hiệu quả trong điều trị
Liệu pháp miễn dịch đang mở ra một chương mới cho điều trị ung thư. Từ nhiều năm trước đây, các nhà khoa học đã dự đoán rằng miễn dịch có thể sẽ trở thành một trong những phương pháp điều trị quan trọng, góp phần cải thiện tỷ lệ tử vong do ung thư. Do đó, các bác sĩ kỳ vọng liệu pháp miễn dịch ung thư khi được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt có thể thay đổi cục diện điều trị cho nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư phổi.
Miễn dịch ung thư là phương pháp điều trị khác biệt so với các phương pháp trước đó, sử dụng các khả năng tự nhiên của hệ thống miễn dịch để chống lại tế bào ung thư. Liệu pháp này tác động trên hệ thống miễn dịch chứ không tác động trực tiếp vào khối u.
Bắt đầu ứng dụng phương pháp điều trị tiên tiến này từ năm 2017, MSD là công ty đầu tiên giới thiệu liệu pháp miễn dịch ung thư ở Việt Nam vào thời điểm đó. Phương pháp này bước đầu đem lại những tín hiệu tích cực cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn. Một số cơ sở điều trị chuyên khoa ung bướu cũng đã áp dụng điều trị miễn dịch cho nhiều loại ung thư, như ung thư phổi, u hắc tố da, ung thư đường tiêu hóa, ung thư đầu cổ,… và nhất là ung thư phổi không tế bào nhỏ.
TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TPHCM chia sẻ: "Liệu pháp miễn dịch là một đột phá mới hiện nay. Trước khi liệu pháp miễn dịch về Việt Nam, các bác sĩ chuyên khoa ung thư cho rằng, những phương pháp điều trị hiện tại áp dụng với một số loại ung thư, ví dụ như ung thư phổi, kết quả điều trị không như mong muốn. Những dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, ung thư phổi là một trong những loại ung thư mà liệu pháp miễn dịch đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh".
Nói thêm về hiệu quả của liệu pháp miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư, BS.CKII Nguyễn Tuấn Khôi - Trưởng khoa Nội ung thư phổi - Phụ khoa, Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, nam bệnh nhân N.V.U (tên nhân vật đã được thay đổi) nhập viện điều trị trong tình trạng ung thư phổi giai đoạn IIIb, khối u ở phổi phải lớn, di căn rất nhiều ở hai phổi, khi nói chuyện với bác sĩ thì giọng đứt quãng vì khó thở.
Theo bác sĩ Khôi, khi áp dụng phác đồ điều trị bằng liệu pháp miễn dịch 3 tuần một lần, trong đợt đầu tiên đã có những dấu hiệu tích cực, các triệu chứng như mệt, khó thở ban đầu của bệnh nhân đã giảm khoảng 50%. Đến đợt điều trị thứ 3, sau khi điều trị khoảng hơn 2 tháng bằng liệu pháp miễn dịch, kết quả chụp CT- Scaner của bệnh nhân cho thấy kích thước của khối u đã giảm đáng kể.
"Điểm nổi bật của điều trị miễn dịch là dùng chính bạch cầu của cơ thể để chống lại tế bào ung thư. Khi chuyển sang điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, chúng tôi nhìn thấy sức khỏe của người bệnh tiến triển tốt, từ đó chất lượng sống cũng tốt hơn", BS.CKII Nguyễn Tuấn Khôi nói.
Tại hội nghị hằng năm của "Hiệp hội Ung thư châu Âu" (ESMO 2022), BS M.C Garassino, chuyên khoa ung thư lồng ngực, Đại học Chicago đã báo cáo kết quả theo dõi điều trị với liệu pháp miễn dịch cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ trong 5 nămKết quả cho thấy, sống còn cải thiện có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân điều trị với liệu pháp miễn dịch phối hợp hóa trị so với hóa trị đơn thuần.
Tại Việt Nam, các bác sĩ cũng đã có một số ca theo dõi điều trị trong một thời gian dài và ghi nhận sự cải thiện thời gian sống so với nếu chỉ điều trị hóa trị. Hơn nữa, liệu pháp miễn dịch còn giúp kéo dài thời gian bệnh ổn định và những bệnh nhân này sau điều trị vẫn có thể sinh hoạt bình thường và hòa nhập cuộc sống.
Trên thế giới, liệu pháp miễn dịch ung thư đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ và Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu phê duyệt để điều trị nhiều loại ung thư trên nhiều loại khối u.
Trong những năm qua, bệnh nhân ung thư theo chỉ định của bác sĩ điều trị có thể tiếp cận liệu pháp miễn dịch qua chương trình hỗ trợ bệnh nhân đang được quỹ "Ngày mai tươi sáng" và MSD triển khai tại 36 bệnh viện trên toàn quốc. Hoạt động này nhằm giúp bệnh nhân tăng cường tiếp cận và giảm gánh nặng điều trị.
Tuy nhiên, liệu pháp miễn dịch ung thư vẫn chưa được bảo hiểm y tế chi trả nên nhiều đối tượng bệnh nhân vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận. Điều này được kỳ vọng trong thời gian tới, bệnh nhân sẽ được tiếp cận liệu pháp tiên tiến này một cách hiệu quả hơn, giúp kéo dài và duy trì chất lượng cuộc sống.
">