Ban đầu, khi mới xuất hiện trên thị trường, động cơ đốt trong không hề mạnh mẽ và bền bỉ như ngày nay. Thậm chí, công suất của nó còn yếu hơn cả động cơ hơi nước.
Chính vì lý do này, chiếc xe nhanh nhất thế giới trong những năm 1890 là chiếc Steamer dùng động cơ hơi nước của hãng Stanley ở Massachusetts, với tốc độ tối đa khoảng 56 km/h.
Nhưng động cơ đốt trong đã phát triển rất nhanh chóng và làm thay đổi lịch sử xe hơi.
Vào năm 1903, chiếc Mercedes-Simplex hạng sang, trang bị động cơ đốt trong, 4 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 9293 cc, tạo ra công suất 60 mã lực, đã đạt được tốc độ tối đa lên tới 117 km/h, nhanh nhất tại thời điểm đó.
Năm 1910 - 1920: Austro-Daimler Prince Henry (136 km/h)
![]() |
Chiếc xe là sản phẩm của Ferdinand Porsche. Ảnh: Brian Snelson |
Chiếc xe đến từ nước Áo sở hữu loại động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 5714cc, sản sinh công suất 95 mã lực. Đây cũng là sản phẩm thiết kế của nhà sản xuất Ferdinand Porsche danh tiếng, người sáng lập ra hãng xe Porsche ngày nay.
Năm 1920 - 1930: Duesenberg Model J (191 km/h)
![]() |
Model J được trang bị nhiều công nghệ hiện đại. Ảnh: Chris J Moffett |
Chiếc Model J sở hữu động cơ 8 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 6900 cc, sản sinh công suất lên tới 265 mã lực.
Ngoài ra, Model J còn được trang bị nhiều tính năng công nghệ hiện đại vào thời điểm đó như bộ ly hợp 2 đĩa, máy bơm nhiên liệu cơ-điện, phanh thủy lực. Chỉ có 430 chiếc Model J được xuất xưởng trên thế giới.
Năm 1930 - 1940: Duesenberg Model SJ (225 km/h)
![]() |
Chỉ có 36 chiếc Model SJ được sản xuất. Ảnh: Dennis Elzinga. |
Hãng xe Duesenberg tiếp tục giữ ngôi vị quán quân tốc độ trong thập kỷ tiếp theo với chiếc Model SJ.
Được trang bị động cơ tăng áp công suất 320 mã lực, Model SJ dễ dàng đạt vận tốc 167 km/h khi mới sang số 2 trước khi đạt vận tốc tối đa 225 km/h.
Tuy nhiên, Fred Duesenberg, ông chủ của hãng xe đã không may qua đời vì tai nạn ô tô chỉ 2 tháng sau khi chiếc SJ được ra mắt. Sự ra đi của người sáng lập đã kéo theo công ty Duesenberg sụp đổ vào năm 1937.
Năm 1940 - 1950: Jaguar XK 120 (215 km/h)
![]() |
Jaguar XK 120, ngôi sao triển lãm ô tô London 1948. Ảnh: Autocar |
Xuất hiện lần đầu vào năm 1948 tại triển lãm ô tô London, chiếc Jaguar XK 120 đánh dấu sự tái xuất của hãng Jaguar sau chiến tranh.
Jaguar XK 120 được trang bị động cơ 6 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 3441cc, công suất 162 mã lựcđã giúp chiếc xe đạt kỷ lục vân tốc 225 km/h tại Ostend vào năm 1949.
Với mức giá bán phải chăng, hãng Jaguar đã bán được hơn 12.000 chiếc Jaguar XK 120 tất cả.
Năm 1950 - 1960: Mercedes-Benz 300SL (246 km/h)
![]() |
Cửa xe dạng cánh chim mòng biển là điểm nổi bật nhất của 300SL. Ảnh: Autocar |
Sở hữu vẻ ngoài bắt mắt, cánh cửa xe được mô phỏng theo kiểu dáng của cánh chim mòng biển, chiếc Mercedes-Benz 300SL được các ngôi sao điện ảnh thời đó rất yêu thích.
Sau thời kỳ Hậu Thế chiến II đầy khó khăn đối với nước Đức, 300SL đã trở thành biểu tượng cho sự phục hồi của quốc gia này.
Tuy nhiên, chiếc xe cũng là lời nhắc nhở của người Đức về quá khứ cay đắng, 300SL được trang bị động cơ 6 xi-lanh thẳng, dung tích 2996cc, công suất 215 mã lực có chung nguồn gốc với động cơ Daimler-Benz V12 từng được trang bị trên máy bay chiến đấu Messerschmitt Bf109 trong Thế chiến II.
Năm 1960 - 1970: Lamborghini Miura (280 km/h)
![]() |
kiểu dáng của Lamborghini Miura vẫn còn được các hãng xe thể thao ngày nay học hỏi. |
Xuất hiện lần đầu vào năm 1966, thiết kế của chiếc Lamborghini Miura là một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp xe hơi thời điểm đó. Thậm chí 50 năm sau, kiểu dáng của Lamborghini Miura vẫn còn được các hãng xe thể thao ngày nay học hỏi.
Với kiểu dáng khí động học đặc biệt, Lamborghini Miura không bị lật lên khi chạy với tốc độ cao.
Sức mạnh của chiếc siêu xe này đến từ động cơ V12 trung tâm, sản sinh công suất lên tới 350 mã lực.
Năm 1970 - 1980: Ferrari 512 Berlinetta Boxer (303 km/h)
![]() |
Ferrari 512 Berlinetta Boxer của Ferrari. Ảnh: Autocar |
Sự thành công của chiếc Lamborghini Miura đã khiến cho hãng xe đối thủ Ferrari phải sốt ruột. Năm 1976, chiếc Ferrari 512 ra đời, với trang bị động cơ 12 xi-lanh phẳng (động cơ Boxer), dung tích 4943cc, sản sinh công suất 340 mã lực.
Năm 1980 - 1990: Ferrari F40 (325 km/h)
![]() |
Ferrari F40 sản phẩm cuối cùng của Enzo Ferrari. Ảnh: Autocar |
Chiếc F40 được sản xuất nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 40 của hãng Ferrari. Là chiếc xe cuối cùng do Enzo Ferrari chế tạo. Ferrari F40 là chiếc xe đắt nhất, nhanh nhất, mạnh nhất vào thời điểm đó.
Với động cơ V8 tăng áp kép, dung tích 2936 cc, công suất 478 mã lực, chiếc F40 có thể đạt tới vận tốc kỷ lục 325 km/h.
Năm 1990 - 2000: McLaren F1 (386 km/h)
![]() |
McLaren F1 là siêu xe có bộ khung sợi carbon đầu tiên. Ảnh: Autocar |
Với mức ra bán 689.000 USD tại thời điểm ra mắt, chiếc McLaren F1 là siêu xe đầu tiên trên thế giới được trang bị bộ khung sợi carbon liền khối.
Ngoài trọng lượng nhẹ, McLaren F1 cũng được trang bị động cơ khủng V12 dung tích 6064 cc, công suất 627 mã lực được nhập từ BMW.
Năm 2000 - 2009: Shelby Ultimate Aero TT (414 km/h)
![]() |
Shelby Ultimate Aero TT, siêu xe nhưng không có phanh ABS. Ảnh: Autocar |
Kể từ khi công ty Duesenberg của Mỹ sụp đổ, ngôi vương tốc độ thường bị các công ty châu Âu độc chiếm. Mãi cho đến khi chiếc Shelby Ultimate Aero TT xuất hiện, trật tự này mới được thay đổi.
Shelby Ultimate Aero TT được trang bị động cơ V8 tăng áp kép, dung tích 6.345cc, sản sinh công suất lên tới 1200 mã lực. Tuy nhiên, những ai muốn lái chiếc xe này phải hết sức cẩn thận vì nó không được trang bị phanh ABS hay tính năng kiểm soát độ bám đường.
Năm 2010 - 2020: Bugatti Chiron (491 km/h)
![]() |
Bugatti Chiron đang giữ ngôi vương tốc độ ở thời điểm hiện tại. Ảnh: Bugatti |
Từ năm 2010 trở đi là kỷ nguyên của Bugatti, hãng xe Pháp đã độc chiếm ngôi vị đầu bảng về tốc độ với 2 model Bugatti Veyron và Bugatti Chiron.
Vào năm 2017, tưởng chừng như thế giới xe chứng kiến sự lật đổ khi chiếc Koenigsegg Agera RS ra đời. Với động cơ công suất 1378 mã lực, Agera RS có thể đạt vận tốc 447 km/h và tạm giữ vị trí số 1 về vận tốc trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, Bugatti đã không cho phép Koenigsegg được vui sướng quá lâu. Chiếc Bugatti Chiron phiên bản nâng cấp đã đạt được vận tốc 491 km/h vào tháng 8 năm 2019 tại đường đua VW’s Ehra-Lessien.
Tốc độ của Bugatti Chiron thậm chí có thể sánh ngang với những chiếc máy bay trực thăng nhanh nhất thế giới.
Ngân Vũ (Theo Autocar)
Trân trọng mời bạn đọc cộng tác, chia sẻ bài viết tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những chiếc ô tô đến từ các hãng sản xuất xe châu Âu luôn có ưu điểm về ngoại thật bắt mắt. Dưới đây alf những mẫu xe đẹp nhất trong 10 năm qua.
" alt=""/>Những chiếc xe nhanh nhất trong lịch sử xe hơiTháng 2/2015, Tòa phúc thẩm TAND tối cao (nay là TAND cấp cao) tại TP.HCM đã tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM để điều tra lại nhằm làm rõ hành vi tham ô tài sản của Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm trong việc chiếm đoạt số tiền 1.085 tỉ đồng.
Tuy nhiên, ngày 13/2 phát biểu với báo chí, lãnh đạo TAND TP.HCM cho biết, cơ quan này đang thụ lý và chuẩn bị đưa ra xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như giai đoạn 2.
Theo đó, căn cứ vào kết quả điều tra lại, VKSND Tối cao vẫn tiếp tục bảo lưu quan điểm truy tố Huỳnh Thị Huyền Như về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chứ không phải về tội tham ô tài sản như quan điểm của bản án phúc thẩm.
Huỳnh Thị Huyền Như trước tòa |
Và tại sao các cơ quan tiến hành tố tụng lại có quan điểm khác nhau trong việc xác định tội danh đối với hành vi phạm tội này?
Để trả lời các vấn đề trên, trước hết cần xác định, tài sản mà Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt, thực chất là của ngân hàng hay của những đơn vị, tổ chức, cá nhân đã mở tài khoản hoặc gửi tiền vào ngân hàng này?
Đủ yếu tố cấu thành tội phạm
Chúng ta đều biết, trên thực tế, cho dù khách hàng có mở tài khoản hay gửi tiền vào bất kỳ một ngân hàng nào, thì bản thân họ cũng không phải là người trực tiếp nắm giữ tài sản là số tiền đó. Trái lại, chính ngân hàng mới là người có quyền quản lý, điều phối và sử dụng số tiền trên trong hoạt động kinh doanh của mình.
Mặt khác, cái gọi là “tài sản” của một cá nhân hay đơn vị tổ chức nào đó khi mở tài khoản tại ngân hàng, thực chất chỉ là một “quyền về tài sản”. Còn trên thực tế, họ hoàn toàn không phải là người trực tiếp chiếm hữu, quản lý hay sử dụng đối với tài sản là số tiền này.
Chẳng hạn, Nguyễn Văn A có tài sản là số tiền một tỷ đồng. A mang số tiền trên đến gửi tại một ngân hàng. Như vậy, kể từ thời điểm A nộp tiền vào tài khoản ngân hàng, số tiền này không còn thuộc quyền sở hữu của A nữa mà đã được chuyển sang ngân hàng.
Ngân hàng có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với số tiền trên. Còn bản thân sẽ được ngân hàng xác nhận bằng một chứng thư, ghi nhận A có số tiền một tỷ đồng gửi tại ngân hàng trên. Chứng thư xác nhận này là cơ sở pháp lý để A thực hiện quyền tài sản của mình, cũng như giấy vay nợ là cơ sở pháp lý để thực hiện quyền đòi nợ trên thực tế.
Như vậy, không thể cho rằng, số tiền của các đơn vị, tổ chức, cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt là tài sản của các tổ chức cá nhân này, để từ đó xác định Huỳnh Thị Huyền Như có hành vi lừa đảo các tổ chức, cá nhân này để chiếm đoạt tài sản, mà cần phải xác định, đây chính là số tiền của ngân hàng bị Như chiếm đoạt.
Sẽ là điều phi lý và không có cơ sở khoa học, khi xác định hành vi chiếm đoạt số tiền 1.085 tỷ đồng của Như là phạm tội lừa đảo, và những đơn vị, tổ chức, cá nhân gửi tiền vào tài khoản của ngân hàng bị Như chiếm đoạt là người bị hại trong vụ án.
Vì trên thực tế, số tiền trên không thuộc quyền sở hữu của họ, cái mà họ đang sở hữu, thực chất chỉ là một quyền về tài sản thuộc phạm vi “trái quyền” (hay còn gọi là quyền đối nhân).
Tức là quyền được yêu cầu ngân hàng tính lãi hay giải ngân vào một thời điểm nhất định, chứ không phải “vật quyền” (hay còn gọi là quyền đối vật) là quyền trực tiếp chiếm giữ và hành xử trên vật (tài sản).
Trong khi đó, khách thể của tội lừa đảo nói riêng và các tội phạm có tính chất chiếm đoạt nói chung, được xác định là chính đối tượng tài sản, chứ không phải quyền về tài sản. Nhất là, đối với các quyền về tài sản thuộc phạm vi quyền đối nhân, thì lại càng không thể trở thành khách thể hay đối tượng chiếm đoạt của loại tội phạm này.
Cần phải truy tố
Trong vụ án này, Huỳnh Thị Huyền Như không trực tiếp nhận tài sản từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân, mà chỉ dẫn dụ họ tham gia gửi tiền vào tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng.
Và, chỉ sau khi họ đã hoàn tất các thủ tục gửi tiền vào ngân hàng này, thì Như mới lập các chứng từ giả, chữ ký giả của chủ tài khoản, sau đó dùng quyền của Trưởng phòng giao dịch để chuyển tiền sang tài khoản của Như.
Vì vậy, không có cơ sở để truy tố Như về hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền 1.085 tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân tham gia gửi tiền vào tài khoản thanh toán của ngân hàng.
Việc Huỳnh Thị Huyền Như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trực tiếp chiếm đoạt số tiền 1.085 tỷ đồng đang thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của ngân hàng, có dấu hiệu cơ bản của tội tham ô tài sản theo quy định tại điều 278 BLHS 1999.
Vì vậy, cần phải truy tố và xét xử Huỳnh Thị Huyền Như về tội danh này đúng theo quy định của pháp luật.
Để dụ các "con mồi" vào bẫy, Huyền Như sẵn sàng dùng tiền cá nhân để trả tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, phí môi giới.
" alt=""/>Tin pháp luật: 'Siêu lừa' Huyền Như giai đoạn 2: Đủ yếu tố cấu thành tộiKhi ấy, trong hợp đồng có điều khoản Messi có thể tự do ra đi vào hè 2020, miễn là anh thông báo cho Barca biết trước tháng Sáu.
![]() |
Người yêu mến chờ đợi Messi đặt bút ký mới Barca |
Theo ESPN, với nhiều nguồn tin từ Barca thì hạn chót ấy chính là 30/5 vừa qua, trùng với ngày dự kiến diễn ra chung kết Cúp C1 tại Istanbul, nếu không có dịch Covid-19 xảy đến.
Điều khoản trên của Messi được tờ El Pais tiết lộ vào tháng 9 năm ngoái. Sau đó, đồng đội Pique cũng xác nhận, ‘Messi có quyền tự do chọn lựa tương lai của mình sau những gì cậu ấy cống hiến cho Barca”.
Kể từ đó, Man City đã theo dõi tình hình của Messi, nhưng các nguồn tin cho hay, lãnh đạo Barca có niềm tin đội trưởng của họ sẽ ở lại.
Tuy nhiên, khả năng ra đi của Messi được rấy lên với những bất ổn trong nội bộ Barca. M10 công khai đấu giám đốc bóng đá Eric Abidal sau những chỉ trích nhắm vào cầu thủ của cựu danh thủ Pháp.
![]() |
Messi là huyền thoại sống của Barca |
Hay phản ứng của Messi qua cách CLB hành xử về việc giảm 70% lương trong mùa dịch Covid-19, khiến anh bị hiểu sao không muốn làm điều đó,…
Nhưng Messi chưa bao giờ nói hết yêu Barca. Ngay cả gần đây anh thừa nhận, đã thực sự muốn rời Nou Camp vào 2017, sau ồn ào trốn thuế là bởi định đi khỏi Tây Ban Nha mà thôi.
Giờ đây, với việc điều khoản Messi tự do ra đi hết hạn, và hợp đồng đi vào năm cuối, người ta chờ đợi M10 có một bản gia hạn tiếp theo, điều Chủ tịch Bartomeu muốn trước khi nhiệm kỳ của ông hết hạn vào 2021.
Messi có 718 lần ra sân cho Barca, ghi 627 bàn thắng, sẽ cùng đồng đội trở lại với mùa giải sau dịch Covid-19, bằng chuyến làm khách Mallorca vào 13/6.
L.H
" alt=""/>Điều khoản Messi tự do ra đi hết hạn, Barca thở phào