Theo đó, PUBG Corp đang yêu cầu Tòa án Quận Trung tâm Seoul, nơi vụ kiện được đệ trình, phán quyết xem có hay không sự liên quan giữa PlayerUnknown’s Battlegroundsvà Fortnite: Battle Royaleđể cấu thành hành vi vi phạm bản quyền.
Tờ Korean Timesđưa tin, vụ kiện được đệ trình vào tháng 01 năm nay, nhưng PUBG Corp muốn lật lại vấn đề từ hồi tháng 9 năm ngoái – thời điểm mà nhà phát triển PUBGtuyên bố rằng họ quan ngại về chế độ chơi Battle Royale mới được Epic phát hành trong Fortnite.
Tuy chưa có thống kê cụ thể, nhưng việc Fortnite tung ra mode Battle Royale chắc chắn có ảnh hưởng đến sự phát triển của PUBG
Khi đó, PUBG Corp cho biết họ đang cân nhắc thực hiện hành động pháp lý với Epic và làm rõ rằng không có quá nhiều sự tương đồng giữa cơ chế battle royale với giao diện người dùng UI giữa hai tựa game. Tuy nhiên, PUBG Corp quan ngại rằng Epic sẽ giữ lại và tiếp tục nâng cấp Unreal Engine, nguồn cội của PUBG, để làm bàn đạp trong cuộc cạnh tranh trực tiếp với họ.
Vào tháng trước, PUBG Corp đã đưa NetEase Games – hãng phát triển của hai tựa game mobile thể loại battle royale nổi tiếng toàn cầu là Knives Outvà Rules of Survival – ra tòa cùng một danh sách dài những điểm giống nhau giữa các sản phẩm của công ty Trung Quốc với PUBG.
Trong hồ sơ vụ kiện, PUBG Corp có nhắc tới chiếc chảo cùng nhiều yếu tố khác đã trở thành thương hiệu của PUBG.
Theo như ghi chú, điều thú vị là thời điểm PUBG Corp quyết định khởi kiện lại đúng vào lúc Epic đang chuẩn bị phát hành Fortnitetại thị trường Hàn Quốc, sau khi dã ký kết thỏa thuận hợp tác với một nhà phát hành của quốc gia này, Neowiz Games.
Hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy tầm ảnh hưởng của PUBGđang suy giảm ở phương Tây, nơi mà PUBG Corp dường như đang chứng kiến sự thành công không tưởng của Fortnite.
Thực tế, các vụ kiện tụng liên quan đến gameplay thường không đi đến đâu, ít nhất là tại Hoa Kỳ. Do đó, cộng đồng game thủ toàn cầu đang nóng lòng chờ đợi kết quả vụ kiện Epic của PUBG Corp có thay đổi được tiền lệ hay không.
ABC (Theo VG247)
" alt=""/>Nhà phát triển PUBG đâm đơn kiện hãng làm game FortniteNhưng có một thứ còn đáng khó chịu hơn cả cái chết của cổng tai nghe trên iPhone: cái chết của cổng tai nghe trên một loạt các mẫu Android ra mắt kể từ 2017 tới nay. Sau khi Apple chứng minh được rằng bỏ cổng tai nghe sẽ không khiến iPhone... ế, các thương hiệu Android cũng đua nhau chạy theo và bỏ luôn cổng kết nối vốn đã có mặt khá đầy đủ trên smartphone Android trong suốt 8 năm trước đó.
Sự khó chịu chưa dừng ở đây. Trong khi quyết định bỏ cổng tai nghe của Apple là đáng trách, ít nhất công ty của Tim Cook còn chịu suy nghĩ đầy đủ cho người dùng bằng cách ra mắt tai nghe "thực sự không dây" hoặc ra mắt các phụ kiện cho phép vừa sạc vừa cắm tai nghe.
Dĩ nhiên là Android cũng phải có câu trả lời. Những tưởng tính "mở" của hệ điều hành này sẽ giúp tạo ra một hệ sinh thái phụ kiện tốt hơn, nhưng sự thật lại đang tỏ ra hoàn toàn trái ngược.
Mới tuần trước, Google đã âm thầm "khai tử" phụ kiện sạc + cổng 3.5mm Moshi trên trang bán hàng online Google Store. Phụ kiện này có giá lên tới 45 USD và thậm chí chỉ được đánh giá... 2 sao trên Amazon.
Không thể vừa nghe vừa sạc
Điều đáng nói là sau khi Google ngừng bán dongle Moshi, người dùng Android tại Mỹ hiện đang không có cách nào để vừa sạc vừa nghe điện thoại! Trong các hãng Android tên tuổi, chỉ duy nhất Sony là có (đăng) bán phụ kiện sạc + cổng 3.5mm. Lý thuyết là vậy, nhưng cả cửa hàng online của Sony lẫn các chuỗi bán lẻ đều không kinh doanh phụ kiện này.
Cách duy nhất là nhắm mắt mua bừa một vài phụ kiện từ Amazon hay Aliexpress. Thế nhưng, theo Android Police, phần lớn các phụ kiện tương tự trên Amazon đều có đánh giá rất thấp và đều có vấn đề tương thích với các mẫu Android phổ biến. Biên tập viên The Verge đặt hàng thậm chí còn gặp tiếng động lạ khi cắm tai nghe.
Cách duy nhất còn lại để nghe nhạc trên Pixel 2, Xperia XZ2, Nokia 8 Sirocoo hay Mi 6 trong lúc sạc điện thoại là dùng tai nghe không dây. Nếu bạn có thể chấp nhận các thao tác rườm rà và độ trễ khá lớn của các loại tai nghe Bluetooth "thường", trải nghiệm sử dụng chúng cùng iOS hay Android sẽ là không quá khác biệt. Nếu bạn muốn có trải nghiệm tai nghe không dây tiện dụng nhất, ít vấn đề kết nối nhất, chỉ duy nhất Apple là có câu trả lời với AirPods.
Nực cười là tưởng dễ nhưng các hãng Android vẫn loay hoay không thể đưa ra trải nghiệm ngang tầm AirPod. Chiếc "true wireless" Sony WF1000X luôn bị chê tơi bời vì mất kết nối 2 tai quá thường xuyên khiến người nghe bực mình. Đến cả PixelBuds cũng khiến người dùng tức giận vì vấn đề kết nối và trải nghiệm sử dụng không thể trau chuốt như Apple. Tai nghe của Google thậm chí còn có dây nối chứ không phải "true wireless" như Apple và Sony.
Cái chết của cổng tai nghe vẫn là lỗi của Apple. Nhưng nếu như Apple đáng trách vì khai tử cổng tai nghe thì các hãng Android còn đáng trách hơn, vì họ chỉ bỏ mỗi cổng tai nghe và sau đó bỏ mặc người dùng.
Tất cả các vấn đề này đều sẽ không xảy ra nếu như bạn chọn mua một chiếc smartphone chất lượng và có cổng tai nghe, ví dụ như Galaxy S9 hoặc LG G7 Thinq chẳng hạn. Đáng tiếc rằng, sự kiên cường của người Hàn Quốc không thể giúp đảo chiều một trào lưu đáng ghét: Google, Motorola, HTC, Sony, Nokia, Huawei và Xiaomi đều đã bỏ cổng 3.5mm trên tai nghe của họ. Nếu một ngày nào đó, Samsung và LG "bỗng dưng" bỏ nốt cổng tai nghe, người dùng Android sẽ gặp phải vấn đề rất lớn: không thể vừa sạc, vừa nghe nhạc trên smartphone Android nữa!
Theo GenK
" alt=""/>Bỏ cổng tai nghe trên iPhone thì không sao nhưng với Android thì quả đúng là thảm họaTrong tháng 6/2019 vừa qua, nằm trong chương trình “100 doanh nghiệp IT cùng FUNiX phát triển nguồn nhân lực”, Đại học trực tuyến FUNiX đã ký kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác với những công ty, đơn vị phần mềm uy tín tại Việt Nam và nước ngoài.
![]() |
Trong tháng 6/2019 vừa qua, nằm trong chương trình “100 doanh nghiệp IT cùng FUNiX phát triển nguồn nhân lực”, Đại học trực tuyến FUNiX đã ký kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác với những công ty, đơn vị phần mềm uy tín tại Việt Nam và nước ngoài. |
Trong thông tin chia sẻ với ICTnews mới đây, Đại học trực tuyến FUNiX cho biết, trên thực tế, để đáp ứng nhu cầu nhân sự ngành CNTT đang thiếu hụt trầm trọng hiện nay, đồng thời chuẩn bị nguồn lực cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cũng như định hướng “Make in Vietnam”, Đại học trực tuyến FUNiX đã và đang triển khai chương trình hợp tác cùng 100 doanh nghiệp IT hướng tới liên kết đào tạo – tuyển dụng lập trình viên chất lượng.
Theo đơn vị giáo dục này, lập trình phần mềm được đánh giá là một trong số ít ngành nghề có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế. Trong 3 năm vừa qua, số lượng công việc ngành CNTT – phần mềm đã tăng trung bình 47%/ năm nhưng lượng nhân sự ngành này chỉ tăng ở mức trung bình 8%. Và dự kiến đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 500.000 lập trình viên. Vấn đề tuyển dụng lập trình viên chất lượng thực sự là một mối “đau đầu” với các nhà tuyển dụng.
Chương trình “100 doanh nghiệp IT hợp tác cùng FUNiX” ra đời chính là một trong những bước đi nhằm giải quyết vấn đề trên. Ngay từ những ngày đầu thành lập, nhiều thỏa thuận hợp tác có giá trị đã được FUNiX triển khai với các doanh nghiệp làm phần mềm lớn như FPT Software, Tinh Vân, CMC… Theo đó, phía doanh nghiệp đồng hành cùng FUNiX trong hoạt động giới thiệu Mentor (giảng viên hướng dẫn - PV), xây dựng học liệu cho chương trình đào tạo của FUNiX, cam kết nhận sinh viên FUNiX tới thực tập và làm việc sau khi hoàn thành 3 chứng chỉ đầu tiên của FUNiX.
" alt=""/>Chuẩn bị nguồn lực cho “Make in Vietnam”, FUNiX bắt tay 100 doanh nghiệp IT phát triển nhân lực CNTT