Trao đổi với VietNamNet,étuổitửvongnghingờdotaychânmiệlịch thi đấu v-league Ban giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết hôm qua, một cháu bé 5 tuổi đã tử vong, nghi ngờ do bệnh tay chân miệng dựa trên chẩn đoán lâm sàng.
Tuy nhiên, để có kết luận chính xác, bệnh viện đã gửi mẫu sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để thực hiện xét nghiệm PCR. Dự kiến, khoảng 1-2 ngày tới sẽ có kết quả.
Bệnh nhân là bé N.H.D (5 tuổi, Kiên Giang), chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM vào sáng 31/5 trong tình trạng hôn mê sâu, co gồng, chi mát, mạch nhanh nhẹ, sốt rất cao trên 41 độ C. Chẩn đoán lúc nhập viện là tay chân miệng độ 4.
Bé D. được xử trí tích cực chống sốc, hỗ trợ hô hấp tuần hoàn, lọc máu nhưng do tình trạng rất nặng nên đã tử vong vào chiều tối cùng ngày. Khai thác thông tin ghi nhận, trẻ bệnh 4 ngày với triệu chứng lở môi, ăn uống kém, ói, sốt run toàn thân, gọi không biết, vã mồ hôi. Em được cấp cứu ở bệnh viện tỉnh rồi chuyển lên TP.HCM.
Đại diện Ban giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho hay mặc dù mới vào đầu mùa tay chân miệng nhưng số trẻ bị mắc bệnh độ nặng chiếm tỷ lệ cao. Dự báo năm nay số ca mắc và ca nặng sẽ tăng nhiều.
Thiếu thuốc điều trị
Theo ghi nhận, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 (TP.HCM) hiện mỗi nơi có hơn 20 trẻ tay chân miệng đang điều trị nội trú. Số lượng chưa quá cao nhưng tỷ lệ nặng lại tăng, chiếm khoảng 30%. Thuốc phenobarbital truyền tĩnh mạch cho trẻ mắc tay chân miệng độ 3 và 4 đang thiếu, phải dùng thuốc khác thay thế.
Theo Sở Y tế TP.HCM, số mắc tích lũy bệnh tay chân miệng đến nay là 1.670 ca. Trong tuần 21, thành phố ghi nhận 157 ca, tăng 47,1% so với trung bình 4 tuần trước. Số ca bệnh tăng ở cả trường hợp nhập viện và khám ngoại trú so với trung bình 4 tuần trước.
Bệnh tay chân miệnglà bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người do một nhóm siêu vi đường ruột. Các dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh bao gồm sốt, loét miệng, xuất hiện hồng ban mụn nước thường ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, khuỷu, mông...
Bệnh có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở não như viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não cũng như các biến chứng khác về tim mạch, hô hấp. Trẻ gặp biến chứng có thể tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Do đó, phụ huynh đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, tuân thủ lịch tái khám.
Phụ huynh cần đặc biệt chú ý các biểu hiện nghi ngờ biến chứng của bệnh như sốt cao liên tục khó hạ, giật mình nhiều (trên 3 lần/giờ hoặc 2 lần/30 phút), yếu chi đi loạng choạng, co giật, ói nhiều, thở nhanh, thở mệt, tím tái, lơ mơ, hôn mê.
Hiện nay, chưa có vắc xin ngừa bệnh tay chân miệng. Trẻ cần được phòng bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Trẻ nhỏ bị tay chân miệng nên nghỉ học để tránh lây lan cho bạn bè.
Luôn giữ vệ sinh môi trường sống, khử khuẩn bề mặt tiếp xúc và đồ chơi của trẻ. Thường xuyên rửa tay và nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người lớn nên rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã, chăm sóc trẻ, xử lý phân, dịch tiết.
Trẻ 1 tuổi tử vong vì tay chân miệng, cha mẹ cần nhớ các dấu hiệu nguy hiểm
Một bé trai tại tỉnh Đắk Lắk vừa tử vong trong tình trạng suy hô hấp, sốc nhiễm trùng nặng, tổn thương đa cơ quan do mắc tay chân miệng độ 4. Dấu hiệu nào để nhận biết tình trạng nguy hiểm khi trẻ mắc tay chân miệng?