您现在的位置是:Thời sự >>正文
Soi kèo góc Southampton vs Brighton, 22h00 ngày 22/2
Thời sự7258人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 22/02/2025 05:25 Kèo phạt góc ...
Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2
Thời sựHoàng Ngọc - 23/02/2025 08:20 Máy tính dự đoá ...
【Thời sự】
阅读更多Xe "đội giá" nhờ biển siêu đẹp, cộng đồng mạng dậy sóng
Thời sựGiao dịch chiếc xe biển ngũ quý 9 (Ảnh: Facebook nhân vật).
Cũng theo độc giả này, biển số đẹp là do quan niệm của mỗi người. Những người có nhu cầu có thể bỏ tiền ra đấu giá để sử dụng, còn ai không quan tâm tới ý nghĩa các con số sẽ không bị ảnh hưởng.
Theo độc giả Đắc Huy (Cầu Giấy, Hà Nội), tâm lý của người đi bốc biển số đều muốn bốc được số đẹp để bán có giá. Do đó, không ít người phản đối việc đấu giá biển số xe chỉ vì muốn chờ vận may.
Nhiều người khẳng định, đấu giá biển số xe là không công bằng. Tuy nhiên, độc giả Hoàng Đông phản biện: Những người không đấu giá vẫn có thể bấm biển số bình thường. Biển đẹp giao dịch trôi nổi mới thực sự gây thất thoát.
Phản bác quan điểm "Biển số xấu dành cho người lao động", độc giả Hoàng Đông cho rằng: "Biển số xấu hay đẹp các phương tiện vẫn di chuyển bình thường. Biển số hay xe cũng chỉ là phương tiện. Cùng một loại xe, biển số nào cũng phải tiêu hao nhiên liệu giống nhau, gặp may mắn và rủi ro tương đương nhau trên đường. Đấu giá đem lại nguồn thu cho ngân sách thì nên ủng hộ".
Một số bạn đọc thể hiện quan điểm "Dân nghèo mua xe đã khó lại thêm tiền đấu giá" đã gặp không ít phản đối. Theo đó, các độc giả bình luận, số lượng biển đẹp rất ít trong khi các biển thông thường có tỷ lệ rất lớn. Tỷ lệ bốc được biển đẹp cũng vô cùng thấp, nên người mua xe không nên hi vọng nhiều.
Các luồng ý kiến trái chiều liên tục được bạn đọc gửi về tạo ra cuộc phân tranh không hồi kết. Phản đối đấu giá biển số, bạn đọc Quang Hưng nhận định, đấu giá biển số xe sẽ vô tình tạo ra sự phân chia giàu nghèo và giai cấp. Thậm chí, nó tạo ra khoảng cách ngày càng xa trong xã hội về sự công bằng.
"Những người đi biển số bình thường trên đường sẽ cảm thấy thua kém rất nhiều so với người đi xe biển đẹp. Khoảng cách giàu nghèo sẽ lớn hơn khi biển đẹp gắn với xe sang", độc giả Quang Hưng cho hay.
Gần đây, báo chí đã đưa tin về việc thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số xe ô tô thông qua đấu giá trở lại. Vì vậy, trong thời gian tới đấu giá biển số có thể sớm được triển khai.
Thông tin trên đối với các độc giả trung lập không hề bị ảnh hưởng. Vì theo chị Thu Hà (Linh Đàm, Hà Nội), gia đình chị rất cố gắng mới mua được ô tô nên biển số xe không quá quan trọng. Chị Hà chỉ cần xe chạy tốt, phục vụ nhu cầu của cả gia đình.
Bạn đọc Nguyễn Nhật bình luận, nếu biển số đẹp có thể tránh được cảnh sát giao thông bắt, tránh được tai nạn thì anh sẵn sàng chi tiền. Thế nhưng, biển số chỉ để thể hiện đẳng cấp và quan niệm thì anh Nhật cảm thấy không thiết thực.
Ghét "mê tín", độc giả Đoàn Văn Phúc tỏ ra khó hiểu khi người Việt ngày càng tin vào tâm linh các con số như: biển số xe, số điện thoại, số nhà, số căn cước... Chính điều "mê tín" này đã làm tăng phi mã giá trị thực của các động sản, các bất động sản.
Rolls- Royce Phantom biển 'thất trùng thất" gây tranh cãi (Ảnh: Vietnamnet).
Các con số chỉ mang ý nghĩa về toán học, chưa có kiểm chứng khoa học nào chứng minh được các con số thực sự mang lại may mắn. Thậm chí, bà Dương Thị Bạch Diệp khi đi chiếc Rolls-Royce Phantom biển "thất trùng thất" 77L-777.77 cũng đã gặp không ít vận hạn. Vì thế, bạn đọc Tuấn Trần cho rằng người dân nên hạn chế tin tưởng vào những điều không có thực.
">...
【Thời sự】
阅读更多Nạn đổ lỗi ngược trong sự việc người đẹp Philippines tử vong
Thời sựNữ tiếp viên hàng không Christine Angelica Dacera tử vong trong phòng tắm khách sạn, nghi do bị cưỡng hiếp tập thể.
Hành vi trên được coi là victim blaming (đổ lỗi nạn nhân) - vấn nạn không hề mới trong xã hội. Theo đó, nhiều người tin rằng nạn nhân phải chịu một phần trách nhiệm khi bị quấy rối tình dục, thậm chí là hiếp dâm.
"Chính chúng ta đã tạo ra và dung túng nền văn hóa victim blaming", Beverly Engel - nhà trị liệu hôn nhân và gia đình ở Los Osos (bang California, Mỹ) - từng nói.
“Không có lửa thì sao có khói”
Bất chấp làn sóng #MeToo, việc đổ lỗi cho nạn nhân vẫn là vấn đề nan giải. Bên cạnh việc lên án thủ phạm, dư luận cũng đổ lỗi cho bị hại, mổ xẻ sự việc để tạo nên những “phiên bản” chủ quan.
Với trường hợp Christine Angelica Dacera, cộng đồng xôn xao bàn tán về chi tiết “tiệc tùng tại khách sạn”, “11 nghi phạm là đàn ông” thay vì bản chất vụ việc.
Dù chưa có kết luận chính thức từ cơ quan điều tra, dân mạng đã nhanh tay để lại hàng loạt bình luận khiếm nhã về ngoại hình, trang phục cũng như đời sống tình cảm của cô gái xấu số.
Vấn nạn đổ lỗi nạn nhân vẫn tiếp diễn bất chấp làn sóng #MeToo. Ảnh: Unsplash.
Thực tế, đây là những biểu hiện victim blaming phổ biến trong các vụ quấy rối, xâm hại và tấn công tình dục. Giáo sư tâm lý học Sherry Hamby, nhà sáng lập tạp chí Psychology of Violence, nhận định hành vi này bắt nguồn từ tâm lý “không có lửa thì sao có khói”.
"Tôi nghĩ lý do lớn nhất dẫn đến hành vi đổ lỗi nạn nhân là giả thuyết tâm lý 'gieo nhân nào, gặp quả đó'. Dưới sự chi phối của ý niệm này, nhiều người tin rằng nạn nhân xứng đáng chịu hậu quả vì hành động của mình", bà nói.
Barbara Gilin, giáo sư ngành Công tác xã hội tại ĐH Widener (Mỹ), cho biết nhiều người đổ lỗi cho nạn nhân vì suy nghĩ “chuyện xấu sẽ không bao giờ xảy đến với mình”.
“Tôi cho rằng mọi người có xu hướng chỉ trích bị hại để đổi lấy cảm giác an toàn. Họ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ rơi vào tình cảnh xấu số như vậy”, cô chia sẻ trên The Atlantic.
Tâm lý trọng nam khinh nữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng victim blaming. Ảnh: Getty.
Mặt khác, hành vi này còn nảy sinh từ định kiến trọng nam khinh nữ sâu sắc trong xã hội. Theo số liệu từ tổ chức Phụ nữ Liên Hợp Quốc (UN Women), đa số nạn nhân xâm hại tình dục là nữ giới.
Khi xảy ra chuyện, nhiều người lại vin vào giới tính, trang phục, cách hành xử của nạn nhân để phân bua đúng - sai. "Do cô này ăn mặc mát mẻ nên mới bị trêu chọc", "Ai bảo tính đong đưa, thích sống ảo trên mạng để biến thái để mắt tới"... là những bình luận phổ biến dưới mọi bài viết về các vụ xâm hại, quấy rối.
Cuối tháng 7/2020, một đồn cảnh sát ở quận Quezon (Manila, Philippines) dấy lên làn sóng phẫn nộ vì có lời lẽ hạ thấp phụ nữ, theo SCMP.
Cụ thể, trong một bài đăng trên mạng xã hội, đồn cảnh sát này viết: “Này các cô gái, đừng mặc trang phục hở hang nữa. Nếu bị người khác quấy rối, bạn sẽ lại tìm đến chúng tôi xin giúp đỡ. Hãy thử nghĩ về điều đó đi”.
Dù đã bị xóa đi ngay sau đó, bài đăng vẫn khiến cộng đồng mạng tại Philippines tức giận. Hashtag #HijaAko mang nghĩa “Tôi là một phụ nữ” tiếp tục được đông đảo phái nữ Philippines sử dụng để phản đối.
Nhiều nạn nhân bị chỉ trích vì lựa chọn trang phục và cách ứng xử. Ảnh: Safe Line.
Hay đầu tháng 8, dự thảo luật cấm đàn ông cởi trần và phụ nữ mặc váy quá ngắn hoặc đồ xuyên thấu khi ra ngoài đường của Campuchia cũng tạo ra nhiều luồng tranh cãi.
"Trừng phạt phụ nữ vì trang phục của họ sẽ củng cố quan niệm rằng phụ nữ là nguyên nhân của bạo lực xảy ra với họ, và điều đó càng làm cho văn hoá bất công tồn tại liên quan đến bạo lực giới", bà Ming Yu Hah, Phó giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhận định.
Vết thương tâm lý thứ 2
Theo Tiến sĩ Anju Hurria, nhà tâm lý học tại Đại học California (Mỹ), vấn nạn victim blaming gây thêm nhiều tổn thương tâm lý cho người hứng chịu nó.
“Giống như thể nạn nhân bị tấn công hoặc chấn thương lần thứ 2 vậy. Họ đau khổ hơn, gia tăng trầm cảm và làm phức tạp thêm chứng rối loạn căng thẳng sau khi bị cưỡng hiếp. Họ cũng khép mình, ngại tìm kiếm sự trợ giúp vì sợ rằng mình không được tin tưởng”, tiến sĩ cho biết.
Trong khi một số vụ lạm dụng tình dục được pháp luật xét xử công khai, các chuyên gia cho biết sự thật có thể bị che giấu bởi chính những người xung quanh nạn nhân - ví dụ như gia đình nạn nhân cảm thấy xấu hổ, muốn giữ im lặng hoặc kẻ quấy rối, cưỡng hiếp chính là họ hàng, người thân.
Vấn nạn victim blaming gây thêm nhiều tổn thương tâm lý cho người hứng chịu nó. Ảnh: Unsplash.
Tháng 7/2018, mạng xã hội Trung Quốc chấn động khi người dẫn chương trình nổi tiếng Zhu Jun (sinh năm 1964) bị tố cáo sờ soạng và cưỡng hôn một nữ nhân viên. Nạn nhân là Zhou Xiaoxuan (sinh năm 1993).
Vụ việc xảy ra vào năm 2014, khi Zhou còn là thực tập sinh tại Đài truyền hình quốc gia CCTV. Sau khi trình báo tại đồn cảnh sát, nạn nhân bàng hoàng khi các sĩ quan khuyên cô rằng không nên tố cáo vì ông Zhu là “người có ích cho xã hội”.
Hơn nữa, họ cho rằng vụ việc có thể gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của bố mẹ Zhou. Theo The New York Times, bố cô là một công chức, mẹ làm việc tại công ty nhà nước. Suốt 4 năm ròng, Zhou đành sống trong im lặng, vì sợ gây họa cho gia đình, bất chấp bản thân chịu nhiều tủi nhục.
“Không ai xứng đáng phải chịu thương tổn”, Jen Marsh, Phó chủ tịch Mạng lưới Hỗ trợ nạn nhân hiếp dâm, lạm dụng và loạn luân Mỹ (RAINN), khẳng định.
Bà cho biết các nạn nhân thường khó nhận được sự giúp đỡ mà họ cần. Tuy nhiên, con đường phục hồi của họ sẽ phát triển tích cực hơn khi được gia đình, bạn bè ủng hộ và thực sự lắng nghe những chia sẻ về tổn thương họ chịu đựng.
Cái kết đắng cho nhân viên đe dọa sếp cũ chỉ vì không kết bạn Facebook
Gửi yêu cầu kết bạn đã 2 ngày mà sếp cũ chưa hồi âm, anh chàng bỗng nổi giận, gửi những lời đe dọa nặng nề đến sếp và đến tận nhà sếp để phá phách.
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2
- 'Hai tỷ đồng thuê nhà cho khỏe'
- Lườn ngan áp chảo, mùa đông ăn với cơm nóng cực đỉnh
- Băng đá bao phủ, du khách kéo nhau lên Cao Bằng săn tuyết
- Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Queretaro, 08h05 ngày 24/2: Chủ thắng cả kèo lẫn trận
- Số điểm 10 thi tốt nghiệp THPT giảm mạnh
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Saint
-
Gần 3 năm sau khi bé Kiệt qua đời, con chó tên Mực vẫn quấn quýt, nằm trên ngôi mộ của bé. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Theo cô Út, con chó tên Mực được gia đình xin về nuôi khi người cháu nội tên Kiệt của cô lên 2 tuổi. Con chó có bộ lông đen kịt, được gia đình cô Út đặt tên Mực. Bé Kiệt rất yêu mến, quấn quýt và thích chơi đùa cùng Mực.
Nửa năm sau ngày con Mực về nhà, bé Kiệt không may gặp tai nạn qua đời. Ngày bé trai mất, Mực cũng mất hẳn sự hiếu động thường lệ. Mực không chạy nhảy, đùa giỡn với mọi người mà ra góc nhà nằm thui thủi.
Cô Út nói, lúc gia đình mai táng Kiệt, con chó cũng lặng lẽ theo chân mọi người ra phần đất lập mộ cho cháu bé. Nó nằm ở một góc ruộng, đưa mắt hướng về phía mộ phần của cậu chủ nhỏ như chờ đợi điều gì.
“Kiệt mất được 3 ngày, gia đình tôi hoàn tất việc xây mộ phần cho cháu. Ngày xây xong mộ, bỗng nhiên con Mực không ở nhà nữa. Nó ra mộ Kiệt nằm từ sáng đến chiều. Có hôm, nó ở xuyên đêm luôn. Chỉ lúc giữa trưa, trời nắng gắt, nó chịu không nổi mới vô nhà nằm một xíu rồi lại ra mộ”, cô Út kể.
Cũng thật lạ, Mực nằm xuôi chiều với người đã khuất dưới mộ phần. Đầu của nó hướng về phía bia mộ và không bao giờ thay đổi vị trí. Mực nằm nhiều và thường xuyên đến mức tấm đá hoa cương trên ngôi mộ in hằn dấu vết của nó.
Hai mẹ con cô Út cảm động trước tình cảm của con vật dành cho đứa cháu, con quá cố của mình. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Thương con chó chí tình, nhiều lần cô Út ra mộ gọi nó về nhà nhưng Mực không chịu. Nó vẫy đuôi, ngước đầu nhìn chủ rồi tiếp tục gục đầu, đặt cái mõm đen kịt xuống ngôi mộ.
Cô Út tâm sự: “Thấy thương lắm! Mấy bữa trước trời nắng gắt nó cũng ra mộ nằm. Nắng nóng từ mặt trời, nhiệt hắt lên từ tấm đá hoa cương khiến lông nó rụng đầy. Thương quá, tôi cắm đại cái cây làm cột, chặt tàu dừa che lên mộ để nó nằm đỡ nắng. Thế là, nó ra đó nằm luôn”.
Chết sẽ chôn gần người đã khuất
Ngồi gần mẹ, anh Nguyễn Thanh Rỡ (con trai cô Út) mắt đỏ hoe khi nghe mẹ kể lại kỷ niệm bé Kiệt và Mực chơi đùa cùng nhau. Anh Rỡ nói, Kiệt là con trai của anh. Chính anh cũng rất bất ngờ trước tình cảm của Kiệt và Mực dành cho nhau.
Anh Rỡ kể: “Tôi không ngờ con Mực lại có tình cảm, trung thành đến vậy. Mới đầu, tôi cũng không tin. Thế nhưng, sau gần 3 năm chứng kiến nó nằm ở mộ con trai, tôi mới dám tin nó có tình cảm sâu đậm với chủ”.
Anh phỏng đoán, việc con chó tự ra mộ con trai của anh nằm có thể do từ nhỏ bé Kiệt đã chơi chung với nó. Cả hai có một mối quan hệ đặc biệt.
Anh kể: “Lúc ba tôi mang con Mực về, nó và bé Kiệt gần như bằng tuổi nhau”.
“Ba tôi xin con Mực về nuôi, mẹ tôi còn không đồng ý. Bà nói: “Ông xin chi con chó còi cọc về nuôi”. Thế mà bé Kiệt thương con Mực lắm, suốt ngày ôm ấp, vuốt ve. Thấy cháu nội thương con chó, mẹ tôi không nỡ chia tách. Bà đi mua xà bông về tắm rửa cho Mực để Kiệt thoải mái chơi cùng”, anh Rỡ kể thêm.
Căn nhà xập xệ của gia đình cô Út. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Bằng một thứ tình cảm đặc biệt mà ngay cả anh Rỡ, cô Út cũng không thể lý giải, bé Kiệt và con chó nhỏ thực sự gần gũi, quấn quýt với nhau. Thậm chí, Kiệt ngủ chung với con Mực. Thế nên, khi bé Kiệt mất, Mực nhớ hơi người bạn cũ. Nó tìm ra mộ bạn nằm. Nó nằm đó như ngày Kiệt còn sống vẫn ôm nó ngủ ngon lành.
Anh Rỡ kể: “Mực ở ngoài mộ Kiệt từ sáng đến đêm. Nhiều đêm, nó ở luôn bên mộ. Nếu mưa gió, ngoài mộ không có chỗ tránh mưa, nó mới về nhà. Nó cứ nằm đó thôi, không tru, không hú hay sủa gì cả. Nhưng nhìn vào mắt nó, ai cũng biết nó buồn. Đôi mắt nó buồn thiu”.
Đưa tay vuốt đầu con chó đang nằm trên ngôi mộ đứa cháu nội vắn số, đôi mắt cô Út lại đỏ hoe. Cô nói, từ ngày cháu nội mất, cô khóc nhiều đến nỗi đôi mắt mờ đi, giờ chỉ thấy lờ mờ.
“Kiệt mất ai cũng đau buồn, cả con Mực cũng nhớ thương. Ba năm sau khi mất, cháu tôi không hề cô đơn, luôn có con Mực bầu bạn sớm hôm. Là con vật mà nó trung thành và tình nghĩa quá. Chừng nào nó chết, chúng tôi sẽ chôn nó gần bé”, cô Út nói rồi lại vuốt ve con chó và thì thầm điều gì đó với đứa cháu đã mất.
Vợ chồng Vĩnh Long xây nhà nuôi bệnh nhân chạy thận miễn phí
Hai vợ chồng ở miền Tây xây dựng nhà rồi "mời" những bệnh nhân chạy thận về sống, miễn phí việc ăn uống.
" alt="Chú chó trung thành nằm canh mộ chủ nhân suốt 3 năm ở Long An">Chú chó trung thành nằm canh mộ chủ nhân suốt 3 năm ở Long An
-
Ngôi làng sản sinh ra hàng triệu con chuồn tre "độc nhất" ở Hà Nội
Từ những thanh tre thô cứng, những con chuồn chuồn tre nhiều màu sắc của xã Thạch Xá đã được xuất khẩu đi khắp nơi phục vụ du khách như: Mỹ, Italia, Trung Quốc...
" alt="Ngôi làng được mệnh danh là xứ sở nước hoa">Ngôi làng được mệnh danh là xứ sở nước hoa
-
Tình yêu ở Hội An Cuối 2017, chị Lê Thị Thu Trang (SN 1994) tạm biệt Sài Gòn để vào TP. Hội An, Quảng Nam làm quản lý tour du lịch khi công ty chị mở chi nhánh tại đây. Quyết định này khiến mẹ Thu Trang phải khóc. Nhưng bà không biết rằng, ở mảnh đất mới, con gái đã gặp được “một nửa” của mình.
Cũng thời gian đó, anh Nông Bảo Linh (SN 1993) từ Lạng Sơn vào TP. Hội An để theo đuổi đam mê với công việc chế tác đồ tre. Trước đó, Linh từng có cơ hội vào Hội An và biết đến công việc này.
Khi về Lạng Sơn, Bảo Linh có làm thử vài công việc nhưng những công việc mới này không níu nổi chân anh. Niềm đam mê với các sản phẩm từ tre đã thôi thúc anh từ miền Bắc vào miền Trung mặc cho gia đình can ngăn.
Cặp nhẫn tre do Bảo Linh làm tặng Thu Trang. Anh Bảo Linh trao nhẫn tre cho Thu Trang. Tại TP. Hội An, Bảo Linh và Thu Trang gặp và làm quen nhưng chỉ coi nhau như những người bạn. Một lần, cả hai tham gia một lớp học về thiền. Cả lớp được sắp xếp ngồi theo hình tròn và chia sẻ nhiều hơn về bản thân, Bảo Linh và Thu Trang mới để ý đến nhau nhiều hơn.
Anh chàng tìm cách tán đổ cô gái Sài Gòn. “Ban đầu, mình không nghĩ là sẽ yêu anh ấy vì anh Linh không giống với mẫu hình mình tìm kiếm”, Thu Trang thừa nhận.
Anh chàng Bảo Linh đặt các tài khoản Facebook, Instagram của Thu Trang ở chế độ ưu tiên vì vậy cô nàng đăng gì, anh đều vào “thả tim” ngay. Khi Thu Trang sắp đi chơi đâu, anh chàng cũng đòi đi theo chở, quan tâm từ những việc nhỏ nhất.
Đám cưới không bia rượu, tiệc mặn hay tiền mừng. Cảm nhận chàng trai là người đáng tin, thật lòng nên cô gái Sài Gòn cảm động. Một lần, họ đi Huế chơi, Thu Trang đang ngồi soạn đồ để về, Bảo Linh vội lại gần bảo: “Đưa tay đây”.
“Anh muốn nắm tay mình nhưng lại nói như ra lệnh. Trước giờ, mình mới nghe người ta nói: “Giơ tay lên” chứ chả ai muốn nắm tay lại bảo người yêu như quát: “Đưa tay đây”.
Thực ra, tính anh không mạnh bạo, cộc cằn chỉ là lúc đó run quá. Sau này, trong đám cưới, mình kể lại chuyện trên, mọi người đều cười nghiêng ngả”, chị Thu Trang nhớ lại.
Chàng thợ tre đã tặng cô gái mình thích những sản phẩm do chính tay anh làm như bút tre, lược tre, bông tai… Anh cũng cầu hôn chị bằng một chiếc nhẫn tre hết sức độc đáo.
Sau 1 năm hẹn hò, cặp đôi quyết định chọn TP. Hội An làm địa điểm cưới của mình.
'Đám cưới hand made'
“Chúng tôi gọi đây là tiệc biết ơn. Cả 2 đứa đều chân ướt chân ráo từ nơi khác về Hội An lập nghiệp, đều được giúp đỡ rất nhiều từ những ngày đầu nên mời những người thân đến để chung vui. Họ cũng như là nhân chứng cho chuyện tình của chúng tôi”, Thu Trang nói.
Đây là đám cưới do cả 2 tự tổ chức nên họ được quyền quyết định mọi thứ từ trang trí đến mời khách, sắp xếp tiệc.
Cặp đôi chỉ có 1 ngày 9/11 để chuẩn bị cho đám cưới diễn ra vào chiều 10/11. Những ngày này, mưa bão, gió to nhưng may mắn cả hai vẫn chuẩn bị kịp. Tiệc cưới diễn ra rất vui vẻ.
Màn "kể tội" chú rể của cô dâu khiến khách mời cười nghiêng ngả. Cặp đôi dự kiến tổ chức ngoài trời, nhưng do mưa gió nên phải chuyển vào xưởng tre - nơi chú rể làm việc. Họ được các đồng nghiệp của chú rể - là những người thợ chế tác đồ tre, giúp đỡ trang trí. Các vật dụng từ tre có sẵn ở shop được mang ra dựng tại hôn trường.
Ban đầu, cặp đôi định làm khung tre, phủ hoa nhưng do mưa bão chợ không còn hoa, hoa dại cũng không có, cả nhóm đành cắt lá dừa để trang trí phông nền chụp hình.
Không muốn dùng nhiều đồ nhựa, cả hai định dùng lá chuối làm đĩa nhưng bão quật làm lá chuối rách hết, họ đành dùng đến đĩa giấy. Anh Linh cũng vót tre làm các xiên đồ ăn.
Không bia rượu, đồ mặn… tiệc cưới chỉ có bánh ngọt và hoa quả. Mẹ chồng của chị Thu Trang ở Lạng Sơn cũng gửi đặc sản là xôi và bánh dậm để cặp đôi đãi khách.
Cô dâu đã chuẩn bị váy cưới để đi cạnh chú rể mặc vest nhưng do thời tiết lạnh, chị Thu Trang đành mượn áo dài trắng của một chị bạn. Không ngờ, trang phục này lại rất hợp với không gian cưới, khiến nhiều người nhận xét như một đám cưới mang phong cách thập niên 80.
Dù đã chuẩn bị nhẫn vàng nhưng tại tiệc cưới này, chú rể vẫn lấy ra đôi nhẫn bằng tre do anh tự làm để đeo lên tay cô dâu.
Không nhận tiền mừng cưới, quà của họ là những món đồ hand made. Khách mời của cặp đôi khoảng 30 người là những người bạn thân thiết của cả hai. Các khách mời được xếp ngồi hình tròn, cô dâu và chú rể ở giữa. Sau khi dùng tiệc buffet đồ ngọt, cặp đôi bắt đầu kể chuyện tình yêu. Họ cũng lần lượt gửi lời cảm ơn đến từng người đã giúp đỡ cả hai suốt 3 năm qua tại Hội An.
Khi tự thiết kế thiệp mời gửi cho bạn bè, cặp đôi cũng nhắn nhủ là họ không nhận tiền mừng.
“Sự hiện diện của mọi người đã là món quà cho chúng mình. Mọi người tặng 2 vợ chồng những món quà hand made như: cặp vỏ gối tự may, thêu; bức tranh do những người bạn là họa sĩ vẽ…”, chị Trang kể.
Đám cưới được nhiều người đánh giá là ấm cúng, độc đáo. Những người bạn của cặp đôi - hầu hết đều lập gia đình, đã nói, họ muốn cưới lại lần nữa để có một đám cưới nơi mà cả khách mời lẫn cô dâu, chú rể đều “cười không ngớt”.
“Do khách của bố mẹ đều đông nên 2 gia đình vẫn tổ chức đám cưới tại Sài Gòn (13/12) và Lạng Sơn (26/12) tới đây. Nhưng ở Hội An mới là đám cưới chúng mình mong chờ nhất. Thay vì tổ chức theo truyền thống, chúng mình muốn có một ngày vui theo ý của cả hai”, chị Thu Trang nói.
Xem thêm một số hình ảnh trong tiệc cưới của cặp đôi 9X:
Tiệc buffet hoa quả và bánh. Bức hình vẽ cô dâu chú rể được lồng vào khung tre. Những món đồ bằng tre được trưng dụng để trang trí cho tiệc cưới. Đám cưới diễn ra trong tiếng cười không ngớt. Khách mời viết lời chúc cho cô dâu, chú rể. Cặp đôi nắm tay nhau vào hôn trường. Khách mời là những người bạn thân thiết đã giúp họ từ ngày đầu đến Hội An lập nghiệp. Chuyện tình chàng Việt kiều Mỹ và cô hàng xóm phải nhờ bà ngoại ‘làm mai’
Mến cô hàng xóm dễ thương nhưng anh Quốc Việt chưa một lần dám bắt chuyện. Chỉ đến khi sang Mỹ, nhờ bà ngoại mai mối, anh mới dám bày tỏ tình cảm của mình.
" alt="Đám cưới không bia rượu, tiền mừng của nữ quản lý và chàng thợ tre">Đám cưới không bia rượu, tiền mừng của nữ quản lý và chàng thợ tre
-
Kèo vàng bóng đá Real Sociedad vs Leganes, 03h00 ngày 24/2: Thất vọng chủ nhà
-
“Phủ sóng” điểm đến Việt Nam trên thế giới Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng trên mọi lĩnh vực bởi đại dịch Covid-19, các nước đều tập trung nguồn lực để quảng bá hình ảnh đất nước, con người bằng hình thức trực tuyến. Một lượng thông tin khổng lồ của các quốc gia được cung cấp cho khách du lịch trên không gian mạng để quảng bá, xúc tiến du lịch và sẵn sàng cho việc mở cửa quốc tế trở lại.
Mới đây, với việc được xướng tên tại nhiều hạng mục trong khuôn khổ Giải thưởng Du lịch thế giới - World Travel Awards (WTA) 2020 và WTA 2020 khu vực châu Á, lợi thế và cơ hội của Việt Nam lại được nhân lên và độ “phủ sóng” của điểm đến Việt Nam càng thêm mạnh mẽ. Các giải thưởng quốc tế uy tín cũng giống như bảo chứng đáng tin cậy khi đánh giá về một điểm đến hay một thương hiệu nào đó. Tại Lễ trao giải WTA 2020 thế giới, Việt Nam xuất sắc đạt hàng chục giải thưởng, trong đó có giải “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới”.
Đáng chú ý hơn, bên cạnh các danh hiệu dành cho điểm đến quy mô quốc gia, các DN du lịch Việt Nam cũng đạt được hàng loạt giải thưởng cho thấy du lịch Việt Nam đã khẳng định được chất lượng, vị thế và thương hiệu trong khu vực.Các công trình nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí của Tập đoàn Sun Group tiếp tục khẳng định đẳng cấp với 10 giải thưởng thế giới tại WTA 2020 và hơn 20 giải WTA 2020 khu vực châu Á. Trong đó giải thưởng Khu nghỉ dưỡng thân thiện với môi trường hàng đầu thế giới 2020 thuộc về InterContinental Danang Sun Peninsula; Khu nghỉ dưỡng Tiệc cưới xa xỉ hàng đầu thế giới dành tặng JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay...
Ngoài ra, hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines được tôn vinh là “Hãng hàng không hàng đầu châu Á”, công ty du lịch Vietravel được trao giải “Nhà điều hành tour hàng đầu châu Á” và Sân bay quốc tế Vân Đồn của Sun Group cũng được trao giải “Sân bay khu vực hàng đầu châu Á”.
Làm sao để giữ vững “lợi thế cạnh tranh”?
Những giải thưởng danh giá do các tổ chức quốc tế uy tín trao tặng cho du lịch Việt Nam không chỉ là niềm tự hào của đất nước nói chung và của các DN du lịch nói riêng, mà còn khẳng định năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam đã ngày càng thăng hạng. Việc nhận những giải thưởng danh giá như WTA được ví như “giải Oscar” trong lĩnh vực du lịch thế giới là niềm tin để DN du lịch Việt Nam mạnh dạn cạnh tranh sòng phẳng khi bước ra sân chơi lớn của thế giới.
Tuy nhiên, làm thế nào để giữ vững các giải thưởng và liên tục thăng hạng ở những năm tiếp theo, thu hút khách đi du lịch Việt Nam nhiều hơn, khiến du khách thực sự hài lòng, sẵn sàng quay trở lại và giới thiệu thêm nhiều bạn bè khác tới Việt Nam là việc không hề dễ và cần phải có sự nỗ lực của nhiều bên.
Các DN cần cung cấp được những dịch vụ chất lượng và trải nghiệm du lịch hấp dẫn nhằm thu hút du khách, bên cạnh sự tạo điều kiện của các cơ quan quản lý nhà nước để những nhà đầu tư có tâm, có tầm đầu tư nhiều dự án “ra tấm ra món” ở những nơi tiềm năng lớn, dư địa phát triển nhiều. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể hướng tới các danh hiệu cao quý hơn.
Phát biểu gần đây tại Hội nghị liên kết phát triển du lịch TP.HCM và các tỉnh Đông Bắc tại Quảng Ninh, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: “Nhà nước giữ vai trò kiến tạo và dẫn dắt trong phát triển du lịch bền vững, còn tổ chức là DN và nhân dân. Nếu chỉ cậy nhờ vào nguồn vốn nhà nước để đầu tư cho hạ tầng du lịch và làm ra sản phẩm du lịch là khó có thể phát triển được”.
“Thực tiễn đã chứng minh, địa phương nào tìm được nhà đầu tư chiến lược thì sản phẩm du lịch sẽ hoàn thiện, địa chỉ du lịch sẽ rõ ràng. Những minh chứng vừa qua cho thấy các tập đoàn Sun Group, Vingroup, FLC Group… đi đến địa phương nào tạo ra các khu nghỉ dưỡng, sản phẩm du lịch ở địa phương đó, thậm chí làm thay đổi diện mạo cả những vùng đất vốn rất nghèo khổ.”- Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng dẫn chứng.
Đồng tình với ý kiến này, ông Trần Chí Dũng - Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang cho biết: “Số lượng doanh nghiệp đầu tư du lịch, thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang rất lớn. Đặc biệt là tại đảo ngọc Phú Quốc, có những doanh nghiệp nguồn lực rất mạnh, tính chuyên nghiệp cao, tầm cỡ thế giới như: Sun Group, Vingroup, BIM Group, CEO Group… đầu tư các dự án lớn: JW Marriott, Intercontinental, Novotel… Chính những nhà đầu tư này đã giúp cho diện mạo của du lịch Kiên Giang thay đổi từng ngày, giải quyết lượng lao động lớn của địa phương. Nhờ hạ tầng du lịch được đầu tư mạnh mẽ, tính chuyên nghiệp được nâng lên, chất lượng dịch vụ cao đã tạo niềm tin cho du khách, thu hút được những thị trường khách chi trả cao, lưu trú dài ngày”.
Định hướng đúng đắn của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sự năng động của chính quyền địa phương trong cách làm du lịch, sự hỗ trợ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lớn có tâm và có tầm, đó có lẽ là công thức thành công đã được chứng minh thời gian qua, ở nhiều điểm đến và công thức đó cũng sẽ tiếp tục làm nên vị thế mới ngày càng sáng rạng cho du lịch Việt Nam, trên trường quốc tế.
Doãn Phong
" alt="Làm gì để du lịch Việt Nam ngày càng thăng hạng?">Làm gì để du lịch Việt Nam ngày càng thăng hạng?