Ngày 22/2, ca khúc Chúng ta của hiện tạicủa Sơn Tùng bị xóa khỏi YouTube với lý do “bị tranh chấp bản quyền bởi GC”.
16h ngày 23/2, giọng ca gốc Thái Bình tiếp tục bị Robin Wesley, nhà sản xuất âm nhạc người Hà Lan từng hợp tác với Châu Đăng Khoa, tố tự ý sử dụng beat của mình. “Phần giai điệu gốc của bài Có chắc yêu là đâyđược làm bởi Robin Wesley”, anh đăng trên kênh cá nhân. Tuy nhiên, đây mới chỉ là quan điểm từ phía Wesley, phía Sơn Tùng chưa lên tiếng.
Song, khái niệm đạo nhạc vốn phức tạp hơn nhiều. Lời tố của Robin Wesley rơi vào trường hợp “sử dụng beat trái phép”.
Nhà sản xuất bán beat dễ hay khó?
Robin Wesley là chuyên gia bán beat trực tuyến. Từ năm 2013 đến nay, anh cấp khoảng 10.000 giấy phép cho hơn 160 bản nhạc. Nhà sản xuất người Hà Lan bán beat thông qua các trang trực tuyến như BeatStars, Airbit và Soundee...
Nói trên Urban Master Class, Wesley cho biết anh chưa tìm ra người tiên phong cho mô hình kinh doanh beat. Chỉ biết rằng chỉ sau một thời gian ngắn, việc bán beat từ một lĩnh vực kinh doanh không chính thống trở thành thị trường âm nhạc sôi động.
"Trong ngành này, việc mua bán, sử dụng trái phép là sai trái, phi đạo đức", Robin Wesley.
Có hai cách cấp phép beat là Độc quyền và Không độc quyền.
Cấp phép beat không độc quyền được hiểu là “thuê beat”. Với mức giá khoảng 20-300 USD, người mua có thể phát hành chúng trên các nền tảng âm nhạc và kiếm tiền từ nó. Nói cách khác, nhạc sĩ - ca sĩ có thể mua nó từ cửa hàng trực tuyến và sử dụng ngay.
Tuy nhiên, beat không độc quyền có giới hạn về doanh số, lượt phát, lượt xem và cả hạn sử dụng. “Nó có hiệu lực khoảng từ 1-10 năm, tùy vào người bán. Sau khi hết thời hạn hợp đồng, người mua phải gia hạn”, Robin Wesley giải thích.
Vì là beat cho thuê nên chúng có thể được cấp phép cho vô số nghệ sĩ khác nhau, đi kèm một số điều khoản. Ngay cả “beat không độc quyền” cũng có nhiều mức giá, trường hợp của Robin Wesley là từ 30 USD (bản MP3) đến 200 USD (Không giới hạn).
![]() |
Robin Wesley nhắc đích danh Sơn Tùng. |
Với beat độc quyền, người mua hoàn toàn có quyền quyết định đến mọi thứ mua được từ nhà sản xuất. Loại beat này được sử dụng cho đĩa đơn, album, MV… so với beat không độc quyền thường chỉ được sử dụng trong một dự án duy nhất.
Với loại beat độc quyền cũng chia làm hai loại: nhà sản xuất được đứng tên hoặc người mua có hoàn toàn quyền quyết định với bản nhạc. “Trong ngành cấp phép, việc mua bán, sử dụng beat trái phép là sai trái, phi đạo đức và không tuân thủ Luật bản quyền”, Robin Wesley nói trênUrban Master Class.
Quy trình bán beat cơ bản trải qua các bước: Sáng tạo beat, Đăng tải trên các nền tảng mua bán, Quảng bá sản phẩm, Beat được người mua tìm đến và cuối cùng là Nghệ sĩ trả tiền để mua beat.
“Tôi đi từ 500 USD lên hơn 100.000 USD/năm thế nào?”
“Năm 2012, tôi nhờ một người bạn thiết kế giúp trang web bán hàng, nghĩ lại thật kinh khủng”, Robin Wesley hồi tưởng về những ngày đầu bán beat.
Nhà sản xuất người Hà Lan cho biết không một ai truy cập vào trang web. Anh cũng không biết làm thế nào để có được lượng truy cập nhất định. Cuối cùng, Wesley phải nhờ đến bên thứ ba, tải beat lên các nền tảng như YouTube, Soundcloud, SoundClick…
“Tôi thậm chí tìm đến nghệ sĩ nổi tiếng và nhắn tin cho từng người. Lúc đó, tôi rất nản lòng. Tôi cũng mua quảng cáo để được nhiều người biết đến. Nghĩ lại thật xấu hổ”, Wesley kể lại.
“Ngày 23/11/2013, tôi dậy trễ và bị muộn làm. Đêm qua tôi thức suốt đêm để sáng tạo beat. Tôi bỗng nhìn vào điện thoại và thấy có người vừa mua beat của mình với giá 30 USD. Không thể tin được”, nhà sản xuất âm nhạc nói, gọi đây là trải nghiệm tuyệt vời.
![]() |
Hành trình trở thành chuyên gia bán beat của Robin Wesley không hề dễ dàng. |
Tuy đi làm muộn nhưng Wesley thấy vui, liên tục kiểm tra liệu mình có bị nhìn nhầm không. Anh mất gần 30 phút để soạn email cảm ơn, gửi beat đến người mua. Thậm chí, anh gửi mail rỗng vì hồi hộp.
“Đó là khoảnh khắc tuyệt vời nhất cuộc đời tôi. Khoảnh khắc có được 30 USD từ việc bán bản quyền beat đã thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Tuy nghe sáo rỗng nhưng đó là sự thật”, Wesley kể.
Năm 2013, Robin Wesley chỉ kiếm được 500 USD từ việc bán beat. Sau khoảng 8 năm, anh tự tin kiếm được vài trăm nghìn USD/năm. Bán beat từ công việc cá nhân dần trở thành mô hình kinh doanh có hiệu quả. Đến hiện tại, nhà sản xuất âm nhạc người Hà Lan cho rằng thành công của mình được tạo nên từ quá trình làm việc chăm chỉ, kiên trì và liên tục sáng tạo.
Để trở thành nhà sản xuất kiếm được lương 6 con số/năm trong vòng vài năm ngắn ngủi, Wesley cho rằng điều cần thiết là phải đảm bảo đó là beat đáng tiền.
Cách xác định ca sĩ đạo nhạc
“Làm lại ca khúc là việc phổ biến trong quá trình tạo ra bài hát. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa việc sao chép tốt (hợp pháp, có bản quyền, xin phép) và đạo nhạc bất hợp pháp, không biết xấu hổ”, cây bút Jeff Peretz viết trên Vulture.
Trong một bản nhạc, một số yếu tố để xác định việc đạo nhạc là: hòa âm, nhịp, giai điệu, phép nội suy, sampling, flipping, tái chế phong cách và lời bài hát.
Trong âm nhạc, hòa âmnói chung là quá trình tổng hợp các âm thanh riêng lẻ, hoặc là sự chồng chất của âm thanh, được phân tích bằng thính giác.
Nó chủ yếu thể hiện bằng guitar, keyboard hoặc bộ tổng hợp. Phần giới thiệu piano trong bản nhạc cổ điển Let It Be(1968) của The Beatles đã trở thành nền tảng, cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ khác.
Nhịp điệuthường được xem là tiết tấu, nhịp thúc đẩy bài hát. Đây là yếu tố quan trọng xác định hai ca khúc có giống nhau hay không.
Giai điệulà khái niệm chỉ việc các nốt nhạc được chơi tiếp nối nhau. Khi chúng ta hát ca khúc yêu thích, chúng được gọi là “hát theo giai điệu bài hát”. Trong các yếu tố xác định việc đạo nhạc, Giai điệu và nhịp điệu là điều dễ nhận thấy.
Nhiều bài hát sử dụng cùng tiến trình hợp âm, tương tự với nhau về nhịp. Giai điệu là yếu tố khiến bài hát trở nên đặc biệt. Vì vậy, việc sử dụng trái phép giai điệu bài hát này cho ca khúc khác thường dễ bị chỉ trích, thậm chí bị kiện.
Nếu một người sao chép giai điệu, điều đó gọi là trộm cắp, đạo nhạc. Tuy nhiên, nếu trả tiền bản quyền cho nhạc sĩ gốc, giống với trường hợp Ariana Grande sử dụng giai điệu My Favourite Things của Rodgers và Hammerstein vào 7 Rings,đây gọi là nội suy.
Có nghĩa là việc ca sĩ mượn một giai điệu hiện có và sáng tạo lại (được cấp phép) ca khúc hoàn toàn mới là có thể chấp nhận được.
Samplingnói về việc sử dụng một đoạn nhạc sẵn có để tạo ra bài hát mới. Đây là cách dễ nhất để nhận biết đạo nhạc. Tuy nhiên, điều này thường bị nhầm lẫn với phép nội suy.
Flippinglà phương pháp được nhiều nhà sản xuất hip hop áp dụng. Flipping nói về việc sử dụng nhiều đoạn nhạc nhỏ khác nhau của các bài hát cũ để tạo ra thứ âm nhạc hoàn toàn mới. Đây là phương pháp quan trọng mà hip hop cống hiến cho nền âm nhạc đại chúng.
Tái chế phong cách
là kỹ thuật phổ biến để tạo ra âm nhạc mới. Nếu việc này biến mất, một số phong cách âm nhạc sẽ biến mất vĩnh viễn.
Mark Ronson dựa nhiều vào âm thanh của Motown những năm 1960 để đưa Amy Winehouse thành ngôi sao năm 2006. Với Bruno Mars, anh lấy âm điệu funk đầu những năm 1980 của Minneapolis để làm nên thành công của Uptown Funk (2014).
Tuy nhiên, sao chép phong cách có thể mang lại những vụ kiện tụng không mong muốn. Song, yếu tố này khó xác định hơn vì suy cho cùng phong cách không phải là thứ được cấp bản quyền.
Lời bài hátlà yếu tố cuối cùng để xác định bài hát có bị đạo không. Ngoài những cụm từ phổ biến như Oh baby(Này em), In your arms(trong vòng tay bạn), Walked on out the door (bước ra khỏi cửa)... việc sử dụng lại những cụm từ mang đặc trưng ca khúc khác dễ vướng vào kiện tụng.
Girlfriend của Avril Lavigne từng bị kiện bởi câu hát “I want to be your girlfriend”. Lời bài hát được cho là sao chép câu hát "I wanna be your boyfriend" trong bài hát cùng tên của The Rubinoos phát hành năm 1979, chỉ đổi giới tính.
Theo zingnews.vn
Khán giả nhận thông báo "video không khả dụng" khi truy cập. MV "Chúng ta của hiện tại" bị kênh GC báo cáo vi phạm bản quyền.
" alt=""/>Làm thế nào để xác định ca sĩ đạo nhạc?Phía trước cửa tiệm, ông Vinh làm một cái bảng to có in dòng chữ màu đỏ “Tự bơm miễn phí. Không tiền cũng vá”. Bên dưới cùng của dòng chữ, hai chữ “Đừng ngại” được nhấn mạnh bằng màu đen nổi bật.
Sở dĩ, ông Vinh in đậm hai chữ “Đừng ngại” là để những người không có tiền mạnh dạn đẩy xe vào tiệm. Bởi nhiều người “còn nặng sĩ diện, khó khăn cũng không dám mở lời”.
Ngoài tấm bảng này, bên trong cửa tiệm còn có hai tấm bảng khác với những dòng chữ dễ thương như: “Sửa xe ngày và đêm. Có tiền cũng vá, không tiền cũng vá. Tự bơm miễn phí. Gọi đừng ngại! 0903933170”; “Tình bạn không dính vào tiền. Cho vay mất bạn, cho nợ mất khách. Đòi suốt thì ngại, để lâu thì quên. Vui lòng không nợ, không tiền cũng vá. Đừng ngại!”.
Ông Vinh treo những tấm bảng này từ khoảng 5-6 năm về trước và đã giúp không biết bao nhiêu người giữa đường hỏng xe.
Ông Vinh kể: “Hồi đó, tôi thấy nửa đêm mà người ta cứ dắt xe đi tới đi lui. Tôi ra hỏi thăm thì họ nói là không có tiền vá xe. Nghe vậy, tôi nói họ cứ đẩy xe vào tiệm để tôi vá xe miễn phí”.
“Ngoài ra, lúc trước, tôi thường cho bạn mượn tiền, cho khách sửa xe nợ tiền. Sau đó, tôi nhắc nợ mà nhiều người mãi không trả. Tôi rất buồn, cảm thấy như vậy sẽ mất tình cảm nên treo biển vá xe miễn phí từ đó đến nay”, ông Vinh lý giải việc đặt bảng vá xe miễn phí.
Hiện tại, người dân, xe ôm… sống và làm việc gần tiệm sửa xe Vinh đều biết đến việc làm thiện tâm của chủ tiệm. Thế nên, hễ gặp người đi đường dắt xe, họ liền hướng dẫn đến tiệm của ông Vinh.
Ngoài vá xe, bơm xe miễn phí, ông Vinh còn thay ruột xe, đổ xăng… miễn phí cho mọi người. Bên cạnh đó, ông sửa xe cho khách với chi phí thấp hơn nhiều cửa tiệm khác.
Ông Vinh nói: “Tôi chỉ lấy tiền mua phụ tùng thay cho xe của khách chứ không tính tiền công bao giờ. Hồi trước, mỗi ngày tôi dư được 500.000 đồng thì bây giờ chỉ còn 100.000 đồng thôi. Nhưng tôi thấy vậy cũng đủ sống vì chết cũng chẳng mang theo được”.
Tiệm sửa xe của ông Vinh mở cửa 24/24, đêm cũng sáng đèn chờ khách. Ông ngả lưng trên chiếc giường nhỏ, hễ ai đến gọi liền bật dậy sửa xe. Ông bảo mình không yêu nghề mà là yêu khách hàng nên lúc nào cũng sẵn sàng làm việc.
Làm việc tốt từ tâm, không kêu gọi từ thiện
Hơn 30 năm gắn bó với nghề sửa xe, ông Vinh đã quen với cuộc sống tạm bợ trên vỉa hè. Dù có nhà ở Quận 1 nhưng gần 2 năm nay, ông chưa về thăm nhà. Vợ con của ông nếu có nhớ thì tự đến thăm. Họ cũng chẳng vì vậy mà trách móc ông.
“Cha mẹ tôi mất sớm, tôi lưu lạc với đủ nghề. Cuối cùng, tôi lại bén duyên với nghề sửa xe. Ban đầu, tôi lén nhìn người ta sửa xe đạp rồi bắt chước làm theo. Đến bây giờ, loại xe nào tôi cũng biết sửa”, ông Vinh chia sẻ.
Từ chỗ không nhà, ông Vinh cưới vợ sinh con, mua góp được ngôi nhà ở Quận 1. Sống giữa trường đời, ông nếm trải đủ các khổ cực mà cái khổ thời bây giờ không sánh bằng.
Thấm nỗi nhọc nhằn của cảnh nghèo nên ông thương người nghèo. Có lần ông ứa nước mắt khi thấy đôi vợ chồng trẻ khóc vì không có tiền sửa xe.
Họ đẩy xe đi tới lui trên đường Âu Cơ mấy bận. Chợt thấy chữ “Không tiền cũng vá. Đừng ngại” của tiệm sửa xe Vinh, hai vợ chồng bấm bụng đẩy xe vào nhờ giúp đỡ.
Họ không ngờ ông chủ tiệm tốt bụng không chỉ sửa xe miễn phí mà còn gửi cho ít tiền làm lộ phí về quê.
Mỗi ngày, ông Vinh nhận hàng cục cuộc gọi nhờ sửa xe miễn phí, trong đó có rất nhiều sinh viên, công nhân nghèo… Nhận cuộc gọi, ông đều niềm nở hướng dẫn địa chỉ và nói họ đưa xe đến tiệm. Cứ vậy, hết người này đến người khác giới thiệu bạn bè, người thân… đến tiệm của ông.
Trước lượng khách ngày một tăng, ông Vinh phải thuê thêm một người thợ để làm phụ. Dư được bao nhiêu, ông cũng chia cho thợ phần hơn, bởi “nó còn phải lo cho vợ con, tôi thì con cái đã lớn hết rồi”.
Ông Vinh luôn nghĩ cho người khác, bản thân cũng cơm hộp qua ngày, không thiết an hưởng tuổi già. Thậm chí, khi biết có người lợi dụng lòng tốt của mình để được sửa xe miễn phí, ông cũng không phiền lòng.
Ông nói: “Tôi không nghĩ đến việc người ta lợi dụng mình, giúp được thì giúp thôi. Nghĩ người ta lừa mình thì mình chỉ mang thêm tội”.
Lòng nhẹ tênh trước thế sự nhưng ông Vinh thực tâm buồn khi biết nhiều người nói mình dàn cảnh để kêu gọi từ thiện, trục lợi.
Ông đâu ngờ có ngày mình nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Bấy lâu nay, ông vá xe miễn phí cho mọi người bằng cái tâm trong sáng, không vụ lợi.
“Tôi làm bằng khả năng kinh tế của mình, chứ không kêu gọi người khác hỗ trợ. Vậy mà nhiều người đàm tiếu, nói tôi dàn cảnh để trục lợi. Tôi không có thú vui nào ngoài làm việc. Tôi còn mong cuộc sống này có thêm nhiều người mở lòng giống tôi để bà con nghèo được nhờ”, ông Vinh tâm sự.
Khập khễnh với cái chân tật nguyền bẩm sinh, ông Vinh miệt mài làm việc vừa nuôi thân vừa giúp đời. Áo ông lúc nào cũng lắm lem dầu nhớt, bụi đường nhưng tấm lòng luôn sáng trong, dạt dào thiện tâm.
Bên trong tiệm sửa xe lúc nào cũng sáng đèn, có một người chập chờn giấc ngủ, chờ khách lỡ đường hư xe gọi cửa.
Bài, ảnh, clip:Vịnh Nhi
" alt=""/>Chủ tiệm sửa xe 'không tiền cũng vá' khổ với tin đồn dàn cảnhTrong “Hành trình 99 ngày xuyên Việt của Mai”, ca sĩ, nhà báo Bông Mai thừa nhận, để “cai” con cái, quẳng gánh lo mà lên đường không hề dễ dàng. Nhưng chị cũng tự hào cho biết, chị đang thực hiện một hành trình mà ở đó các con là những người bạn “đồng hành” để mẹ yên tâm “sống một cuộc đời rực rỡ”.
Bông Mai chia sẻ, để thực hiện chuyến đi 99 ngày này chị đã phải lên kế hoạch, sắp xếp cuộc sống, sinh hoạt cho bản thân và gia đình một cách chủ động, ổn định trước đó cả năm. Bông Mai gắn bó cùng hai con và hiếm khi rời xa con. Mọi sinh hoạt đều đã hình thành những thói quen, cho nên để "cai" được con là một quá trình dài.
“Chúng tôi đã học cách cùng chia sẻ với nhau những mong muốn trong cuộc sống. Chúng tôi học cách làm bạn với nhau nên khi tôi chia sẻ mong muốn có một chuyến đi xuyên Việt dài ngày, các con đã rất ủng hộ. Ba mẹ con cùng nhau sắp xếp cuộc sống của mỗi người thế nào để cho những người còn lại yên tâm”, Bông Mai chia sẻ.
Nhưng chị cũng thừa nhận bản thân khá may mắn khi "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" để lên đường. Bởi các con đã đủ lớn để sống độc lập với những kĩ năng đã được trang bị. Con gái lớn của Bông Mai năm nay 21 tuổi nên khá độc lập và tự chủ khi bận rộn với việc đi học, đi làm thêm. Con trai của chị thì bước vào tuổi 15, đã nhập học môi trường quân đội nên cũng sống độc lập và quy củ.
“Tôi nghĩ mình đã thực hiện khá tốt việc chuẩn bị cho một quá trình gọi là "cai con" - quá trình dành cho những bậc cha mẹ bước vào tuổi trung niên, có con đến tuổi trưởng thành”, nữ nhà báo tự hào cho biết.
Khi được hỏi trong suốt 99 ngày rời xa nhà và các con để độc hành, có lúc nào chị lo lắng, hối hận, hay có tư tưởng muốn “bỏ cuộc” quay về với các con? Bông Mai cho biết, chị đang thực hiện một hành trình mà ở đó các con cũng đang là người "đồng hành".
Con gái chị đã “đồng hành” cùng mẹ bằng cách hậu thuẫn cho chị xây dựng một team để xử lý các công việc hậu kì, thiết kế cuốn chiếu cho những tài liệu mà chị có được để đến khi hành trình kết thúc, chị không còn phải loay hoay với những gì mình đã ghi lại được.
“Tôi cũng muốn sự giúp đỡ của con gái như một cách để tôi dạy con mình cách sắp xếp từ công việc đến cuộc sống sao cho thật hài hoà. Những việc tưởng chừng rất nhỏ như sắp xếp hành lý, chuẩn bị đồ để lên đường cũng đòi hỏi sự tính toán kĩ lưỡng cho cả hành trình. Việc này cần người hiểu biết nhưng phải cực kì ngăn nắp, cẩn thận.
Đó là cách tôi chỉ cho con gái mình những gì người phụ nữ có thể độc lập theo cách họ muốn mà hạn chế nhiều thiếu sót nhất. Hơn nữa những giá trị văn hoá dân tộc mà tôi có được trong chuyến đi là những bài học về văn hoá của đất nước mình mà hiện nay thế hệ trẻ đang dần bị xa cách.
Con gái tôi cùng các bạn xây dựng một team rất trẻ để họ nhìn vào văn hoá truyền thống dưới góc nhìn của họ, nói lên tiếng nói của người trẻ về văn hoá. Tôi nghĩ những gì tôi làm không chỉ là cho cá nhân tôi, mà ngay cả các con cũng nhận được những giá trị của hành trình thông qua những gì tôi lưu lại. Đó là cách chúng tôi đã cùng nhau "đi", để không có sự cô đơn nào cho cả người đi và người ở nhà. Vì thế tôi nghĩ chúng tôi đã và đang thành công trong cách đồng hành cùng với nhau”.
Bông Mai cũng tiết lộ, 3 mẹ con tạo một nhóm chat để thường xuyên trao đổi thông tin với nhau, quy định về việc ai làm gì cũng cần cập nhật để mọi người cùng biết. Con trai của chị thì đã “luyện” được thói quen chủ động gọi điện hỏi thăm mẹ mỗi ngày chứ không phải chờ mẹ gọi. Đó là chuyển biến rất tích cực của cậu bé. Bên cạnh đó, 2 chị em ở nhà sẽ có những sự liên kết để chăm sóc nhau dù em đang học nội trú để mẹ yên tâm "rực rỡ"”.
Qua chia sẻ của nữ nhà báo, nhiều người thắc mắc liệu phụ nữ có nên “cai” con để dành cho mình không gian riêng, sống vì bản thân? Điều đó liệu có phải là liều thuốc cho con trưởng thành hơn và cho mình sống có ý nghĩa hơn? Nói về điều này, Bông Mai cho hay, khi chị kể với bạn bè việc “cai nghiện” con, nhiều người nghĩ chị đang tự vẽ ra một cái tên để gọi, một cách bao biện cho chuyến đi một mình rong ruổi khắp đất nước này.
“Nhưng thực sự tôi nghĩ đó chính là cách sống, cách tư duy rất đáng để chúng ta không biến mình thành gánh nặng của con cái sau này. Gần 20 năm nuôi con một mình tôi thấm lắm cái gọi là "nghiện con". Bạn thử nghĩ nếu một ngày một người mẹ đơn thân bỗng trở nên cô đơn vì các con trưởng thành, có cuộc sống riêng và rời xa mình thì người mẹ đó có thể tìm thấy niềm vui không? Tôi nghĩ sẽ khó và lâu để chấp nhận”, Bông Mai đặt câu hỏi khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Nữ nhà báo còn cho biết, 5 năm tới chị có kế hoạch đi du lịch vòng quanh thế giới kỉ niệm mốc 50 tuổi nên hiện tại chị cũng đã bắt đầu chuẩn bị những gì có thể giúp chị thực hiện điều này.
“5 năm phía trước là 5 năm tôi lo cho con cái ổn định công việc, học hành. Lúc đó con gái tôi đã đi làm, con trai tôi vào đại học thì chắc chắn chuyến đi vòng quanh thế giới không có gì là không thể thực hiện. Tôi muốn mình là người sống mang lại niềm vui, tích cực cho bản thân nhưng cũng là cho cả những người thân xung quanh mình.
“Cai nghiện” con để sống cuộc đời của mình không có nghĩa là bạn ích kỉ mà là bạn đang chấp nhận việc con cái lớn lên và mình đang già đi. Chấp nhận những sự thật rất hiển nhiên của tạo hoá mà không có những tiêu cực làm ảnh hưởng. Đối với tôi, chưa bao giờ tôi coi mình là người dạy con khôn lớn. Tôi luôn nói với con mình: "Mẹ đang học cách làm mẹ từ chính những thay đổi dù là tốt hay còn cần điều chỉnh của các con. Nên con hãy giúp mẹ làm tốt điều này!", Bông Mai chia sẻ.
Chị cũng nêu quan điểm: "Tôi thích cách đồng hành với con hơn là dạy dỗ. Chưa kể hiện tại các con dạy lại tôi rất nhiều điều, vì bắt đầu mình đang tụt hậu với thời đại số. Vì thế, chúng tôi đang học hỏi lẫn nhau để hoàn thiện bản thân mình".
Minh Châu
Ảnh: NVCC
" alt=""/>Học cách 'cai' con của nhà báo Bông Mai