Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) nêu quan điểm về việc người Việt còn thiếu thói quen đọc sách.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nhấn mạnh sự cần thiết phải hướng trẻ em đến với sách để đối trọng với tác động tiêu cực của công nghệ số. Việc đọc sách không chỉ giúp trẻ giảm thiểu thời gian sử dụng thiết bị điện tử mà còn góp phần hình thành thói quen đọc, rèn luyện tư duy và bồi dưỡng nhân cách.
Văn hóa đọc lâu nay luôn được quan tâm nhưng kết quả còn chưa thực chất. Các thiết chế thư viện, các không gian tự đọc, tự học chưa phát huy được hết giá trị.
Bà Vũ Dương Thúy Ngà - nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL - từng tiết lộ số lượng thẻ đăng ký thành viên của thư viện tại Việt Nam chưa đạt tới 10%. Việc đọc còn hạn chế dẫn tới năng lực tự học giảm xuống, kéo theo nhận thức, đạo đức trong giới trẻ dần xuống cấp, ý thức tham gia vào hoạt động cộng đồng cũng giảm theo.
Số lượng thẻ đăng ký của thư viện tại Việt Nam chưa đạt tới 10%.
TS. Lê Thị Quỳnh Nga - giảng viên trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội - nêu thực tế hiện nay người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ ít dành thời gian cho hoạt động đọc sách.
Đối tượng đọc nhiều sách hơn tập trung vào những người phải đáp ứng yêu cầu của công việc như học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu… mà chưa phải xuất phát từ khát khao tri thức hay say mê vẻ đẹp của ngôn ngữ.
"Một số người khác lại đọc sách theo trend, theo tâm lý đám đông, thích đọc những truyện cấm để thỏa mãn trí tò mò, hoặc chỉ thích đọc truyện tranh, truyện anime với những nội dung hời hợt, thậm chí phản cảm… Tựu trung lại, việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động, và chưa thể gọi là văn hóa đọc được", TS. Lê Thị Quỳnh Nga nhận định.
Văn hóa đọc phải khởi nguồn từ gia đình
Việc đưa văn hóa đọc vào các nhà trường được coi là việc làm phù hợp, dễ có hiệu quả, tuy nhiên, theo thời gian phương thức này dần để lộ điểm yếu.
"Nhiều trường rất quan tâm đến giáo dục văn hóa đọc, dành nhiều tâm huyết và công sức cho việc hình thành và phát triển văn hóa đọc cho các em học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả còn hạn chế do nhà trường phải thực hiện nhiều mục tiêu giáo dục khác nhau", TS Lê Thị Quỳnh Nga nêu.
Việc đưa văn hóa đọc vào các nhà trường chưa phát huy được hiệu quả thiết thực.
Bên cạnh đó, thời gian học sinh ở trường có hạn và nguồn lực của các nhà trường cũng có hạn, nên không thể chỉ trông vào nhà trường. Để hình thành văn hóa đọc, các chuyên gia nhấn mạnh cần sự chung tay của ba bên: gia đình - nhà trường và xã hội.
"Để đọc sách trở nên thường xuyên và dần trở thành văn hóa thì gia đình cũng cần đồng hành với con, duy trì, khuyến khích thói quen đọc sách cho các em. Xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nội dung đọc lành mạnh, phù hợp độ tuổi, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc xây dựng hệ thống thư viện thân thiện tại các trường học, tại những nơi công cộng…", chuyên gia giáo dục Quỳnh Nga nhấn mạnh.
Một số chuyên gia nhấn mạnh văn hóa đọc phải khởi nguồn từ gia đình.
TS Nguyễn Quốc Vương - nhà nghiên cứu giáo dục, nhà hoạt động khuyến đọc - nhấn mạnh cha mẹ chưa thực sự chú tâm đến giáo dục việc đọc cho các con.
“Khác với thế giới, trong 100 người quan tâm việc học ở Việt Nam chỉ có 1-2 người quan tâm đến việc đọc của trẻ. Phần lớn phụ huynh quan tâm đến việc học hơn việc đọc. Việc học ở đây là làm bài tập, giải đề mà không phải rèn luyện kỹ năng tự học, tự đọc cho các con”, TS Nguyễn Quốc Vương nêu.
Nhiều bậc cha mẹ vẫn nhầm lẫn, cho rằng việc học và việc đọc là hai việc tách rời. Đây cũng là lý do dẫn đến việc nhiều phụ huynh nói rằng con bận học nên không có thời gian đọc.
Tăng không gian đọc là chưa đủ
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh kiến nghị xây dựng các góc đọc sách tại nhiều địa điểm công cộng, từ trường học, công viên, bảo tàng, vườn hoa, bệnh viện đến phòng chờ sân bay, bến cảng, khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi, trạm chờ xe bus... nhằm khuyến khích người dân đọc sách mọi lúc, mọi nơi.
Việc xây dựng thêm nhiều không gian đọc là đúng đắn nhưng không phải tất cả. Bởi nâng cao văn hóa đọc là nâng cao thẩm mỹ, lối sống tôn trọng tri thức, tôn trọng văn hóa nói chung. Việc đó không đơn giản chỉ là đưa sách để mọi người đọc. Vì vậy, tăng không gian đọc là tốt nhưng chưa đủ.
Không gian văn hóa đọc sáng tạo là cần thiết nhưng chưa đủ để hình thành văn hóa đọc lâu dài, bền vững.
"Xây thư viện sách in chỉ đáp ứng được một phần độc giả và đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, nếu không khéo sẽ thành đầu voi đuôi chuột. Cần làm cả thư viện sách in và thư viện sách đã số hóa. Với những người ở xa các đô thị, trung tâm văn hóa chắc chắn sẽ không có điều kiện đến thư viện đọc sách, họ sẽ đọc sách trên mạng, vì vậy có thể xem xét xây dựng thư viện số", nhà văn Phan Chi nêu.
Ngoài ra, cũng cần nguồn lực lớn để đầu tư, phát triển nội dung đọc, trong đó tập trung vào các chính sách khuyến khích các tác giả, nhà xuất bản nghiên cứu, đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức để vừa có những tác phẩm có giá trị nghệ thuật, văn hóa cao, vừa hấp dẫn về mặt hình thức nhằm thu hút người đọc.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?" />Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành công bố điểm xét tuyển nguyện vọng bổ sung cho tất cả các ngành như sau: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống 21 điểm, Y học dự phòng 18 điểm, Việt Nam học và Kỹ thuật Ô tô 17.5 điểm, Quản trị kinh doanh 17 điểm, Dược học 16 điểm, tất cả các ngành còn lại đều nhận hồ sơ xét tuyển mức 15,5 điểm.
Trường ĐH Kinh tế Tài chínhxét tuyển nguyện vọng bổ sung ba ngành gồm Ngôn ngữ Nhật, Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế theo kết quả thi THPT quốc gia 2017, điểm xét tuyển bổ sung từ 16 điểm trở lên.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung 3 ngành Thú y, An toàn thông tin và Kinh doanh quốc tế từ 15.5 điểm trở lên (Mức điểm thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1 là 0,5 điểm). Đối với các ngành khác mức điểm nhận hồ sơ từ điểm trúng tuyển đợt 1 trở lên.
TrườngĐại học Xây dựng Miền Tây tuyển bổ sung 285 chỉ tiêu các ngành Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị, Quản lý xây dựng - đô thị, Kỹ thuật công trình xây dựng... Điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển chung cho tất cả tổ hợp môn là 15,5.
Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huếnhận hồ sơ xét tuyển bổ sung cho các ngành Kinh tế, Kinh doanh thương mại, Tài chính ngân hàng, Kiểm toán, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Kinh doanh nông nghiệp, Kinh tế nông nghiệp và một số ngành liên kết. Mức điểm nhận hồ sơ là 15,5 điểm.
Trường ĐH Nông lâm - ĐH Huếcũng nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung cho 18 ngành đại học gồm Khoa học đất, Kỹ thuật cơ - điện tử, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến lâm sản, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, Khuyến nông, Chăn nuôi, Nông học, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, Lâm nghiệp, Lâm nghiệp đô thị, Quản lý tài nguyên rừng, Nuôi trồng thuỷ sản, Bệnh học thuỷ sản, Quản lý nguồn lợi thuỷ sản, Quản lý đất đai là 15,5 điểm. Hai ngành CĐ là Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản chỉ yêu cầu tốt nghiệp THPT, có thi tổ hợp môn Toán - Lý - Hóa hoặc Toán - Hóa - Sinh.
(Ảnh: Tuệ Minh)
Trường Đại học Bạc Liêu tuyển bổ sung 195 chỉ tiêu đại học các ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi và Khoa học môi trường. Trường tuyển hai hình thức xét điểm thi THPT quốc gia (lấy mức sàn 15,5 điểm) và xét học bạ (18 điểm).
Trường Đại học An Giang tuyển bổ sung 520 chỉ tiêu bậc đại học cho 24 ngành. Điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung bậc đại học từ 15,5 đến 21.
Trường Đại học Võ Trường Toản tuyển bổ sung 50 chỉ tiêu cho ngành Y đa khoa đại học chính quy với mức điểm nhận hồ sơ từ 18, điểm trung bình ba năm THPT của một trong các tổ hợp xét tuyển trên 7.
Trường Đại học Tây Nguyên tuyển bổ sung cho 16 ngành đại học với hơn 400 chỉ tiêu. Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển cho tất cả các ngành 15,5 điểm.
Ngoài ra, một số trường khác cũng nhận hồ sơ xét tuyển như: Trường ĐH Hùng vương TP.HCM, Trường ĐH Đồng Tháp, Trường ĐH Kinh tế công nghiệp Long An, Trường ĐH Lạc Hồng, Trường ĐH Phú Yên....
Lê Huyền
" alt="Xét tuyển đại học 2017: Hàng loạt ĐH xét tuyển nguyện vọng bổ sung" />Xét tuyển đại học 2017: Hàng loạt ĐH xét tuyển nguyện vọng bổ sung
Trong không gian sang trọng, nữ MC "Sức sống mới" diện các thiết kế tinh tế, phù hợp nhan sắc và vóc dáng tuổi 46.
Nổi tiếng vai trò MC, diễn viên nhưng hiện Thanh Mai tập trung lĩnh vực kinh doanh làm đẹp có chi nhánh tại nhiều nước châu Á.
Chia sẻ về một ngày của mình, Thanh Mai cho biết cô chủ yếu dành toàn thời gian cho làm việc và nghỉ ngơi.
"Tôi luôn quan điểm làm gì cũng phải toàn tâm toàn ý, cả khi thư giãn cũng vậy. Khi hoàn tất công việc, tôi trở về nhà tập yoga, chăm vường, đọc tin tức và trò chuyện cùng bạn bè. Có thư giãn bản thân mới sạc năng lượng tiếp tục làm việc, sáng tạo được", Thanh Mai chia sẻ.
Chia sẻ về dự định tương lai ở tuổi 46, Thanh Mai cho biết cô chỉ cầu mong bình an, sức khỏe và nhiều thời gian bên gia đình.
"Nếu may mắn công việc thuận lợi, tôi cũng muốn đi du lịch cùng người thân, tìm hiểu cuộc sống, văn hóa nhiều vùng đất mới. Xúc động trước một cảnh đẹp, một kỳ quan hay tìm hiểu được những nét văn hóa thú vị khiến mình lớn lên và trẻ ra. Đồng thời, Mai may mắn được đến các quốc gia khác, học được nhiều điều để phát triển cho công việc kinh doanh nói riêng và ngành thẩm mỹ nói chung", Thanh Mai chia sẻ.
Vóc dáng vạn người mê của Thanh Mai dù đã ở tuổi 46.
Ngân An
U50, MC Thanh Mai vẫn bạo dạn khoe lưng trần
MC Thanh Mai khoe vẻ trẻ trung, năng động và lưng trần gợi cảm dù đã bước sang tuổi trung niên.
" alt="Thanh Mai khoe vóc dáng chuẩn ở tuổi 46 tại biệt thự sang trọng" />
...[详细]
- Thị phi, tin đồn từng khiến anh áp lực và trốn tránh. Còn bây giờ, mọi thứ với anh thế nào?
Nếu cứ mãi lo sợ, có lẽ tôi không thể sống và làm việc trong showbiz tới giờ phút này. Khi còn được nhắc tên, còn các tin đồn tức là cái tên Dương Triệu Vũ vẫn còn “view”. Vậy thì cứ để họ đồn, không sao cả. Điều quan trọng vẫn là chính mình, sống tử tế và trách nhiệm thì không gì phải hổ thẹn.
Tính tôi thẳng thắn, sự việc xảy ra buộc lòng phải lên tiếng. Khi đã giải quyết xong tôi khép lại, không lăn tăn nghĩ ngợi. Người nghệ sĩ luôn nhạy cảm trong suy nghĩ. Gần đây, Coco Lee, ca sĩ tôi yêu quý qua đời vì trầm cảm. Tôi chợt thấy nên nhìn thoáng hơn, để bình yên cho bản thân và người xung quanh.
Không nghĩ sẽ kết hôn hay sinh con!
- Hiện chuyện tình cảm anh thế nào?
Mối quan hệ giữa tôi và người yêu vẫn ổn định trong 6 năm qua. Chúng tôi tìm được cảm giác bình yên, an toàn khi bên nhau. Đây cũng là điều mong mỏi lớn nhất với tôi lúc này.
Người ấy chia sẻ với tôi rất nhiều, từ chuyện công việc ca hát đến cuộc sống. Bạn quan tâm một cách thầm lặng, chu đáo, khiến tôi cảm giác an toàn.
Chúng tôi cũng có quãng thời gian không hiểu nhau, dẫn đến một số tranh cãi gay gắt. Hiện tôi bao dung hơn, bất cứ chuyện gì cũng suy nghĩ cho đối phương.
- Một mối quan hệ kéo dài như thế, anh liệu sẽ kết hôn hay ít nhất công khai với mọi người?
Quan điểm của tôi khác số đông. Tôi không định sẽ đăng ký kết hôn hay bắt buộc phải lập gia đình. Tôi không muốn bị lệ thuộc, bó buộc vào một tờ giấy. Thực tế nhiều cặp đôi cưới hỏi đàng hoàng, làm mọi thủ tục vẫn ngoại tình, đổ vỡ.
Kết hôn cũng ít nhiều mất đi sự lãng mạn trong tình yêu, nên thôi “hãy cứ là tình nhân”. Tôi vui vì mối quan hệ của cả hai đến lúc này được bạn bè, gia đình và người thân ủng hộ.
- Đàm Vĩnh Hưng trong 2 năm qua quen thuộc với hình ảnh ‘ông bố bỉm sữa’, anh có dự tính sẽ có con như anh ấy?
Thú thật khi nhìn hình ảnh của anh Hưng bên cạnh con trai - bé Polo Huỳnh - trong một phút giây nào đó tôi đã mong mỏi có con.
Tuy nhiên, tôi lúc này chưa thích hợp để làm bố. Cuộc sống tôi nay đây mai đó, đi khắp nơi làm sao lo cho con trọn vẹn được. Hay nếu cứ mang con theo suốt bên cạnh lại tội cho bé. Đó là lý do tôi xin anh Hưng cho làm cha đỡ đầu Polo.
Có thể năm 50 tuổi suy nghĩ tôi sẽ khác. Tôi tin mọi thứ đều phải đủ duyên lành, con cái cũng vậy. Tôi có lòng tin tuyệt đối vào những gì mình được ơn trên trao tặng và hiện hữu trong đời.
Sau khi cha mất năm 2021, Dương Triệu Vũ và Hoài Linh dành nhiều thời gian bên mẹ.
- Điều anh trăn trở lúc này là gì?
Quá khứ đã qua, tương lai chưa biết nên tôi phải sống hết lòng cho hiện tại. Gia đình, bạn bè và sức khỏe là 3 thứ tôi ưu tiên hàng đầu. Tôi cũng cố gắng giữ giọng, chăm sóc vẻ ngoài để được đứng trên sân khấu lâu dài.
Tất nhiên cuộc sống mà! Sẽ có nỗi lo toan bộn bề, quan trọng là chúng ta thích nghi thôi. Khi biết đủ và hài lòng với nó, không điều gì khiến tôi lăn tăn hay mệt mỏi nữa. Tôi trân trọng lần gặp gỡ mọi người và biết ơn những mối nhân duyên đi qua trong đời.
MV 'Bartender' của Dương Triệu Vũ:
Dương Triệu Vũ song ca cùng Hoài Linh trên du thuyền
Hoài Linh sẽ là khách mời đặc biệt xuất hiện trong liveshow lần này của em trai trên sân khấu được dựng trên một du thuyền dài hơn 20m.
" alt="Ca sĩ Dương Triệu Vũ: Cứ để họ đồn về tôi, không sao cả!" />