Công nghệ

Soi kèo phạt góc Fulham vs Chelsea, 18h30 ngày 10/9

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-02-03 20:38:51 我要评论(0)

èophạtgócFulhamvsChelseahngàâm lich hôm nay Pha lê - 10/09/2022 04:35 âm lich hôm nayâm lich hôm nay、、

èophạtgócFulhamvsChelseahngàâm lich hôm nay   Pha lê - 10/09/2022 04:35  Kèo phạt góc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Học sinh cả nước đang gấp rút đăng ký xét tuyển đại học bằng điểm thi THPT quốc gia, đang thực hiện điều chỉnh nguyện vọng để chọn trường phù hợp. Cũng thời điểm này hàng nghìn thí sinh đã trúng tuyển bằng phương thức xét học bạ đang làm thủ tục nhập học. Với những người làm công tác tuyển sinh ở trường đại học, luôn có những câu chuyện thú vị.

Phụ trách tuyển sinh một trường ĐH ở TP.HCM kể, mỗi mùa tuyển sinh ông chứng kiến nhiều trường hợp, câu chuyện đặc biệt. Những trường hợp đặc biệt này luôn đọng lại trong tâm trí ông như những kỷ niệm đẹp, nhắc nhở ông phải làm việc tốt hơn.

{keywords}
Phụ huynh đồng hành cùng con trong kỳ thi. Ảnh: Phạm Hải
 

Ông kể, cách đây 4 năm, khi bắt đầu được giao nhiệm vụ phụ trách tuyển sinh cho trường cũng là lúc nở rộ phương thức xét tuyển đại học từ kết quả điểm học bạ. Với học sinh thành phố, được tiếp cận thông tin tốt nên nắm rất vững việc chuẩn bị hồ sơ xét tuyển như thế nào. Học sinh ở vùng sâu, vùng xa nắm thông tin không vững nên nhiều thí sinh rất mông lung.

"Năm đó trường chúng tôi bắt đầu tuyển sinh bằng học bạ nên thông báo rộng rãi. Ngày nhận hồ sơ có một chị phụ huynh ở Đức Trọng, Lâm Đồng đưa con xuống nộp hồ sơ. Hai mẹ con chị tới trường sớm lắm, cứ rón rén như đi xin cái gì đó.

Mấy hôm nhận hồ sơ, tôi thường lên trường trước 6 giờ sáng để chuẩn bị. Tới nơi tôi đã thấy mẹ con chị ngồi ở ghế đá mang theo mấy con vịt và mít. Thấy hai mẹ con vất vưởng tôi lại hỏi thì chị hơi ái ngại" - ông kể.

Theo ông, chắc hai mẹ con phụ huynh trước khi đi đã nghe cảnh bảo xuống thành phố dễ bị lừa nên rất dè chừng. Khi bảo vệ nhà trường đến hướng dẫn và chỉ tất cả hồ sơ nộp vào trường đều do ông duyệt thì hai chị phụ huynh vẫn bán tin bán nghi

"Sau đó tôi đã tư vấn cặn kẽ cho hai mẹ con các hình thức xét tuyển, lúc này có vẻ họ đã bớt nghi ngờ tôi hơn. Cũng có thể lúc đó tôi mặc áo thun và đi dép lê, không ra dáng cán bộ viên chức nên họ nghi ngờ. Thông thường mấy ngày này do tính chất công việc hay di chuyển nên tôi hay chọn trang phục thoải mái để thuận tiện"- ông nói.

Vị phụ trách tuyển sinh kể tiếp, đến giờ nhận hồ sơ, hai mẹ vị phụ huynh vào hỏi thăm kỹ đội ngũ tư vấn để làm hồ sơ xét tuyển cho con. Lúc đó, thấy ông cũng vào phòng và nhắc nhở các nhân viên nên họ đã tin tưởng hơn. Thấy ông chị phụ huynh gọi và hỏi to.

"Do bận việc nên tôi yêu cầu các nhân viên trong phòng hướng dẫn mẹ con họ. Nhưng điều lạ lùng là khi tôi làm việc đến hơn 12h trưa và ra đi ăn cơm thấy mẹ con chị vẫn ngồi ở ghế đá. Tôi tưởng hai mẹ con chị chưa xong hồ sơ nên hỏi xem cần hỗ trợ gì thì chị bảo đợi tôi để gửi biếu 2 con vịt xiêm và trái mít.

Chị bảo không biết cách xét tuyển như thế nào nên hai mẹ con mang tất cả giấy tờ liên quan tới trường, không ngờ gặp được thầy cô nhiệt tình và giúp đỡ nên phải chờ gửi quà cho bằng được. Tôi nói mãi chị vẫn không chịu đem về và cứ nói quý hóa lắm mới gặp được gặp thầy cô nhiệt tình nên gửi quà cám ơn và mong con chị ấy được học ở trường. Thế là tôi đành nhận và tối đó mấy anh em lại say túy lúy"- ông kể vui.

Vị phụ trách tuyển sinh tâm sự, khi nghe chị phụ huynh trò chuyện ông thấy rất thương. May mắn, con chị có điểm học khá cao nên trúng tuyển vào ngành cơ khí của trường. Sau này em học sinh nhập học, xét thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà trường đã thực hiện miễn phí ký túc xá. Phòng tuyển sinh cũng kiếm việc làm thêm cho em, đồng thời cho em học thêm môn tiếng Anh giảm giá.

"Về phần người mẹ, cứ đầu năm con tới trường là chị gửi con quà tới, khi thì buồng chuối, khi thì mít, khi thì bơ. Năm nay con chị đã ra trường và xin được việc. Chúng tôi cũng rất thoải mái"- ông nói.

Một trường hợp khác cũng được vị phụ trách tuyển sinh kể lại, năm ngoái một phụ huynh ở Bình Phước, có con nộp hồ sơ vào trường không rõ quy định đã xuống canh me điểm chuẩn trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng.

"Vị phụ huynh này chọn cho con học ngành Công nghệ hóa học. Khi ông đến, các nhân viên tư vấn của trường đã tư vấn cho ông cứ đăng ký bình thường vì phần mềm xét chứ trường không làm. Dù đã khuyên nhưng ông vẫn không chịu và cứ ngồi đợi điểm huẩn để tham khảo và chọn nguyện vọng.

Ông ấy bảo đọc trên báo và thấy năm 2015, mọi người thay đổi nguyện vọng như chơi chứng khoán. Vì vậy ông phải tới trường xem điểm chuẩn như thế nào và báo cho con thay đổi. Ông thuê nhà nghỉ ở gần trường và ngày nào cũng vào ngồi chờ. Chúng tôi khuyên như thế nào cũng không làm ông thay đổi. Tới ngày cuối đổi nguyện vọng, ông ngồi lấy giấy viết ra và ghi nhận thông tin (thực ra chả có thông tin gì). Chủ yếu là ông xem có đông người đến nộp hồ sơ học bạ không, rồi người đến hỏi về cách đăng ký đổi nguyện vọng để từ đó dự đoán điểm cho con mình"- vị này kể tiếp

Theo vị phụ trách tuyển sinh, dù những người có trách nhiệm đã phân tích rất kỹ nhưng vị phụ huynh kia vẫn không chịu về. Ông không tin là nguyện vọng có thứ tự khác nhau nhưng vẫn công bằng trong xét tuyển. Ổng phân tích rằng trong xét nguyện vọng nếu không phân biệt thứ tự như thế thì làm sao làm được. Không thể nào chọn ra được thí sinh trúng tuyển nếu không lấy trước NV1 sau đó mới tới NV2 và NV3.

"Chúng tôi phân tích mãi về cách làm của thuật toán "sàng lọc" thí sinh và nhấn mạnh ý đó là thuật toán để máy tính xử lý nên không khó khăn lắm với mô hình đệ quy như thế, nhưng ông vẫn không chịu. Ông còn khẳng định rằng nhà có con và cháu thi lớp 10 và ổng chọn đều đúng cả. Nhưng sau đó không chờ được ngày trường công bố điểm chuẩn nên ông cũng ra về"

Vị phụ trách tuyển sinh cho hay, đó là những câu chuyện vừa ý nghĩa nhưng cũng dở khóc dở cười mùa tuyển sinh. Ông chỉ mong những ngày này thí sinh và phụ huynh đọc kỹ thông tin, tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển.

Lê Huyền

Cách điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển để tăng cơ hội trúng tuyển đại học

Cách điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển để tăng cơ hội trúng tuyển đại học

- Từ 22/7, thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học. Thời gian điều chỉnh từ nay tới 31/7.

" alt="Đưa con đi làm hồ sơ xét tuyển phụ huynh mang vịt biếu thầy" width="90" height="59"/>

Đưa con đi làm hồ sơ xét tuyển phụ huynh mang vịt biếu thầy

{keywords}Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Người sử dụng lao động phải bỏ tiền ra đào tạo lại là giáo dục đại học không thành công". Ảnh: Lê Thanh Hùng

Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng nhiều trường hiện nay vẫn mất nhiều tâm sức cho xét tuyển, trong khi trường đại học còn phải trách nhiệm với người học, cam kết với họ để khi ra trường có kết quả tốt.

Do đó, tự chủ đại học là trục xuyên suốt; tuyển sinh chỉ là một khâu. Hiện nay, các trường mới tập trung vào đào tạo, thời lượng bàn với nhau về nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, khời nghiệp, gắp kết đào tạo với sử dụng còn ít.

"Chúng ta phải quan niệm lấy người sử dụng lao động làm trung tâm để tạo ra sản phẩm, đưa ra sản phẩm người sử dụng không ưng, người ta phải bỏ tiền thêm ra đào tạo lại là không thành công. Sản phẩm đào tạo dù điểm giỏi, dù thủ khoa mà xã hội không dùng chính người học cũng sẽ chán nản. Đã đến lúc các trường cần thể hiện trách nhiệm xã hội, chứ không thuần túy đào tạo được bao nhiều cử nhân, thạc sĩ. Phải lấy sự phát triển bền vững, trách nhiệm cộng đồng xã hội làm mục tiêu phát triển".

Nhắc lại những giải pháp như minh bạch điều kiện đảm bảo chất lượng, chú trọng kiểm định chất lượng...để tiến tới các trường cạnh tranh bình đẳng về chất lượng, bộ trưởng Nhạ kêu gọi: "Chúng ta cùng nhau quyết tâm xây dựng nền giáo dục đại học trung thực, chất lượng".

Ông nhấn mạnh rằng không sợ bị chê yếu; nếu yếu thật thì nhìn thẳng vào mà sửa.

"Tôi có niềm tin chúng ta sẽ xây dựng được một nền giáo dục đại học có chất lượng, bởi chất lượng phổ thông của chúng ta không thấp, nhu cầu học đại học của thị trường hơn 96 triệu dân lớn, thị trường lao động cần rất nhiều nhân lực chất lượng, chất lượng cao, đó là yếu tố thuận lợi của đại học".

Chớm lo xét tuyển từ kết quả học bạ

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tuyển sinh đại học năm 2019 đã diễn ra sáng 17/7 đã nêu ra một số vấn đề.

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy tổng chỉ tiêu tuyển sinh của năm 2019 là 489.637, trong đó chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi THPT là 341.840 (tương đương năm 2018); số chỉ tiêu theo học phương thức khác (học bạ, đánh giá năng lực, kết hợp,…) là 147.797 (tăng 36.000 so với năm 2018); chỉ tiêu khối ngành sư phạm là 46.285.

{keywords}
Năm 2019 có 357 trường tuyển sinh ĐH. Ảnh: Lê Thanh Hùng

Trong các phương thức này, nổi lên vấn đề xét tuyển bằng học bạ, khi một số trường mạnh dạn mở rộng tỷ lệ tuyển thẳng tới 30% hoặc nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi chưa có kết quả công nhận tốt nghiệp THPT, một số trường đã nhanh chóng công bố kết quả trúng tuyển của thí sinh theo cách này.

Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhìn nhận "giáo dục đại học ngày càng cạnh tranh". Các trường yêu cầu thí sinh xác nhận trúng tuyển từ kết quả học bạ sớm trước thời điểm có kết quả tốt nghiệp THPT có thể khiến thí sinh mất cơ hội vào những trường khác.

Còn ông Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo (ĐHQG Hà Nội) nhìn nhận rằng các trường tốp trên ít xét học bạ do thiếu sự tin tưởng. Ông đề nghị cần thống kê giữa xếp loại học bạ và kết quả THPT và Bộ xem xét để đánh giá lại xem kết quả ấy có chính xác không.

Tại hội nghị,TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH  đã lưu ý 5 vấn đề đối với đề án tuyển sinh của một số trường như: đề án tuyển sinh chưa chính xác về giảng viên; xác định quá nhiều tổ hợp xét tuyển; thông tin về điểm nhận hồ sơ xét học bạ của một số ngành sức khỏe không rõ ràng;  thông báo kết quả xét tuyển học bạ trước khi xét tốt nghiệp THPT,…

Bộ GD-ĐT cũng khuyến cáo các trường tuyển sinh nhiều phương thức, cần xác định tỷ lệ phù hợp để đảm bảo chất lượng đầu vào; thống kê điểm thi THPTQG của các em trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển khác; so sánh điểm trung bình chung thi THPTQG của các phương thức xét tuyển khác nhau. Bên cạnh đó, cũng phải nghiên cứu so sánh chất lượng quá trình học tập, tốt nghiệp, việc làm… của các SV vào học theo các phương thức tuyển sinh khác nhau. Ngoài ra, trường phải có phương án chủ động tuyển sinh, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cho các năm sau.

Tổ hợp truyền thống chiếm thế "thượng phong"

Mặc dù hơn 400 trường tuyển sinh theo 133 tổ hợp, nhưng các tổ hợp truyền thống bao quát hầu hết nhu cầu của ngành đào tạo (90% nguyện vọng/5 tổ hơp).

{keywords}
Nguyện vọng và tổ hợp. Thống kê của Bộ GD-ĐT

Do đó, bà Phụng cũng lưu ý các trường không nên đặt ra quá nhiều tổ hơp xét tuyển, trừ các ngành đặc thù.

Thực tế, số thí sinh đăng ký xét tuyển bằng 133 tổ hợp ngoài truyến thống là không nhiều, chỉ chiếm gần 10% nguyện vọng.

Sai phạm sẽ bị tước quyền tự xác định chỉ tiêu trong 5 năm

Tại hội nghị, Bộ GD-ĐT đặc biệt nhắc nhở về trách nhiệm giải trình và các chế tài khi trường vi phạm quy chế tuyển sinh.

Bà Phụng nhấn mạnh rằng Bộ cho phép các trường tự chủ trong tuyển sinh nhưng năm nay những trường nào tuyển vượt chỉ tiêu thì nhà trường và các cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm.

Các cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh thì bị xử lý cụ thể là trừ chỉ tiêu năm tiếp sau cùng xử phạt hành chính và không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong 5 năm tiếp theo.

Hiệu trưởng hoặc Chủ tịch hội đồng tuyển sinh và những người liên quan vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức Luật lao động cùng những mức phạt hành chính, hình sự... tùy theo mức độ lỗi.

Thanh Hùng – Thúy Nga

Biến động điểm 9 thi THPT quốc gia năm 2019

Biến động điểm 9 thi THPT quốc gia năm 2019

Từ dữ liệu điểm thi do Bộ GD-ĐT cung cấp, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan, Australia đã có sự thống kê thú vị về số lượng thí sinh đạt điểm giỏi (>=9) trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 và 2019.

" alt="Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Các trường vẫn mất nhiều tâm sức xét tuyển đại học'" width="90" height="59"/>

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Các trường vẫn mất nhiều tâm sức xét tuyển đại học'