NextTech kiến nghị xây dựng hành lang pháp lý cho Blockchain và tiền ảo tại Việt Nam
Công nghệ đang trở thành yếu tố chi phối,ếnnghịxâydựnghànhlangpháplýchoBlockchainvàtiềnảotạiViệngoại hạng anh 2023 dẫn dắt nền kinh tế
Cuối tháng 3/2018 vừa qua, tại Ba Vì, Hà Nội, lần đầu tiên Bộ Tư pháp phối hợp cùng NextTechGroup tổ chức hội thảo “Xây dựng khung pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam – Một số vấn đề đặt ra”. Đây là dịp để cơ quan xây dựng chính sách lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực Crypto Currencies (Tiền điện tử) để từ đó có những đề xuất liên quan đến việc xây dựng khung pháp lý quản lý tiền ảo tại Việt Nam hiện nay.
Trong tham luận “Hành lang pháp lý quản lý tiền ảo tại các nước trên thế giới” trình bày tại hội thảo, điểm lại 4 làn sóng khoa học công nghệ làm thay đổi thế giới kể từ thế kỷ 18 cho đến nay, ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech Group nhận định, mỗi cuộc cách mạng đều đem lại năng suất lao động cao hơn và sự thịnh vượng cho những quốc gia đi đầu biết nắm bắt cơ hội; nhưng đồng thời cũng đưa đến tai họa cho những nước không biết tận dụng cơ hội.
Ông Bình cũng chỉ rõ, các cuộc cách mạng sau có thời gian để “lây lan” ra toàn thế giới càng nhanh hơn. Cụ thể, trong khi các cuộc cách mạng trước phải mất vài chục năm thậm chí hàng trăm năm mới được phổ biến ra toàn thế giới, thì với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, quá trình toàn cầu hóa diễn ra rất nhanh. Đơn cử như, chỉ cần từ 3 - 5 năm là đủ thời gian để 1 ứng dụng công nghệ trong cuộc cách mạng về CNTT, Internet, di động như Uber, Grab, GoJek… phổ biến rộng khắp và đe dọa đến ngành công nghiệp taxi. “Từ đó, có thể thấy rằng, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này, đất nước chúng ta cần nhanh chóng lướt trên các cơn sóng của thời đại mới, còn nếu chần chừ, chậm chạp thì sẽ bị “nhấn chìm”, bị lỡ tàu như trong các cuộc cách mạng trước”, ông Bình nêu quan điểm.
Đề cập đến những hệ quả mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa lại, theo ông Bình, trước hết đó chính là nền kinh tế tri thức cho phép con người không cần có tư liệu sản xuất như đất đai, tài nguyên thiên nhiên… cũng có thể trở nên giàu có. Minh chứng rõ nhất là sự xuất hiện của các tỉ phú tự thân, đi lên từ 2 bàn tay trắng, chỉ nhờ vào chất xám. Hệ quả thứ hai cũng là hệ quả trực tiếp đang đe dọa sự tồn tại của mô hình kinh tế thị trường truyền thống. Và xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ là hệ quả lớn thứ ba mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến.
“Ngày nay, toàn cầu hóa diễn ra vô cùng nhanh chóng. Các doanh nghiệp công nghệ như Grab mới khởi nghiệp cách đây 5-6 năm, hay GoJek khởi nghiệp từ 3-4 năm trước nhưng đến nay đều đã trở nên phổ biến ở khu vực Đông Nam Á và “đô hộ” các quốc gia. Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không thể nghĩ trong phạm vi biên giới hẹp”, ông Bình nói.
Theo phân tích của người đứng đầu NextTech Group, trong kỷ nguyên Internet hiện nay, nền kinh tế được chi phối bởi dầu mỏ, tài nguyên, khai khoáng… đang bị thay thế bằng nền kinh tế do công nghệ dẫn dắt, chi phối. Ông Bình nhấn mạnh: “Điều này được thể hiện rõ qua danh sách 10 Công ty có giá trị thương hiệu lớn nhất trên thế giới năm 2017 có sự góp mặt của 9 doanh nghiệp công nghệ, chỉ có có duy nhất 1 công ty truyền thống đứng ở vị trí thứ 10 là McDonald’s và chắc rằng trong năm nay Công ty này sẽ bị đánh bật khỏi danh sách. Đây sẽ là minh chứng hùng hồn nhất cho luận điểm nền kinh tế hiện nay không còn bị chi phối bởi dầu mỏ, tài nguyên mà đang được dẫn dắt bởi công nghệ”.
Cùng với đó, kỷ nguyên Internet cũng chứng kiến sự xuất hiện của kinh tế ngang hàng. Khác với kinh tế thị trường truyền thống có công cụ điều tiết chung là tiền, với kinh tế ngang hàng, người này sẽ tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trực tiếp của người khác dựa trên sự chia sẻ và sử dụng tài nguyên, vật lực dư thừa của xã hội dựa trên nền tảng kết nối thông tin bằng CNTT và Internet.
Hiện nay, người ta có thể chia sẻ nhiều thứ từ nhà cửa, xe cộ, văn phòng…và ai cũng có thể vừa là người sản xuất vừa là người tiêu dùng. Đơn cử như tại Mỹ, hiện nay ra đường có thế nhìn thấy sự hiện diện của kinh tế ngang hàng, kinh tế chia sẻ ở khắp nơi, như đi trên đường có Uber, Lyr, RelayRides; vận chuyển hàng có Postmate, Taskrabbit; đi vay ngân hàng có LendingClub; đặt phòng có Airbnb, Onefinestay…