Sau 7 năm miệt mài với nghề streamer, PewPew đã dừng chân, rẽ lối theo công việc khác.
"Từ mai mình có thể sống một cuộc sống bình thường. Ngày làm 8 tiếng, cuối tuần đi chơi hang out cùng bạn bè. Ngủ một giấc không lo sợ nhỡ việc. Một thời để nhớ. Nếu bạn còn trẻ, hãy sống sao tới 30 tuổi nghĩ lại và mỉm cười", PewPew chia sẻ.
Có rất nhiều người hâm mộ của PewPew tiếc nuối khi nghe thông tin này. Tuy nhiên, một số khác lại bày tỏ sự hoài nghi PewPew chỉ vui đùa với mọi người vì anh đăng bài vào khoảng thời gian gần ngày Cá tháng tư (1/4).
PewPew chính thức nghỉ làm streamer
Vào ngày 4/4, PewPew đã giải đáp thắc mắc cho mọi người.
"Em viết status để nhắc nhở bản thân không còn làm việc điên cuồng vì chữ streamer. Em đã đạt được mục đích ban đầu theo nó. Là góp phần biến nó thành công việc, có môi trường riêng và có giá trị riêng. Cũng tự nhắc nhở đã có một tuổi trẻ tưng bừng. Dám làm dám học hỏi va chạm. Làm hết mình chơi mất xác về ngủ dậy lại quay cuồng. Tới lúc đã thấy đủ với đam mê. Với công việc. Muốn sống một cuộc sống bình thường", anh trải lòng trên Facebook.
Trao đổi với Zing.vn, PewPew xác nhận đã giải nghệ. Anh đã chuyển sang công việc mới phù hợp và nhàn rỗi hơn. Thay vì tập trung vào sự nghiệp streamer vất vả như trước thì giờ đây, PewPew sẽ dành thời gian cho gia đình, bạn bè và cho chính bản thân anh.
Tuy nhiên, anh tiết lộ bản thân sẽ tiếp tục stream để phục vụ khán giả, những người yêu thích và đã theo dõi mình bao lâu nay với mục đích vui vẻ, giải trí. Buổi stream mới nhất của anh với game Auto Chess vẫn thu hút rất nhiều fan bình luận.
"Anh không ngại ra Hà Nội, anh chỉ cần một lý do", PewPew nói với Trâm Anh trong một show truyền hình.
PewPew tên thật là Hoàng Văn Khoa (1991). Kênh PewPew có gần 3 triệu lượt đăng kí. Cái tên PewPew bắt nguồn từ âm thanh phát ra của nhân vật trong game Dota 2 mà anh chơi.
Anh được mọi người biết đến nhiều hơn với câu nói “Anh không ngại việc ra Hà Nội, anh chỉ cần một lý do” trong một show truyền hình.
Muôn hình vạn trạng nghề streamer
Streamer là người phát sóng trực tiếp (streaming) nội dung trên các nền tảng trực tuyến. Nội dung họ stream có thể là chơi game, ca hát, nhảy múa, kể chuyện...
Việc phát trực tuyến có thể được thực hiện qua các nền tảng trực tuyến như Twitch, YouTube hay Facebook. Hiện nay, streamer hiện nay đã được coi là một nghề với nhiều khó khăn, áp lực nhưng đổi lại họ sẽ có thu nhập xứng đáng.
Tại Việt Nam, ngoài PewPew nằm trong nhóm Tứ hoàng (MixiGaming, Xemesis, ViruSs) thì còn có nhiều gương mặt streamer nổi bật khác như QTV, Thầy giáo 3, Misthy, Xuka hay Linh Ngọc Đàm.
Bên cạnh đó, trên thế giới có rất nhiều streamer nổi tiếng như Ninja, Shroud hay Tfue. Thu nhập của các streamer này lên đến 560.000 USD mỗi tháng, chưa kể các hợp đồng quảng cáo và donate (quyên góp) từ người hâm mộ.
Mặt khác, theo chia sẻ của một streamer trong nghề, có nhiều bạn trẻ đã lao đầu vào con đường này vì những lợi ích thấy được. Tuy nhiên, họ không biết được đằng sau ánh hào quang ấy là nỗi vất vả, áp lực từ mọi phía và đã bỏ ngang sau khi theo công việc được vài tháng.
Kiếm 500.000 USD mỗi tháng, streamer Mỹ xin mẹ nghỉ họcNgôi sao streamer Ninja người Mỹ từng kiếm 500.000 USD một tháng và dùng thu nhập của mình thuyết phục mẹ cho nghỉ học." width="175" height="115" alt="PewPew xác nhận bỏ 'nghề' streamer" />
Cản trước, đèn sương mù của xe cũng mang kiểu dáng mới thay cho dạng tròn cũ trước đây. Tất cả đều mang đến một “gương mặt” cứng cáp và mạnh mẽ hơn cho phiên bản 2018. Trong khi đó, nắp capo được tinh chỉnh lại với nhiều góc cạnh, gân guốc và khỏe khoắn hơn.
Nội thất tiện nghi
Nội thất xe có những trang bị tiêu chuẩn, vừa đủ dùng cho nhu cầu thông thường, hệ thống giải trí có thể kết nối Bluetooh với 6 loa nghe nhạc. Điều hòa tự động, cửa kính điện, vô lăng tích hợp các nút chức năng. Nhưng các trang bị khác sẽ tối giản hơn với ghế ngồi bọc nỉ, vô lăng không bọc da.
" alt="Toyota Land Cruiser Prado 2018 có giá 1 tỷ đồng" width="90" height="59"/>
Câu nói trong MV ca nhạc của Hương Giang trở thành "hot trend".
Có thể kể đến một vài “hot trend” trong thời gian gần đây như: Chủ tịch và cái kết (bắt nguồn từ những clip thử lòng trên mạng), Tiền nhiều để làm gì? (bắt nguồn từ câu nói của ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong phiên tòa ly hôn), Hoa hậu Hương Giang (với câu nói: “Phản bội lần đầu là lỗi của anh nhưng để anh phản bội thêm lần này nữa thì là lỗi của tôi rồi"trong MV Em đã thấy anh cùng người ấy), trào lưudọn rác#Challengeforchange.
Trào lưu trên mạng xã hội mang tính nhất thời, đến nhanh và đi cũng nhanh. Nhưng nếu không bắt kịp "trend" đang hot ở thời điểm hiện tại, bạn có thể bị cho là sống lỗi, lạc hậu.
Bạn hoàn toàn có thể bị đẩy ra rìa, bị cô lập trong một nhóm chat với bạn bè, đồng nghiệp nếu không biết trào lưu hot nhất hiện tại là gì.
Lạc lõng trên không gian ảo, cô đơn giữa cuộc sống thực
Để không bị “lỗi trend”, Kim Ngân (18 tuổi) cứ có thời gian lại lướt newsfeed để cập nhật tình hình. Nữ sinh cho biết cô có hơn 6 tiếng mỗi ngày để dán mắt vào chiếc smartphone. Bên cạnh xem phim, nghe nhạc, Ngân dành phần lớn thời gian chỉ để lướt và đọc tin trên mạng.
“Muốn biết cái gì đang hot, đang được bạn bè quan tâm, bắt buộc phải online”, 10X nói.
Báo cáo năm 2018 của We are Socialcho biết, người Việt sử dụng Internet 7 giờ mỗi ngày, trong đó 2,5 giờ cho mạng xã hội. Facebook và YouTube là hai dịch vụ được sử dụng nhiều nhất, chiếm lần lượt 61% và 59%. Như vậy, ngoài xem video, người Việt dành phần lớn thời gian kết nối Internet để dùng mạng xã hội.
Dùng mạng xã hội nhiều hơn có thể khiến bạn bớt lạc lõng trên không gian ảo nhưng lại đang phá vỡ đi các mối quan hệ trong cuộc sống thực.
Báo cáo năm 2018 của We are Socialcho biết, người Việt sử dụng Internet 7 giờ mỗi ngày.
Theo nghiên cứu trên quy mô toàn nước Mỹ, với gần 1.800 người trong độ tuổi từ 19 đến 32 được công bố trên Mashable, thời gian sử dụng smartphone và truy cập các mạng xã hội liên quan mật thiết tới việc gia tăng cảm giác bị cô lập.
Brian Primack, tác giả chính của nghiên cứu đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Truyền thông, Công nghệ và Y tế thuộc ĐH Pittsburgh, Pennsylvania, Mỹ khẳng định: “Con người sống theo cộng đồng nhưng cuộc sống hiện đại có xu hướng chia nhỏ chúng ta thay vì mang con người trở lại với nhau”.
Ông Primack cho rằng con người sử dụng mạng xã hội và điện thoại thông minh để lấp đầy những khoảng trống nhưng có vẻ nó đang phản tác dụng.
Các nhà nghiên cứu đưa ra lập luận để khẳng định đắm chìm trong mạng xã hội khiến người ta cảm thấy cô đơn nhiều hơn. Thứ nhất, việc dành quá nhiều thời gian lướt mạng trên smartphone khiến con người ít có thời gian tương tác với những người xung quanh.
Thứ hai, một số khía cạnh của mạng xã hội làm mọi người cảm thấy bị cô lập, chẳng hạn như nhìn thấy bạn bè đăng ảnh bữa tiệc mà không có mặt bạn.
Thứ ba, rất ít người trong chúng ta chia sẻ những điều xấu xí, nhàm chán và căng thẳng trong cuộc sống. Thay vào đó, những bức ảnh được đăng tải lên thường được chỉnh sửa rất kỹ lưỡng, tạo cho người xem cảm giác thèm muốn hoặc ghen tị. Từ đó, không ít người tin rằng tất cả, trừ họ, đều đang có cuộc sống tốt đẹp.
Ra đời để phục vụ nhu cầu kết nối, chia sẻ của con người nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra mặt trái của mạng xã hội. Thế nhưng suy cho cùng, mạng xã hội chỉ là một công cụ không có tính đúng sai. Nếu có sai, đó là do cách con người sử dụng.
Anh Thư (23 tuổi) vẫn thường bị bạn bè trêu là "sống chậm". Những "hot trend" trên mạng, cô không thể và cũng chẳng muốn bắt kịp. Cô nàng có chưa đầy 2 tiếng để lướt web mỗi ngày, phần lớn dùng để tìm kiếm các thông tin mình cần, rất ít cho mạng xã hội.
Sau khi tan ca, trong lúc đồng nghiệp chỉ chờ về đến nhà để lên mạng cập nhật "thế sự", Thư vội vã đánh xe đến lớp Yoga cho kịp giờ tập. 22h, bạn bè vẫn tán chuyện xôn xao trên nhóm chat, Thư đang yên tĩnh ở góc phòng đọc nốt cuốn sách gối đầu giường của mình.
Trước những câu trêu chọc của bạn bè, Thư chỉ đáp bâng quơ: "Có quá nhiều việc muốn làm trong cuộc sống nên "sống chậm" một chút trên mạng cũng không sao".
" alt="Trở thành 'người tối cổ' sau một đêm nhờ mạng xã hội" width="90" height="59"/>