Hành động của thanh niên đi xe máy khiến tài xế ô tô 'tái mặt'
D.T (theo Newsflare)

Pha giúp bạn đậu xe đâm xuyên cửa hàng quần áo
Chiếc ô tô bất ngờ lao vào một cửa hàng quần áo khiến 2 nữ nhân viên sợ hãi bỏ chạy.
当前位置:首页 > Nhận định > Hành động của thanh niên đi xe máy khiến tài xế ô tô 'tái mặt' 正文
D.T (theo Newsflare)
Chiếc ô tô bất ngờ lao vào một cửa hàng quần áo khiến 2 nữ nhân viên sợ hãi bỏ chạy.
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Drita Gjilan vs Gjilani, 20h00 ngày 27/3: Phá dớp
Thanh Hằng gợi ý phong cách thời trang ngày nắng
Diễm My 9X khoe vẻ đẹp mong manh trong áo dài trắng" alt="Bộ sưu tập mới nhất của nghệ nhân áo dài Lan Hương 'Hương sắc Việt Nam'"/>Bộ sưu tập mới nhất của nghệ nhân áo dài Lan Hương 'Hương sắc Việt Nam'
Ở tuổi vị thành niên, Phương Trinh liên tục gây xôn xao khi khoe da thịt quá đà, bỏ học sớm, phẫu thuật thẩm mỹ, yêu đại gia hơn 20 tuổi, vi phạm luật giao thông, bị cấm diễn vì mặc sexy… Có giai đoạn, Phương Trinh sốc nổi với những phát ngôn: ''Có đại gia xin trả 20 nghìn đô để gặp tôi 20 phút'' hay "Thưởng 1 tỷ cho ai chứng minh tôi nâng ngực".
Năm 2020, Angela Phương Trinh gây chú ý khi đăng tải hình ảnh tu tập của mình kèm theo đó là tờ giấy cam kết ăn chay trọn đời.
Nữ diễn viên hạn chế xuất hiện trên phim ảnh, sự kiện. Thay vào đó, cô tập trung đi chùa, làm các công tác thiện nguyện.
Cô kể công việc của một người nổi tiếng khiến Phương Trinh thường xuyên tham gia nhiều buổi tiệc mặn. Thế nhưng, cô chỉ dùng mỗi salad rau, hoa quả mà không thấy bận tâm, thèm ăn các món mặn. Nhiều khách dự tiệc vô cùng bất ngờ trước lựa chọn ăn chay của người đẹp.
Từ ngày ăn chay, cân nặng của Phương Trinh lại tăng nhẹ từ 52 kg lên 56 kg. Nữ diễn viên thừa nhận đồ ăn chay phong phú, dễ ăn nên cô ăn uống khá thoải mái. Vì thế, việc tăng cân không thể tránh khỏi. Cô thay đổi bằng cố gắng ăn trước 19h và chỉ uống sữa tách béo, sữa chua hoặc thực phẩm chức năng khi đói vào buổi tối.
Phương Trinh của hiện tại gây chú ý bởi hình ảnh giản dị, diện trang phục đơn giản và không khoe thân như trước. Điều đó khiến hình ảnh của nữ diễn viên được công chúng khen ngợi.
Tên tuổi Việt Trinhnổi tiếng như cồn những năm 1990 khi dòng phim mì ăn liền thống lĩnh màn ảnh. Nói về sự nổi tiếng của mình, cô chia sẻ: “Tôi nổi tiếng đến mức diễn ở Đà Nẵng, đoạn gần chợ Hàn là cả chợ nghỉ bán. Tôi ra Nghệ An là sập cả sân khấu”.
Tuy nhiên, hệ quả từ việc nổi tiếng quá nhanh đã khiến cho Việt Trinh mắc "bệnh ngôi sao", tính tình ngạo mạn, thường xuyên đưa ra những yêu cầu quá quắt cho ekip sản xuất. "Lúc đó, tôi coi thường cả những người bạn đồng trang lứa, tự cho mình giỏi hơn, làm ra tiền nhiều hơn. Thấy người khác đi xe đẹp, tôi kiểu gì cũng mua chiếc xe đẹp hơn. Thấy bạn mặc đồ đẹp, tôi sẽ mua đồ đẹp hơn. Ai mà khen cô diễn viên khác đẹp là trong lòng rất khó chịu", Việt Trinh từng chia sẻ.
Chèn ép đồng nghiệp, lừa dối khán giả, hẹn rồi huỷ hẹn không lý do... là những thứ thật xấu mà mới đây thôi, Việt Trinh từng trải lòng. "Lúc đó mình quá háo thắng và sân si, cảm thấy thích vì được trả thù. Sau này gặp phải nhiều vấp ngã trong cuộc đời, tôi mới hối hận về những gì mình làm", Việt Trinh chia sẻ.
Sau hàng loạt ồn ào sự nghiệp và đời tư, hình ảnh nữ diễn viên đã ít nhiều xấu đi trong mắt công chúng. Bị khán giả quay lưng, cô lơ là công việc, sức khoẻ và nhan sắc dần tụt dốc. Thậm chí, Việt Trinh từng nhốt mình trong phòng nhiều ngày không ăn uống và có ý định kết thúc cuộc đời.
Nhiều năm rời xa showbiz, Việt Trinh đã chọn một lối sống thanh tịnh và thói quen ăn chay. Cô tâm sự: "Ngày xưa với tôi hạnh phúc là được mặc đẹp, đi xe hơi, ở nhà lầu. Tôi rất háo thắng, lúc nào cũng muốn hơn người. Khi đến với đạo Phật, tôi có pháp danh Diệu Thiện, buông bỏ mọi sân si, xa hoa, tránh xa tiệc tùng, không níu kéo hào quang. Tôi thu gọn cuộc sống lại và sống bình lặng.
Hạnh phúc của tôi bây giờ rất đơn giản - được ăn trái cây, cọng rau do chính mình trồng. Tôi dành thời gian để cảm thụ mọi thứ. Ví như khi ngồi thiền, nghe tiếng gió xào xạc, chiếc lá vú sữa lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Sau một giấc ngủ ngon, tôi hạnh phúc nhận ra tất cả bộ phận trong cơ thể đều khỏe mạnh. Thời dịch, tôi có cảm giác sung sướng khi bước vào ngôi nhà của mình dù nó chẳng phải biệt thự cao sang, được nằm trên chiếc giường gỗ tôi giữ gìn hơn 10 năm qua. Với tôi hạnh phúc xảy ra xung quanh chúng ta chứ không phải đi tìm kiếm ở đâu đó xa xôi".
Mới đây nhất Việt Trinh tuyên bố giải nghệ, không bao giờ đóng phim để tập trung chăm sóc con đang ở tuổi dậy thì.
Chia sẻ của diễn viên Việt Trinh
An Ngọc
Sau hơn 30 năm đóng phim, diễn viên Việt Trinh tuyên bố cô sẽ giải nghệ, rút khỏi màn ảnh để tập trung chăm sóc con trai.
" alt="Hai mỹ nữ tên Trinh: Thanh xuân nhiều tai tiếng, giờ ăn chay niệm Phật"/>Hai mỹ nữ tên Trinh: Thanh xuân nhiều tai tiếng, giờ ăn chay niệm Phật
Nhờ đào tạo nghề theo mô hình, dự án do Hội đầu tư gắn với xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Hội, tổ hợp tác, hợp tác xã nên phát huy ngay sau khi hoàn thành lớp học.
Kết quả sau 5 năm thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Trung tâm dạy nghề của Hội nông dân tỉnh đã giúp hội viên, nông dân phát triển nghề chăn nuôi và nhân đàn trên 600 con trâu, bò và trên 75 mô hình, 25 dự án được hỗ trợ cho bà con nông dân.
Bên cạnh đó, Trung tâm đã thực hiện trên 510 điểm trình diễn mô hình khuyến nông với tổng số vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng. Một số mô hình hỗ trợ như: Dự án nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa tại 2 xã vân Khánh Tây, Đông Hưng, huyện An Minh; dự án một vụ tôm- một vụ lúa tại xã Tân Thạnh, huyện An Minh; mô hình nuôi bò vỗ béo tại Mỹ Phước, thị trấn Hòn Đất; mô hình trồng xoài cát Hòa Lộc, trồng bơ ở xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải; nuôi nghêu ở Hà Tiên.
" alt="Kiên Giang tập trung đào tạo nghề theo mô hình"/>
Nhận định, soi kèo NAC Breda vs Groningen, 22h30 ngày 29/3: Khách hết động lực
Lý Kim Hà lớn lên trong một gia đình lao động bình thường ở quận 8 TP.HCM. Đó là một gia đình đã 3 đời bán hủ tiếu. Hà là con cả trong gia đình, sau là 2 cô em gái. Từ nhỏ, anh em Hà đã gắn với việc bán hủ tiếu của gia đình.
Hồi còn đi học, thỉnh thoảng sáng sớm Hà dậy bê hủ tiếu cho bố mẹ. Có những đêm bê hủ tiếu tới tận 10-11h mới nghỉ. "Nhưng tôi biết ơn vì điều đó" - Hà cười.
![]() |
Lý Kim Hà, được Hội đồng giáo sư nhà nước công nhân đạt chuẩn phó giáo sư trẻ nhất năm 2019 |
Có lẽ cuộc sống vất vả, lại siêng năng nên Hà sớm biết cách sắp xếp thời gian hợp lý. Mỗi ngày, anh đều đặt ra danh sách việc cần làm và tôn trọng để hoàn thành đúng mức. “Có lẽ nguyên tắc lớn nhất của mình là sự chính xác thời gian. Không “cao su”, nên mọi việc đều hoàn thành đúng tiến độ”.
Bây giờ, những lúc rảnh rỗi và vắng người giúp việc, Hà vẫn bưng bê bán hủ tiếu cho bố mẹ.
"Hủ tiếu đã nuôi mình, thậm chí bây giờ nuôi cả con nữa".
Tuy nhiên, tân phó giáo sư trẻ nhất cũng đùa “có lẽ mình đã đánh mất nghề gia truyền 3 đời bán hủ tiếu của cố, ông bà, bố mẹ; nhưng chắc mọi người sẽ vui vì mình đã thoát được một nghề cơ cực.
Một điều đặc biệt ở Lý Kim Hà là anh cũng không dùng smart phone vào ban ngày vì cho rằng nó sẽ lấy mất thời gian quý giá. Anh bảo muốn liên lạc gì chỉ cần nghe gọi, hoặc đã có mạng internet. Chiếc điện thoại cùi bắp từ thời sinh viên vẫn gắn với Hà như gợi lại những ngày gian khó. “Thực ra, mình vẫn dùng smart phone nhưng chỉ dùng sau 8h tối vì sợ chiếm mất thời gian”.
Hà nói rằng, để có được những ngày hôm nay, khi ngồi trên ghế nhà trường hãy làm việc nghiêm túc và có lòng tự trọng.
Hụt hẫng với tháng lương 4 triệu đồng
Lý Kim Hà không đặt con đường cho nghiên cứu khoa học. Năm 2006, khi đỗ vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Khoa Toán-Tin học, Hà cũng như bao sinh viên khác chỉ nghĩ học để sau này có công việc và thoát cơ cực. Chỉ tới năm thứ hai, được thầy cô định hướng thì mới manh nha đi theo con đường toán học và có tham vọng học xong đại học sẽ tiến xa hơn.
“Có lẽ người mình biết ơn nhất là anh Trần Vũ Khanh. Nhờ anh ấy mà mình có được một suất học bổng 3 năm ở Ý khi kết thúc đại học và có được ngày hôm nay”- Hà nói.
Tốt nghiệp nghiên cứu sinh ở Ý, Hà quyết định về Việt Nam làm việc và chọn ngôi trường mình từng theo học để đầu quân. Ở miền Nam, chỉ có môi trường học thuật của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM mới phù hợp với hướng nghiên cứu mà Hà theo đuổi. Thế nhưng, cơ chế trong nước không như những gì anh nghĩ.
“Cầm tháng lương đầu tiên 4 triệu đồng cùng với hơn 400 ngàn phụ cấp thú thực vợ chồng mình rất hụt hẫng. Tất nhiên, gom cả tiền giảng dạy thì cũng được gần 10 triệu và đó là tất cả thu nhập của một tiến sĩ. Lúc này vợ đang mang bầu và mình đã phải tính toán chi li để cho các khoản từ bỉm sữa cho con”- Hà kể.
Hà bảo, những tháng ngày đó, anh sống bằng tiền dư thừa của học bổng tiến sĩ. Số tiền dư thừa này giúp Hà và vợ sống qua những tháng đầu tiên đồng lương ít ỏi.
Dần dà, Hà biết tới những hỗ trợ trong nghiên cứu khoa học cơ bản của ĐH Quốc gia TP.HCM, Quỹ Nafosted và Viện VIASM. Những dự án này đã mang tới cho Hà nguồn thu từ nghiên cứu khoa học. Hiện tại cuộc sống đã ổn định, vợ Hà đang đi học nghiên cứu sinh ở Thái Lan, còn anh vừa một mình ở nhà vật lộn với con nhỏ.
“Mình biết ơn bố mẹ đã giúp giữ cháu. Hiện ông bà cũng nấu ăn cho mình nữa nên không phải lo ăn uống này nọ. Đó là điểm tựa lớn nhất”.
Một ngày của Hà bắt đầu bằng việc đưa đưa con tới trường mẫu giáo sau đó đi bơi, nghiên cứu và chiều lên lớp, nghiên cứu khoa học.
Lý Kim Hà cho hay, sau 5 năm muốn thử con đường vạch ra đã đúng chưa thông qua sự tín nhiệm hội đồng các cấp, việc nộp hồ sơ phó giáo sư chỉ là cách xem con đường mình đi đã đúng chưa, nên khi được công nhận thì Hà sẽ đi tiếp con đường của mình chứ không phải là điều gì quá lớn lao. Do vậy sắp tới Hà sẽ phấn đấu để tiếp tục giải quyết nhưng bước tiếp theo như xây dựng nhóm nghiên cứu….
Lê Huyền
Sau 10 năm cứu học sinh rơi xuống giếng sâu thoát chết, thầy giáo Nguyễn Duy Trình (Giáo viên trường Tiểu học Hùng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) vô cùng xúc động khi bất ngờ nhận được 'món quà đặc biệt' của gia đình.
" alt="Giảng viên 31 tuổi là phó giáo sư trẻ nhất năm 2019"/>Tới thời điểm này, một số trường ĐH của Việt Nam đã lọt tốp 1.000 những bảng xếp hạng có uy tín trên thế giới. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Quốc gia Hà Nội đã có tên trong tốp 1.000 theo bảng xếp hạng của Times Higher Education (THE).
![]() |
Dù đạt thứ hạng nhưng chỉ số các trường đại học Việt nam vẫn thấp |
Trường ĐH Tôn Đức Thắng được xếp 901- 1.000 bảng xếp hạng Shanghai Ranking do Trường ĐH Giao thông Thượng Hải - Trung Quốc thực hiện.
ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM đã hai lần lọt tốp 1.000, bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS).
Như vậy, so với mục tiêu có 4 cơ sở giáo dục đại học lọt vào top 1.000 thế giới theo Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025, nay đích đã đến sớm 6 năm.
TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM, nhìn nhận chứng tỏ các trường ĐH Việt Nam đã thực sự quan tâm tới thực hiện đề án. "Bản chất của sự quan tâm là nâng cao chất lượng, khi được sự công nhận của thế giới thì khẳng định chất lượng của chính mình"- ông Chính nói.
Còn ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng, Vụ giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cho rằng, đây là nỗ lực không mệt mỏi của các thế hệ giảng viên, cán bộ quản lý của các trường đại học, cùng sự mạnh dạn đổi mới trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường.
Tuy nhiên, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, cho rằng sớm đạt được mục tiêu là tốt nhưng so với dân số Việt Nam hiện nay thì sự hiện diện số trường này vẫn còn khiêm tốn.
"Nếu tính theo dân số 100 triệu/7 tỷ của thế giới lẽ ra phải 14 trường vào tốp. Từ nay tới năm 2025 cần phấn đấu thêm 10 trường nữa. Còn những trường sau khi đã lọt tốp 1.000 rồi thì phấn đấu vào tốp 800 thậm chí tiến sâu vào 500" - ông Tùng cho hay.
Bí quyết
Ngay sau khi Trường ĐH Bách khoa Hà Nội lọt tốp 1.000 của THE, ông Hoàng Minh Sơn, hiệu trưởng trường này, nhìn nhận hầu hết các bảng xếp hạng đều coi trọng các chỉ số đánh giá thành tích nghiên cứu mà ít đánh giá sát thực chất lượng đào tạo và tác động xã hội.
"Trong bảng xếp hạng của THE thì các chỉ số năng suất, uy tín và ảnh hưởng nghiên cứu đã chiếm tới 60%, ngay cả tiêu chí chất lượng giảng dạy cũng lại căn cứ vào quy mô đào tạo tiến sĩ (8,25%) và ý kiến bình chọn của các học giả có thành tích cao về nghiên cứu (15%) tức một phần nào đó cũng gián tiếp phản ánh năng lực nghiên cứu. Nếu tính thêm cả chỉ số về chuyển giao tri thức và hợp tác công bố quốc tế nữa thì có thể nói các tiêu chí liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới nghiên cứu đã chiếm trọng số tới hơn 90%" - ông Sơn nói.
Còn ông Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM bày tỏ: tùy từng bảng xếp hạng mà có những "chiến lược" riêng để lọt tốp.
![]() |
Trường ĐH Tôn Đức Thắng lọt tốp 1.000 bảng xếp hạng của ĐH Giao thông Thượng Hải |
Theo ông Quân, chỉ số thu hút doanh nghiệp của ĐH Quốc gia TP.HCM cao nhất là do chiến lược về khoa học công nghệ là nghiên cứu đỉnh cao - gắn kết cộng đồng.
"Chúng tôi "đi bằng 2 chân" gắn kết cộng đồng và ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn phục vụ phát triển. Nên mới có việc ĐH Quốc gia TP.HCM ký hợp tác với các địa phương như TP.HCM, Bến Tre, An Giang, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Tây Ninh hoặc với các doanh nghiệp lớn. Nguồn thu chuyển giao khoa học công nghệ phần lớn đến từ những hợp tác này" - ông Quân tiết lộ.
Côn ông Lê Văn Út, Trưởng phòng quản lý phát triển khoa học công nghệ, Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng: "Vì xếp hạng là phải theo các tiêu chí quốc tế nên đại học phải quốc tế hóa. Bí quyết của trường là quốc tế hóa trong đào tạo, đội ngũ giảng viên, hoạt động nghiên cứu khoa học..."
Sau đích, vui một phần nhưng vẫn phải lo
Ông Hoàng Ngọc Vinh nêu vấn đề: "Câu hỏi đặt ra là làm gì để động viên huy động nguồn lực nội tại và nguồn lực bên ngoài tiếp tục cải thiện thứ hạng hoàn toàn thách thức?
Trả lời luôn cho câu hỏi của mình, ông Vinh cho rằng, đó là tăng cường hợp tác với các trường ĐH nổi tiếng nước ngoài cùng các chuyên gia quốc tế giỏi, tham gia các dự án R&D là cách tiếp cận sớm đưa tầm GDĐH Việt Nam lên tầm cao mới.
Theo ông Vinh, sau khi đạt được thứ hạng thì việc chăm lo phát triển nhà trường gắn rất chặt trong chiến lược phát triển và quản lý nguồn nhân lực của nhà trường.
"Tuy nhiên cần nhìn nhận ít trường ĐH của Việt Nam hiện nay để ý đến, đặc biệt Phòng tổ chức của nhiều trường thiếu kỹ năng phát triển và quản lý nguồn nhân lực mà hay xử lý sự vụ nhân sự, hành chính".
Còn ông Lê Văn Út, Trường ĐH Tôn Đức Thắng lại cho rằng, vấn đề quan trọng trước mắt là phải được trụ và tăng hạng trong những năm sau.
Lấy tiêu chí đánh giá xếp hạng của THE- theo ông Út -các đại học Việt Nam cần duy trì đẳng cấp về giảng dạy, nghiên cứu, quốc tế hóa và chuyển giao.
"Đối với 30% giảng dạy, thì có 15% tỷ trọng từ khảo sát chuyên gia nên cần phải có mạng lưới chuyên gia có uy tín dành sự ủng hộ cao đối với đại học, phải duy trì được tỷ lệ vừa phải giữa giảng viên-sinh viên, giữa đào tạo bậc đại học-sau đại học, cũng như thu nhập từ các hoạt động đào tạo.
Tỷ trọng nghiên cứu chiếm 30% với 18% là khảo sát chuyên gia giống như đối với khảo sát giảng dạy, còn là phải tiếp tục duy trì/nâng số lượng công trình Scopus (chiếm 6%) và thu nhập từ nghiên cứu (chiếm 6%).
Một tiêu chí mang tính chiến lược và khá quyết định là 30% đẳng cấp nghiên cứu khoa học thông qua trích dẫn Scopus- đây thường là điểm không mạnh của các đại học Việt Nam.
Ngoài ra, quốc tế hóa chiếm 7,5% với số lượng sinh viên, giảng viên quốc tế, cũng như các chương trình hợp tác quốc tế mà các đại học cần quan tâm.
Cuối cùng, tỷ trọng chuyển giao tri thức chỉ chiếm 2,5% cũng không đáng kể"- ông Út phân tích.
Còn ông Nguyễn Quốc Chính, nhìn nhận dù lọt tốp 1.000 các bảng xếp hạng thế giới có uy tín nhưng đây chỉ là sự khởi đầu.
"Chỉ nên vui một phần vì nếu đối sánh với các trường trong khu vực và quốc tế, các chỉ số trường của chúng ta đã lọt tốp vẫn còn thấp".
Ông Chính cũng cho rằng cần phải tập trung cả trong nhà trường, xã hội và nhà nước để có chỉ số nâng cao.
"Lọt tốp 1.000 là sự nỗ lực của các trường đại học Việt Nam, nhưng nếu nhìn sang các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore thì ĐH Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm" - ông Quân cho hay.
Ông Quân, đề xuất 3 giải pháp để ĐH Việt Nam lọt vào top 100 các trường đại học châu Á hoặc top 500 các trường đại học hàng đầu thế giới trong vòng 10 năm tới.
Thứ nhất, nhà nước có chiến lược ưu tiên đầu tư cho một số trường đại học đã lọt bảng xếp hạng thông qua các chính sách đặt hàng đào tạo và nghiên cứu. Cụ thể như chính sách đặt hàng để đào tạo các ngành khoa học cơ bản, công nghệ mũi nhọn cho các trường đại học để xây dựng lực lượng các nhà khoa học trẻ, thực hiện các nghiên cứu đột phá.
Thứ hai, cam kết về tự chủ cho các trường đại học trong đó quan trọng nhất là tự chủ học thuật, tự chủ tổ chức và tự chủ về tài chính.
Thứ ba, các trường đại học tái cấu trúc để tăng hiệu quả quản trị, có chính sách thu hút, tuyển dụng các giảng viên giỏi, nhất là các giảng viên nước ngoài; xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh để tăng số lượng và chất lượng nghiên cứu...
"Với qui mô dân số, truyền thống hiếu học, tố chất chăm chỉ chúng ta hoàn toàn có thể có một số trường đại học trong nhóm 100 trường đại học hàng đầu châu Á trong thời gian sắp tới"- ông Quân khẳng định.
Lê Huyền
ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã có tên trong bảng xếp hạng tốp 1.000 đại học thế giới, theo bảng xếp hạng uy tín THE.
" alt="ĐH lọt tốp 1.000 các bảng xếp hạng uy tín thế giới: Sau vui vẫn phải lo"/>ĐH lọt tốp 1.000 các bảng xếp hạng uy tín thế giới: Sau vui vẫn phải lo
Chuyện chưa dừng lại ở đây. Năm 2023 chứng kiến sự ra đời của NewsGPT, kênh tin tức đầu tiên trên thế giới với nội dung do AI sản xuất toàn bộ. Mục đích của nền tảng là cách mạng hóa việc phân phối báo chí, cung cấp tin tức dựa trên sự thật, không thiên kiến. CEO Alan Levy gọi NewsGPT là nền tảng “thay đổi cuộc chơi”.
Theo truyền thông, NewsGPT sử dụng thuật toán máy học và công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, quét các nguồn tin liên quan trên thế giới theo thời gian thực để viết tin chính xác, cập nhật và trung lập. Hãng cũng tuyên bố không bị ảnh hưởng của nhà quảng cáo, chính trị và quan điểm cá nhân.
Lo ngại khi sử dụng AI trong báo chí
Khi hệ sinh thái báo chí trải qua các thay đổi lớn, nó gây lo ngại về cách thức và phạm vi sử dụng AI. Đây là lo ngại hoàn toàn có cơ sở. Trong cuộc phỏng vấn với trang tin DW của Đức, nhà báo Pamela Philipose chỉ ra nguy cơ thực sự mà AI và các ứng dụng của nó đối với tòa soạn. “Vấn đề đa tầng là khả năng AI tạo ra thông tin sai sự thật ngay từ trong trứng”.
Theo AFP, Brandi Geurkink, cố vấn công nghệ và chiến lược tại hãng Reset, cũng lên tiếng về nguy cơ phát tán tin sai sự thật và làm xói mòn lòng tin vào báo chí khi lượng sử dụng AI tăng đột biến. Các chuyên gia báo chí bày tỏ lo ngại về sự phụ thuộc ngày càng lớn về các thuật toán và tự động hóa, đe dọa, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín của báo chí.
Trong khi đó, Cnet và ấn phẩm cùng công ty Bankrate được cho là chỉ tiết lộ vấn đề khi bị một trang tin khác báo cáo về những sai sót, đôi khi là nghiêm trọng, trong các bài viết của AI. Tính chính xác là một trong những yếu tố căn bản của báo chí. Việc AI viết tin từ dữ liệu không chính xác, chưa được kiểm chứng sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin về lâu dài.
Không hoàn toàn là thảm họa
Dù AI có sai sót, một số nhân sự trong giới truyền thông vẫn xem các con bot như ChatGPT là “cuộc cách mạng”. Mathias Doepfner, ông chủ nhà xuất bản Axel Springer, nói với nhân viên rằng, AI có tiềm năng cải thiện báo chí độc lập hơn bao giờ hết. Ông thông báo cơ cấu lại để tận dụng AI như công cụ hỗ trợ nhà báo, giảm tối đa khâu sản xuất và hiệu đính nội dung.
AI dần tiến bộ nhưng sẽ không đánh cắp công việc của các nhà báo, đây là khẳng định của Mattia Peretti, cựu giám đốc chương trình JournalismAI của Đại học Khoa học chính trị và Kinh tế London (Anh). Trong bài phân tích cho Mạng lưới báo chí điều tra toàn cầu, ông cho rằng “sự thật là trí tuệ nhân tạo chưa đủ thông minh để thay thế nhà báo”.
AI có tiềm năng loại bỏ hàng loạt vị trí trong nền kinh tế nhưng báo chí thì chưa. Nó sẽ đóng nhiều vai trò khác nhau để hỗ trợ một nhà báo song còn lâu nữa mới có khả năng thay thế họ, theo Peretti.
Tương tự, Alex Connock – tác giả cuốn “Quản trị truyền thông và Trí tuệ nhân tạo” nhận định việc sử dụng các công cụ sáng tạo nội dung sẽ khiến nhiều người mất việc làm, nhưng không phải trong lĩnh vực đưa tin hay phân tích đòi hỏi trình độ cao cấp.
(Theo wionews)