Cuộc thi Phim ngắn Màn ảnh Xanhvới chủ đề Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững do Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) tổ chức sau 8 tháng phát động đã thu hút rất nhiều nhà làm phim cả chuyên nghiệp lẫn không chuyên gửi phim tham dự. Điều đáng chú ý là trong số 13 dự án được chọn vào vòng chung kết hầu hết là của các bạn trẻ, thậm chí còn đang học phổ thông, đại học và chưa từng làm phim.
Lễ trao giải diễn ra vào tối 28/8 tại Hạ Long, Quảng Ninh vừa là tôn vinh các tác phẩm đoạt giải, vừa khuyến khích các nhà làm phim trẻ hướng tới chủ đề bảo vệ môi trường, lan toả thông điệp tích cực bảo vệ trái đất và cùng với đó là tìm kiếm những tài năng mới trong lĩnh vực điện ảnh.
TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch VFDA, trưởng ban tổ chức cuộc thi chia sẻ trong đêm trao giải: "Cuộc thi thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của những người trẻ yêu điện ảnh, nhiều bạn đang là sv của các trường ĐH thậm chí có bạn đang là sinh viên phổ thông. Các dự án phim ngắn tham gia đa dạng về loại hình, có phim hoạt hình, phim tài liệu, phim truyện và nội dung cũng phong phú, đa dạng về góc nhìn, đề tài bảo vệ môi trường.
BTC vui mừng khi 1 chủ đề lớn mang tính quốc gia và toàn cầu là xanh hoá để phát triển bền vững tuy rất thiết thực nhưng lại dễ ngả sang hướng tuyên truyền khô cứng đã tìm được sự hưởng ứng nhiệt tình và sự nhiệt tình ấy đã được thể hiện ấn tượng bằng ngôn ngữ điện ảnh. BTC hy vọng cuộc thi sẽ tìm được những gương mặt mới cho điện ảnh VN, đồng thời góp phần xu hướng làm phim xanh ở VN".
NSƯT Thanh Quý - khách mời của sự kiện, là một nghệ sĩ quan tâm tới vấn đề trách nhiệm của con người với bảo vệ môi trường. Bà Nga của Thương ngày nắng vềchia sẻ nếu có điều kiện, bà sẽ đưa ý nghĩa bảo vệ môi trường cho nhân vật của mình 1 cách ngọt ngào nhất và lan toả sự bảo vệ môi trường với cộng đồng để cùng chung tay bảo vệ trái đất này ngày càng xanh sạch đẹp an toàn hơn nữa. NSƯT Thanh Quý cũng chia sẻ, trong Thương ngày nắng vềbà vai vào vai một bà mẹ tảo tần hết lòng vì các con và nữ diễn viên ví trái đất cũng như người mẹ, mẹ trái đất đang ốm và chúng ta cần phải bảo vệ.
Năm nay giải nhất cuộc thi phim ngắn Màn ảnh xanhlần thứ 1 trị giá 100 triệu đồng thuộc về phim tài liệu Bám rễ của đạo diễn Mai Đình Khôi. Trên những bãi bồi ngập mặn trong màn đêm yên tĩnh, những người phụ nữ ở Thụy Hải (Thái Thụy, Thái Bình) trồng xuống những thân mầm bần, sú vẹt. Mầu xanh lan xa và những hệ sinh thái rừng ngập mặn hồi sinh trong ánh sáng của buổi bình minh. Trên bục nhận giải, anh nói thời điểm này những nhân vật chính phim của đang bắt đầu công việc trồng rừng ban đêm của họ, cũng như nhiều đêm khác. "Khi nhận giải này tôi xin được gửi lời cảm ơn những phụ nữ đó đã trồng rừng suốt 40 năm qua để tôi làm được phim về họ", anh nói.
Giải nhì được trao cho phim hoạt hình Kỳ nghỉ hè ý nghĩa của đạo diễn Trịnh Lâm Tùng, một người con Quảng Ninh. Trịnh Lâm Tùng nói đây thực sự là hạnh phúc nhân đôi vì về thăm nhà nhưng lại có quà cho mẹ. Trước đó anh đã làm những series phim về môi trường và rất ủng hộ quan điểm của nghệ sĩ Thanh Quý rằng mẹ trái đất đang ốm và chúng ta phải thương mẹ nhiều hơn.
Giải ba được BTC trao cho phim truyện Xin chào, tôi là chai nhựa(đạo diễn: Nguyễn Đức Cảnh) và phim hoạt hình Vượt thành Axima (đạo diễn: Nguyễn Thị Minh Khuê).
Cặp đôi Nhã Phương - Trường Giang là hai nghệ sĩ khách mời trao giải đồng hành.
Dù lần đầu tổ chức và chỉ trong khuôn khổ một cuộc thi phim ngắn mới mẻ nhưng Màn ảnh xanh đã thu hút sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Như Quỳnh, NSND Lan Hương, NSƯT Đỗ Kỷ, NSƯT Thanh Quý, Nhã Phương, Trường Giang, Dương Cẩm Linh, Trần Nghĩa, Thuý Hằng... Bên cạnh lễ trao giải được đạo diễn Lê Quý Dương dàn dựng hấp dẫn, ngắn gọn với sự tham gia của MC VTV Thuỳ Linh, sự kiện trao giải Màn ảnh xanhcòn mang đến cho công chúng Quảng Ninh nhiều chương trình chiếu phim và giao lưu ý nghĩa, truyền đi thông điệp bảo vệ môi trường.
Quảng Ninh, trong đó có Vịnh Hạ Long từng là nơi được chọn quay rất nhiều dự án phim lớn như Đông Dương, Mùa hè chiều thẳng đứng, Kong: Skull Island, Pan... và là địa điểm quay phim lý tưởng cho các dự án trong tương lai. Do vậy lễ trao giải Màn ảnh xanh tổ chức tại Quảng Ninh cũng là cách quảng bá cho thành phố đang hướng tới kinh tế xanh này.
" alt=""/>NSND Như Quỳnh, Nhã Phương, Trường Giang trao giải 'Màn ảnh xanh'Tác giả Nguyễn Quang Chánh xuất thân là nhà khoa học nhưng lại có mối quan tâm đặc biệt đối với ngành tình báo. Năm 2020, ông ra mắt Những anh hùng sống mãi trong lòng dân, Kể chuyện Cụm Tình báo H.63 anh hùng. Cuốn sách Sống để kể lại những anh hùng là sự tiếp nối mạch đề tài đó.
Cuốn sách Sống để kể lại những anh hùng gần 400 trang với gần 30 câu chuyện kể về những con người anh hùng trong chống Mỹ cứu nước đã đi vào huyền thoại của Quân đội nhân dân Việt Nam như: Đại tá, nhà văn, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND) Nguyễn Văn Tàu (tức Tư Cang), AHLLVTND Lê Bá Ước (tức Bảy Ước); Đại tá, phi công Nguyễn Văn Bảy, AHLLVTND, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân; Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn; nhà tình báo Lê Hữu Thúy...
Nói về cơ duyên viết Sống để kể lại những anh hùng, tác giả chia sẻ: “Tôi không phải nhà văn. Trước đây tôi có cộng tác viết báo nhưng không chuyên về công việc này. Tuy vậy, những cuộc gặp tình cờ với những người anh hùng như chú Bảy “phi công”, chú Tư Cang… được nghe câu chuyện của họ quá hay nên dù không phải nhà văn, nhà báo, không có khả năng viết bóng bẩy tôi vẫn mong muốn được viết lại. Viết theo cách nghe sao viết lại như thế, giản dị và chân thành…”.
Tác giả cuốn sách Sống để kể lại những anh hùnggiải thích nhan đề của tác phẩm là “kể lại” mà không phải là “kể về” là vì ông mong những câu chuyện về anh hùng có được sự lan tỏa, sự tiếp nối từ người này qua người khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác, đặc biệt là đến được với trái tim thế hệ trẻ.
Tác giả Nguyễn Quang Chánh cho biết ông chỉ là người ghi lại, mọi thứ phía sau cần để cho chính nhân vật, chính câu chuyện tự bật lên. Theo quan điểm của tác giả, nếu viết bóng bẩy quá thì nội dung câu chuyện và những nhân vật của mình đều không còn thật với những gì mình được nghe, vì thế ông chọn cách viết trung thực, không bình luận nhiều.
Nhà văn Nguyễn Quang Chánh chia sẻ thêm: “Các bài viết, ghi chép về người thực, việc thực của những người anh hùng trong cuộc trường chinh 30 năm đầy gian khổ của dân tộc mà tôi đã từng gặp ngoài đời hoặc từng trực tiếp được nghe người thân, đồng chí, đồng đội của họ kể lại một cách chân thật. Cuốn sách viết về những anh hùng của lực lượng tinh nhuệ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Họ thầm lặng nhưng đóng góp vô cùng to lớn và mỗi bài viết về họ là một câu chuyện hy sinh thầm lặng cho đất nước".
Theo nhà văn Nguyễn Quang Chánh, ngày hòa bình, họ lại lui về phía sau, sống một cuộc đời khiêm nhường của người lính, xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ, không bon chen, không kể công, không thu vén cho cá nhân, khiêm tốn kể lại chuyện đánh giặc giữ nước cho con cháu nghe.
Có mặt tại buổi lễ, nhà văn Trầm Hương - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM chia sẻ: “Tôi thật sự rất biết ơn những thế hệ cha ông đã anh dũng để bảo vệ và xây dựng đất nước… Tôi rất trân quý những người chọn viết về những câu chuyện trong chiến tranh bởi đây là một đề tài rất khó vì đòi hỏi tác giả phải tìm tòi, khai thác sâu và phản ánh đúng sự thật. Nhìn thấy Sống để kể lại những anh hùngcủa tác giả Nguyễn Quang Chánh được xuất bản tôi rất mừng vì trong giai đoạn văn hoá đọc đang gặp nhiều khó khăn nhưng những cuốn sách nói về chiến tranh vẫn được nhiều độc giả yêu mến và đón nhận”.
Cuốn sách là những tư liệu chân thực, quý giá về sự hy sinh và lòng dũng cảm của người bộ đội Cụ Hồ trong chiến tranh, với thông điệp giáo dục về truyền thống cách mạng cho lớp trẻ.
Phước Sáng
Cuốn sách thấm đẫm sự tiếc nuối của những cậu bé học nội trú‘Những cậu bé can đảm thế’ mang đến cho người đọc cảm giác hoài nhớ ngọt ngào về tuổi trẻ và nhận ra quy luật nghiệt ngã của thời gian." alt=""/>Cuốn sách tái hiện lại câu chuyện cảm động, hào hùng về người bộ đội Cụ Hồ