Công nghệ

Học phí các trường đại học công lập năm 2020

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-03-31 19:55:37 我要评论(0)

Học phí chương trình đào tạo đại học chính quy của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) hlv indonesiahlv indonesia、、

Học phí chương trình đào tạo đại học chính quy của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) là 11,ọcphícáctrườngđạihọccônglậpnăhlv indonesia7 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, học phí các chương trình theo đề án trong năm 2020-2021 cao nhất lên tới 44 triệu đồng.

Cụ thể, ngành Khoa học máy tính chương trình tiên tiến 43,5 triệu đồng/năm, ngành Công nghệ thông tin chương trình chất lượng cao 32,5 triệu đồng/năm, ngành Công nghệ thông tin liên kết ĐH Claude Bernard Lyon I-Pháp 41 triệu đồng/năm, ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học chương trình chất lượng cao, ngành Hóa học chương trình liên kết ĐH Le Mans - Pháp 44 triệu đồng/năm.

Các ngành Sinh Học, Công nghệ Sinh học, Khoa học môi trường, Hóa học chương trình chất lượng cao) 40 triệu đồng/năm, ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông chương trình chất lượng cao 32 triệu đồng /năm.

Mức học phí cho sinh viên chính quy đại trà, kỹ sư tài năng của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) là 11,7 triệu đồng/năm. Trong khi đó chương trình tiên tiến, chất lượng cao, học phí trung bình 30 triệu đồng/học kỳ, tương đương 60 triệu đồng/ năm.

Với chương trình tăng cường tiếng Nhật dự kiến 50 triệu đồng/năm.

{ keywords}
Học phí nhiều ngành của nhiều trường ĐH công lập cũng ở mức hàng chục triệu đồng

Tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), học phí chương trình đại trà tính theo tín chỉ là 204 nghìn đồng/tín chỉ. Tuy nhiên, với chương trình cử nhân chất lượng cao mức thu là 36 triệu đồng/năm.

Học phí Trường ĐH Công nghệ thông tin học (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho chương trình đại trà 20 triệu đồng/năm, Chương trình chất lượng cao 35 triệu đồng/năm, Chương trình tiên tiến 40 triệu đồng/năm.

Một trường thành viên khác của ĐH Quốc gia TP.HCM là Trường ĐH Quốc tế có học phí khoảng 48 triệu đồng/năm. Học phí chương trình liên kết (chương trình du học tại các trường đối tác) giai đoạn 1 khoảng 56 triệu đồng/năm, giai đoạn 2 thu theo chính sách học phí của trường đối tác.

Học phí chương trình 4+0 (chương trình liên kết học tại Trường ĐH Quốc tế, nhận bằng của trường ĐH West of England) giai đoạn 1 khoảng 63-67 triệu đồng/năm, giai đoạn 2 khoảng 116 triệu đồng/năm.

Năm 2020, ở Trường ĐH Luật TP.HCM, học phí cho chương trình đại trà là 18 triệu đồng/năm. Lớp Anh văn pháp lý 36 triệu đồng/năm. Lớp chất lượng cao ngành Luật và ngành Quản trị kinh doanh 45 triệu đồng/năm và Lớp chất lượng cao ngành Quản trị - Luật là 49,5 triệu đồng/năm.

Tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, học phí chương trình đại trà là 17,5 - 19,5 triệu đồng/năm. Học phí chương trình chất lượng cao tiếng Việt là 28 - 30 triệu đồng/năm, chương trình chất lượng cao tiếng Anh 32 triệu đồng/năm, chất lượng cao tiếng Việt - Nhật 32 triệu đồng/năm.

Học phí cho chương trình chất lượng cao của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng ở mức gần 30 triệu đồng/năm, chương trình đại trà khoảng 19 triệu đồng/năm.

Tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng, học phí chương trình tiêu chuẩn ngành Dược là 42 triệu đồng/năm, các ngành khác từ 18,5-22 triệu đồng/năm.

Học phí chương trình chất lượng cao được thu ở năm thứ nhất là 32,5-40,5 triệu đồng/năm tùy ngành, đến năm thứ 4, mức thu là 42-52 triệu đồng/năm.

Học phí chương trình đại học bằng tiếng Anh năm thứ nhất từ 49-52 triệu đồng/năm tùy ngành, đến năm thứ 4 có mức thu là 62 -66 triệu đồng/năm.

Theo đề án tuyển sinh năm 2020, học phí Trường ĐH Ngoại thương với chương trình đào tạo đại trà là 18,5 triệu đồng/năm.

Các chương trình Chất lượng cao, Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản, Kế toán - Kiếm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế có học phí 40 triệu đồng/năm.

Học phí chương trình tiên tiến là 60 triệu đồng/năm.

Mức học phí của trường được điều chỉnh hàng năm không quá 10%.

Lê Huyền 

150 trường phổ thông được ưu tiên xét tuyển vào 7 đại học

150 trường phổ thông được ưu tiên xét tuyển vào 7 đại học

 150 trường THPT trên cả nước được ưu tiên xét tuyển vào các Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội nhân văn, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Kinh tế luật, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH An Giang...

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Sao Việt 8/11: Hoa hậu Lương Thùy Linh bày tỏ sự bức xúc khi bị “fake” tài khoản mạng xã hội một cách trắng trợn. Thậm chí, tài khoản này có rất đông người hâm mộ theo dõi và thường xuyên chia sẻ những tấm hình bán nude hở hang được che mặt khéo léo khiến nhiều người lầm tưởng là nàng Hậu. Lương Thùy Linh chia sẻ: “Mình không tính đăng lên nhưng quá nhiều người nhầm và nghĩ đó là Linh, kể cả tài khoản Miss World cũng tag nhầm. Tưởng tượng xem nếu họ thấy những hình ảnh phản cảm như thế thì đại diện Việt Nam không chỉ năm nay mà còn những năm tiếp theo sẽ bị ảnh hưởng như thế nào”.
{keywords}
Minh Tú bất ngờ chia sẻ một dòng trạng thái dài bằng tiếng Anh lên trang cá nhân thông báo về việc sẽ tạm ngừng hoạt động trong thời gian tới. Theo chia sẻ của Minh Tú, khoảng thời gian 2 tháng vừa qua là lúc cô gặp rất nhiều khó khăn, bị căng thẳng. Lý do không phải vì gặp vấn đề gì quá to tát mà do cảm xúc của cô thấy chán nản như vậy. Hiện tại Minh Tú đang tham gia vào một lớp học tiếng Anh cùng với đó cô cũng sẽ dành nhiều thời gian hơn cho cuộc sống riêng, gia đình và người thương.

 

{keywords}
Khoe hình thưởng thức món ăn đường phố, H’Hen Niê viết: “Hello... When you visit my country, don't forget to enjoy street foods, all moments when sitting beside the street and try lots of delicious foods, You will have the unforgettable experiences. For sure!” (tạm dịch: Xin chào... Khi bạn du lịch đến đất nước tôi, đừng quên thưởng thức món ăn đường phố. Khoảnh khắc bạn ngồi bên đường và nhâm nhi đồ ăn ngon, bạn sẽ có những trải nghiệm không thể nào quên. Thề đấy!).

 

{keywords}
Huỳnh Phương xứng đáng là “bạn trai quốc dân” khi theo sát bạn gái Sĩ Thanh quay MV hơn 2 ngày 2 đêm. Anh chàng cũng nhận được vô số lời khen của công chúng khi tận tình đút bánh cho người yêu ăn hay bóp chân cho cô khi mệt.
{keywords}
Trở về sau chuyến du lịch Hàn Quốc cùng con trai, Ngọc Lan bất ngờ chia sẻ: “Thôi thì vậy là vui, sóng biển đã đem đi hết những lo âu, những căng thẳng. Giờ thì khăn gói về Sài Gòn làm việc. Đời không mong gì nhiều, chỉ mong đủ khoẻ mạnh và đủ kiêng nhẫn để vượt qua những cơn sóng dữ”.

 

{keywords}
Khoe hình giản dị đi xe ôm công nghệ, Mai Phương Thúy nhận được rất đông sự chú ý từ bạn bè cũng như cư dân mạng. Rất nhiều người khen nàng Hậu dễ thương và cá tính. Đặc biệt, một người bạn trêu đùa rằng Mai Phương Thúy sở hữu đôi chân quá dài, khó có thể lên ngồi chiếc xe máy đời cũ thấp như trong ảnh: “Coi chừng đè chết xe ôm nha em”, “Chân dài quá, sao ngồi?”. Đáp lại, mỹ nhân sinh năm 1988 cũng tuyên bố: “Đè bẹp lốp ạ”. Quả thật, nhìn chiều cao gần 1m80 của nàng hoa hậu, có vẻ như vóc dáng “khủng” của cô chuẩn bị “đè bẹp” cả người tài xế lẫn chiếc xe.
{keywords}
Thanh Tú khoe hình đầu bù tóc rối của bà mẹ bỉm sữa sau khi sinh con cho ông xã đại gia và tháng 6 vừa rồi.

 

{keywords}
Hoàng Mập bày tỏ sự khó chịu trên trang cá nhân khi bị nhiều người vào nhắn tin đòi nợ giùm nghệ sĩ Việt Hương. Những người này một mực khẳng định Việt Hương đã livestream đòi tiền Hoàng Mập, nên đăng bài lên Facebook và Zalo để nhắc chàng nghệ sĩ nhanh chóng trả nợ. Khẳng định mình không mượn tiền và cũng không có chuyện bị Việt Hương đòi Tiền, Hoàng Mập hy vọng nhiều người nên sống thiện lành, bớt khẩu nghiệp đồn đoán bậy bạ. Hoàng Mập cho biết nàng danh hài và anh có mối quan hệ tốt, Việt Hương muốn gì cũng sẽ tự nhắn riêng với anh.
{keywords}
Khi hình ảnh con gái bị đưa ra “câu like”, bà xã Hoài Lâm đã có những chia sẻ thẳng thắn trên mạng xã hội: “Đừng dạy người khác cách làm cha mẹ khi bản thân mình chưa có con, và cái kiểu càng vô nói không được không tốt thì mình càng muốn up nhiều hơn luôn á. Và hình con của người ta nên người ta được toàn quyền sử dụng và quyết định nha ạ, nếu không tốt hay không nên up thì mời chị lấy chồng sinh con rồi tự tính đi ạ. Đừng đụng chạm tới tụi nhỏ nếu cứ ngày đêm cầu cha mẹ nó chia tay, và không thật sự yêu thương tụi nó, và khi phần con trong mình nhiều hơn phần người. Cám ơn!”.

Linh Thùy

Quy định đặc biệt trong cưới Giang Hồng Ngọc và chồng doanh nhân

Quy định đặc biệt trong cưới Giang Hồng Ngọc và chồng doanh nhân

 - Thiệp cưới của Giang Hồng Ngọc và ông xã – doanh nhân Xuân Văn đã được hé lộ với nhiều quy tắc đặc biệt.

" alt="Tin sao Việt 8/11: Lương Thùy Linh bị giả mạo tài khoản Instagram" width="90" height="59"/>

Tin sao Việt 8/11: Lương Thùy Linh bị giả mạo tài khoản Instagram

{keywords}
Cô Li Aiyun (trái), cô Yang Jun (giữa) và thầy Zou Hilian và các học sinh ở trường Bohunt

Tại sao lại thế? Đơn giản là thành tích học tập của học sinh châu Á cao gấp 3 lần học sinh Anh. Nhận thức rõ về việc học sinh của mình sẽ phải cạnh tranh với người lao động Trung Quốc trên thị trường việc làm toàn cầu, trường Bohunt đã quyết định kiểm tra xem học sinh của trường có chịu nổi sự khắt khe, những giờ học kéo dài và kỷ luật nghiêm khắc của hệ thống giáo dục Trung Quốc hay không.

Câu trả lời có vẻ chưa được làm rõ.

{keywords}
Cô Yang đang hướng dẫn học sinh luyện tập mắt

Cuối tháng này, 50 học sinh được thử nghiệm sẽ làm một loạt bài kiểm tra để so sánh kết quả với các bạn cùng lớp vẫn đang được dạy theo phương pháp Anh thông thường.

Trong khi đó, những học sinh đang được “nếm mùi” giáo dục Trung Quốc bắt đầu có dấu hiệu nổi loạn. Họ phải điều chỉnh giờ học bắt đầu từ 7 giờ sáng, mỗi ngày học 12 tiếng, bài tập tràn ngập.

Và đây là một cảnh tượng mới trong lớp học Trung Quốc ở trường Anh quốc: Lớp học ồn ào. Một học sinh đứng phía cuối lớp, ngang nhiên pha cho mình một tách trà trong khi giáo viên môn khoa học cố gắng giữ trật tự lớp học trong vô vọng.

Lớp học ồn ào như chợ vỡ. Josh, 14 tuổi tuyên bố rằng nhà trường “đang tước đi quyền con người” của cậu bằng cách bắt cậu làm việc suốt 12 tiếng mà không được uống một tách trà. Cậu đã mang ấm đun trà từ nhà tới trường. Giáo viên rất tức giận. “Các em đến đây là để học” – cô nói.

Nhưng Josh không hề tỏ ra ăn năn hay sợ hãi. “Bình thường em rất chăm chỉ. Nhưng em không quen với cách giảng dạy này một chút nào” – cậu nói.

“Giáo viên càng nghiêm khắc thì tôi càng muốn chống đối” – Sophie liên tục nói chuyện riêng trong giờ khi giáo viên môn Khoa học Yang Jun đang thực hiện một thí nghiệm trước lớp.

Cô Yang yêu cầu Sophie lên trước lớp, đứng úp mặt vào tường. Hình phạt này có thể khiến một học sinh Trung Quốc xấu hổ nhưng Sophie thì chỉ cười.

Trong khi, phương pháp Trung Quốc lấy sự tôn trọng thầy cô và sự cạnh tranh khốc liệt làm trọng tâm thì ở các trường Anh, học sinh được khuyến khích đặt câu hỏi và thảo luận. Họ đặt trọng tâm vào sự “tự phát hiện”. Ở Hampshire, cô Yang phải giữ trật tự lớp học trước khi dạy. Còn ở châu Á, học sinh im lặng mỗi khi cô giảng bài.

“Ở Trung Quốc, học sinh tôn trọng và nghe lời giáo viên. Học sinh Trung Quốc không làm lãng phí thời gian của người khác. Chúng tôi không cần các kỹ năng quản lý lớp học bởi vì ai cũng tự giữ kỷ luật. Còn ở đây, giữ trật tự lại là kỹ năng thách thức nhất trong công việc giảng dạy” – cô Yang nói.

{keywords}
Thầy Zou cho rằng tập thể dục sẽ giúp các em học tập tốt hơn

Cô cũng tỏ ra kinh ngạc khi một nữ sinh tự tiện ra khỏi lớp, nước mắt đầm đìa khi biết tin chàng ca sĩ Zayn Malik rời khỏi nhóm One Direction. “Tôi thấy thật khó hiểu khi em ấy thể hiện cảm xúc như vậy chỉ vì một ban nhạc pop” – cô vừa nói vừa ngờ vực.

Thầy Wei Zhoa thì cho rằng chính chế độ phúc lợi của chính phủ Anh đã khiến học sinh thiếu tham vọng và vô kỷ luật khi đến trường. “Ngay cả khi họ (thanh niên) không làm việc thì họ cũng có tiền, vì thế họ không phải lo lắng gì cả”.

Nhưng ở Trung Quốc thì khác, họ không nhận được gì cả nên họ biết “mình cần phải học tập chăm chỉ, mình cần phải làm việc chăm chỉ để kiếm tiền giúp đỡ gia đình”.

“Nếu Chính phủ Anh thực sự cắt giảm phúc lợi để buộc mọi người phải làm việc thì các em có thể sẽ nhìn nhận mọi thứ theo cách khác” – thầy Zhoa nói.

“Kiến thức thay đổi số phận một con người. Nếu không có hệ thống phúc lợi, họ sẽ tập trung hơn. Như bây giờ họ không đánh giá cao nền tảng giáo dục”.

Trong khi đó, thầy Zou Hilian – một giáo viên toán nổi tiếng là kiên nhẫn và dạy tốt ở Trung Quốc – đã phải nổi khùng khi không thể kiểm soát lớp học ở đây. “Tập trung!” – thầy Hilian hét lên. Giọng thầy hầu như chìm nghỉm trong không khí đinh tai nhức óc của lớp học.

Ở Trung Quốc, học sinh luôn dọn vệ sinh lớp học mỗi khi giờ học kết thúc – đó là trách nhiệm. Thầy Hilian đã thử làm việc đó ở Hampshire. Khi nhìn các em quét lớp, thầy có thể tượng tượng ra những cuộc đấu khẩu không ngừng nếu như việc này được thực hiện thường xuyên.

{keywords}
Các giáo viên Trung Quốc cho rằng chế độ phúc lợi xã hội hào phóng của Anh là nguyên nhân khiến học sinh không chịu học tập, thiếu tham vọng.

Cũng có một thử nghiệm khác về lòng yêu nước. Ở Trung Quốc luôn có màn chào cờ, hát quốc ca mỗi sáng. Tất cả nghi lễ đều được thực hiện với sự tôn kính. Còn ở đây, khi giáo viên Trung Quốc kéo cờ và hát quốc ca nước Anh mỗi ngày, rất ít học sinh thuộc lời “God Save The Queen”. “Tại sao lại phải làm thế?” là câu hỏi điệp khúc của các em.

Vài tuần trôi qua, hành xử của học sinh ngày càng tệ hơn. Các em nói chuyện, ăn uống khi giáo viên cố gắng giảng bài trong vô vọng.

Thầy Zou trở nên bực tức: “Các em không sẵn sàng học tập. Các em chỉ muốn vui vẻ. Tôi thấy lo lắng về chuyện học tập của các em”.

Vẫn lịch sự, cố gắng giữ bình tình nhưng khá tức giận, thầy Zou nói với cả lớp: “Trải nghiệm của chúng tôi với học sinh Anh sẽ chủ yếu là ở các em và chúng tôi hi vọng sẽ trở về nước với những kỷ niệm tốt đẹp. Tôi chưa bao giờ mong chờ những hành vi như thế này”.

Học sinh bên dưới chẳng hề tỏ ra xấu hổ. Ở cuối lớp, Josh vẫn đang pha trà. Thầy Zou buộc phải triệu hồi mẹ cậu – hình thức kỷ luật cuối cùng ở Trung Quốc và thường là nỗi xấu hổ ghê gớm của học sinh. Ấm pha trà đã được mang về nhà.

Công bằng mà nói thì mẹ Josh cũng chẳng bận tâm gì đến chuyện con trai bà đang làm xáo trộn lớp học, mà bà chỉ cho rằng cậu bị phạt vì lý do “sức khỏe và an toàn”.

{keywords}
Học sinh thậm chí còn không thuộc quốc ca của nước mình.

Thầy Zou tỏ ra thất vọng: “Chúng tôi tới đây để mang tới cho các em cách giảng dạy kiểu Trung Quốc để làm phong phú thêm trải nghiệm cuộc sống cho các em. Không có công việc nào dễ dàng, nhưng tôi không nghĩ rằng dạy học ở đây lại vất vả đến thế. Chúng tôi không thể xoay sở nổi. Thật xấu hổ. Nó khiến tất cả chúng tôi xấu hổ”.

Hầu hết học sinh Anh – ngay cả những học sinh xuất sắc nhất – cũng không theo kịp tốc độ bài giảng môn toán của thầy Zou, trong khi về Trung Quốc, ông sẽ dạy toán bằng tiếng Anh cho học sinh của mình để họ có lợi thế cạnh tranh hơn.

Một số em thậm chí còn gặp khó khăn trong việc nắm bắt các khái niệm ngữ pháp được giảng dạy bởi giáo viên Trung Quốc.

“Các em không có nhiều kiến thức ngữ pháp tiếng Anh và tôi rất ngạc nhiên về điều đó” – cô Li Aiyun, hiệu trưởng Trường Ngoại ngữ Nam Kinh nhận xét. “Học sinh của chúng tôi còn làm tốt hơn”.

“Em không quan tâm tới vị từ và động từ” – một học sinh tuyên bố. “Tại sao bọn em lại cần học cái này? Tất cả bọn em đều có thể nói tiếng Anh cơ mà” – một em khác nói thêm. (Một em còn nghi ngờ không biết “swum” có phải là quá khứ phân từ của động từ “swim” không).

Cuối buổi, cô Li giao bài tập về nhà, hi vọng rằng các em sẽ tập trung như học sinh Trung Quốc. Nhưng một lần nữa, cô lại thất vọng. “Một số nói chuyện, một số ăn uống, một số thì trang điểm. Chỉ có một nửa lớp là theo dõi những gì tôi nói. Còn một nửa, ai biết là các em đang làm gì. Tôi phải cố kiềm chế bản thân, không thì tôi phát điên mất!”.

Hiệu trưởng Neil Strowger bắt đầu vào cuộc. Ông tỏ ra lo lắng về thái độ của học sinh và hứa rằng sẽ có biện pháp kỷ luật nếu như tình trạng này còn tiếp diễn.

“Không em nào được nói khi giáo viên đang nói” – ông nói. “Nếu các em còn tiếp tục, các em sẽ bị cảnh cáo và đưa ra hội đồng nhà trường”. Mặc dù, khi rời khỏi lớp, chúng tôi biết rằng cả ông và đội ngũ của ông đều đồng ý rằng học sinh của mình đang được cung cấp một “chế độ dinh dưỡng thông tin rất tẻ nhạt”.

“Tôi đã có cảm giác rất mạnh rằng cách dạy Trung Quốc này sẽ thất bại” – thầy Strowger dự đoán. “Và tôi thực sự hi vọng như thế bởi vì nếu chúng tôi phải dạy theo cách đó, chỉ có Chúa mới giúp được chúng tôi”.

Trong khi đó, việc phải đối mặt với sự náo loạn của lớp học cũng khiến các giáo viên Trung Quốc bắt đầu nản chí.

Cô Yang bật khóc: “Chúng tôi không thể thất bại. Tôi đứng đây là để đại diện cho phương pháp giảng dạy của Trung Quốc. Khi còn sống, bố tôi luôn nói với tôi rằng ‘Thứ mà bố để lại cho các con gái là kiến thức, kỹ năng và khả năng tồn tại trong một xã hội đầy cạnh tranh”.

“Tôi muốn truyền đạt lại điều này cho học sinh của mình bởi vì tôi nghĩ bố tôi là người thầy tốt nhất trong cuộc đời mình. Tôi muốn dạy cho học sinh những thứ mà tôi đã được dạy”.

Thế nhưng, trừ khi có một phép màu nào đó, còn không thì hi vọng của cô Yang tội nghiệp chắc cũng sẽ chỉ là một sự thất vọng.

  • Nguyễn Thảo (Theo Daily Mail)
" alt="Giáo viên Trung Quốc bật khóc trong lớp học Anh" width="90" height="59"/>

Giáo viên Trung Quốc bật khóc trong lớp học Anh

{keywords}Xe điện VinFast sẽ dùng trợ lý giọng nói Alexa từ năm 2022. (Ảnh: VinFast)

Ông Christian Mentz, Giám đốc Amazon Smart Vehicle International cho biết: "Chúng tôi rất ấn tượng với tốc độ và tầm nhìn táo bạo của VinFast trở thành người dẫn dắt cuộc cách mạng xe điện thông minh toàn cầu. Chúng tôi nóng lòng được nhìn thấy khách hàng của VinFast trải nghiệm những gì tốt nhất mà trợ lý giọng nói Alexa có thể mang lại, trong các chuyến đi cũng như khi ở nhà – giúp duy trì kết nối, quản lý công việc, giải trí dễ dàng và trực quan hơn dù ở bất cứ nơi đâu”.

Về phía mình, Phó Tổng Giám đốc VinFast phụ trách Khối phát triển sản phẩm Franck Euvrard chia sẻ, VinFast coi công nghệ là chìa khóa thúc đẩy phát triển. Với phương châm kết nối trí tuệ toàn cầu, hợp tác với những đối tác hàng đầu thế giới để mang đến cho khách hàng các sản phẩm và công nghệ tốt nhất. Trợ lý giọng nói Alexa của Amazon trên xe điện VinFast sẽ là một sự bổ trợ cho các tính năng và dịch vụ thông minh trên xe.

VinFast mang 2 mẫu xe VF 8 và VF9 đến Triển lãm Ô tô Quốc tế New York (NYIAS 2022). Đây là lần đầu tiên VinFast mang tới trải nghiệm di chuyển thực tế trên xe VF 8.

Mới đây, hãng xe đã công bố ký kết thỏa thuận xây dựng nhà máy đầu tiên ở Bắc Mỹ tại Hạt Chatham, Bắc Carolina. VF 8 và VF 9 sẽ là hai mẫu xe đầu tiên được sản xuất tại cơ sở này. Dự án nhà máy có mức đầu tư giai đoạn 1 lên đến 2 tỷ USD, dự kiến khởi công trong năm 2022. Giá khởi điểm tại thị trường Mỹ cho VF 8 sẽ là 40.700 USD và VF 9 là 55.500 USD.

Phúc Vinh

VinFast công bố giá thuê Pin xe điện tại Mỹ, kích hoạt giao dịch NFT trên chợ OpenSea

VinFast công bố giá thuê Pin xe điện tại Mỹ, kích hoạt giao dịch NFT trên chợ OpenSea

Tại Mỹ, gói thuê Pin cố định của VinFast VF 8 và VF 9 có giá lần lượt là 110 và 160 USD, trong khi gói thuê linh hoạt có chi phí từ 35 và 44 USD với phạm vi di chuyển 310 dặm mỗi tháng.  

" alt="Xe điện VinFast dùng sẽ dùng trợ lý giọng nói Alexa" width="90" height="59"/>

Xe điện VinFast dùng sẽ dùng trợ lý giọng nói Alexa