- Tôi muốn mở quán cơm bình dân gần một trường đại học. Xin hỏi tôi có cần xin giấy chứng nhận VSATTP không? Làm thế nào để có được giấy đó?Anh chị em có thể cùng đứng tên trên sổ đỏ
Mẹ chồng có quyền đuổi con dâu ra khỏi nhà?
|
Ảnh minh họa |
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Căn cứ theo quy định trên, bạn muốn mở quán cơm bình dân gần một trường đại học có quy mô và có địa điểm kinh doanh cố định thì phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động.
Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm:
Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010: Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể. Như vậy, việc kinh doanh quán cơm là kinh doanh dịch vụ ăn uống, để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bạn phải đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống và phải có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên và nộp tại bộ phận một cửa cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Mở shop online: đăng ký kinh doanh thế nào?
Em có mở 1 shop online tại nhà bán mỹ phẩm, hàng hoá không nhiều, giá trị khoảng 10-20 triệu đồng tổng số hàng, đều là hàng xách tay hoặc gửi dịch vụ về Việt Nam.
" alt="Muốn mở quán cơm phải có chứng nhận VSATTP"/>
Muốn mở quán cơm phải có chứng nhận VSATTP
- Vừa qua xảy ra vụ một thợ điện đổi 100 USD ở tiệm vàng bị phạt 90 triệu đồng. Xin hỏi luật sư pháp luật quy định về việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ra sao? Cấm thế nào? Những nơi nào được phép mua bán, đổi ngoại tệ?Cưới nhau khi chưa đủ tuổi: nguy cơ vi phạm pháp luật
Tự ý chuyển nhà không được trả lại tiền đặt cọc
|
Ảnh minh họa |
Căn cứ Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/PL-UBTVQH13 ngày 18 tháng 03 năm 2013. Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối;
Hiện nay việc mua bán, trao đổi ngoại tệ giữa các cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức trên thị trường hay nói chính xác hơn là trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều phải thông qua hầu hết các Ngân hàng. Hiện nay đây là những nơi đều được cấp phép mua, bán ngoại tệ. Ngoài ra người dân có thể tìm đến các Tổ chức tín dụng, tiệm vàng có giấy phép do Ngân hàng nhà nước cấp. Các Tổ chức tín dụng này đều phải công khai danh sách địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang tin điện tử để người dân nhận biết.
Hiện nay, hầu hết cơ sở kinh doanh, tiệm vàng đều không được cấp phép mua, bán ngoại tệ. Ngoài các điểm kể trên thì việc mua bán, trao đổi ngoại tệ sẽ là hành vi vi phạm pháp luật và bị cấm hoàn toàn.
Căn cứ theo khoản 3 điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về việc xử phạt các hành vi vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ
“Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ nhưng hình thức, nội dung niêm yết tỷ giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên;
c) Thanh toán công cụ chuyển nhượng bằng ngoại tệ không đúng quy định về hoạt động ngoại hối quy định tại Điều 9 Luật Các công cụ chuyển nhượng và các quy định pháp luật có liên quan;
d) Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc mở, đóng tài khoản tại Việt Nam để thực hiện hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; vay, trả nợ nước ngoài; cho vay, thu hồi nợ nước ngoài và các giao dịch vốn khác;
đ) Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với việc đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế; đăng ký, đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài, khoản thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; đăng ký, đăng ký thay đổi tài khoản, tiến độ chuyển vốn đầu tư và các thủ tục hành chính khác liên quan đến giao dịch vốn khác;
e) Quy định tỷ giá, các khoản chi hoa hồng, môi giới bằng tiền, hiện vật và các hình thức chi khuyến mại trong hoạt động mua, bán ngoại tệ dưới bất kỳ hình thức nào dẫn đến tỷ giá mua, bán, quy đổi thực tế vượt biên độ tỷ giá theo quy định của pháp luật;
g) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau; mua, bán ngoại tệ không đúng tỷ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước; thu phí giao dịch không đúng quy định của pháp luật;
h) Thực hiện việc rút vốn, trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài; giải ngân, thu hồi nợ đối với các khoản cho vay ra nước ngoài; thực hiện thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; thực hiện chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;
i) Chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ;
b) Cung ứng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền đối với các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài, khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và các giao dịch vốn khác không đúng quy định của pháp luật;
c) Quy đổi mệnh giá đồng tiền quy ước không đúng quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh casino.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cấp tín dụng hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 15 Nghị định này
Cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, các nghiệp vụ cấp tín dụng khác hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
b) Mở, đóng, sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;
c) Không bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành các quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài; cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; bảo lãnh cho người không cư trú và các giao dịch vốn khác, trừ các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d, đ, h Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 Điều này;
b) Thực hiện giao dịch hối đoái không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước;
c) Có trạng thái ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ không đúng quy định pháp luật;
b) Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật;
c) Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
d) Xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt không đúng quy định của pháp luật.
7. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ, tổ chức làm đại lý đổi ngoại tệ, tổ chức khác mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ, hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này.
8. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu số ngoại tệ, đồng Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm i Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm c Khoản 4 và Điểm a Khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng khi vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
9. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ, văn bản cho phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 và Điểm b Khoản 4 Điều này.”
Tư vấn bởi Luật sư Nguyễn Kim Định, Trưởng văn phòng luật sư Đồng Minh, Gò Vấp, Tp.HCM, thuộc Cộng đồng Luật sư IURA.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Tiêu tiền nhặt được, dễ phạm tội trộm cắp
Tuần trước anh tôi gặp tai nạn, ngã xe trên đường Minh Khai (Hà Nội). Trong lúc ngã xe anh tôi bị văng một chiếc điện thoại iphone 7 plus, một ví tiền trong đó có 15 triệu đồng tiền mặt cùng giấy tờ tùy thân.
" alt="Đổi ngoại tệ ở đâu cho đúng luật?"/>
Đổi ngoại tệ ở đâu cho đúng luật?