Những tổn thất do nước lũ gây ra cho xe có thể không xuất hiện ngay tức khắc mà nó là căn bệnh âm ỉ chờ nhiều tháng sau mới phát bệnh, khiến người mua phải chiếc xe lãnh đủ.Mùa mưa và ngập tới đồng nghĩa với việc hàng loạt xe hơi bị hư hỏng. Không chỉ vậy, nhiều chiếc xe bị hỏng do nước sẽ được “sửa chữa” để quay vòng trở lại thị trường dưới mác “xe hàng thùng,” thậm chí là được giới thiệu tốt như xe mới. Điều này xảy ra bởi những thiệt hại do nước gây ra không hề dễ dàng phát hiện và nhiều xe được vận chuyển tới nơi khác để tiêu thụ, nơi mà người mua không nhận thức hết được mức độ nguy hiểm khi sử dụng những chiếc xe bị hỏng do nước.
 |
Mùa mưa với những con phố ngập nước tiềm ẩn nguy cơ rất lớn với chiếc xe của bạn. |
Những chiếc xe dính nước thường bị hỏng bộ điện tử, dầu nhớt và hệ thống cơ khí. Thiệt hại có thể không xảy ra ngay lập tức mà thậm chí có thể mất nhiều tháng, nhiều năm mới “phát bệnh.” Do vậy, người tìm mua xe ô tô cũ thường rất e ngại mua phải chiếc xe ngập nước đã được “mông má” lại, đánh lừa con mắt người xem xe.
Hơn thế nữa, không chỉ những xe ở Việt Nam bị ngập nước, mua xe nhập khẩu cũ, bạn vẫn có khả năng mua phải xe nhập nước như thường. Tình trạng lũ lụt nặng nề ở Mỹ và nhiều quốc gia lớn khác khiến một lượng lớn các xe ô tô cả cũ lẫn mới tinh bị nhấn chìm trong biển nước. Rất có thể những chiếc xe này sẽ được tân trang lại và chuyển về Việt Nam tiêu thụ.
Đối với xe nhập từ Mỹ, người dùng có thể nhờ vào báo cáo của các công ty bảo hiểm, hay một công cụ online goi là Hệ thống thông tin xe quốc gia (NMVTIS). Đối với những kiểm cơ bản, Ủy ban chống tội phạm về bảo hiểm cũng cung cấp miễn phí dịch vụ kiểm tra VIN (mã số định danh của xe).
NMVTIS sẽ giúp người dùng kiểm tra lịch sử của xe, nhằm mục đích đập tan âm mưu “rửa xe” nhằm “lột xác” cho những chiếc xe ăn trộm ở một vài nơi có quy định lỏng lẻo. NMVTIS cung cấp thông tin người liên quan, giá và dịch vụ.
Nhưng nếu như chủ xe không có bảo hiểm toàn bộ xe thời điểm đó hoặc hóa đơn sửa chữa không vượt quá một mức nhất định thì chiếc xe đó sẽ không nhận được mác “cứu hộ” hoặc “ngập nước”.
Tuy nhiên, không phải mọi báo cáo về lịch sử của xe đều chính xác và không phải báo cáo nào cũng đảm bảo rằng xe không có vấn đề gì. Vì vậy, kiểm tra chi tiết từng bộ phận là cách mua xe thông minh nhất.
Cách nhận biết xe bị hư do nước lũ:
Mặc dù những hư hại rất khó để phát hiện nhưng vẫn sẽ có một vài dấu hiệu giúp bạn hiểu thêm về xe.
• Kiểm tra thảm: Hãy xem xét nếu thảm xe bị ngập nước, có mùi ẩm mốc hoặc dính bùn. Hoặc một tấm thảm nhãn hiệu mới trong xe cũ cũng là dấu hiệu đáng nghi.
• Kiểm tra ốc vít ghế ngồi: Nếu ốc vít thay đổi thì chắc chắn những chiếc ghế đã bị dịch chuyển. Cách tốt nhất để hong khô thảm chính là bỏ ghế ra ngoài.
• Kiểm tra đèn: Đèn pha và đèn hậu rất đắn tiền, vì vậy ít có người thay, những dòng nước thấy bằng mắt thường có thể phát hiện trên ống kính hoặc gương chiếu.
• Kiểm tra những nơi khó lau rửa: Đó có thể là khe các bảng điều khiển bên trong hoặc dưới mui xe.
• Kiểm tra bùn và vụn vỡ dưới khung cửa hoặc bảng điều khiển.
• Kiểm tra động cơ: Các dòng nước hoặc mảnh vỡ có thể xuất hiện ở những nơi khó rửa như ở động cơ.
• Kiểm tra những phần không sơn vì những điểm này gặp nước lũ sẽ rỉ sét.
• Kiểm tra xem liệu những phích cắm cao su và phần dưới cánh xe có bị thay thế không.
• Dò hỏi nơi ở của chủ xe, nơi thường gửi xe, xem chủ xe có sống ở khu vực hay bị ngập lụt hay không.
• Cuối cùng, đem xe vào một gara tin tưởng để tra xe toàn bộ trước khi quyết định mua là việc nên làm.
(Theo Autopro)
" alt="Mua xe cũ, làm thế nào để tránh mua phải xe ngập nước?"/>
Mua xe cũ, làm thế nào để tránh mua phải xe ngập nước?

Dịch bệnh corona thu hút sự quan tâm của nhiều người, dẫn đến việc thiếu thông tin. Đây là điều kiện cho nạn tin giả hoành hành.
Trong khi đó, Facebook chưa cho thấy những hành động mạnh tay ngăn tin giả. Mạng xã hội này đang là nền tảng phát tán mạnh những thông tin gây hoang mang người dân.
Theo Facebook, những ngày gần đây, 7 tổ chức cộng tác với Facebook đã công bố 9 bản kiểm chứng thông tin và phát hiện hàng loạt tin giả liên quan đến chủng virus corona. Facebook thông báo đã dán nhãn những thông tin thiếu chính xác và đẩy bài viết xuống dưới trang hiển thị bài đăng hàng ngày của người dùng.
Tuy vậy, 9 bản kiểm chứng không phản ảnh chính xác thực trạng tin giả của nền tảng này.
Mở đầu chuỗi "dịch bệnh" tin giả là việc nhiều Facebooker cảnh báo có người bị nhiễm bệnh tại Việt Nam.
Tin đồn thất thiệt về số ca nhiễm bệnh
Công thức được sử dụng thường là "theo một người bạn của em tại Nha Trang...", "nhiều người dân ở Đà Nẵng phát hiện...".
Trên không gian Internet, nhiều người dùng mạng xã hội đã đăng tải số liệu, ca nhiễm bệnh giả gây hoang mang dư luận.
 |
Tin đồn thấy thiệt lan truyền trên mạng xã hội. |
"Hiện tại ngày hôm nay (22/01) T*** nhận rất nhiều thông tin về khách du lịch ở Nha Trang (chủ yếu là Trung Quốc) và thậm chí là trưởng đoàn Trung Quốc, hướng dẫn Việt Nam cũng bị dính virus viêm phổi Corona 2019 và nơi bắt nguồn là từ thành phố Vũ Hán bên Trung Quốc", tài khoản Facebook Bruce ***** đăng tải trên Facebook cá nhân vào ngày 22/1. Nhưng trên thực tế, đến ngày 23/1, Việt Nam chỉ phát hiện 2 ca nhiễm.
Ngày 24/1, trang Facebook Our Economics của Sri Lanka đăng tải thông tin 11 triệu người bị cách ly ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc sẽ chết vì không có vắc xin. Thông tin trên được dịch thành nhiều thứ tiếng và lan truyền qua các quốc gia trong đó có Việt Nam.
Tuy vậy, theo China Daily, việc hạn chế đi lại từ khu vực Vũ Hán nằm trong các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của virus corona.
"Tự chữa corona tại nhà"
Ngày 27/1, tài khoản Facebook Thuy Trang **** chia sẻ bài viết với nội dung hướng dẫn tự chữa virus Corona tại gia.
Mở đầu bài viết, tài khoản này kêu gọi “Bạn muốn mình là người sống sót 90% sau khi nhiễm Vũ Hán hãy làm đúng cách sau đây”.
 |
Hướng dẫn chữa corona tại gia nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ trên Facebook. |
Theo đó, tài khoản Thuy Trang nêu dấu hiệu nhận biết bệnh là ho nhiều, đau ngực, nhức đầu và tiêu chảy. Cách chữa trị của Facebooker này là uống thuốc Tylenol, đắp khăn lạnh, tự cách ly người thân, uống nhiều nước lọc và nước cam…
Sau một ngày đăng tải, bài viết nhận được gần 7.000 lượt chia sẻ, 4.000 lượt thích và 500 bình luận. Hiện bài viết trên vẫn tồn tại và lan truyền rộng rãi bất chấp giới y khoa cảnh báo corona không phải loại bệnh có thể tự chữa tại nhà.
Ngoài tài khoản Thuy Trang ****, nội dung chữa bệnh tại gia vẫn đang lan truyền rộng rãi trên Facebook bởi nhiều người khác.
"Đeo khẩu trang ngược chống corona"
Bên cạnh cách chữa bệnh tại nhà, nhiều trang Facebook còn đăng tải thông tin hướng dẫn đeo khẩu trang y tế ngược để phòng corona. Đây là cách sai lầm.
 |
Hướng dẫn đeo khẩu trang ngược ngừa corona được chứng minh là phản khoa học. |
Theo trang The Star, chỉ có một cách đeo khẩu trang đúng là mang mặt có màu ra bên ngoài. "Điều đó không ảnh hưởng bởi việc bạn có bệnh hay không", The Starviết.
Cách đeo khẩu trang dị hợm trên không chỉ được chia sẻ tại Việt Nam. Nhiều quốc gia khác tại Đông Nam Á cũng có người dùng Facebook chia sẻ tin này.
TrangMedical Mythbuster Malaysia, chuyên giải mã các tin đồn, tin giả về y tế đã khẳng định thông tin đeo mặt trong của khẩu trang là sai cách.
"Lớp bên ngoài là kháng nước hoặc là lớp chống thấm trong khi lớp bên trong là để hút nước bởi không khí chúng ta thở ra có chứa độ ẩm. Bên cạnh đó, lớp màu trắng bên trong còn có thể lọc vi khuẩn.
Chức năng của lớp màu xanh là ngăn vi trùng bám vào. Nếu bạn đeo khẩu trang theo cách khác, hơi ẩm từ không khí sẽ bám vào nó, khiến vi trùng ở đó dễ dàng hơn", Medical Mythbuster Malaysia viết. Bên cạnh đó, trang này cũng nhấn mạnh, khẩu trang y tế chỉ được sử dụng một lần.
 |
Bức ảnh được nhiều Facebooker dùng để nói về đại dịch corona chỉ là giả mạo. |
Nhiều tin giả khác liên quan đến vũ khí sinh học, khẩu trang qua sử dụng được bán lại, ảnh ghép Twitter tổng thống Mỹ Donald Trump, hình ảnh người chết la liệt đường phố Trung Quốc cũng được lan truyền trên mạng xã hội.
Người nổi tiếng cũng chia sẻ tin giả
Từ khi virus corona phát tán rộng, nhiều nghệ sĩ Việt theo sát tình hình, thể hiện qua những bài share, viết trên Facebook cá nhân. Tuy nhiên, những bài viết của một số nghệ sĩ như Đàm Vĩnh Hưng, Cát Phượng, Ngô Thanh Vân... bị cộng đồng mạng chỉ trích vì đưa tin sai lệch, không giúp người dân nâng cao tinh thần phòng bệnh mà gây hoang mang tâm lý giữa dịch corona.
Hôm 26/1, trên trang Fanpage Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ thông tin không đúng về hai bệnh nhân người Trung Quốc điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Fanpage của nam ca sĩ cho rằng "hai người Trung Quốc bị nhiễm virus corona đã chết tại Chợ Rẫy".
Thông tin này sau đó đã được xóa bỏ, chỉ còn giữ lại các chia sẻ mang tính cảnh báo về nguy cơ gây bệnh.
Cùng ngày, trên trang cá nhân, Cát Phượng chia sẻ: "Biết nói gì đây? Làm ơn nghĩ cho dân trước cũng là nghĩ cho chính bản thân mình. Dịch bệnh đã đến Q.1, rồi sẽ lan tràn đến Q.3, Q.5, Q.7...".
Sáng 31/1, Ngô Thanh Vân cập nhật trạng thái trên fanpage về tình trạng hãng hàng không vẫn có chuyến bay từ Vũ Hán về Việt Nam giữa đại dịch virus corona. Bài chia sẻ của Ngô Thanh Vân được đăng vào thời điểm Cục hàng không đã dừng cấp phép các chuyến bay từ Việt Nam đi Vũ Hán và ngược lại. Vì thế, Ngô Thanh Vân bị cộng đồng mạng phản ứng.
 |
Trên Facebook, nhiều nghệ sĩ Việt cũng tiếp tay lan truyền thông tin giả gây hoang mang cho người dân. |
Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM (Sở TT&TT) đã kịp thời vào cuộc chấn chỉnh, xử lý.
Cụ thể, vào chiều ngày 31/1, Sở TT&TT TP.HCM đã trực tiếp liên lạc với các nghệ sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Cát Phượng, Ngô Thanh Vân.
Chủ trì cuộc họp khẩn của Bộ Y tế về ứng phó dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV) chiều mùng 2 Tết, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định, Việt Nam sát với Trung Quốc nên phải luôn đặt vào tâm thế phòng dịch tích cực. Ngoài ra, phó thủ tướng cũng yêu cầu kiểm soát chặt các thông tin thất thiệt trên mạng xã hội.
"Bộ Công an cũng phải theo dõi, đề phòng khi có đối tượng tung tin thất thiệt về tình hình dịch bệnh phải ngăn chặn ngay. Đây là hành động gây hoang mang, nguy hại phải xử ký nghiêm", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt lưu ý.
Để có được thông tin chính xác, người dân có thể theo dõi trang web chính thức của Bộ Y tế tại https://www.moh.gov.vn/ và thông tin từ báo chí.
" alt="Facebook bất lực với tin giả giữa đại dịch corona"/>
Facebook bất lực với tin giả giữa đại dịch corona

Tuy nhiên, đáng chú ý có sự xuất hiện của một cụm từ tìm kiếm tuy có liên quan đến chủ đề virus corona nhưng thật ra là một hiểu lầm nghiêm trọng. Theo BoingBoingphát hiện từ vài ngày trước, cụm từ “virus trong bia Corona” cũng bất ngờ chứng kiến sự gia tăng đột biến về lượt tìm kiếm.
.jpg) |
Cụm từ “virus trong bia Corona” cũng bất ngờ chứng kiến sự gia tăng đột biến về lượt tìm kiếm. Ảnh: Getty Images. |
Điều này có thể xuất phát từ việc nhiều người vẫn đang nhầm lẫn về sự trùng hợp trong cái tên của loại virus Vũ Hán, có tên khoa học là nCoV-2019 và thương hiệu bia Corona.
Theo Vice, những lượt tìm kiếm về cụm từ này khá phổ biến ở Bắc Mỹ, khu vực phía Tây châu Âu, Australia, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và New Zealand.
Trên thực tế, bia Corona và loại virus cùng tên hoàn toàn không có mối liên hệ nào. Điểm chung duy nhất giữa chúng chỉ nằm ở nguồn gốc cái tên Corona.
Trong tiếng Latin, từ corōna có nghĩa là “vương miện”. Cái tên corona cũng vì lẽ đó mà được đặt cho loại virus này do dưới kính hiển vi điện tử, chúng có quầng sáng bao quanh giống như vương miện.
Bia Corona thậm chí còn xuất hiện trước cả loại virus này khi chai bia đầu tiên của hãng được sản xuất từ năm 1924. Trong khi đó, virus corona tuy đã được phát hiện ra từ năm 1931 nhưng phải đến năm 1965 mới xuất hiện 2 chủng virus corona gây bệnh trên người đầu tiên.
Những thông tin sai lệch như thế này không phải chỉ mới xuất hiện trên Internet. Daily Beasttrước đó đã từng đưa tin cảnh báo về việc các QAnon, những người cho rằng có một bộ máy quan liêu quốc tế âm mưu chống lại chính quyền Trump đưa ra gợi ý về cách bảo vệ bản thân trước virus corona bằng cách uống thuốc tẩy.
" alt="Nhiều người nhầm lẫn về virus Vũ Hán và bia Corona"/>
Nhiều người nhầm lẫn về virus Vũ Hán và bia Corona
Vợ chồng em cưới nhau được gần 1 năm, nói chung hiện giờ mọi chuyện điều ổn nhưng cứ mỗi lần "yêu", vợ em lại có những biểu hiện khác với cách cư xử bình thường.Cô ấy tỏ ra mất kiểm soát khi quá phấn khích, thường đòi hỏi em phải thực hiện những động tác mạnh mẽ (đôi khi quá sức của em). Vì yêu vợ nên em cũng ráng cố gắng, nhưng nếu cứ thế này thì e sức em kham không nổi. Làm sao để giải quyết khó khăn này để cô ấy dịu dàng trong chuyện yêu hơn, xin giúp em với!
nguacon2000@)
 |
Một người vợ yêu chồng sẽ cảm thấy sung sướng mãnh liệt khi chăn gối với chồng. Ảnh minh họa |
Có thể nói, cô ấy là một phụ nữ rất đáng yêu, nồng nhiệt, chân thành.
Khi yêu đương, các giác quan trở nên nhạy bén thu nhận tất cả những tín hiệu, diễn biến và “xử lý” nhanh gọn khiến cả hai bay bổng trong thế giới nửa thực nửa mộng.
Trạng thái hưng phấn tăng dần trong quan hệ ân ái lại ảnh hưởng ngược lại đến các giác quan (những cử chỉ âu yếm, vuốt ve trìu mến da diết và khao khát hơn. Nhịp thở gấp gáp. Tim đập mạnh. Đồng tử mắt giãn ra, sợ ánh sáng chói nên thường khép đôi hàng mi lại…).
Trung tâm chi phối hành vi tình dục ở vùng hạ đồi trong não thúc đẩy phát sinh liên tiếp những cử chỉ tự phát, không cưỡng nổi như ôm xiết, hôn, cắn, rên khẽ, cười hoặc khóc. Khi khoái cảm tình dục tăng lên, lan tỏa toàn bộ vỏ não, con người rơi vào trạng thái “mất kiểm soát”.
Vì thế lời nói và cử chỉ của cô ấy lúc này rất thật. Đó là lúc “cái tôi thầm kín” bộc lộ những mong muốn chân thành. Cùng lúc ấy, các cơ được kích thích nên độ hưng phấn tăng cao, toàn thân xuất hiện sự co và căng cơ, mới đầu các cơ co một cách tùy ý sau đó co đều đặn theo nhịp điệu, chủ yếu là co tay, co chân. Do sự phấn khích của hệ thống thần kinh trung ương, huyết áp tăng cao, tốc độ trao đổi khí tăng lên, nhu cầu cần oxy cũng tăng lên, dẫn đến hơi thở lên đến 40 lần/phút đôi khi kèm theo tiếng rên, nhịp tim nhanh đến 120 lần/ phút, thậm chí có chị em lên đến 150-160 lần/phút. Chẳng khác nào một vận động viên trên đường đua đang chạy nước rút.Trong trạng thái xuất thần ấy, vợ của bạn có những cử chỉ và lời nói “kích động” là điều dễ hiểu.
Một người vợ rất yêu và phục chồng sẽ cảm thấy niềm sung sướng mãnh liệt khi chăn gối với chồng. Hiểu được điều này, người chồng sẽ tự hào khi vợ “gấu” với mình trên giường chứ sao lại cho là khó khăn? Bạn có thể “đổi chỗ” để nhường phần “cầm cương” cho nàng, khi nằm dưới bạn sẽ đỡ “mất sức chiến đấu” hơn.
Th.s- BS Lan Hải
(Theo PNO)
" alt="Chồng thích vợ gấu hay dịu dàng trên giường?"/>
Chồng thích vợ gấu hay dịu dàng trên giường?