Hãy nhớ rằng thuốc giảm đau như aspirin và ibuprofen có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu của bạn, sau đó có thể làm giảm khả năng đông máu của cơ thể bạn.
Nếu bạn bị ung thư, bạn có thể nhận thấy tình trạng chảy máu cam ngày càng nhiều. Chúng đặc biệt phổ biến đối với bệnh nhân ung thư vì chúng có thể xảy ra do một số nguyên nhân đơn giản như xì mũi quá mạnh, hắt hơi hoặc va chạm nhẹ vào mũi.
Bên cạnh đó, chảy máu mũi có thể là dấu hiệu phổ biến của ung thư mũi. Khi đó, bạn có thể có các triệu chứng khác như: nghẹt mũi mãi không khỏi, giảm khứu giác, chất nhầy chảy ra từ mũi có thể có máu, chất nhầy chảy vào phía sau mũi và cổ họng của bạn.
Chảy máu cam cũng có thể xảy ra đặc biệt từ các khối u não ở vùng xoang (không phổ biến) hoặc từ các khối u bắt đầu ở đáy hộp sọ như u màng não thường lành tính.
Kiểm soát chảy máu cam
Nếu bạn bị chảy máu cam thường xuyên và nghiêm trọng, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bạn có thể thay đổi thuốc.
Để cầm máu mũi:
- Đừng nằm xuống: Ngồi thẳng giúp bạn không bị ho hoặc sặc máu có thể chảy xuống cổ họng.
- Đừng ngửa đầu ra sau: Lý do vì điều này sẽ khiến bạn nuốt máu, thay vào đó nghiêng đầu về phía trước.
- Bịt hai lỗ mũi lại với nhau trong 10 phút bằng ngón trỏ và ngón cái. Nhìn vào đồng hồ khi bạn làm điều này để bạn biết rằng bạn đã bịt mũi đủ lâu để cầm máu.
- Nhổ máu ra khỏi miệng để tránh nuốt phải máu, có thể khiến bạn bị nôn.
- Gọi cho bác sĩ nếu máu không ngừng chảy sau 15 hoặc 20 phút.
Để ngăn ngừa chảy máu cam trong tương lai:
- Cố gắng tránh ngứa hoặc xì mũi trong 24 giờ sau lần chảy máu cam đầu tiên.
- Đặt máy tạo độ ẩm trong nhà để bổ sung độ ẩm cho không khí. Đường mũi khô có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cam.
- Tránh dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin và ibuprofen. Chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cam.
" alt=""/>Bị chảy máu cam, khi nào bạn nên lo lắng?Một trường hợp tiêm filler môi bị biến chứng (Ảnh: BV).
Theo bác sĩ Uyển Nhi, chảy máu là biến chứng thường gặp khi tiêm filler môi. Cụ thể, vùng môi có mạng lưới mạch máu dày, khi tiêm có thể gây chảy máu. Bên cạnh đó, sưng, đỏ, bầm tím là những phản ứng thông thường khi tiêm, thường tự hết sau vài ngày.
Nguy hiểm hơn là tình trạng nhiễm trùng, do không đảm bảo vô trùng trong quá trình tiêm. Bệnh nhân cũng có thể xảy ra dị ứng với thành phần của chất làm đầy, hoặc sử dụng sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo.
Nếu tiêm quá nhiều hoặc kỹ thuật tiêm không đều tay, môi của khách hàng sẽ mất cân đối. Ngoài ra, còn có tình trạng nổi các nốt cục ở chỗ tiêm và gây viêm, thường do chất lượng sản phẩm, sử dụng sản phẩm có các thành phần "lạ".
Tại chương trình đào tạo "Tiếp cận đa phương thức trong da liễu thẩm mỹ", bác sĩ Uyển Nhi chia sẻ, để tiêm chất làm đầy đẹp tự nhiên, cần sử dụng chất làm đầy tối thiểu nhất, lựa chọn kỹ thuật tùy thuộc vào khiếm khuyết ở môi bệnh nhân (như thể tích, độ ẩm, viền môi...), có thể phối hợp các kỹ thuật.
Tiêm filler giúp tăng thể tích môi (Ảnh: BS).
Song song đó, để phòng tránh các biến chứng, cần tiêm chất làm đầy ở các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa da liễu uy tín, quan trọng nhất là có bác sĩ được đào tạo kỹ năng tiêm chất làm đầy.
Cụ thể, nên tìm hiểu kỹ về bác sĩ thực hiện, cơ sở vật chất, loại chất làm đầy sử dụng.
Trước khi thực hiện, bạn cần được bác sĩ sẽ tư vấn về loại filler phù hợp, lượng filler cần tiêm và giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Bản thân người đi làm đẹp cũng cần thông báo cho bác sĩ về các tiền căn liên quan đến các điều trị ở vùng môi, tiền sử bệnh lý nội khoa, đông cầm máu và tiền sử dị ứng.
Trước khi tiêm, bạn không sử dụng thuốc làm loãng máu, không uống rượu bia, còn sau khi tiêm xong tránh chạm vào vùng môi vừa can thiệp, không trang điểm trong 24 giờ đầu và tránh các hoạt động mạnh.
Bên cạnh đó, cần chườm đá lạnh để giảm sưng, uống thuốc theo đơn của bác sĩ, tránh ăn các thực phẩm cay nóng sau khi tiêm. Nếu sau tiêm có các dấu hiệu như sưng nhiều, đau nhức..., cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Phan Thúy, Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TPHCM cho biết, mỗi năm đơn vị tiếp nhận hàng trăm trường hợp đến khám và điều trị tai biến vì làm đẹp từ các cơ sở thẩm mỹ ở TPHCM và các tỉnh.
Trong đó, có 69% do tiêm chích, 16% tai biến do làm đẹp bằng laser hay thiết bị phát năng lượng, 10% do hóa chất và 5% do các nguyên nhân khác.
Tai biến tiêm chất làm đầy diễn ra đa dạng ở nhiều vị trí, như thái dương, mũi, má, vùng môi, khiến da và vùng mặt của bệnh nhân bị biến dạng nặng nề.
Bác sĩ Thúy nhận định, có một số nguyên nhân dẫn đến tai biến, như bệnh nhân thực hiện ở cơ sở thẩm mỹ "chui", người hành nghề thẩm mỹ chưa được đào tạo chuyên khoa, quảng cáo quá sự thật khiến người dân đặt niềm tin không đúng chỗ...
" alt=""/>Tiêm filler môi có an toàn?Đội ngũ y tế Long Châu tích cực trao đổi, tích lũy kinh nghiệm trong buổi đào tạo (Ảnh: Tiêm chủng Long Châu).
Đào tạo kỹ năng cứu người
Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, cùng tinh thần học tập nghiêm túc, đội ngũ Tiêm chủng Long Châu đã tích cực thảo luận, kết hợp nhuần nhuyễn "học" và "hành" để tiếp thu các kiến thức về nguyên nhân ngừng tuần hoàn, chẩn đoán, cấp cứu phản vệ và cách sử dụng thiết bị y tế đúng cách.
Sau khóa đào tạo, đội ngũ y tế còn phải vượt qua các bài kiểm tra thực tiễn, các câu hỏi và tình huống cấp cứu giả định để rèn luyện kỹ năng xử lý nhanh nhạy, chuẩn xác. Các bác sĩ và điều dưỡng xuất sắc sẽ được Trung tâm đào tạo nhân lực thuộc Đại học Y Dược cấp chứng chỉ "Xử trí ngưng hô hấp tuần hoàn và cấp cứu phản vệ".
Bác sĩ Nguyễn Hà Nhi, một trong các bác sĩ tham gia đợt đào tạo này, chia sẻ: "Việc được học hỏi và nhận chứng chỉ từ đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực cấp cứu giúp chúng tôi tự tin hơn để xử trí chính xác mọi tình huống, đem đến cho khách hàng trải nghiệm an toàn nhất".
Bác sĩ Nguyễn Hà Nhi (thứ hai từ trái sang) đang thực hành đặt nội khí quản dưới sự hướng dẫn từ chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (Ảnh: Tiêm chủng Long Châu).
Không chỉ nhờ được trực tiếp đào tạo và nhận chứng chỉ chuyên môn, đội ngũ Tiêm chủng Long Châu còn thêm phần tự tin, vững tâm thực hiện nhiệm vụ khi được hậu thuẫn bởi hệ thống hỗ trợ từ xa, kết nối trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành về hồi sức cấp cứu. Việc này vừa giúp các bác sĩ có thể xử trí mọi tình huống một cách nhanh chóng, chính xác, vừa giúp Long Châu trở thành điểm đến tin cậy, an toàn của người dân khi gặp các trường hợp cần sự hỗ trợ y tế khẩn cấp.
Đội ngũ y tế tận tâm phụng sự cộng đồng
Ngoài đào tạo bài bản, đội ngũ bác sĩ Long Châu còn tổ chức diễn tập thường quy để sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống. Gần đây, đội ngũ này đã sơ cứu kịp thời cho nhiều trường hợp nguy cấp trong cộng đồng. Sáng 30/10, một bác sĩ của Long Châu tại Bình Tân, TPHCM, đã giúp ông P.V.T (62 tuổi) qua cơn nguy kịch khi ông bất ngờ bị đột quỵ. Trước đó, bác sĩ Võ Thị An ở Đà Nẵng cũng đã cứu bé N. (5 tuổi) thoát chết vì hóc kẹo.
Đầu tháng 7, Sở Y tế TPHCM đã tuyên dương Long Châu vì thành công trong việc cấp cứu sốc phản vệ cho một phụ nữ. Bác sĩ Trần Thị Như Quỳnh đã kịp thời cứu sống một khách hàng rơi vào tình huống nguy kịch khi đang chờ mua thuốc trong gang tấc nhờ phản xạ và tay nghề chuẩn xác.
Với tinh thần tận tụy và kỹ năng cứu người được trui rèn, đội ngũ Tiêm chủng Long Châu đang nỗ lực không ngừng vì sức khỏe cộng đồng, khẳng định vị thế là điểm đến tin cậy cho dịch vụ y tế chất lượng cao.
" alt=""/>Long Châu đầu tư khóa đào tạo chuyên sâu dành cho bác sĩ, điều dưỡng tiêm chủng