Thiếu sót đầu tiên nằm ở cách hoạt động của các ứng dụng hẹn hò. Nhà cung cấp khó kiểm soát các tài khoản ảo mang mục đích xấu hoặc quấy rối người dùng chân chính, thu thập thông tin cá nhân của người dùng nhưng không đảm bảo an ninh, khiến những thông tin này bị rò rỉ. Những yếu điểm này đã được ngăn chặn và khắc phục nhưng vẫn để lại hậu quả.
Thiếu sót thứ hai là sự hạn chế trong các thuật toán để kết nối người dùng, khiến tỷ lệ thành công trong việc tìm kiếm và kết nối giữa các đối tượng hẹn hò chưa cao.
Hiểu được những vấn đề này, các nhà sáng lập DatEat đã nảy ra ý tưởng độc đáo khi kết hợp những thế mạnh của dịch vụ hẹn hò với các ngành công nghiệp giải trí khác để xây dựng một nền tảng hẹn hò trên nền công nghệ blockchain. Giải pháp này giúp người dùng tìm được đối tượng phù hợp qua các địa điểm hẹn hò lý tưởng cùng trải nghiệm hấp dẫn.
Một trong những điểm đặc biệt là hệ thống xác minh token của DatEat. Hệ thống này nhằm xác thực thông tin của người dùng, tránh những trường hợp khó xử trong buổi hẹn đầu tiên, đồng thời giúp các cặp đôi tìm được nơi hẹn hò phù hợp với giá cả phải chăng. DatEat sử dụng một hệ thống quản lý được xây dựng trên công nghệ sổ cái phân tán, kết hợp cùng những tính năng tiên tiến để tối đa hoá sự tin cậy của người dùng.
" alt=""/>Ứng dụng hẹn hò online của nữ founder gốc ViệtHôm nay, 17/5 tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị khoa học và công nghệ (KHCN) ngành TT&TT năm 2018. Được tổ chức đúng dịp kỷ niệm ngày KHCN Việt Nam 18/5 và Ngày Viễn thông thế giới - Xã hội thông tin 17/5, hội nghị KHCN ngành TT&TT năm 2018 với chủ đề “Nghiên cứu, phát triển sản phẩm trong lĩnh vực ICT hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0)” nhằm mục đích định hướng chính sách của Bộ TT&TT để thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị 16 ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0.
Trong phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm khẳng định, Bộ TT&TT luôn xác định rằng hoạt động KHCN là nền tảng để có thể sản xuất ra được những sản phẩm công nghệ hiện đại. “Các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị của ngành đã và đang nghiên cứu, phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao, như Thiết bị báo hiệu cứu hộ trên biển được cấp chứng chỉ quốc tế của COSPAS-SARSAT, Hệ thống tính cước thời gian thực vOCS 3.0 của Viettel; Sản phẩm thiết bị học tập và giải trí tập trung phục vụ nhu cầu gia định SmartBox 2 của VNPT… Các sản phẩm, dịch vụ này sẽ góp phần giúp Việt Nam xây dựng hệ sinh thái số lớn mạnh, đủ khả năng bắt kịp “chuyến tàu” CMCN 4.0 của thế giới”, Thứ trưởng chia sẻ.
Cũng theo Thứ trưởng, thời gian qua, Bộ TT&TT cũng luôn khuyến khích các đơn vị nghiên cứu trong ngành tham gia các nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia thuộc các chương trình KHCN cũng như các nhiệm vụ độc lập. Đến nay, nhiều đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ đang thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia phục vụ trực tiếp các vấn đề về cơ sở lý luận phục vụ quản lý nhà nước, các vấn đề về phát triển và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực TT&TT.
Đối với các nhiệm vụ KHCN cấp Bộ, Bộ TT&TT luôn triển khai nhằm đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước dành cho KHCN. Các kết quả nghiên cứu đã giúp làm rõ những vấn đề lý luận và tổng kết thực tiễn về phát triển ngành TT&TT; đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển cho từng ngành, lĩnh vực; chủ động nghiên cứu đón đầu công nghệ mới nhằm xây dựng chính sách quản lý phù hợp như nghiên cứu công nghệ thông tin di động thế hệ thứ 5;trí tuệ nhân tạo (AI); kinh tế số; blockchain.... Bộ cũng đã tổ chức nghiên cứu, hướng dẫn các nguyên tắc định hướng về CNTT-TT trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam vào đầu năm 2018. Bộ TT&TT cũng đã tổ chức nghiên cứu, định hướng thích ứng với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam và đang tham gia cùng Ban Kinh tế trung ương xây dựng Đề án CMCN 4.0 ở Việt Nam.
Thông tin cụ thể về kết quả hoạt động KHCN trong lĩnh vực TT&TT giai đoạn 2016 - 2018, ông Đinh Quang Trung, Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN - Bộ TT&TT cho hay, việc tổ chức triển khai các chính sách về KHCN tỏng lĩnh vực TT&TT luôn được củng cố, tăng cường theo đúng chức năng nhiệm vụ; định hướng việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ chuyên ngành; hình thành hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành; tăng cường quản lý đối với các sản phẩm, dịch vụ mạng lưới hướng tới sự phát triển bền vững trong lĩnh vực TT&TT.
Đối với việc tham gia hoạt động nghiên cứu KHCN cấp quốc gia, ông Trung nêu rõ, từ năm 2016, các đơn vị nghiên cứu trong Bộ TT&TT đã có bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc đầu tư và tham gia triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu cấp quốc gia theo các chương trình, đề án quốc gia về KHCN; các chương trình KHCN trọng điểm quốc gia và các nhiệm vụ KHCN quốc gia độc lập.
" alt=""/>Sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao của Viettel, VNPT… góp phần xây hệ sinh thái số Việt NamSau đó Aikat Mitra - Giám đốc tin cậy và an toàn của mảng bán hàng đã tiến hành rà soát lại cách thức hoạt động và dịch vụ trên trang Google Shopping, đồng thời triệt hạ 5.000 tài khoản lừa đảo trên trang mua hàng của Google. Quá trình mua hàng diễn ra như sau:
Mitra đã đặt sản phẩm và bắt đầu chờ đợi, cho đến khi ngày giao hàng dự kiến đã trôi qua nhưng vẫn không có bất cứ tin tức gì về giao dịch. Sau đó ông đã gọi số dịch vụ khách hàng từ trang web nhưng số điện thoại này cũng bị ngắt kết nối. Điều đó có nghĩa tai nghe Bluetooth sẽ không bao giờ đến tay người tiêu dùng cho dù tiền đã được trả.
Trên thực tế, một nhân viên Google đã từng thực hiện giao dịch mua hàng tương tự, sau đó người bán hàng trung gian được Google Shopping chỉ định không phải ở Mỹ, mà chỉ là một kẻ bán hàng ma ở Việt Nam - nơi cách xa Mỹ tới 12 nghìn km. Chính kẻ này đã lấy thông tin thẻ tín dụng của nhân viên Google mà không có ý định chuyển sản phẩm tới người mua (là nhân viên Google).
Giám đốc Mitra đã khởi kiện vụ việc cho đồng nghiệp của mình để bắt đầu quá trình điều tra. Thay vì cấm các đối tượng xấu liệt kê các sản phẩm mới, nhóm tin cậy và an toàn (trust and safety team) của Google Shopping đã khởi xướng một cuộc thăm dò toàn cầu. Đồng thời phát hiện ra 5.000 tài khoản người bán được lập ra để lên kế hoạch lừa gạt người dùng. "Tôi nghĩ chúng tôi đã bắt được họ ngay từ đầu khi họ cố gắng mở rộng quy mô", Saikat Mitra nói với CNBC.
![]() |
Google Shopping muốn cạnh tranh với Amazon nhưng lại phải đối mặt với vấn nạn lừa đảo
Câu chuyện mà Mitra chia sẻ công khai lần đầu tiên phản ánh một cuộc chiến chống lại những trò gian lận không bao giờ kết thúc của Google Shopping. Cuộc chiến này đòi hỏi các kỹ sư và các công cụ học máy ngày càng tinh vi, cũng như đề cập đến những rủi ro mà người tiêu dùng phải đối mặt khi Google tích cực giành lại các sản phẩm dựa trên tìm kiếm từ Amazon.
Mặc dù Google Shopping nhìn qua có thể giống như một thị trường, nó thực sự không phải vậy. Nếu như Amazon và eBay vận hành các nền tảng mua sắm bằng việc kết nối giữa người bán với người mua, đồng thời đưa ra các biện pháp bảo vệ như đảm bảo hoàn tiền. Thì ngược lại, Google tách người mua hàng ra khỏi trang web sau khi họ nhấp vào một mục mua bán, vì thế không có khả năng hiển thị những gì xảy ra sau giao dịch.
Google cũng không chịu trách nhiệm về những trò gian lận. Nếu bạn đặt hàng một món hàng từ một trang web sơ sài mà bạn tìm thấy thông qua Google Shopping và không thanh toán qua một dịch vụ như PayPal, nơi có kiểm tra gian lận mạnh mẽ thì hàng của bạn có khả năng cao không đến được tận tay.
" alt=""/>Nhân viên Google bị lừa khi mua tai nghe Bluetooth giá rẻ bất ngờ từ 'một người bán hàng ở Việt Nam'