Theo Thứ trưởng, Việt Nam sẽ chuyển đổi số nhanh hơn dựa trên các nền tảng, tức là chúng ta đứng trên vai những người khổng lồ để làm nhanh hơn. Và vì thế, ông mong rằng với việc đã có sau lưng cả một cộng đồng, nền tảng, trong năm 2021, chúng ta sẽ mạnh mẽ tiến lên phía trước với tinh thần “nhanh hơn, mạnh hơn, quyết liệt hơn”.
Trước câu hỏi “Cần làm gì để chuyển đổi số nhanh, nhất là trong lĩnh vực giáo dục” của người điều phối phiên tọa đàm – Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho hay, có nhiều việc phải làm trong năm 2021. Tuy nhiên, ông cũng chia sẻ mong muốn phát triển được một cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, trong đó các doanh nghiệp lớn sẽ chơi đúng vai của mình và có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai những hệ sinh thái ứng dụng.
Khát vọng của Bộ TT&TT là cứ 1.000 người dân sẽ có 1 doanh nghiệp công nghệ số để mang công nghệ vào từng ngõ ngách của cuộc sống. "Để làm được điều đó, tôi nghĩ các doanh nghiệp lớn như FPT, VNPT, Viettel... phải phát huy vai trò của mình, tập trung vào hạ tầng và nền tảng, thay vì cạnh tranh với các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, ông Dũng nêu quan điểm.
Ở vai Chủ tịch VINASA, ông Trương Gia Bình cũng cho rằng có lẽ đã đến lúc các doanh nghiệp lớn phải bàn với nhau để tạo một sân chơi tốt cho toàn bộ ngành, để ai cũng có quyền được đóng góp. “Đây là một bài toán VINASA cần suy nghĩ, nghiên cứu và chắc rằng năm 2021 phải bắt đầu hành động”, ông Bình đề xuất.
Về vấn đề hợp tác với các doanh nghiệp nhỏ, các startup, Tổng giám đốc VNPT IT Ngô Diên Hy cho biết, VNPT cũng nhận thấy trách nhiệm của tập đoàn mình trong việc thực hiện Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Theo ông Hy, hiện VNPT đang làm việc với một số tổ chức như như Hội tin học TP.HCM, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam để tìm ra được những cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ quy mô nhỏ đang có những sản phẩm cần phát triển mạnh.
“Chúng tôi cam kết đồng hành không chỉ với các doanh nghiệp có mong muốn chuyển đổi số mà cả với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam để xây dựng cùng nên nền tảng chuyển đổi số vững mạnh, góp phần vào thành công của công cuộc chuyển đổi số quốc gia”, ông Hy khẳng định.
Với FSI, Tổng giám đốc Nguyễn Hùng Sơn cam kết hàng năm doanh nghiệp này sẽ dành từ 15 - 20% lợi nhuận cho nghiên cứu và phát triển các sản phẩm Make in Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu Việt Nam có thể độc lập về công nghệ và các doanh nghiệp Việt có thể tiếp cận các công nghệ với chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.
Người học công nghệ số cần có tinh thần chinh phục
Chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng là một nội dung nhận được sự quan tâm đặc biệt của các diễn giả tham gia phiên tọa đàm vào chiều ngày 14/12.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, hiện nay công nghệ số thay đổi rất nhanh nên việc liên tục bổ sung các kỹ năng mới là quan trọng. Ông cũng nhắn nhủ những người học công nghệ số cần có tinh thần chinh phục: “Các sinh viên công nghệ cần xác định học để chinh phục những gì mà chưa ai chinh phục, có thể rút ngắn thời gian học chính quy. Ví dụ như, chương trình đào tạo của Google, họ chỉ cần 6 tháng để hoàn thành chương trình cử nhân 4 năm”.
![]() |
Theo Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kinh tế quốc dân Trần Thọ Đạt, giáo dục đại học cần chuyển từ truyền đạt kiến thức sang giao dục kỹ năng (Ảnh minh họa) |
Có cùng quan điểm với đại diện Bộ TT&TT, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, một trong những thay đổi quan trọng nhất của chuyển đổi số, kinh tế số với giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục đại học là vấn đề cân đối thế nào giữa đào tạo kỹ năng và đào tạo kiến thức.
Theo ông, trong bối cảnh kiến thức tăng theo cấp số mũ còn thời gian tăng đều đặn theo cấp số cộng, cần phải chuyển đổi giáo dục đại học từ đào tạo, truyền đạt kiến thức sang giáo dục kỹ năng. Mục tiêu là để người học nhờ chuyển đổi số, công nghệ số có thể học tập suốt đời mọi nơi mọi lúc, không bị lạc hậu.
Vị Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng bày tỏ sự đồng thuận với nhận định được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước thống nhất tại diễn đàn: “Covid-19 đã vô tình mang lại cho ngành giáo dục đào tạo cơ hội để tự thay đổi chính mình”.
Minh chứng cho điều này, ông Đạt dẫn chứng thực tế ngay tại trường mình: “Chúng tôi trong một vài năm vừa qua ứng dụng đào tạo trực tuyến vô cùng khó, bởi gặp phải “hòn đá tảng” rất lớn là tâm lý ngại thay đổi của cả cán bộ, giảng viên và sinh viên.
Thế nhưng, dịch Covid-19 đã bắt buộc chúng tôi phải thay đổi và đào tạo Blended Learning (kết hợp e-learning và học tập truyền thống – PV) đã trở thành một trong những phương thức đào tạo rất bình thường ở nhiều trường đại học, trong đó có trường chúng tôi”.
Vân Anh
Bộ TT&TT đang xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030. Trong dự thảo Chiến lược, Bộ TT&TT đã đề xuất các nhóm giải pháp để phát triển doanh nghiệp số Việt Nam.
" alt=""/>Các doanh nghiệp công nghệ lớn cần tập trung phát triển hạ tầng, nền tảngTrả lời thẩm vấn tại phiên tòa phúc thẩm, ông Phạm Duy Tuyến thừa nhận việc nhận tiền hối lộ như cáo buộc. Tuy nhiên ông Tuyến thay đổi lời khai về việc chia số tiền nhận hối lộ. Theo đó, bị cáo xác nhận lời khai về việc từng đưa số tiền 3,3 tỷ đồng cho một người tên T. là không đúng sự thật.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo xác nhận mình chưa đưa được số tiền 3,3 tỷ đồng nói trên cho người tên T.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) thừa nhận bản án sơ thẩm mô tả hành vi của bị cáo là đúng, thừa nhận cáo buộc nhận hối lộ số tiền 2,25 triệu USD từ Việt Á.
Chiều nay, ông Nguyễn Thanh Long cho hay, đã nộp lại toàn bộ số tiền đã nhận và nhờ vợ nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả. Khoản 1 tỷ đồng này là để khắc phục cho Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt.
HĐXX đặt câu hỏi về việc bị cáo được áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ, tòa án cấp sơ thẩm áp dụng mức án 18 năm tù (mức án thấp nhất dưới khung hình phạt), tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo có đưa thêm được tình tiết giảm nhẹ mới nào không? Ông Nguyễn Thanh Long nhờ luật sư trình bày giúp.
Theo luật sư bào chữa cho cựu Bộ trưởng Bộ Y tế, ngoài tình tiết nộp thêm 1 tỷ đồng, nộp 100 triệu tiền phạt bổ sung và tiền án phí, ông Nguyễn Thanh Long còn có 3 nhân thân là người có công với cách mạng (anh trai và 2 chị gái của vợ ông Long).
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Vũ Đình Hiệp (Phó TGĐ Công ty Việt Á) khai, sau khi làm đơn kháng cáo đề nghị tòa án cấp phúc thẩm xem xét, đánh giá lại đúng bản chất của vụ án và tội danh đối với bị cáo, ông Hiệp đã tác động gia đình khắc phục hậu quả thêm 50 triệu đồng. Bị cáo mong tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt, xem xét mức độ, hành vi phạm tội của bị cáo.
Luật sư của bị cáo Hiệp bổ sung thêm rằng, tại Bắc Giang, ông Hiệp chỉ tham gia đấu thầu hợp đồng 1 tỷ đồng. Việc cung cấp kit xét nghiệm tại Bắc Giang, Công ty Việt Á và Công ty Phan Anh thực hiện. Toàn bộ hợp đồng ký kết giữa 2 doanh nghiệp trên như thế nào, chiết khấu ra sao, bị cáo không biết.
Tại Nghệ An, bị cáo Hiệp thực hiện ký hợp đồng theo ủy quyền của Tổng giám đốc Phan Quốc Việt, ông Hiệp chưa bao giờ đến Nghệ An cũng như không gặp gỡ ai tại CDC Nghệ An.
Tham gia xét hỏi bị cáo Hiệp, đại diện VKS cho biết, VKS truy tố bị cáo Vũ Đình Hiệp với tư cách đồng phạm với Phan Quốc Việt. Do đó, toàn bộ hành vi của Chủ tịch Việt Á cũng là hành vi của bị cáo Hiệp.
" alt=""/>Vụ Việt Á: Cựu Giám đốc CDC Hải Dương thay đổi về lời khai chia tiền nhận hối lộTìm hiểu của PV VietNamNet, vướng mắc tại dự án Aqua City có nguyên nhân từ sự không đồng bộ quy hoạch chung TP.Biên Hoà, quy hoạch Phân khu C4 và quy hoạch chi tiết của các dự án.
Cụ thể, khi lập và phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP.Biên Hoà năm 2014, UBND Đồng Nai đã không cập nhật đầy đủ thông tin các đồ án quy hoạch chi tiết của Aqua City.
Năm 2021, UBND Đồng Nai triển khai điều chỉnh quy hoạch Phân khu C4. Khi Đồng Nai xin ý kiến, Bộ Xây dựng đề nghị tỉnh này phải tuân thủ quy hoạch chung TP.Biên Hoà năm 2014.
Hiện Đồng Nai nghiên cứu lập đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP.Biên Hoà đến năm 2045 để thay thế quy hoạch năm 2014.
Hai năm qua, trong khi chờ điều chỉnh quy hoạch Phân khu C4, Novaland phải tạm ngừng hoạt động xây dựng và bán hàng tại các dự án thành phần của Aqua City.
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Novaland kiến nghị cho phép Đồng Nai điều chỉnh đồ án quy hoạch Phân khu C4 trên cơ sở cập nhật hiện trạng và đồ án quy hoạch chi tiết các dự án; cho cập nhật đồ án quy hoạch Phân khu C4 vào đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP.Biên Hoà đang thực hiện.
Đồng thời, Novaland đề xuất Thủ tướng cho phép Đồng Nai được tiếp tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch Phân khu C4 sau khi điều chỉnh mà không phải đợi quy hoạch tổng thể chung TP.Biên Hoà.
Từ đó, cho Novaland được lập và trình thẩm định điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 song song với việc thực hiện phê duyệt đồ án quy hoạch Phân khu C4 trên nguyên tắc không thay đổi các chỉ tiêu quy hoạch cũ.
Với những hạng mục tại các dự án phù hợp quy hoạch chi tiết đã được duyệt, Novaland kiến nghị được tiếp tục xây dựng và bán hàng. Điều này sẽ giúp Novaland thực hiện cam kết với khách hàng và từng bước vượt qua khó khăn.
Chưa thống nhất về quỹ đất nhà ở xã hội
Bên cạnh đó, việc bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội (NƠXH) tại dự án Aqua City vẫn chưa thống nhất.
Hiện, theo quy hoạch, dự án Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng chỉ có 3,72ha đất xây dựng NƠXH. Trong khi đó, dự án Khu đô thị dịch vụ thương mại Cù lao Phước Hưng không bố trí quỹ đất xây NƠXH.
Theo Novaland, thời điểm hai dự án lớn trên được chấp thuận chủ trương đầu tư, việc bố trí quỹ đất NƠXH tại các dự án nhà ở thương mại và khu đô thị là không bắt buộc và sẽ do UBND tỉnh quyết định.
Trên cơ sở đó, UBND Đồng Nai đã chấp thuận cho chủ đầu tư hai dự án không phải dành 20% quỹ đất để xây dựng NƠXH.
Tại dự án Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng, UBND Đồng Nai quy hoạch 90ha đất xây nhà tái định cư. Còn quỹ đất NƠXH của dự án Khu đô thị dịch vụ thương mại Phước Hưng thì được bố trí vào dự án NƠXH 46,8ha tại xã Tam Phước, TP.Biên Hoà của Công ty Cổ phần Tràng An.
Đại diện Novaland cho hay tập đoàn đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất tại dự án Aqua City. Do đó, kiến nghị Thủ tướng chấp thuận không điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 của các dự án thành phần để bố trí quỹ đất NƠXH.
Đồng thời, chấp thuận với quyết định của UBND Đồng Nai về việc bố trí quỹ đất NƠXH dự án Khu đô thị dịch vụ thương mại Phước Hưng vào dự án NƠXH của Công ty Cổ phần Tràng An.
Ngoài Aqua City, 3 dự án khác thuộc Phân khu 4C, TP.Biên Hoà là Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng, Khu đô thị dịch vụ thương mại Phước Hưng và Khu đô thị Đồng Nai WaterFront cũng bị vướng mắc về quy hoạch.
Để gỡ vướng, Tổ công tác của Chính phủ đề nghị Đồng Nai rà soát quy hoạch chi tiết 4 dự án, đảm bảo tuân thủ quy hoạch, xây dựng. Từ đó, đề xuất hướng điều chỉnh quy hoạch Phân khu C4 và quy hoạch chi tiết các dự án để báo cáo Thủ tướng xem xét, điều chỉnh.
Về quỹ đất NƠXH, Tổ công tác đề nghị Đồng Nai rà soát quy định và quy hoạch từng thời kỳ để xác định. Đồng thời, đề xuất phương án bố trí quỹ đất NƠXH tại các dự án hoặc trong Phân khu C4 hoặc nơi khác thuộc TP.Biên Hoà, báo cáo để Thủ tướng xem xét, quyết định.