Tuy nhiên, kịch bản mà Thép xanh Nam Định mong chờ khó xảy ra khi Bình Định gặp đối thủ đang có phong độ không cao là HAGL, trong khi Hà Nội FC khả năng đánh bại CAHN trong trận derby ở Hàng Đẫy.
Đặc biệt, đoàn quân của HLV Vũ Hồng Việt không dễ thắng TP.HCM. Đội bóng của HLV Phùng Thanh Phương có chuỗi trận thăng hoa với 3 trận toàn thắng trước khi bước vào kỳ nghỉ FIFA Days tháng 6. Với 9 điểm tuyệt đối trong 3 trận gần nhất, TP.HCM tạm vươn lên vị trí thứ 7 bảng tổng sắp (32 điểm).
TP.HCM ngoài lợi thế sân nhà còn có tâm lý thoải mái cùng việc không có cầu thủ nào lên tuyển Việt Nam vừa qua, nên đảm bảo được vấn đề về thể lực.
Trong khi đó, bản thân Nam Định ngoài trận thắng đậm 5-2 trên sân Thanh Hoá, họ chỉ toàn hoà và thua trong những trận gần đây. Nếu thua TP.HCM, còn hai đối thủ phía sau giành chiến thắng, đội bóng thành Nam có nguy cơ mất chức vô địch ở phút cuối.
Ở các trận đấu còn lại, SLNA rất khát chiến thắng trước Thanh Hóa để tránh suất play-off. Kể từ khi HLV Phạm Anh Tuấn ngồi "ghế nóng", đội bóng xứ Nghệ có chuỗi trận bất bại.
Tương tự, Hà Tĩnh quyết giành điểm trước Thể Công Viettel, trong khi nhiệm vụ của Quảng Nam được dự đoán là dễ thở khi gặp Khánh Hòa đã xuống hạng.
Chia sẻ bí quyết đạt điểm tuyệt đối môn Tiếng Anh, Bảo Trâm cho biết, thời gian học trên lớp, nữ sinh tập trung nghe thầy cô giảng bài, cố gắng làm hết những bài tập trong sách giáo khoa. Những kiến thức mới em sẽ ghi vào sổ tay, đến khi cần xem lại sẽ mở ra.
Với bài tập khó, em làm lại nhiều lần để ghi nhớ và lần sau gặp có thể áp dụng và đưa ra đáp án chính xác mà không tốn quá nhiều thời gian suy nghĩ. Những gì không hiểu, Bảo Trâm cũng mạnh dạn trao đổi với thầy cô, bạn bè.
“Vào thời điểm ôn thi “nước rút”, em không thức quá khuya để làm bài, em chưa bao giờ thức quá 23h.
Em chủ yếu dậy sớm để học bài bởi lẽ thời gian này, em cảm thấy bản thân có thể ghi nhớ kiến thức được lâu hơn. Trong thời điểm sát ngày thi, em luôn giữ cho mình tâm thế thoải mái nhất, không lo lắng, áp lực để việc ôn thi trở nên hiệu quả hơn”, Bảo Trâm nói.
Thời điểm cận kề ngày thi tuyển sinh, Bảo Trâm cũng chỉ luyện một đề ở trên lớp và một đề khi về nhà. Nữ sinh chủ yếu dành thời gian để đọc lại các đề đã làm và xem lại những câu làm sai để rút kinh nghiệm.
“Với môn tiếng Anh, mục đích việc xem lại đề đã làm là để em có thể ghi nhớ các lỗi sai từng mắc. Em có thói quen thường đánh dấu lại xem câu đó mình sai về phần từ vựng hay ngữ pháp và đọc lại mỗi ngày”, Bảo Trâm nói.
Về việc phân bố thời gian ôn thi giữa các môn, nữ sinh này tuyệt đối không xem nhẹ môn nào. Cả 3 môn Văn, Toán và tiếng Anh, em đều ôn luyện thật kỹ. Quá trình giải đề, em thực hiện như thi thật khi bấm chuẩn thời gian theo đề thi và làm đề với tâm thế nghiêm túc.
Khi làm đề, Bảo Trâm luôn tập trung cao độ và dành một khoảng thời gian cẩn thận rà soát lại từng câu trước khi bắt tay vào làm các câu hỏi ở mức độ khó hơn.
Để có thể chinh phục những câu hỏi khó, Bảo Trâm có thói quen đọc thêm sách tham khảo, tham gia vào các hội nhóm luyện thi để học hỏi được những phương pháp giải hay. Đặc biệt nữ sinh này luôn chủ động gặp các thầy cô để trao đổi về những câu chưa làm được nhờ thế mà tiến bộ mỗi ngày.
Cũng theo Bảo Trâm, bí quyết để đạt điểm tốt cho kỳ thi, ngoài việc ôn luyện và nắm vững các kiến thức, phải cố gắng giữ bình tĩnh và cẩn thận trong từng câu hỏi của đề thi. Nguyên nhân có những câu hỏi rất dễ nhưng nếu vội vàng, chủ quan thí sinh có thể sai, mất điểm một cách đáng tiếc.
“Về kinh nghiệm khi làm bài thi môn tiếng Anh, em luôn đọc kỹ và gạch chân yêu cầu của để bài để tránh thực hiện sai yêu cầu. Trong quá trình làm bài, em luôn gạch chân các từ khóa trong câu hỏi và đáp án.
Sau khi làm bài xong, em dành 5-7 phút để kiểm tra lại bài, nhất là kiểm tra xem công việc tô mã đề, đáp án đã đúng chưa”, Bảo Trâm cho hay.
Với môn thi Tiếng Anhtrong kỳ thi tuyển sinh lớp 10, Bảo Trâm cho biết, phần học sinh dễ sai nhất là bài đọc điền từ vào ô trống. Để tránh làm sai dạng bài này, nữ sinh khuyên các bạn cần đọc kĩ các câu trước và sau câu chứa ô trống cần điền để xác định được từ loại của ô trống đó.
“Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 rất căng thẳng, đặc biệt năm nay chỉ khoảng 55,7% học sinh trúng tuyển vào các trường công lập thay vì 60-62% như các năm trước. Tuy nhiên các bạn không cần quá căng thẳng, lo lắng, hãy chăm chỉ ôn tập, giữ tâm thế tự tin chắc chắn sẽ có kết quả tốt.
Bởi khi tinh thần không tốt, việc ôn tập cũng không đạt hiệu quả. Ngoài ra, các bạn cần học đến đâu, chắc đến đó, tránh tình trạng gần đến ngày thi mới ôn”, Bảo Trâm đưa ra lời khuyên với các sĩ tử năm nay.
>>> Xem thêm lịch thi vào lớp 10 năm 2023mới nhất<<<
“Em từng làm thêm ở các quán ăn, nhà hàng… rồi làm cho doanh nghiệp đến giờ. Hiện tại, sau khi đi làm một thời gian, em có thu nhập và tích góp dành dụm gửi cho ba mẹ”, Quốc Duy chia sẻ.
Được nhận làm việc chính thức sau thời gian thực tập, Võ Công Hậu - tân cử nhân ngành Quản trị kinh doanh hiện đang có một công việc với mức lương tốt tại công ty nông sản. Bài báo cáo thực tập của Hậu đạt điểm cao và được đánh giá hữu ích với doanh nghiệp. Cùng với thái độ, kiến thức, kỹ năng trong công việc, Hậu được chọn để tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp.
Ông Trịnh Hữu Chung - Phó Hiệu trưởng GDU cho biết: “Ở Đại học Gia Định, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm để tự tin làm việc tại các doanh nghiệp và làm chủ chính bản thân mình trong thời đại phát triển liên tục như hiện nay… Theo số liệu khảo sát trong 3 năm gần nhất của nhà trường, hơn 93% sinh viên Đại học Gia Định có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp”.
Có việc làm khi còn đi học
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty TNHH nhân lực Akane nhận định trong Lễ tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Gia Định vào tháng 4 vừa qua: “Các bạn sinh viên GDU là thế hệ lao động ưu tú cho thị trường lao động trong tương lai”.
“Vì nhà trường đề cao ứng dụng, thực hành, luôn tạo điều kiện để sinh viên tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế thông qua các buổi tham quan, kiến tập tại doanh nghiệp. Nhiều bạn đã đi làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường”, ông Nghĩa nói thêm.
Trần Lê Quang Vinh - sinh viên ngành Công nghệ thông tin cho biết: “Hiện tại, em đang làm thực tập sinh ở vị trí SOC - Kỹ sư bảo mật cao cấp (Senior Security Engineer) cho công ty công nghệ. Em biết được công việc này khi tham gia các buổi giao lưu cùng doanh nghiệp mà trường tổ chức. Đi làm sớm giúp em có nhiều kinh nghiệm thực tế. Quan trọng là giúp định hướng tư duy về công việc của em trong ngành này”.
Tham gia cộng tác, làm việc cho công ty tài chính số, Nguyễn Tuấn Phát - sinh viên chuyên ngành An toàn thông tin chia sẻ: “Khi học ở lớp, em được học và xử lý các tình huống giả định; nên đi làm giúp em được tiếp xúc với thực tế nhiều hơn, các tình huống sự cố và trực tiếp giải quyết nó...”.
Lãnh đạo GDU bày tỏ: “Nhà trường tạo mọi điều kiện để sinh viên có cơ hội kiến tập, thực tập, làm việc tại các doanh nghiệp để mở rộng kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp tương lai. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã có “đơn đặt hàng” nguồn nhân lực tại trường Đại học Gia Định để làm việc sau này”.
Bên cạnh được trao cơ hội nghề nghiệp, sinh viên GDU còn được doanh nghiệp hỗ trợ học phí, được tạo môi trường kiến tập, thực tập. Nhiều suất học bổng của Quỹ GDU Family, nhiều ưu đãi 10%, 12% và 20% học phí là cơ hội tốt cho sinh viên.
Trường Đại học Gia Định đào tạo 45 ngành/chuyên ngành. Mức học phí 12,5 triệu/học kỳ (chương trình đại trà), 25 triệu/học kỳ (chương trình tài năng). Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển khi có: tổng điểm trung bình học kỳ 1 lớp 11+ điểm trung bình học kỳ 2 lớp 11 + điểm trung bình học kỳ 1 lớp 12 từ 16,5 điểm trở lên đối với chương trình đại trà; từ 18 điểm trở lên đối với chương trình tài năng. Nhận tư vấn và hỗ trợ thủ tục xét tuyển tại: Trung tâm Tuyển sinh - Truyền thông Trường Đại học Gia Định: 185-187 Hoàng Văn Thụ, phường 8, Phú Nhuận, TP. HCM. Xét tuyển trực tuyến tại: https://xettuyen.giadinh.edu.vn/dang-ky-ho-so-xet-tuyen-theo-dot.html |
(Nguồn: Trường Đại học Gia Định)
" alt=""/>Sinh viên Đại học Gia Định tự sống tốt nhờ vừa học vừa làm