您现在的位置是:Thời sự >>正文
Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2
Thời sự5272人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 02/02/2025 05:25 Máy tính dự ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Radnicki 1923 vs OFK Beograd, 22h59 ngày 3/2: Xây chắc top 8
Thời sựPha lê - 02/02/2025 15:38 Nhận định bóng đá g ...
【Thời sự】
阅读更多Ngoài 35 tuổi vẫn phải gửi CV đi xin việc, liệu có phải là thất bại?
Thời sựNgoài 35 tuổi vẫn phải gửi CV đi xin việc, liệu có phải là thất bại?Huỳnh Anh và Trúc Ly (Dân trí) - Nhiều nhà tuyển dụng không muốn tuyển ứng viên sau 35 tuổi. Họ cho rằng ở độ tuổi đó, người lao động phải có kỹ năng quản lý hoặc đã có thành tựu rồi. Liệu đi xin việc ở tuổi này có phải là thất bại?
"Xin lỗi, công ty chúng tôi không tuyển người ngoài 35 tuổi"
Chị Tuyết Mai, năm nay đã 37 tuổi, có gần chục năm gắn bó với vị trí kế toán tại một công ty nhỏ. Chị Mai cứ nghĩ mình sẽ gắn bó với một công ty, rồi an nhiên hưởng lương hưu sau chục năm nữa. Bỗng dưng, công ty tái cơ cấu và phải giảm biên chế, chị nhận được thông báo cho thôi việc.
Chị lo lắng rằng mình khó có thể tìm được việc ở chỗ mới khi vị trí kế toán bây giờ các công ty chỉ tuyển người trẻ mà người trẻ còn rất khó xin việc.
Chị nộp hồ sơ xin việc (CV) cho hàng chục công ty và chỉ được 6 công ty gọi phỏng vấn nhưng cũng đều bị từ chối. "Xin lỗi, công ty chúng tôi không tuyển người ngoài 35 tuổi", một công ty phản hồi với chị.
"Ở tuổi này kiếm việc quả thực rất khó", chị Mai thở dài.
Nói với phóng viên Dân trí, chị Thùy Dương, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ viết CV và phỏng vấn cho các ứng viên, cho rằng mỗi cá nhân, mỗi độ tuổi đều có nhu cầu tìm việc hoặc thay đổi công việc, ngành nghề của mình.
Với tình trạng khan hiếm việc làm và số lượng ứng viên dồi dào như hiện nay, thì dù là sinh viên mới ra trường hay những ứng viên đã ngoài 35 tuổi cũng sẽ đều phải "rải" CV và tìm việc.
"Đó là điều rất bình thường và tất nhiên. Không phải ai cũng có những mối quan hệ tốt, những lộ trình thăng tiến rõ ràng, để có thể được giới thiệu tới vị trí quản lý khi ở độ tuổi ngoài 35", chuyên gia chia sẻ.
Có những người ở độ tuổi 35 lại thấy rằng mình không phù hợp với công việc hiện tại và muốn bắt đầu một lĩnh vực mới. Chị Dương đó là một sự bản lĩnh, một tinh thần không sợ hãi sự thay đổi, không ngại cạnh tranh. "Việc phải nộp CV xin việc khi ngoài 35 tuổi không phải là sự thất bại", chị nhấn mạnh.
Chia sẻ thêm, chị cho biết thường có 2 nhóm ứng viên đi xin việc khi tuổi đã ngoài 35. Nhóm thứ nhất là những ứng viên đang muốn ứng tuyển vào những vị trí quản lý, trưởng phòng. Điểm mạnh của nhóm ứng viên này chắc chắn là kinh nghiệm dày dặn, kỹ năng đưa ra quyết định và kỹ năng quản lý, những kỹ năng mềm mà phải trải qua nhiều năm làm việc mới có thể đúc kết được.
Nhóm thứ hai là nhóm những ứng viên ngoài 35 tuổi đang muốn chuyển ngành hoặc tìm một công việc mới do hoàn cảnh bắt buộc. Nhóm này thường thiếu linh hoạt hơn khi tìm việc và nộp đơn xin việc, vì đã quá lâu họ không tìm việc mới. Chính vì vậy, các kĩ năng viết CV, phỏng vấn của họ cũng sẽ không thể bắt kịp được như các bạn trẻ bây giờ.
Chị chia sẻ rằng mình đã từng nhận được yêu cầu giúp đỡ về việc viết CV cho một người năm nay đã 41 tuổi làm trong môi trường Nhà nước đã 12 năm và chưa từng viết CV trước đó. CV với người này rất mới lạ vì họ chỉ biết tới bộ "hồ sơ xin việc" cách đây 10-15 năm.
Tuổi tác không phải yếu tố quyết định mọi thứ
Chị Quỳnh Hoa, trưởng phòng nhân sự của một phòng khám tư nhân, cho biết việc tuyển nhân sự luôn là vấn đề gây đau đầu đối với những người theo đuổi công việc nhân sự. Đặc biệt, việc tuyển nhân sự cấp cao, lương và chế độ tốt, lại càng phức tạp.
Chia sẻ về vấn đề nhân sự ngoài 35 tuổi, chị Hoa cho rằng việc những người ngoài 35 tuổi bắt đầu có xu hướng tìm việc không phải hiếm gặp, đặc biệt trong thời buổi mọi thứ phát triển nhanh như hiện nay.
Với ngành sức khỏe, chị Hoa thường xuyên đối diện với những nhân sự từ 30 tuổi trở lên với số năm kinh nghiệm hơn hẳn các bạn trẻ. Nhóm người này khá hiểu việc gửi CV khi đã ngoài 30 tuổi, đồng nghĩa với việc cơ hội ít hơn và dễ gặp rào cản về tuổi tác.
Tuy nhiên, chị không cho rằng cứ tuổi cao là số năm kinh nghiệm cao, hoặc CV ngoài 35 tuổi là CV không chất lượng. Bởi theo chị, có nhiều người có nhu cầu đổi ngành, đổi nghề, hoặc trong quá khứ từng gặp vấn đề về chuyện cá nhân nên phải tạm nghỉ trong 1 vài năm, khi bắt đầu lại, họ hoàn toàn nên được đón nhận, thay vì chỉ đánh giá phiến diện qua tuổi tác.
Cùng với đó, chị Hoa cho rằng đôi khi, tuổi đời cao chưa chắc tuổi kinh nghiệm trong lĩnh vực đó đã cao. Nếu không phải ứng tuyển vào vị trí cấp cao, người làm nhân sự có thể xem xét với những vị trí phù hợp.
Chia sẻ quan điểm về việc này, chị Quỳnh Anh, CEO một công ty tư vấn tài chính, cho rằng gen Z là đối tượng được quan tâm nhiều hơn cả cho những vị trí mới trong công ty, đặc biệt với những mô hình start up. Họ là nhóm đối tượng trẻ, còn nhiệt huyết và sáng tạo, sẵn sàng chịu mức lương vừa phải để đồng hành cùng công ty trong thời gian tới.
Với nhóm nhân sự có tuổi, ngoài 35 tuổi đồng nghĩa với việc họ thường đòi hỏi chế độ, quyền lợi cao hơn, những người này thường phù hợp với vị trí lãnh đạo cấp phòng trở lên.
Đứng ở vị trí tuyển dụng, Quỳnh Anh thường lọc CV từ vị trí công việc trước tiên. Điều này có nghĩa rằng, nếu tuyển dụng vị trí bán hàng hay truyền thông chị thường không chọn những CV ngoài 30 tuổi vì nhóm người này không có lợi thế về sáng tạo so với nhóm trẻ hơn.
Đối với công việc lãnh đạo, nhân sự, đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm và sự chắc chắn nhất định, Quỳnh Anh đề cao những người có 10 năm kinh nghiệm trở lên.
Như vậy, theo Quỳnh Anh, tuổi tác là một phần của cuộc sống, tuổi cao đồng nghĩa với việc số năm đi làm đã nhiều. Nếu là ứng viên ngoài 30 tuổi, hãy thể hiện sự chỉn chu, trách nhiệm từ bước soạn CV, đến cách trò chuyện với người tuyển dụng.
Thật khó để nói rằng tuổi cao không ảnh hưởng tới tìm việc nhưng tuổi không phải yếu tố quyết định tất cả. Do vậy, cách ứng viên đó đối diện với cơ hội công việc mới như thế nào.
Ngay cả với gen Z - nhóm được coi là có lợi thế về sự trẻ trung, sáng tạo - thì vẫn có "người nọ người kia". Do đó, khi đi làm, quan trọng nhất là thái độ với công việc cũng như sự cống hiến hết mình cho từng công việc ra sao.
Cùng quan điểm, chị Thùy Dương cũng cho rằng để có thể dễ dàng tìm việc hơn, trước tiên phải luôn luôn trau dồi bản thân, nâng cao năng lực và kiến thức. 30 tuổi, 35 tuổi hay 40 tuổi đều có thể tiếp tục công việc hiện tại hoặc bắt đầu một khởi đầu mới.
Ứng viên cần tìm hiểu thêm về các cách thức tuyển dụng và ứng tuyển hiện nay để hiểu hơn về quá trình xin việc, từ đó có thể chuẩn bị CV thật tốt để có thể bắt đầu thật tốt.
">...
【Thời sự】
阅读更多Quảng Nam chốt danh sách dự V
Thời sự...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Istanbul Basaksehir vs Corum, 19h30 ngày 4/2: Tin vào cửa trên
- Huyền thoại MU đến Nghệ An 'xem giò' đàn em Phan Văn Đức
- CLB Hà Nội sẽ khiếu nại án phạt 'treo sân'
- Casper sắp ra mắt loạt sản phẩm máy giặt, tủ lạnh mới
- Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2: 3 điểm bỏ túi
- Động đất ở Phú Thọ, người dân Hà Nội cảm nhận rung lắc
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Farense, 1h00 ngày 3/2: Đẳng cấp chênh lệch
-
Nổi rần vụ thẻ tín dụng phát sinh nợ 8,8 tỷ đồng, cổ phiếu Eximbank ra sao?Mai Chi (Dân trí) - EIB là một trong số ít mã ngân hàng sáng nay không bị mất giá trong bối cảnh thị trường điều chỉnh. Eximbank là cái tên đang xôn xao với vụ khách vay thẻ tín dụng 8,5 triệu thành nợ hơn 8,8 tỷ đồng.
Thị trường giằng co, xu hướng bán lan rộng trước thời điểm 11h khiến chỉ số chính tiếp tục điều chỉnh trong phiên sáng nay (15/3). VN-Index giảm 6,58 điểm tương ứng 0,52% còn 1.257,68 điểm. HNX-Index giảm 0,23 điểm tương ứng 0,1% và UPCoM-Index giảm 0,46 điểm tương ứng 0,51%.
Trên sàn HoSE, số lượng mã giảm áp đảo với 307 mã giảm giá, so với 144 mã tăng. Sáng nay xuất hiện 3 mã giảm sàn. Trong đó, rổ VN30 có đến 25 mã giảm, chỉ số VN30 điều chỉnh mạnh 10,62 điểm tương ứng 0,84%.
Tuy vậy, thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao. Tiền đổ vào HoSE đạt 11.661,5 tỷ đồng, khối lượng giao dịch đạt 470,2 triệu cổ phiếu; con số này trên HNX là 52,6 triệu cổ phiếu tương ứng 1.086 tỷ đồng và trên UPCoM là 23,6 triệu cổ phiếu tương ứng 250 tỷ đồng.
Phần lớn cổ phiếu ngân hàng giảm giá dù mức giảm không lớn. Một số mã lớn như VCB, BID, TCB điều chỉnh và có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số. Trong khi đó, EIB của Eximbank vẫn trụ lại tại mức giá tham chiếu 17.950 đồng. Đáng chú ý là khối ngoại vẫn mua ròng cổ phiếu này sáng nay.
Mức giá của EIB tăng nhẹ 1,4% sau 1 tuần nhưng giảm 5,5% trong vòng 1 tháng qua. Eximbank đang gây chú ý với dư luận sau sự việc khách vay thẻ tín dụng hơn 8,5 triệu đồng thành nợ hơn 8,83 tỷ đồng .
Thông tin đến phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Đức Hiển - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh cho biết - ngày 14/3, đơn vị thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh đã có văn bản gửi cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank). Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh yêu cầu Eximbank báo cáo sớm nhất có thể và có thông tin về sự việc đang được quan tâm.
Trở lại với thị trường, cổ phiếu ngành chứng khoán cũng có diễn biến tương tự với ngành ngân hàng, đồng loạt điều chỉnh. ORS giảm khá mạnh, mất 3%; AGR giảm 2,1%; CTS giảm 2%; VIX giảm 1,9%.
Tuy nhiên, cổ phiếu bất động sản lại gây chú ý khi thu hút đáng kể dòng tiền trên thị trường. HDC tăng kịch biên độ, khớp lệnh 10,15 triệu cổ phiếu và vẫn dư mua giá trần 1,28 triệu đơn vị. DIG tăng 3,1% với khớp lệnh đột biến, đạt 50,81 triệu đơn vị. NTL tăng 3,1%; HTN tăng 2,6%; CCL tăng 2,3%.
Ngành xây dựng và vật liệu phân hóa. Nếu TCR giảm sàn; CTD điều chỉnh 1,3%; CTR điều chỉnh 1,1%; VGC, THI, FCM giảm thì ngược lại, NHA tăng 5,1%, có thời điểm chạm mức giá trần; EVG tăng 2,9%; DPG, LCG, HT1, TCD tăng tốt.
" alt="Nổi rần vụ thẻ tín dụng phát sinh nợ 8,8 tỷ đồng, cổ phiếu Eximbank ra sao?">Nổi rần vụ thẻ tín dụng phát sinh nợ 8,8 tỷ đồng, cổ phiếu Eximbank ra sao?
-
Chứng khoán đảo chiều giảm, nhiều người "mất tiền" ngày 8/3Khổng Chiêm (Dân trí) - Nhóm cổ phiếu "họ Vingroup" nằm trong đà giảm của thị trường chứng khoán trong hôm nay. Chỉ số VN-Index đã có phiên giảm mạnh nhất trong 4 tháng gần đây.
Cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup giảm gần 2% trong phiên giao dịch hôm nay (8/3) sau 5 phiên liên tiếp giữ hoặc tăng giá.
Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup - "mất ngay" 553 tỷ đồng khi cổ phiếu này biến động. Tài sản của vị tỷ phú này tạm tính khoảng 30.969 tỷ đồng, theo giá chốt phiên của cổ phiếu VIC (44.800 đồng/đơn vị).
Cổ phiếu "họ Vingroup" như VHM hay VRE cũng đều giảm lần lượt 1,5% và 2,3% trong ngày. Đà giảm của nhóm cổ phiếu này không phải là hiện tượng duy nhất giảm trong ngày hôm nay.
VN-Index phiên 8/3 bất ngờ giảm 21,1 điểm so với phiên hôm qua, cũng là mức giảm điểm mạnh nhất kể từ ngày 24/11/2023. Sắc đỏ bao trùm VN-Index khi 408 mã giảm, 89 mã tăng giá. HNX-Index cũng diễn biến tương tự khi giảm hơn 1 điểm, có 112 mã giảm và 62 mã tăng giá.
Sắc đỏ cũng chiếm phần lớn trong rổ VN-30 với 29 mã giảm giá, chỉ 1 mã tăng giá. Ngành ngân hàng chịu áp lực bán mạnh và nhiều cổ phiếu giảm sâu như BID (giảm 4,1%), CTG (giảm 3,6%). Thậm chí có thời điểm, giá cổ phiếu BID còn chạm sàn, cuối phiên chốt giá 51.100 đồng/đơn vị.
Tiếp tục đà giữ giá của phiên sáng, cổ phiếu BCM của Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp (Becamex IDC) đi ngược thị trường và là cổ phiếu tăng duy nhất trong rổ VN30.
Chốt phiên trong sắc xanh, giá cổ phiếu BCM tăng 0,4% lên 69.300 đồng/đơn vị. Doanh nghiệp này có kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2023 với lợi nhuận 2.441 tỷ đồng, tăng 44% so với năm trước. Công ty cũng đang có kế hoạch mua thêm cổ phiếu IJC của Becamex IJC để gia tăng sở hữu so với mức hiện tại 49,76% vốn.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên HoSE với giá trị gần 665 tỷ đồng, tập trung vào một số cổ phiếu lớn như VNM (126 tỷ đồng), VPB (105,9 tỷ đồng), KBC (80,4 tỷ đồng) hay VND (66,9 tỷ đồng).
" alt="Chứng khoán đảo chiều giảm, nhiều người "mất tiền" ngày 8/3">Chứng khoán đảo chiều giảm, nhiều người "mất tiền" ngày 8/3
-
Ông lớn ngành may mặc hơn 18 tháng không có đơn hàngKhổng Chiêm (Dân trí) - Ông lớn ngành may mặc Garmex Sài Gòn không phát sinh doanh thu do thiếu đơn hàng từ tháng 5/2023, đang tìm cách khôi phục lại ngành may.
Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn (mã chứng khoán: GMC) vừa cung cấp thông tin về tình hình hoạt động và kế hoạch khôi phục sản xuất, gửi lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE).
Theo báo cáo này, Garmex cho biết công ty bị tạm ngừng sản xuất, không phát sinh doanh thu do thiếu đơn hàng để hoạt động từ tháng 5/2023 đến nay, tức hơn 18 tháng.
Mặc dù không có doanh thu do thiếu đơn hàng nhưng công ty cho biết vẫn phát sinh chi phí may mặc. Cụ thể, năm 2023, do đơn giá thấp, không có đơn hàng nên công ty chỉ tạm thời bị tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
Trong thời gian bị tạm ngừng sản xuất, công ty đã cơ cấu lại lao động, chỉ giữ lại một số nhân viên bộ phận gián tiếp và trực tiếp (kinh doanh - kế hoạch, kỹ thuật, kế toán, kho, cơ điện, máy móc thiết bị) để quản lý tài sản, hàng tồn kho và tiếp tục tìm kiếm đơn hàng.
Trong quý III và IV năm nay, công ty chưa có đơn hàng may mặc, nhưng có may mền (chăn) và kinh doanh nhà thuốc nhưng doanh thu không đáng kể.
Garmex Sài Gòn cho biết, trong tương lai, nếu điều kiện thuận lợi công ty sẽ khôi phục lại sản xuất kinh doanh chính. Hiện doanh nghiệp cùng cổ đông lớn đang tìm đối tác châu Âu, Mỹ để có đơn hàng khôi phục lại ngành may.
Về việc thanh lý tài sản, năm 2020, do đại dịch Covid-19, công ty thiếu đơn hàng may mặc nên trong thời gian bị tạm ngừng sản xuất, công ty đã rà soát lại tài sản và thanh lý một số ít tài sản cũ không có hiệu quả, không thanh lý hoàn toàn, sẵn sàng khôi phục sản xuất khi điều kiện thuận lợi.
Mặt khác, công ty đang theo dõi, thúc đẩy Công ty cổ phần Phú Mỹ (công ty liên kết) hoàn thành dự án nhà ở Phú Mỹ để bán sản phẩm nhằm thu hồi vốn đầu tư để thực hiện dự án nhằm đem lại doanh thu, lợi nhuận.
Về kế hoạch khôi phục lại ngành may, công ty đang tiếp xúc với khách hàng. Nếu có đơn hàng, công ty dự kiến sẽ triển khai may tại nhà máy Quảng Nam vào tháng 3/2025 và nếu thuận lợi thì dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ khôi phục sản xuất tại nhà máy Quảng Nam với 1.200 lao động.
Garmex xác định may mặc là ngành sản xuất kinh doanh chính của công ty. Ngành này đã được doanh nghiệp duy trì mấy chục năm nay. Khách hàng của Garmex Sài Gòn là các thị trường xuất khẩu như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản với các đối tác như Decathlon (Pháp), New Wave (Thụy Điển), Nits (Nhật Bản), Columbia (Mỹ), Cutter&Buck (Mỹ) hay Sport Master (Nga).
Do khó khăn, không có đơn hàng, Garmex Sài Gòn đã liên tục cắt giảm lao động trong thời gian qua. Nếu như trước dịch, công ty có những thời điểm duy trì nhân viên khoảng 4.000 người thì đến nay, con số này đã giảm đáng kể. Tại ngày 30/10, công ty còn 31 người.
Cùng với cắt giảm nhân sự, kết quả kinh doanh của công ty có phần không mấy tươi sáng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Garmex chỉ đạt hơn 474 triệu đồng, giảm 95% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí quản lý doanh nghiệp gấp nhiều lần doanh thu, khiến công ty lỗ gần 8 tỷ đồng. Lỗ lũy kế gia tăng lên gần 82 tỷ đồng.
" alt="Ông lớn ngành may mặc hơn 18 tháng không có đơn hàng">Ông lớn ngành may mặc hơn 18 tháng không có đơn hàng
-
Nhận định, soi kèo AS Monaco vs Auxerre, 1h00 ngày 2/2: Quá khó cho tân binh
-
Nga đột ngột cắt giảm mạnh xuất khẩu dầu thôHuỳnh Anh (Dân trí) - Nga bất ngờ xuất khẩu ít dầu thô hơn, làm giảm nguồn cung cấp cho các nền kinh tế lớn. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia cảm nhận rõ nhất sự sụt giảm này khi họ mua hơn 80% lượng dầu thô của Nga.
Xuất khẩu dầu theo đường biển từ Nga đã giảm xuống 3,11 triệu thùng/ngày, tương ứng mức giảm gần 600.000 thùng/ngày, tương đương với 17% so với mức đỉnh gần đây vào tháng 4.
Nguồn cung dầu thô của Nga hiện đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm ngoái và có khả năng duy trì tình trạng trên cho đến ít nhất là cuối tháng 8, nhờ khối lượng lọc dầu trong nước phục hồi lên mức cao nhất trong 6 tháng.
Đáng chú ý, Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia cảm nhận rõ nhất sự sụt giảm này khi họ mua hơn 80% lượng dầu thô đường biển của Nga.
Công ty năng lượng Rystad Energy dự báo nguồn cung dầu thô bằng đường biển từ Nga sẽ duy trì ở mức khoảng 2,7 triệu thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8. Sau đó, nguồn cung sẽ phục hồi nhẹ lên 2,9 triệu thùng/ngày trong tháng 9, khi các nhà máy lọc dầu bắt đầu hoạt động bảo trì bình thường vào mùa thu.
Chi phí vận chuyển dầu bằng đường biển từ Nga dao động từ 1,6 tỷ USD đến 1,7 tỷ USD mỗi tuần, gấp đôi mức trần giá trong những tháng đầu tiên, nhưng cũng thấp hơn mức đỉnh điểm vào tháng 6/2022.
Số liệu do Bộ Tài chính Nga công bố mới đây cho thấy trong nửa đầu năm, số tiền ngân sách có được từ bán dầu khí tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 5.698 tỷ rúp. Nguyên nhân chủ yếu là giá dầu tăng và đồng rúp yếu đi.
Dầu khí là nguồn thu quan trọng của chính phủ Nga, đóng góp khoảng 30-50% ngân sách nước này trong thập kỷ trước. Chiến sự Nga - Ukraine đã khiến phương Tây áp đặt nhiều lệnh trừng phạt nhằm siết nguồn thu này của Nga.
Dù vậy, các chuyên gia cho rằng đến nay, chính sách này chỉ khiến "dòng chảy" năng lượng Nga đổi hướng, chuyển từ phương Tây sang phương Đông.
Nửa đầu năm nay, giá dầu của Nga đạt trung bình 69,1 USD/thùng, cao hơn mức trần xuất khẩu mà phương Tây áp là 60 USD/thùng và tăng mạnh so với 52,5 USD/thùng của cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bloomberg, Reporter" alt="Nga đột ngột cắt giảm mạnh xuất khẩu dầu thô">Nga đột ngột cắt giảm mạnh xuất khẩu dầu thô