当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Yokohama Marinoss vs Tokyo Verdy, 12h00 ngày 5/4: Bất phân thắng bại 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Real Sociedad, 19h00 ngày 6/4: Cơ hội thu hẹp
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, chúng ta đã xác định mục tiêu Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030, khi Việt Nam kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng; và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, khi Việt Nam kỷ niệm 100 năm thành lập nước.
“Để hiện thực hóa mục tiêu cao trong bối cảnh thế giới biến động, không chắc chắn, phức tạp và khó lường, Việt Nam phải làm nhiều việc phi thường, trong nhiều việc phi thường đó có nhiều việc thuộc sứ mệnh của ngành TT&TT, đặc biệt là của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam”, Thứ trưởng Phan Tâm chia sẻ.
Đại diện Bộ TT&TT cũng chỉ ra 3 việc phi thường mà ngành TT&TT và các doanh nghiệp công nghệ số nước nhà cần tập trung thực hiện, đó là thổi bùng lên khát vọng lớn; xây dựng lực lượng tinh nhuệ; và có cách đi phù hợp - “đi cùng nhau”.
Nhấn mạnh cách để thổi lên khát vọng lớn chính là kể những câu chuyện phi thường truyền cảm hứng cho thế hệ hiện nay, Thứ trưởng Phan Tâm cũng điểm ra một số câu chuyện của các doanh nghiệp công nghệ số tiêu biểu tại sự kiện vinh danh 'Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam' năm 2022.
Cụ thể như câu chuyện truyền cảm hứng về sự dấn thân của Rikkeisoft trong 10 năm hình thành và lớn mạnh, từ 5 thành viên sáng lập, sau 10 năm đã có 1.500 nhân sự với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt 180%; câu chuyện của FPT tiên phong công nghệ, đầu tư mạnh mẽ nguồn lực để nghiên cứu, sáng tạo các nền tảng công nghệ tiên phong Make in Viet Nam, là lõi của các giải pháp số, chìa khóa để giải các bài toán chuyển đổi sốcho hàng triệu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; câu chuyện startup tăng trưởng đột phá TopCV được vinh danh trong danh sách Forbes Under 30; hay câu chuyện của “Con thuyền lớn Viettel nhận lấy sứ mệnh tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số.
Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa cho hay, chương trình năm nay đã chứng kiến rất nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về chuyển đổi số. Đó là, Viettel Solutions đã xây dựng 36 trung tâm điều hành thông minh IOC, triển khai chuyển đổi số cho 32 tỉnh, thành. OneMount Group đang chuyển đổi số cho hơn 100.000 cửa hàng tạp hoá, góp phần chuyển đổi số nhanh chóng các thành phần kinh tế, giúp chuyển đổi số len lỏi sâu vào các lĩnh vực của đời sống…
Cùng với đó, VNPT, MobiFone đang triển khai nền tảng số phục vụ cho ngành nông nghiệp, du lịch với hiệu quả cao; Rạng Đông đang là điển hình của một doanh nghiệp sản xuất thực hiện chuyển đổi số, chuyển mình thành một doanh nghiệp công nghệ số với các sản phẩm công nghệ mới, chất lượng cao và nhiều mô hình kinh doanh mới; FPT đã nghiên cứu sản xuất thành công chip bán dẫn và bắt đầu nhận đơn đặt hàng...
“Tôi và các thành viên hội đồng rất ấn tượng những câu chuyện về niềm đam mê, sự đầu tư bài bản của các doanh nghiệp trong nghiên cứu và phát triển tạo ra những sản phẩm công nghệ mới, xuất sắc do người Việt Nam làm chủ; các chiến lược tiếp cận và phát triển thị trường theo cách khá mới mẻ và đặc biệt là những nỗ lực không ngừng trong nâng cao năng lực, phát triển kinh doanh vươn ra quốc tế”, ông Nguyễn Văn Khoa nói.
13 doanh nghiệp công nghệ số đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng
Với chương trình 'Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023', theo đại diện Ban tổ chức, từ 155 đề cử trong 25 lĩnh vực của 97 doanh nghiệp, Hội đồng đánh giá đã chọn 104 đề cử được vinh danh.
Cụ thể, tại lễ công bố, Ban tổ chức đã trao chứng nhận Top 10 cho 41 lượt doanh nghiệp thuộc nhóm các lĩnh vực ngành CNTT truyền thống; 24 lượt doanh nghiệp ở nhóm các lĩnh vực ưu tiên chuyển đối số; 16 lượt doanh nghiệp thuộc nhóm các doanh nghiệp có năng lực về công nghệ mới; 2 doanh nghiệp thương mại dịch vụ tiên phong triển khai công nghệ số; 2 doanh nghiệp startup số, 6 doanh nghiệp tăng trưởng ấn tượng.
Đặc biệt, danh hiệu “Doanh nghiệp công nghệ số nghìn tỷ Việt Nam” đã được trao cho 13 doanh nghiệp gồm CMC Global, CTIN, FPT, FPT IS, FPT Software, Trung tâm dịch vụ số MobiFone - Chi nhánh Tổng công ty MobiFone, NashTech Vietnam, One Mount Group, Rạng Đông, Công ty Giải pháp phần mềm Tường Minh, Viettel Solutions, VNPT.
Đại diện VINASA cũng cho biết, theo số liệu thống kê, tổng doanh thu năm 2022 của các doanh nghiệp được vinh danh Top 10 năm nay đạt 164.026 tỷ đồng, tương đương hơn 7 tỷ USD chiếm 43,75% tổng doanh thu của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam, với tổng số nhân sự 136.000 người.
Riêng 13 “Doanh nghiệp công nghệ số nghìn tỷ Việt Nam” có doanh thu 119.000 tỷ đồng, tương đương 5,1 tỷ USD và sử dụng 111.600 lao động.
Dù vẫn ở trong giai đoạn kinh tế biến động, nhưng các doanh nghiệp công nghệ số vẫn có được mức tăng trưởng ấn tượng. Đơn cử, ở thị trường dịch vụ xuất khẩu có MOR Software, Savvycom tăng trưởng gấp 2 lần, CMC Global tăng trưởng 70%.
Thị trường trong nước ghi nhận những con số tăng trưởng lớn như One Mount tăng 80%, Viettel Cyber Security, FPT Smart Cloud tăng 100%, ITSOL 90%.
Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp đạt danh hiệu Top 10 đang đầu tư nghiên cứu và phát triển những công nghệ mới như chip bán dẫn, Generative AI, Blockchain...
Năm 2014, VINASA bắt đầu công bố chương trình bình chọn và vinh danh các doanh nghiệp CNTT xuất sắc. Khi đó, chỉ chọn được 30 doanh nghiệp trong 2 lĩnh vực. Qua 9 năm tổ chức, quy mô, số lượng doanh nghiệp, số lượng lĩnh vực đều tăng lên. Chương trình đã lựa chọn và giới thiệu được hơn 500 lượt doanh nghiệp tới các cơ quan, đơn vị trong nước và đặc biệt tới hơn 100.000 đối tác từ trên 100 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới. |
Nhiều câu chuyện truyền cảm hứng từ “Top 10 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam”
Có đến 17% doanh nghiệp thuộc ngành tài chính - ngân hàng
Tình hình kinh tế có dấu hiệu khởi sắc khi kết thúc năm 2020, GDP tăng trưởng ở mức 2.91% - thuộc nhóm tăng trưởng cao trên thế giới trong bối cảnh các nước đều chịu tác động của Covid-19. Tài chính - ngân hàng và bán lẻ - bán sỉ là 2 trong số các ngành nghề phát triển tích cực, có đóng góp tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Các doanh nghiệp thuộc ngành này vẫn tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng song song với việc đẩy mạnh các hoạt động thu hút nhằm giữ chân nhân tài. Đặc biệt, trong năm 2020, danh sách “Top 100 nhà tuyển dụng được yêu thích nhất 2020” có đến 17% doanh nghiệp từ ngành tài chính - ngân hàng.
Mỗi lĩnh vực, ngành nghề đều có phân khúc đối tượng người đi làm, ứng viên tham gia khảo sát, bình chọn khác nhau. Do đó, để thông tin tham khảo được khách quan, khảo sát này tập trung vinh danh nhà tuyển dụng được yêu thích nhất theo từng ngành nghề. Theo khảo sát, 7 nhà tuyển dụng dẫn đầu 7 nhóm ngành nổi bật như sau:
![]() |
Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - MSB còn đạt danh hiệu doanh nghiệp được nhân viên nội bộ bình chọn nhiều nhất và Công ty Cổ phần Đầu tư TNG Holdings Việt Nam được đánh giá là Nhà tuyển dụng mang đến trải nghiệm ứng tuyển ấn tượng cho ứng viên.
Xu hướng đề cao tính ổn định, an toàn và doanh nghiệp gắn bó
Kết quả khảo sát cho thấy mức độ hài lòng trung bình của người đi làm đối với công ty hiện tại là 4.3/5 điểm. Trong đó, có đến 47% đáp viên cảm thấy hài lòng, tỷ lệ này tăng 20% so với kết quả khảo sát năm 2019. Bên cạnh đó, người đi làm mong muốn hoặc dự định gắn bó với doanh nghiệp trong thời gian dài hơn trước đây.
Cụ thể, thời gian gắn bó trung bình là 5 năm, ngoài ra có 48% đáp viên lựa chọn gắn bó từ 6 năm trở lên. Cùng với yếu tố về tầm nhìn, chiến lược phát triển của doanh nghiệp, người đi làm đang đề cao việc nhà tuyển dụng đảm bảo an toàn về sức khỏe, an toàn lao động và đảm bảo được mức thu nhập ổn định.
Sự thay đổi trong suy nghĩ và lựa chọn của người đi làm đặt ra thách thức mới cho Nhà tuyển dụng trong việc xây dựng chiến lược thu hút nhân tài và truyền thông văn hóa nội bộ doanh nghiệp.
Trong bối cảnh trước đây, lương thưởng và phúc lợi là yếu tố chính tác động đến quyết định của người đi làm, thì giờ đây tính ổn định và an toàn được ưu tiên hơn cả. Do đó, doanh nghiệp có chiến lược ứng phó với các biến động tâm lý chung, cũng như các biến động kinh tế xã hội nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên góp phần thu hút, giữ chân nhân tài gắn bó lâu dài hơn.
Đối mặt với dịch Covid-19, các nước phát triển trên thế giới có xu hướng áp dụng làm việc tại nhà để giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vận hành. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng và người đi làm cũng gặp không ít khó khăn trong việc quản lý hiệu suất làm việc, cân bằng công việc - cuộc sống.
Đối với Việt Nam, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát với các biện pháp an toàn được triển khai diện rộng, người đi làm ưu tiên lựa chọn làm việc tại văn phòng, tương tác trực tiếp hơn. Làm việc tại nhà, địa điểm làm việc linh hoạt có thể là phương án thay thế, khẩn cấp khi xảy ra giãn cách xã hội hoặc là phương án ưu tiên của một số ngành nghề đặc thù.
Để đáp ứng nhu cầu của người đi làm và vượt qua các thách thức về quản lý cũng như chuẩn bị cho các tình huống xảy ra, doanh nghiệp có thể xây dựng môi trường làm việc kết hợp (hybrid workplace): cho phép một số bộ phận làm việc tại nhà, các nhóm cần tương tác cao sẽ làm việc tại văn phòng.
Xem toàn bộ danh sách “Top 100 nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2020”, cùng báo cáo phân tích chuyên sâu tại: https://careerbuilder.vn/employerofchoice-winner-2020 |
(Nguồn: CareerBuilder)
" alt="CareerBuilder công bố Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất 2020"/>CareerBuilder công bố Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất 2020
Theo ông Đặng Hữu Sơn, đồng sáng lập Lovinbot, với cập nhật mới của OpenAI cho ChatGPT, các startup đang cung cấp dịch vụ trợ lý ảo tại Việt Nam vừa bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp.
Cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp là các startup cung cấp nội dung sử dụng API của OpenAI nhưng không có khác biệt so với ChatGPT, người dùng sẽ chuyển qua mua gói Plus, khi nền tảng này đã hỗ trợ thanh toán tại Việt Nam.
Theo ông, ngay cả Lovinbot cũng có ảnh hưởng, nhưng không quá nhiều do công ty từ lâu có tính năng về nội dung SEO đặc thù mà ChatGPT hay các startup khác khó sao chép, khách hàng vẫn trả phí để sử dụng.
Về ảnh hưởng gián tiếp, ông Đặng Hữu Sơn cho rằng, hiện OpenAI đã mở cho nhà phát triển gần như những công cụ tốt nhất và mạnh nhất để làm sản phẩm trợ lý ảo thông minh hơn, nên các startup cung cấp trợ lý ảo rất áp lực, phải tìm kiếm các ngách mà ChatGPT không vươn tới được. Chẳng hạn như AI Agent của công ty ông chủ yếu tập trung vào phân khúc doanh nghiệp (B2B), chính vì thế vẫn có nhiều cơ hội.
Đại diện Lovinbot chia sẻ thêm, việc cập nhật này tạo ra thuận lợi về ngắn hạn cho các startup khi làm sản phẩm nhanh hơn, do OpenAI đã tích hợp sẵn công cụ, nhưng điều này cũng tạo ra thách thức là các startup sẽ bị phụ thuộc vào nó.
Đây đang là bài toán các startup AI phải chấp nhận, ngắn hạn thì dùng nền tảng này cho đến khi có thị trường và khách hàng, sau đó mở rộng qua các nhà cung cấp khác như Google AI, Vin AI, Anthropic (Claude), để hạn chế sự phụ thuộc.
Ông Đặng Hải Lộc, sáng lập của nền tảng Mindmaid, một startup cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt dễ dàng tạo ra các trợ lý ảo tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng, hỏi đáp thủ tục nội bộ, trợ lý ảo cá nhân... cũng cho biết, các startup làm AI ở Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều sau đợt cập nhật mới này, vì gần như ChatGPT đã làm hết mọi thứ, tốt hơn cả các startup đang làm. Điều này Mindmaid cũng đã lường trước nên từ khi làm sản phẩm đã tập trung vào xu hướng chứ không phải giải pháp công nghệ cụ thể.
Đồng thời, theo ông Đặng Hải Lộc, những cập nhật mới cũng đem lại tích cực khi thị trường đi lên và tạo ra các thuận lợi như chi phí API ChatGPT sẽ giảm, độ chính xác tăng lên, speech to text độ trễ thấp… Chưa kể sắp tới, OpenAI mở Store chatbot, tạo thêm kênh kiếm tiền trong bối cảnh kinh tế đi xuống, đây cũng là động lực mới để mọi người quan tâm tới AI.
Bà Hoàng Hường, CEO Công ty cổ phần Unikon, đơn vị sở hữu nền tảng Aicontent platform, cho rằng các cập nhật mới này sẽ khiến cho các startup đang làm trợ lý ảo trở nên tốt hơn, thị trường cũng tốt lên, vì nền tảng này đang mở các phiên bản và cho mọi người đăng ký dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, OpenAI cũng đang mở API cho các startup khai thác để cung cấp các dịch vụ trợ lý ảo cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo bà Hường, với các cập nhật này, các startup chỉ làm sản phẩm phụ thuộc vào ChatGPT trong thời gian tới sẽ gặp khó và họ cần phải mở rộng qua các nền tảng khác chứ không thể phụ thuộc vào một bên như hiện nay.
Sự xuất hiện của ChatGPT đã làm cho công nghệ AI tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, đồng thời, nhiều startup liên quan đến công nghệ này cũng được ra đời để đón đầu xu hướng. Tạo ra các trợ lý ảo sáng tạo nội dung và trợ lý ảo đa chức năng là cách mà các startup về AI tại Việt Nam đang chọn.
Startup làm trợ lý ảo ở Việt Nam không nên phụ thuộc vào ChatGPT
Nhận định, soi kèo Werder Bremen vs Eintracht Frankfurt, 23h30 ngày 5/4: Nối tiếp mạch thắng
Một hội đồng thẩm định về bảo mật của Anh cho biết không phát hiện thấynguy cơ an ninh quốc gia nào từ các sản phẩm của Huawei Technologies,tập đoàn Trung Quốc đang đứng thứ 2 thế giới về cung cấp các sản phẩmthiết bị viễn thông.
![]() |
Từ năm 2010, theo yêu cầu của Chính phủ Anh, Huawei đã lập ra một trung tâm đánh giá bảo mật mạng, hoạt động độc lập với Tập đoàn này, tại Oxford. Nhiệm vụ của Trung tâm này là kiểm tra xem các thiết bị của Huawei có tiềm ẩn nguy cơ gián điệp như cáo buộc của nhiều nước hay không. Và có vẻ như kết luận mới nhất của Hội đồng Trung tâm là không phát hiện thấy nguy cơ nào từ Huawei đối với an ninh quốc gia của nước Anh. (Các thành viên của Hội đồng gồm có quan chức của chính phủ, cơ quan tình báo và bản thân đại diện của Huawei).
Theo Reuters, Huawei đã bước vào thị trường mạng viễn thông của Anh được chục năm, ban đầu là thông qua thỏa thuận cung cấp thiết bị trị giá nhiều tỷ bảng cho BT, mạng cố định lớn nhất xứ sở sương mù, và sau đó là cho các nhà mạng O2, EE, Talktalk.
Nhưng chẳng bao lâu thì nhiều nghi vấn đã được nêu ra, tại Anh và nhiều nước khác, về những rủi ro bảo mật tiềm ẩn, cho phép Huawei truy cập vào những mạng lưới trọng yếu của chính phủ.
Năm 2013, các nhà tư pháp Anh cho rằng lẽ ra Huawei cần phải được điều tra và theo dõi sát sao hơn trước khi ký hợp đồng lớn đầu tiên với BT.
Về phần mình, Huawei nói rằng trung tâm thẩm định đã chứng minh các chính phủ, nhà mạng và nhà cung cấp thiết bị có thể hợp tác cùng nhau trong lĩnh vực an ninh mạng như thế nào. "Trong kỷ nguyên số toàn cầu hóa, chúng ta cần phối hợp cùng nhau để đưa đến giải pháp tốt nhất cho các thách thức".
T.C
" alt="Huawei được Anh 'bật đèn xanh' về vấn đề bảo mật"/>Bộ sưu tập siêu xe và hàng hiệu của gia đình Assad gây sốc khắp Syria
Bão ‘quái vật’ Irma càn quét miền đông nước Mỹ" alt="Hình ảnh khó tin ở một đô thị Trung Quốc"/>