Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Dortmund, 2h30 ngày 18/1: Hồi kết cho Sahin
Phạm Xuân Hải - 17/01/2025 05:25 Đức tiếp bóng đátiếp bóng đá、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
-
Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Wellington Phoenix, 15h00 ngày 20/1: Trái đắng xa nhà
2025-01-21 00:25
-
Cụ thể:
- Khối ngành Kinh tế - Kinh doanh: 3 năm (rút ngắn 1 năm)
- Khối Khoa học Xã hội: 3,5 năm (rút ngắn 0,5 năm)
- Khối ngành Kỹ thuật - Công nghệ rút ngắn 0,5 năm.
- Khối ngành Sức khoẻ: Ngành Dược học và Điều dưỡng rút ngắn 0,5 năm. Ngành Y khoa giữ nguyên 6 năm vì tính chất đặc thù của ngành cũng như phù hợp với khung chuẩn về chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực Y khoa hiện nay.
Từ năm học 2023 - 2024, trường Đại học Đại Nam triển khai đào tạo 3 học kỳ/năm học (áp dụng từ sinh viên khóa 17).
Xây dựng lộ trình đào tạo mới
Chia sẻ về chủ trương rút ngắn thời gian đào tạo, TS. Lê Đắc Sơn - Chủ tịch Hội đồng Đại học Đại Nam khẳng định: “Đây là việc cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, của đào tạo đại học trong giai đoạn mới”.
TS. Lê Đắc Sơn đồng thời nhấn mạnh, “Rút ngắn thời gian đào tạo không có nghĩa là “cắt xén” cơ học thời lượng đào tạo mà là sắp xếp lại thời gian và cải cách chương trình, nội dung đào tạo phù hợp hơn”.
Theo đó, để thực hiện tốt chương trình đào tạo rút ngắn, Đại học Đại Nam đã xây dựng lại chương trình đào tạo, đề cương chi tiết các môn học theo lộ trình mới.
Thứ nhất, chương trình đào tạo dạy kiến thức cốt lõi nhưng tiên tiến, rèn luyện tính tự học của sinh viên; trải nghiệm tối đa giữa học và hành tại doanh nghiệp giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt kiến thức, có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Thứ hai, giảm áp lực thi cử bằng các hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt phù hợp năng lực người học và yêu cầu xã hội. Từng bước ứng dụng công nghệ để sinh viên có thể học và thi mọi lúc, mọi nơi bằng máy tính và smartphone.
Thứ ba, hỗ trợ học bổng cho sinh viên đạt kết quả cao trong học tập - rèn luyện và hỗ trợ tài chính khi sinh viên trải nghiệm, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
Thứ tư, sinh viên được học tập, rèn luyện kỷ luật và thái độ tích cực thông qua chương trình Giáo dục quốc phòng an ninh tại trường.
Thứ năm, sinh viên được lựa chọn các môn thể thao yêu thích để rèn luyện sức khoẻ và thói quen rèn luyện sức khoẻ suốt đời.
Thứ sáu, Trung tâm “Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên” của nhà trường hỗ trợ 100% sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường.
Bên cạnh đó, các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, hệ thống doanh nghiệp liên kết đào tạo… cũng được Đại học Đại Nam đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển để đảm bảo chất lượng đào tạo của chương trình rút ngắn.
Rút ngắn chương trình đào tạo, sinh viên được hưởng lợi gì?
Theo TS. Lê Đắc Sơn, việc rút ngắn thời gian đào tạo sẽ giúp sinh viên được hưởng lợi về nhiều mặt.
Trước hết, sinh viên sẽ tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng tiền ăn ở, sinh hoạt trong quá trình học đại học nếu ra trường sớm từ 0,5 - 1 năm.
Tiếp đến là cơ hội việc làm. Việc tốt nghiệp sớm còn giúp sinh viên nhanh chóng tiếp cận với thị trường lao động, tìm được công việc phù hợp. Trong khi các sinh viên trường khác còn đang loay hoay tìm việc làm thì sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Đại Nam đã có thể trang bị 0,5 - 1 năm kinh nghiệm làm việc và đang trên đà phát triển sự nghiệp.
Về cơ hội học tập nâng cao trình độ, chương trình đào tạo ở bậc đại học rút ngắn 0,5 - 1 năm sẽ tiết kiệm thời gian cho các bạn trẻ có dự định học lên thạc sĩ, tiến sĩ. Khi có trong tay những tấm bằng này, cơ hội việc làm và khả năng thăng tiến của các bạn càng cao.
4 phương thức xét tuyển vào trường Đại học Đại Nam năm 2023
Năm học 2023 - 2024, Đại học Đại Nam tuyển sinh hệ đại học chính quy ở 24 ngành đào tạo theo 4 phương thức xét tuyển:
- Sử dụng kết quả 3 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.
- Sử dụng kết quả 3 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.
- Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
- Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài.
Đăng ký xét tuyển: https://xettuyen.dainam.edu.vn/
Hotline/Zalo: 0931 595 599; 0961 595 599 ; 0971 595 599
BTT
" width="175" height="115" alt="Đại học Đại Nam rút ngắn thời gian đào tạo" />Đại học Đại Nam rút ngắn thời gian đào tạo
2025-01-21 00:14
-
WikiLeaks dọa công bố thêm email của Hillary
2025-01-20 23:49
-
Yêu cầu tạm đóng cửa cơ quan lập pháp trong hơn một tháng, bắt đầu chậm nhất từ ngày 12/9 (tức vài ngày sau khi các nghị sĩ nhóm họp trở lại sau kỳ nghỉ) được coi là một nỗ lực khác thường của tân Thủ tướng Boris Johnson ngày 28/8 nhằm hạ gục các nghị sĩ chống đối trong quốc hội khi nước Anh đang cận kề hạn chót về Brexit.
Tân Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: AP Những tranh cãi giữa quốc hội và chính phủ về cách thức "ly hôn" Liên minh châu Âu (EU) kể từ cuộc trưng cầu dân ý cách đây hơn 3 năm từng khiến người tiền nhiệm ông Johnson - cựu Thủ tướng Theresa May phải cay đắng rời ghế lãnh đạo đất nước vì không thể thuyết phục các nghị sĩ chấp nhận thỏa thuận Brexit đạt được với EU hồi năm ngoái. Theo một số nhà phân tích, ông Johnson có vẻ không muốn bị dồn vào chân tường như bà May nên quyết định ra tay trước.
Động thái của tân thủ tướng tất nhiên đã làm dậy sóng chính trường Anh. Theo tờ Washington Post, các nhà lập pháp giận dữ tuyên bố cách này sẽ tập trung quyền lực vào tay ông Johnson và triệt phá khả năng của họ trong việc ngăn chặn quá trình Brexit không thỏa thuận. Một số người thậm chí còn đề cập tới một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Trong khi số khác cáo buộc, ông Johnson đã áp dụng một chiến thuật tàn nhẫn, sẵn sàng khai thác bất kỳ kẽ hở nào để tạo sự chia rẽ với EU và củng cố quyền lực.
Truyền thông Anh đưa tin, chính phủ của ông Johnson sẽ sắp xếp để Nữ hoàng đọc bài diễn văn do Phố Downing soạn thảo vào ngày 14/10 và không chậm trễ, Anh sẽ chính thức rời EU vào ngày 31/10 tới.
Giới phân tích nhận định, nếu Brexit diễn ra mà không kèm thỏa thuận chuyển giao, Anh có thể đối mặt với sự thiếu hụt lương thực và nhiên liệu. Tình trạng rối loạn kinh tế có thể lan tới những quốc gia EU, vốn tính cộng gộp đang là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Nhiều nhà quan sát lo ngại, nếu không có một đường biên giới cứng sau Brexit, bạo lực nhiều khả năng tái bùng phát ở Bắc Ireland. Và vì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai ủng hộ ông Johnson và Brexit, việc Anh chia tay châu Âu do đó sẽ trở thành một cuộc sát hạch lớn đối với chủ nghĩa hoài nghi của Nhà Trắng về các thể chế đa phương và liên minh thương mại.
Tại Brussels, các nhà ngoại giao ngày càng tin rằng ông Johnson sẽ "dẫn dắt nước Anh ra khỏi vách núi mà không cần lưới bảo vệ an toàn bằng một thỏa thuận". Song, các nhà lập pháp châu Âu bày tỏ ngạc nhiên trước việc ông Johnson dám trắng trợn "trói tay" nghị viện với phần đông các nghị sĩ phản đối Brexit không thỏa thuận.
Phát biểu trước báo giới, tân thủ tướng thuộc đảng Bảo thủ Anh phủ nhận mọi cáo buộc và giải thích rằng, ông muốn một phiên họp quốc hội mới để có thể trình bày "chương trình nghị sự vô cùng thú vị" của chính phủ. Ông nói thêm rằng, các nghị sĩ còn "dư dật thời gian" để tranh luận về Brexit.
Tuy nhiên, chẳng mấy người ở Anh, ngay cả các đồng minh chấp nhận cách giải thích của ông Johnson. Dominic Grieve, một nghị sĩ cùng đảng Bảo thủ với thủ tướng nói động thái của ông Johnson "chưa từng có tiền lệ" và tương đương một cuộc đảo chính. Ông Grieve tiết lộ sẽ cân nhắc bỏ phiếu chống lại chính đảng của mình nếu có bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Như thông lệ, Nữ hoàng ngày 28/8 đã phê chuẩn yêu cầu của thủ tướng khi bà đang có kỳ nghỉ tại dinh thự riêng Balmoral ở Scotland.
Giới quan sát cho hay, việc tạm đóng cửa quốc hội không phải chưa từng có ở Anh, nhưng quá trình này hầu hết xảy ra trong những năm Nữ hoàng có bài phát biểu trước quốc gia, thường vào tháng 5 hoặc tháng 6. Song, 5 tuần dừng hoạt động như lần này (12/9 -14/10) là khoảng thời gian gián đoạn hoạt động lâu nhất kể từ năm 1945. Các lần quốc hội ngừng hoạt động gần đây chỉ kéo dài trong vài ngày, chứ không phải vài tuần.
Đồng Bảng Anh đã ngap lập tức giảm gần 1% giá trị trao đổi so với đồng Euro sau tuyên bố chấn động của Thủ tướng Johnson trước khi phục hồi nhẹ sau đó. Lãnh đạo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn "thề" sẽ làm mọi cách để buộc chính phủ của ông Johnson phải chịu trách nhiệm cũng như ngăn chặn thảm họa Brexit không thỏa thuận.
Tranh cãi đã thu hút sự chú ý của Tổng thống Mỹ Trump, người đã gặp gỡ ông Johnson cuối tuần vừa qua tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Biarritz, Pháp. "Sẽ rất khó để Jeremy Corbyn, lãnh đạo Công đảng Anh tìm kiếm một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chống thủ tướng. Boris (Johnson) chính xác là những gì nước Anh đang tìm kiếm và sẽ chứng minh là một vị lãnh đạo vĩ đại", ông Trump viết trên Twitter.
Thực tế, ông Corbyn và các thủ lĩnh đảng phái đối lập khác ở Anh từng thảo luận về việc thúc ép tổ chức một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ Johnson trước cuối tháng 10 hoặc thông qua luật buộc ông Johnson phải tìm cách hoãn Brexit. Vì vậy, động thái mới nhất của thủ tướng đã cắt ngắn thời gian hành động của họ xuống chỉ còn vài ngày vào tuần tới hoặc ngay trước khi Brexit diễn ra.
Ngoài ra, vì sự rạn nứt nghiêm trọng giữa các lực lượng đối lập, hiện vẫn chưa rõ liệu họ có tiến hành bỏ phiếu cho một trong hai lựa chọn trên hay không. Nicola Sturgeon, người đứng đầu Đảng quốc gia Scotland cảnh báo, nếu các nghị sĩ không đồng lòng ngăn chặn thủ tướng vào tuần tới khi quốc hội nhóm họp trở lại sau kỳ nghỉ, ngày 28/8 "sẽ đi vào lịch sử như một ngày đen tối thực sự đối với nền dân chủ Anh".
Một thỉnh nguyện thư mới đăng tải trên trang web của Quốc hội Anh kêu gọi chính phủ ngưng đình chỉ hoạt động của cơ quan lập pháp đã nhanh chóng thu về hơn 100.000 chữ ký, số lượng cần thiết để động thái được đưa ra tranh luận tại quốc hội. Tính đến đêm 28/8, số người ký vào thỉnh nguyện thư đã lên đến gần 1 triệu và hiện vẫn tiếp tục tăng lên chóng mặt, dù việc đưa ra tranh luận tại quốc hội sẽ không dẫn đến một hành động pháp lý có tính ràng buộc.
Theo nhiều nhà phân tích, tân thủ tướng Anh đang đánh cược rằng những người phản đối Brexit không thỏa thuận sẽ không thể tập hợp đủ nhanh để có sự chống đối hiệu quả. Một cuộc tranh luận quá ngắn ngủi về Brexit có thể đẩy các nhà lập pháp, kể cả những người hoài nghi nhất, phải đứng trước hai lựa chọn đều có lợi cho ông Johnson: Chấp nhận giải pháp Brexit không thỏa thuận hoặc bỏ phiếu cho bất kỳ thỏa thuận mới nào ông Johnson đề xuất nhằm tránh kịch bản thứ nhất.
Việc ông Johnson buộc Quốc hội Anh phải chấp thuận một phương án Brexit có thể làm tăng cơ hội chính phủ của ông đạt được một thỏa thuận mới với EU.
Ngay cả khi Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm và ông Johnson thua trong cuộc bỏ phiếu đó, vẫn chưa rõ liệu ông Corbyn hay bất kỳ ai khác có thể thành lập một chính phủ thay thế hay không. Trong trường hợp Anh phải tổ chức tổng tuyển cử sớm, ông Johnson vẫn có thể vận động tranh cử với hình tượng một chính khách chống EU cứng rắn.
Dù kết quả về Brexit như thế nào sau động thái mới của Thủ tướng Johnson, một số người đánh giá ông đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm cho nước Anh khi lãnh đạo chính phủ có thể vận dụng các công cụ chính trị có trong tay để qua mặt cơ quan lập pháp, đẩy đất nước vào tình thế chia rẽ thêm trong bối cảnh khủng hoảng chưa từng có trong vài thập kỷ trở lại đây. Dư luận vẫn đang nín thở chờ xem cơn địa chấn rúng động đảo quốc sương mù và có thể cả châu Âu này sẽ kết thúc như thế nào.
Tuấn Anh
" width="175" height="115" alt="Động thái gây 'địa chấn' châu Âu của Thủ tướng Anh" />Động thái gây 'địa chấn' châu Âu của Thủ tướng Anh
2025-01-20 23:16
Tổng thống Mỹ Donald Trump. |
Vậy ý định thực sự của Iran là gì khi đáp trả công khai như vậy?
Báo Business Insider chỉ ra rằng Tổng thống Trump bắt đầu xoáy mũi dùi vào Iran ngay khi lên nắm quyền. Ông lên án gay gắt JCPOA, thỏa thuận buộc Iran hạn chế các hoạt động hạt nhân trong khoảng 15 năm để đổi lấy được dỡ bỏ cấm vận kinh tế.
Sau khi rút khỏi thỏa thuận, chính quyền Trump bắt tay ngay vào chiến dịch gây sức ép tối đa, liệt Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) tinh nhuệ của Iran vào danh sách khủng bố và trừng phạt các quan chức cấp cao của Tehran, trong đó có lãnh tụ tối cao Ali Khamenei.
Mới đây, Washington bắt đầu hủy bỏ các miễn trừ cho phép Iran tiếp tục xuất khẩu dầu, đồng thời cảnh báo sẽ đánh giá lại các miễn trừ cho phép các quốc gia khác hợp tác trong các dự án hạt nhân dân sự ở Iran.
Ban đầu, Tehran phản ứng một cách thận trọng nhưng sau đó đã thay đổi chiến thuật. Khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Tehran hồi tháng 6 vừa qua, mang theo thông điệp từ ông Trump muốn đàm phán, một số tàu dầu trong đó có tàu dầu Nhật, đã bị tấn công ở Eo biển Hormuz.
Tehran khẳng định không liên quan, nhưng sự nghi ngờ và cáo buộc đổ đồn vào IRGC. Sau đó, Iran công khai thừa nhận bắn hạ một máy bay do thám không người lái Mỹ trên bầu trời Vùng Vịnh, hành động khiến ông Trump hạ lệnh oanh kích Iran nhưng hủy vào phút chót.
Giới phân tích cho rằng, ý định của Iran là kích động Mỹ phản ứng một cách thái quá. Mục đích muốn chứng minh nước này là nạn nhân sự xâm lược của Mỹ, từ đó được cộng đồng quốc tế cảm thông và ủng hộ.
Đầu tiên, Iran tuyên bố cho châu Âu thời gian để đưa ra chiến lược giúp nước này tránh được trừng phạt của Mỹ. Sau đó, Tehran thông báo sẽ từ bỏ các cam kết trong thỏa thuận theo từng giai đoạn. Thay vì thỏa hiệp hoặc nhượng bộ trước người Mỹ, nước Cộng hòa Hồi giáo quyết "tăng nhiệt " bằng cách nâng giá dầu, gợi lên nguy cơ một cuộc xung đột lớn hơn ở Trung Đông và dọa từ bỏ các giới hạn hạt nhân.
Theo giới quan sát, người Iran dường như hy vọng tất cả những hành động kể trên sẽ gây áp lực quốc tế đủ lớn để buộc ông Trump phải lùi bước.
Michael Doran, một cựu quan chức chính quyền George W. Bush và là người chỉ trích mạnh mẽ JCPOA, nhận định chiến lược của Iran chuyển từ "kiên nhẫn chiến lược" sang "sức ép chiến lược" đánh vào nỗi lo ngại của châu Âu về tính cách khó đoán của Tổng thống Trump, với ba mục tiêu chính: Được nới lỏng trừng phạt về dầu lửa và ngân hàng, vẽ ra ông Trump như một tác nhân gây hỗn loạn; và giữ được các miễn trừ hạt nhân dân sự.
Theo Michael Doran, mục tiêu thứ 3 là quan trọng nhất, bởi nó cho phép Iran tiếp tục phát triển chương trình vũ khí hạt nhân.
Và bằng cách gia tăng căng thẳng như bắn hạ máy bay do thám Mỹ và dọa cắt đứt dòng chảy dầu lửa qua Vịnh Ba Tư, Iran muốn nói với người Mỹ rằng họ sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến tàn khốc khác ở Trung Đông nếu ông Trump không dừng lại.
Theo nhà bình luận Frida Ghitis, chiến lược của Iran đến nay chứng tỏ rất hiệu quả.
Tổng thống Trump, vốn không có ý định khởi sự chiến tranh với Iran, tin vào những người đưa ra cảnh báo rằng đối đầu thêm nữa, trong đó có tấn công quân sự, để trả đũa vụ bắn hạ máy bay do thám, có thể làm bùng nổ một cuộc chiến toàn diện. Đó có thể chính là lý do ông đã rút lại quyết định oanh kích Iran vào phút chót.
Người Iran dường như đã đọc vị được vị Tổng tư lệnh Mỹ.
Thanh Hảo
- Soi kèo góc Leganes vs Atletico Madrid, 22h15 ngày 18/1
- Cuộc đời qua ảnh của Quốc vương Thái Lan
- Lịch thi đấu EURO 2024 hôm nay 2/7/2024
- Kết quả Tây Ban Nha 2
- Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Athletic Bilbao, 20h00 ngày 19/1: Củng cố top 4
- Hai bộ hài cốt 1.500 năm tuổi hé lộ nữ tướng TQ huyền thoại
- Video bàn thắng Georgia 2
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/6/2024
- Nhận định, soi kèo Nottingham vs Southampton, 21h00 ngày 19/1: Tiếp tục trèo cao