Tôi xin hỏi pháp luật Việt Nam mình có cho đặt tên như vậy hay không? Tôi mong được giải đáp sớm. Cám ơn luật sư. Chào bạn, đối chiếu với quy định của pháp luật Việt Nam và những thông tin bạn hỏi thì trường hợp của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau: Nếu như bạn thích một nhân vật trong phim Hàn Quốc và muốn đặt tên con bạn giống như vậy thì không được. Theo pháp luật Việt Nam tên con bạn phải được đặt tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không được sử dụng tiếng nước ngoài để đặt tên. Nếu bạn thích đặt tên con theo phim Hàn Quốc thì bạn nên đặt tên gọi ở nhà, còn tên trong giấy khai sinh thì không được.
 |
Ảnh chỉ có tính chất minh họa |
Cơ sở pháp lý: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thê như sau:
“Điều 26. Quyền có họ, tên
Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng…
Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 4 Nghi định “123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch” quy định nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch cụ thể:
Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh
Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này;
Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
" alt="Đặt tên con theo phim Hàn Quốc có được không?"/>
Đặt tên con theo phim Hàn Quốc có được không?
Bây giờ bác muốn thêm tên 2 cháu ruột (con của em trai) vào trong sổ hồng, xin hỏi thủ tục như thế nào ạ ? Và em cần đóng thuế ko ạ ?  |
Ảnh minh họa |
Thứ nhất: Tặng cho quyền sử dụng đất đối với người dưới 18 tuổi.
Đối với trường hợp bạn đưa ra, bác bạn có thể làm hợp đồng tặng cho một phần quyền sử dụng đất cho hai cháu ruột. Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất cần đáp ứng quy định tại Điều 188 Luật Đất đai:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013. Đối với trường hợp tặng cho cháu dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật và trong Giấy chứng nhận phải có tên của người đại diện và sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên.
Thứ hai: Về thuế khi tặng cho quyền sử dụng đất
Đối với trường hợp của bạn, khi được tặng cho quyền sử dụng đất của bác cho cháu thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này được xác định theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 111/2013/TT-BTC Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng được xác định đối với từng trường hợp, cụ thể như sau:
Đối với bất động sản là giá trị quyền sử dụng đất thì phần giá trị quyền sử dụng đất được xác định căn cứ vào Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng bất động sản.
Thuế suất: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế, quà tặng được áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
" alt="Tặng cho quyền sử dụng đất cho cháu vào sổ hồng"/>
Tặng cho quyền sử dụng đất cho cháu vào sổ hồng
Chị gái tôi sắp đến tuổi nghỉ hưu, nhưng vì lý do hoàn cảnh kinh tế gia đình, chị tôi làm công việc khác nên đã chốt sổ bảo hiểm từ 10 năm trước. Lúc đó chị tôi mới chỉ đóng bảo hiểm xã hội được 18 năm 2 tháng. Đến nay, chị tôi đã 55 tuổi, chị tôi có được đóng tiếp thêm 1 năm 10 tháng nữa để hưởng chế độ bảo hiểm được hay không? Nếu không được thì chị tôi được hưởng chế độ gì? Cám ơn luật sư. Chào bạn, chúng tôi sẽ đưa ra cơ sở pháp lý để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề bạn đang thắc mắc.
Chị của bạn có thể đăng ký tham gia đóng BHXH tự nguyện thêm 1 năm 10 tháng nữa để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật. Chị của bạn cũng có thể làm thủ tục rút BHXH 1 lần. Chị của bạn liên hệ tới BHXH quận, huyện nơi cư trú để nộp hồ sơ.
 |
Ảnh minh họa. |
Căn cứ theo Điều 70 Bộ luật lao động 2012 quy định về điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện như sau:
Điều 70. Điều kiện hưởng lương hưu
Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
Đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm.
Như vậy, người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ hai điều kiện:
Thứ nhất, về độ tuổi: Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
Thứ hai, về thời gian đóng BHXH: Đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc) trở lên.
Căn cứ Điều 57 Luật BHXH về bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc: Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, chị của bạn là người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đến tuổi nghỉ hưu mà mới đóng BHXH được 18 năm hai tháng, chưa đủ số năm để hưởng chế độ hưu trí của BHXH bắt buộc thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc.
Sau khi bảo lưu, chị của bạn có thể tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu của BHXH tự nguyện.
Về cách tính thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí, khoản 4 Điều 4 Nghị định 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều về bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định:
Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
" alt="BHXH: Chưa đóng đủ năm, có thể đóng tiếp để hưởng lương hưu được không?"/>
BHXH: Chưa đóng đủ năm, có thể đóng tiếp để hưởng lương hưu được không?
MU tiến gần ký RabiotTheo Tuttosport, MU và Juventus tiến một bước dài trong quá trình đàm phán chuyển nhượng tiền vệ Adrien Rabiot.
 |
MU tiến gần đến hợp đồng với Rabiot |
Trước mắt, MU đạt thỏa thuận mượn Rabiot trong nửa năm, và thay Juventus trả khoản lương cho cầu thủ người Pháp.
Rabiot không nằm trong kế hoạch của HLV Sarri, và thời gian qua nhận được nhiều đề nghị.
Từ nước Anh, Everton là đội gần đây tiếp cận Rabiot nhiều nhất. Dù vậy, anh không háo hức với lời mời từ thành phố Liverpool, mà muốn sang MU.
Hiện tại, MU đang có hàng tiền vệ rất mỏng. Pogba chưa thể thi đấu, trong khi Matic xuống phong độ.
Rabiot tin tưởng, anh nhanh chóng được đá chính nếu sang Old Trafford. Khi ấy, cựu cầu thủ PSG có cơ hội làm lại cuộc đời.
Chelsea giải cứu Lemar
Chelsea đang tiến hành các bước đàm phán với Atletico, hy vọng sớm giải quyết tương lai Thomas Lemar trong tháng Giêng này.
 |
Chelsea muốn mua đứt Lemar |
Don Balon đưa tin, Lemar không nằm trong kế hoạch của HLV Diego Simeone, nên muốn môi trường mới để cứu vãn sự nghiệp.
Lemar từng được MU quan tâm. Dù vậy, anh dường như không thực sự thích thú với việc chuyển sang Old Trafford.
Giờ đây, Chelsea tiếp xúc và đưa ra dự án tương lai lâu dài với HLV Frank Lampard để thuyết phục cầu thủ người Pháp.
Lemar có thể mang đến nhiều giải pháp khác nhau. Anh đá từ hàng tiền vệ đến hàng công, chơi cánh hoặc trung lộ.
Chelsea đang đặt vấn đề chuyển nhượng Lemar ở mức giá 50 triệu bảng.
Kim Ngọc
" alt="Tin chuyển nhượng 10"/>
Tin chuyển nhượng 10
Hiện anh là Giám đốc Mekong Organics (tổ chức nghiên cứu phát triển trong các lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu), giảng viên danh dự ĐH Quốc gia Úc, nghiên cứu viên cao cấp tại ĐH New England… |
TS Nguyễn Văn Kiền |
Câu chuyện của cậu trò chèo ghe đi học
Anh Nguyễn Văn Kiền là con nhà nông chính hiệu ở xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
“Thời đó, chúng tôi đi học bằng ghe hay xuồng. Bạn bè chúng tôi đi cùng một chiếc ghe nhỏ chở 3-5 bạn. Rồi chúng tôi thay phiên nhau chèo, mỗi đứa chèo một đoạn 500m đến 1km.
Đứa không chèo thì ngồi đọc bài trên ghe để vào lớp trả bài. Mỗi buổi học về là đi ruộng, đâu có thời gian học thuộc lòng. Nên mỗi khi lên ghe là ... đọc “to” đến cả làng đều nghe hết.
Lỡ hôm nào không học kịp, vào lớp bị kêu lên trả bài mà không thuộc thì quê dữ lắm. Mà ngộ thiệt đó, cứ ngày nào cũng phải trả bài, rồi cũng quên hết” – anh Kiền vui vẻ nhớ lại thời học trò.
“Trước 1996, chúng tôi đứa nào cũng học 1 buổi, từ 6h50 đến 11h trưa. Thời đó quê tôi chưa có điện. Chúng tôi đọc sách bằng đèn dầu. Rồi rất may mắn tôi và một số bạn đậu vào đại học. Tôi vào ĐH Cần Thơ năm 1996, ra trường năm 2000”.
Anh Kiền gọi việc ở trọ tại nhà thầy giáo Trương Chí Trung khi ra Cần Thơ học đại học với mình là một sự may mắn. Bởi từ đó, anh mới biết đến… tiếng Anh.
“Các anh ở trọ cùng hàng ngày chạy xe buổi tối đi học tiếng Anh, tôi thấy mà ham. Các anh ấy còn nhiệt tình động viên “Kiền ơi, nên học tiếng Anh đi em...”.
Thời gian đầu, cậu tân sinh viên Kiền còn đi học “lụi”. Lớp học có hai cửa, một cửa vào một cửa ra, anh Kiền hay lén ngồi ở phía cửa ra, thấy giám thị đi kiểm tra thì lủi ra ngoài, “xong xuôi” lại vào ngồi tiếp.
Sau rồi anh Kiền xin tiền ba má để đăng ký học lớp vỡ lòng "English for Today”, cùng với mấy em học sinh tiểu học ở Cần Thơ.
Sau lớp “vỡ lòng”, anh Kiền học tiếng Anh tại Trung tâm Ngoại ngữ của ĐH Cần Thơ. Học tới năm ra trường thì có bằng C. Sau đó, anh thi IELTS và xin học bổng ADS của Chính phủ Úc vào năm 2005.
Những lỗi hay mắc khi học Tiếng Anh
Từ việc học của chính bản thân, anh Kiền cho rằng học tiếng Anh phải kiên định.
“Mưa gió gì cũng phải đi học, vì nghỉ một hai buổi quay lại học sẽ ngán lắm. Ví dụ bạn bè rủ đi ăn uống, nhậu nhẹt, sinh nhật mà cứ nghỉ thì sau đó sẽ rất ngại học".
Thứ hai, theo anh Kiền, phải tìm kiếm cơ hội “nạp năng lượng” khi học tiếng Anh.
Anh Kiền tự nhận hồi phổ thông vốn dĩ là người nhút nhát. Vào đại học, do học tốt và được bầu làm lớp trưởng nên từ đó, anh hay phải nói chuyện trước đám đông, trao đổi với giáo viên, nên dạn dĩ dần.
“Khi học tại ĐH Cần Thơ, điều mà tôi thấy thích thú nhất là trường hay có chuyên gia nước ngoài đến làm việc. Tôi lân la nói chuyện, bập bẹ thôi mà người ta hiểu nên vui lắm. Rồi tôi canh làm bạn với chuyên gia, chở họ đi chợ, đi café…
Khi học tiếng Anh, được nói chuyện với người nước ngoài cảm giác có thêm năng lượng dù hai bên có khi chẳng hiểu nhau được bao nhiêu”.
 |
TS Kiền là chuyên gia về phát triển nông nghiệp hữu cơ |
Một vấn đề nữa mà anh Kiền đặc biệt lưu ý là phát âm. Nghiệm ra điều này, thời còn làm việc ở ĐH An Giang, mỗi khi có chuyên gia nước ngoài đến làm việc là anh Kiền lại giới thiệu, khuyến khích sinh viên giao lưu, nói chuyện, sinh viên càng nhát thì càng tạo điều kiện để các em có cơ hội nói.
“Tôi học xong bằng C phát âm vẫn sai dữ lắm. Hồi đó thi IELTS được 5.5, tôi ra Hà Nội học thêm tiếng Anh để đi du học. Khi giáo viên người Úc dạy, họ lưu ý ngay là không cần nói nhanh, mà cứ nói từ từ, nói rõ, phát âm đúng để người ta hiểu…”.
“Tiếng Anh thay đổi cuộc đời tôi”
25 năm kể từ ngày vào đại học, cuộc sống của anh Kiền đã rất khác.
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Quản lý đất đai tại ĐH Cần Thơ năm 2000, anh Kiền có học bổng du học Úc vào năm 2005. Anh đã học thạc sĩ về quản lý môi trường và phát triển tại ĐH Quốc gia Úc, nghiên cứu sinh về xã hội học từ quĩ học bổng năng lực lãnh đạo Úc (ALA), rồi nghiên cứu sau tiến sĩ tại ĐH Quốc gia Úc…
Sau này, có thời gian anh là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn thuộc Trường ĐH An Giang. Hiện tại anh Kiền là Thành viên Hội đồng quản trị quốc gia tại Liên minh nông nghiệp sinh thái vùng Đông Nam Á (AliSEA), thành viên Ban chỉ đạo mạng lưới nghiên cứu Mekong bền vững (SUMERNET), Giảng viên cao cấp (danh dự) tại ĐH Quốc gia Úc, và nghiên cứu viên cao cấp tại ĐH New England (Úc), chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu sức khỏe và Chính sách nông nghiệp thuộc Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
Anh cũng là Giám đốc Mekong Organics - nơi chuyên hỗ trợ nhà nông vi mô nhỏ phát triển nông nghiệp hữu cơ tại vùng Mekong.
 |
TS Nguyễn Văn Kiền trên một cánh đồng trồng cải ở Úc |
Từ câu chuyện bản thân, anh Kiền khẳng định việc học tiếng Anh “đúng” sẽ thay đổi cuộc đời.
“Tôi biết có những người nông dân trẻ Việt Nam bán cafe và hồ tiêu sinh thái hữu cơ trên Instagram mà bán được cả qua Mỹ, bởi vì họ biết Tiếng Anh.
Nông dân trồng lúa, giỏi tiếng Anh vẫn sống rất tốt, ví dụ ông nông dân trồng lúa tại Thái Lan…. Mấy đứa trẻ ở quê nếu không đi học thạc sĩ, tiến sĩ hay kể cả không đi học đại học nhưng nếu có tiếng Anh và kỹ năng nghề thì vẫn kiếm sống được”.
“Giỏi tiếng Anh thì không thể nghèo” – TS Kiền khẳng định.
Thời gian này, ngoài những dự án chuyên môn đang triển khai, anh Kiền còn đặc biệt chú tâm chuẩn bị một “dự án” nhỏ là dạy Tiếng Anh cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa Việt Nam.
“Bước đầu, tôi dự định sẽ chọn khoảng 5 em học sinh tiểu học ở vùng sâu vùng xa, với tiêu chí là hiếu học và gia đình ủng hộ việc học của các em. Mỗi em sẽ có một thầy hướng dẫn riêng, và hàng tuần sẽ có những buổi học với người bản xứ. Những tình nguyện viên sẽ dạy các bạn trẻ có thể nói được tiếng Anh, đặc biệt là phát âm phải thật chuẩn.
Chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh (smart phone) là các em có thể nói chuyện tiếng Anh trực tiếp với người bản xứ miễn phí. Sự hỗ trợ này sẽ kéo dài khoảng 2 năm, cho tới khi các em thông thạo” – anh Kiền chia sẻ.
Phương Chi

Nhà vô địch Olympia khởi nghiệp ở nước Úc
Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2005 Lê Vũ Hoàng cho rằng, Úc sẽ là môi trường thuận lợi để anh tạo ra sản phẩm, đưa về Việt Nam phục vụ cộng đồng.
" alt="Cậu học trò chèo ghe đi học đổi đời nhờ Tiếng Anh"/>
Cậu học trò chèo ghe đi học đổi đời nhờ Tiếng Anh