LTS:Tết xưa là mùi thơm tỏa ra từ nồi bánh chưng nghi ngút khói đặt trên bếp lửa hồng, là mùi thơm phưng phức của những chiếc bánh quy tự làm, là vị ngọt man mác của miếng mứt quất, mứt mận, là mùi hồ vương lại trên chiếc áo mới may cho các con, là những nhọc nhằn vị mặn mồ hôi của cha mẹ…
Không sung túc, đủ đầy như bây giờ, nhưng những cái Tết ấy luôn là miền ký ức không thể nào lãng quên, là một thời để nhớ, là nơi để ai đó khát khao tìm về.
Nhân dịp Tết Nguyên đán sắp tới, VietNamNet mời bạn đọc cùng chia sẻ những cảm xúc, những hồi tưởng về hương vị Tết xưa, mà nay bởi cuộc sống hiện đại bộn bề, chúng ta ít có cơ hội được thưởng thức lại. Bài viết liên quan, độc giả vui lòng gửi về: bandoisong@vietnamnet.vn.
Đầu tháng Chạp, người dân quê tôi lục tục đi giẫy mả, phát quang bụi rậm ở những khu mộ của người thân. Từ nhỏ, tôi đã nghe ngoại kể - đó là truyền thống của tộc họ quê mình - gọi là “chạp mả”.
Mỗi tộc chọn một ngày để con cháu tề tựu lại trưởng chi, nhánh, hay trưởng tộc rồi đi thăm, giẫy từng ngôi mộ của ông bà xưa đến con cháu gần. Mộ hồi xưa chưa xây dựng bề thế, thậm chí không có điều kiện để lập bia ghi dấu nơi an nghỉ cuối cùng của một người nên giẫy mả, đắp mộ dịp cuối năm là cách để con cháu biết nơi ông bà mình đã nằm xuống ngàn thu.
Có những ngôi mộ chỉ có một cục đá to hơn bình thường được cắm xuống. Lớp thanh niên, con cháu trai sẽ được đi cùng ông bà lớn tuổi hơn. Tôi thích đi những buổi như thế này vì được nghe ông ngoại chú (em ngoại ruột) kể về “sự tích” từng ngôi mộ và người nằm dưới đất sâu. Từ đó, mình hình dung ra ông bà tổ tiên của mình đã từng… đẹp trai như thế nào và từng sống ra sao.
Khói nhang thơm cả một góc rừng - nơi được chọn để người quê có mất thì đem lên đó, “trở về cát bụi” - vào những tháng Chạp như vậy. Tôi nghĩ về những mùa chạp mả này với ý nghĩa thật nhân văn, một cách tri ân ông bà, tổ tiên.
Ngoại tôi thì bảo, đi giẫy mả, đắp mộ cho ông bà mình trước Tết cũng giống như cách mình dọn nhà mới cho các cụ chuẩn bị về vui xuân với con cháu. Tôi hiểu ý ngoại, chắc người chết cũng cần được trang hoàng nhà cửa - là ngôi mộ cỏ mỗi năm, trước Tết. Đắp mộ ông bà cuối năm thời đó còn là để cỏ cây khỏi biến mộ thành rừng, tội nghiệp. Ngoại tôi hay cảm thán vì những ngôi mộ vô danh, không còn con cháu đi đắp, giỗ chạp mỗi năm trở nên hoang lạnh.
Quê tôi còn có tục “giẫy mả âm linh” mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp. Cả làng sẽ cùng thực hiện việc này như một sinh hoạt truyền thống, nhân văn. Đàn ông trong thôn đến ngày này, nghe tiếng kẻng làng sẽ tập hợp tại nhà văn hóa thôn rồi được phân công đi đắp, giẫy những mộ hoang, không có ai chăm sóc. Cứ vậy, những người đã khuất có một ngày giỗ chạp chung gọi là “giẫy mả âm linh”, được cúng linh đình tại đình làng. Lễ vật cúng dịp này được quyên góp theo hình thức tùy hỉ từng nhà. Sau khi cúng, ai tham gia đi giẫy mả thì cùng ăn uống, rồi nhà ai nấy về.
Trở lại với ngày chạp mả đầu tháng Chạp, các cô dì trong họ sẽ được giao nhiệm vụ nấu nướng. Các mâm cúng được dọn sẵn. Cánh đàn ông trong họ đi giẫy mả về sẽ nghỉ ngơi, người trưởng họ sẽ đại diện cúng, với áo dài khăn đóng nghiêm túc. Sau khi cúng, mọi người ăn uống, hỏi thăm nhau, rồi nhắc con cháu nhớ mộ ông cố, ông sơ hay bà nội, bà ngoại ở chỗ đó để “nhỡ năm sau tao không còn thì bây biết mà đi giẫy”.
Sự tiếp nối của con cái với tổ tiên từ những sinh hoạt như vậy ăn sâu vào tâm khảm để rồi những người trẻ như tôi đi tha hương, đến tháng Chạp hàng năm vẫn nghe người lớn trong tộc họ hỏi: "Chạp mả năm ni có về không?".
Mộ cỏ của ông bà dần được khang trang hơn nhờ đời sống kinh tế của con cháu khá lên. Gia đình tôi đã xây được mộ, dựng được tấm bia đàng hoàng cho những người trong tộc. Đến tháng Chạp hàng năm, tuy không phải đi đắp, đi giẫy mả nữa nhưng cháu con vẫn tựu về nhà một người lớn trong tộc họ rồi đi thăm viếng, thắp nhang, cúng kiếng.
“Tết năm ni, nhà con Ba ăn Tết lớn hông bây?”, “Mấy đứa con thằng Bảy Hảo học giỏi, đi làm ở thành phố giàu có hết hỉ?”, “Chu choa, vợ chồng hắn cực khổ nuôi hai đứa con thành tài rứa mừng cho hắn”… Cứ vậy, những rôm rả yêu thương từ tháng Chạp khiến con cháu xa quê thôi thúc phải về, chờ Tết, đếm ngược về Tết để được thắp nén nhang thơm lên bàn thờ ông bà tổ tiên rồi thủ thỉ: "Con về rồi đây, năm ni con có sắm mâm cơm thỉnh ông bà về vui với con cháu ba ngày xuân, phù hộ cho con cháu được trên thuận dưới hòa, làm ăn khấm khá"…
Có thể ông bà không nghe thấy nhưng cháu con cứ vậy khấn vái, như có thêm một chỗ để tựa nương như thuở ấu thơ vẫn tựa vào người lớn để trưởng thành.
![]() |
Trương Bá Chi vướng nhiều tin đồn về cuộc sống cá nhân. |
Sau cuộc ly hôn ồn ào với Tạ Đình Phong tháng 8/2012, Trương Bá Chi nhận quyền nuôi hai đứa trẻ con chung của hai người và thường xuyên thể hiện cuộc sống làm mẹ đơn thân hạnh phúc với các con của mình. Vào tháng 11/2018, cô lại tiếp tục thông báo trên truyền thông rằng đã sinh con trai thứ ba, đặt tên là Marcus. Điều này không thể không khiến mọi người tò mò về danh tính của cha đứa bé.
Theo trang Heduwang – một trang tin xã hội Trung Quốc, từ khi đứa bé chào đời, không có bất kỳ một thông tin chính thức nào về việc ai là cha ruột của đứa trẻ. Có rất nhiều tin đồn khác nhau như người tình của Trương Bá Chi là một người đàn ông Hồng Kông giàu có, người khác lại nói đó là một tỷ phú người Singapore thậm chí còn có người cho rằng đó chính là con của Tạ Đình Phong. Tuy nhiên Tạ Đình Phong đã lên tiếng phủ nhận. Còn Trương Bá Chi chọn cách im lặng trước mọi tin đồn.
Chỉ duy nhất một lần có thông tin hiếm hoi về người đàn ông này là trong tiệc sinh nhật bé Marcus vào cuối năm ngoài, có một người đàn ông xuất hiện trong khung hình nhưng không lộ mặt. Trước đó, trong đoạn video Bá Chi chia sẻ trên trang cá nhân, bé Marcus bập bẹ gọi "Daddy", cho thấy bố cậu bé vẫn hiện diện trong cuộc sống của con, dù không lộ diện trước truyền thông. Tuy nhiên cũng không ai xác nhận thật hư việc này.
![]() |
Trương Bá Chi hạnh phúc bên những đứa con |
Gần đây, trang mạng xã hội của Trương Bá Chi có dấu hiệu ngừng hoạt động từ ngày 24/1. Trước tình hình dịch bệnh do Virus Corona hoành hành, nhiều fan hâm mộ tỏ ra lo lắng cho tình trạng sức khỏe của cô. Mãi đến vài ngày trước cô mới xuất hiện trong bức hình đeo khẩu trang y tế và kính râm.
Cô cho biết bản thân cũng rất lo lắng trước diễn biến nghiêm trọng của dịch bệnh lần này, và chỉ ở trong nhà từ ngày 21. Đồng thời cũng cho biết cửa hàng của cô mở tại HongKong vì dịch bệnh đã phải tạm đóng cửa. Tuy nhiên tình hình kinh doanh trước đó rất tốt nên cô đã tích lũy đủ một khoản chi phí để có thể vượt qua được thời điểm khó khăn này. Người hâm mộ của cô đã có thể thở phào nhẹ nhõm.
Dù cho có bao nhiêu tin đồn xoay quanh cuộc sống riêng tư, Trương Bá Chi vẫn luôn tự tin chia sẻ trên mạng xã hội những hình ảnh hạnh phúc bên những đứa con của mình. Cuộc sống của cô vẫn luôn tràn đầy năng lượng và tích cực sau cuộc hôn nhân đổ vỡ khiến cho nhiều người ngưỡng mộ cô gái độc lập mạnh mẽ này.
Minh Ngọc
- Những ngày qua vì đại dịch Covid-19, ngoài việc tích cực quyên góp ủng hộ cho người dân cả nước, nhiều sao Hoa ngữ đã bị cách ly không thể trở về nhà.
" alt=""/>Trương Bá Chi bị nghi nhận 'phí chia tay' sau khi sinh con thứ ba