“Xem bán kết giữa trời đêm lạnh, giữa núi rừng Hà Giang, chỉ cách Mã Pí Lèng và dòng Nho Quế huyền thoại 1 cây số, thế này mới phê”, BLV Trương Anh Ngọc không giấu được sự phấn khích trước trải nghiệm có 1-0-2.
Trước trận đấu quan trọng nhưng được đánh giá là không mấy dễ dàng của U22 Việt Nam, BLV Trương Anh Ngọc vẫn tự tin dự đoán các chiến binh sao vàng sẽ giành chiến thắng 2 - 0 trước các chiến binh Angkor. Tuy nhiên, thầy trò Park Hang Seo đã làm được nhiều hơn thế khi đánh bại đội bóng xứ chùa tháp với tỷ số 4 - 0 trong 1 trận cầu không thể ấn tượng hơn, từ đó tiến gần hơn tới mục tiêu huy chương Vàng SEA Games đầu tiên.
Sau 2 ngày lái xe vượt 500km, trong đó có 200km đường đèo cheo leo, hiểm trở, các thành viên đoàn Caravan vẫn tràn đầy nhiệt huyết. Quên đi cái lạnh gần 0 độ ở vùng biên ải lúc màn đêm buông xuống, 300 VinFaster đã hò reo “vang cả núi rừng” khi các tuyển thủ U22 liên tục sút tung lưới Campuchia.
“Cháy lên Việt Nam!” vốn là lời cổ vũ tinh thần quen thuộc của người hâm mộ cả nước. Nhưng tại Hà Giang, các VinFaster đã biến nó thành một nguồn “sức mạnh vật chất” để cùng cháy hết mình, truyền lửa cho các chàng trai áo đỏ trong hành trình hiện thực hóa giấc mơ vàng SEA Games trên đất Philippines.
Sau các pha lập công của Đức Chinh và Tiến Linh, đặc biệt là hattrick của “siêu tiền đạo” mang áo số 9 của “lò” PVF, BLV Trương Anh Ngọc đã tức cảnh sinh tình, xuất khẩu thành thơ: “Xếp Chinh đá bên Linh là rất thông minh; U22 Việt Nam đang đá rất xinh; Đá thế không vô địch thì quá linh tinh...”
Bà con đồng bào Mông có lẽ chưa bao giờ được chứng kiến màn hò reo, cổ vũ bóng đá và ăn mừng chiến thắng tưng bừng đến thế. Tình yêu bóng đá đã giúp xóa nhòa mọi khoảng cách, hòa những con người xa lạ làm một và cùng nhau hô vang “Việt Nam vô địch! Việt Nam vô địch!” trong niềm hạnh phúc vỡ òa.
Hơn 90 phút của trận đấu đã kết thúc với chiến thắng thuyết phục của đội tuyển Việt Nam. Sau 10 năm Việt Nam mới lại vào chung kết bóng đá nam SEA Games. Bởi thế, dư âm của trận đấu sẽ còn vang mãi trong cộng đồng VinFaster khi họ đã được thăng hoa và thỏa khát khao chiến thắng với trái bóng tròn ở vùng đất thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc. Trong ảnh, diễn viên Mạnh Trường đang hò reo khi Văn Toản cản phá thành công cút sút phạt 11m của cầu thủ Campuchia.
Không chỉ tình yêu với môn thể thao vua mà khát vọng đưa đẳng cấp và trí tuệ Việt Nam vươn tầm thế giới cũng là một chất keo gắn kết người dân Việt Nam thành một khối vững chắc. Sự đồng lòng đó sẽ góp phần lan tỏa và đưa sức mạnh Việt Nam lan xa - mãnh liệt như tinh thần VinFast.
Minh Tuấn
" alt="Lạc giọng vì cổ vũ bóng đá ở nơi đặc biệt nhất Việt Nam" />Lạc giọng vì cổ vũ bóng đá ở nơi đặc biệt nhất Việt Nam
Choi Sang-a đã đưa lời khuyên giúp Park Hang-seo có bước đột phá trong sự nghiệp với bóng đá Việt.
Tuy nhiên, có một người đã đưa lời khuyên giúp Park Hang-seo có bước đột phá trong sự nghiệp với bóng đá Việt. Đó chính là vợ ông, bà Choi Sang-a. Hóa ra Park Hang-seo đối với người ngoài cứng đầu, nóng nảy là thế nhưng lại rất nghe lời vợ. Ông chia sẻ từng có mục tiêu khác không phải Việt Nam: “Thực ra thời điểm đó kế hoạch của tôi là tìm hiểu các CLB Trung Quốc và cố gắng tiếp xúc. Nhưng cứ đến lúc sắp thành công thì lại không thành”.
Chính tại lúc này, bà Choi Sang-a đã khuyên chồng nên chuyển hướng sang Đông Nam Á. “Lúc đó vợ tôi mới hỏi là tại sao cứ nghĩ đến Trung Quốc? Còn có các nước Đông Nam Á sao không tìm hiểu? Sau đó bà ấy đưa cho tôi số anh Lee Dong-jun, một người rất rành bóng đá Đông Nam Á. Vợ tôi đã đưa số thì tôi đành phải gọi thôi”, Park Hang-seo tâm sự.
Công việc với Lee Dong-jun bị trì hoãn cho tới tận một năm sau đó. Park Hang-seo được anh giới thiệu với vị trí HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, một đội bóng mà theo ông biết thì các HLV ngoại chỉ trụ được cùng lắm 8 tháng. Lúc đó, dù rất lo nhưng nhớ lại những lời động viên của vợ, Park Hang-seo đã quyết tâm lên đường.
“Lúc đó, vợ tôi mới nói rằng: 'Nguyện vọng của anh xưa nay là muốn đi nước ngoài mà. Bây giờ có tuổi rồi, anh cứ coi đây là thử thách cuối cùng. Anh cứ đi đi'. Vợ tôi đã thuyết phục tôi như vậy đấy. Bà ấy thậm chí còn sợ tôi thay đổi ý kiến nên sáng hôm sau đánh thức tôi dậy và tự mình lái xe trở tôi đi. Chưa hết, bà ấy còn ngồi bên cạnh để canh vì sợ tôi thay đổi ý kiến đột xuất”, Park Hang-seo bộc bạch.
Phần còn lại của câu chuyện đã trở nên quen thuộc với tất cả chúng ta. Park Hang-seo liên tiếp lập nên thành tích vang dội với đội tuyển Việt Nam như á quân U23 châu Á 2018, vô địch AFF Cup 2019 và giành huy chương vàng SEA Games 30.
Đàn ông khi vui có nhiều phụ nữ, nhưng khi buồn chỉ có vợ ở bên
Kết thúc một ngày mệt mỏi, anh trở về nhà, em đón chào anh bằng một câu quen thuộc như bao ngày: 'Anh tắm rửa rồi ra ăn cơm nhé'. Lúc đó tự nhiên anh muốn khóc vô cùng.
" alt="Người có tác động lớn nhất tới sự nghiệp Park Hang" />
...[详细]
Ai rồi cũng học được cách tự thương chính mình sau những năm tháng đem tim trao cho người lạ. (Ảnh: Lương Quang Trường Giang)
Đừng bao giờ chỉ vì cô đơn mà nắm đại một bàn tay, tựa đại một bờ vai. Điều đó chỉ thể hiện rằng, bạn đang tàn nhẫn với đối phương và không công bằng với chính trái tim mình.
Chẳng có mối quan hệ nào bền chặt nếu như một trong hai người ngay từ khi bắt đầu đã không hết lòng hết dạ. Cô đơn tạm thời để kiếm tìm một tình yêu đích thực, cô đơn để bản thân trở nên mạnh mẽ và biết cách thương mình nhiều hơn.
Này, nếu mùa lễ Tình nhân này bạn vẫn cảm thấy nỗi cô đơn trống hoác, hãy tự thưởng cho bản thân món đồ yêu thích. Đơn giản rằng, hạnh phúc tự mình vun đắp chứ không cần chờ đợi ai đó ban phát.
Tình yêu dành riêng cho bạn vẫn còn tắc đường giữa cuộc đời dài rộng, nhưng đừng lo, người ấy rồi sẽ xuất hiện thôi!
Yêu nhau lúc 'trắng tay': Thử thách không phải tình yêu nào cũng vượt qua
Người ta vẫn thường nói, tình yêu tuổi trẻ nồng nhiệt nhưng cũng thật mỏng manh, đi qua những giông gió, chưa chắc người năm ấy vẫn còn kề cạnh bên nhau…
" alt="Lễ Tình nhân: Viết cho những trái tim cô đơn" />
...[详细]
Mỗi buổi tối, gần gũi bên chồng nhưng tâm hồn tôi chỉ nghĩ đến người tình, mong ngóng đợi một tin nhắn chúc ngủ ngon từ anh là đủ.
Một ngày, bí mật của tôi cũng lộ tẩy trong tình cảnh hết sức tréo ngoe. Hôm đó, sau chuyến công tác dài ngày, tôi và nhân tình tranh thủ vào khách sạn trước khi bịn rịn ai về nhà nấy.
Lúc chuẩn bị lấy chìa khóa phòng ngủ, tôi chết sững bắt gặp chồng mình ôm eo cô gái lạ từ trên lầu đi xuống. Chúng tôi nhìn nhau trân trối, không thốt nên lời.
Về đến nhà, không khí ảm đạm bao trùm. Tôi và ông xã tự thú nhận tất cả. Một đêm dài thức trắng, chúng tôi thẳng thắn, nói ra hết những khúc mắc trong cuộc hôn nhân và đồng ý cho nhau cơ hội.
Tuy nhiên, ai cũng có sự ích kỷ, dù đã cố gắng, chúng tôi vẫn không vượt qua được ranh giới bản thân. Sau 6 tháng cố gắng hàn gắn, vợ chồng tôi quyết định ly hôn. Một quyết định khó khăn nhưng có lẽ sẽ tốt hơn cho cả hai.
Nhiều lúc nghĩ lại ký ức đẹp một thời, tôi thực sự tiếc nuối. Giá như có cơ hội, tôi nhất định sẽ không phạm sai lầm, không đẩy cuộc hôn nhân của mình vào ngõ cụt như vậy...
Đêm tân hôn, chồng nhẫn tâm bỏ mặc vợ, say đắm sếp bà trong biệt thự
Tôi cay đắng phát hiện, sau đám cưới, chồng vội vã đến bên nhân tình. Người phụ nữ đó vốn là vợ của sếp anh.
" alt="Tâm sự của người phụ nữ ngoại tình, ly hôn chồng" />
...[详细]
Năm 2016, tại Brazil, anh là người khuyết tật đầu tiên giành huy chương vàng Paralympics Rio de Janero.
Ở đối diện nhà anh, bé Đoàn Thị Bích Hương, 16 tuổi, đang học lớp 11 thì bị ung thư gan giai đoạn cuối. Bố mẹ em làm công nhân, mấy tháng nay phải ở nhà chăm sóc con nên kinh tế rất khó khăn.
Thương bé Hương, anh Công muốn giúp đỡ. Nhưng nhìn khắp nhà chẳng thấy có gì giá trị để mang đi bán. Anh Công quyết định mang chiếc huy chương vàng thế giới của mình đi đấu giá. Ngày 31/10, anh chốt giá 125 triệu đồng, do một giám đốc công ty bất động sản ở Quận 7 ra giá.
Lực sĩ Lê Văn Công (thứ 2 từ phải sang) bán huy chương giúp cô bé hàng xóm chữa bệnh.
Giây phút bàn giao chiếc huy chương mà mình phải nỗ lực rất nhiều để có được, Lê Văn Công không khỏi xúc động. Anh xin phép người đấu giá qua nhà bé Hương, đeo chiếc huy chương vào cổ cô bé và nói: ‘Hương phải cứng rắn lên nhé. Chú tin cháu sẽ vượt qua được những cơn đau do bệnh gây ra’.
Chứng kiến một người khuyết tật hai chân, phải ngồi xe lăn động viên nữ sinh đang chống chọi với căn bệnh ung thư, mắt ai cũng nhòe đi.
Nam sinh Nghệ An liều mình lao xuống dòng lũ cứu người
Câu chuyện về lòng quả cảm của nam sinh Lương Thế Mạnh (SN 2002 - bản Cánh, Tà Cạ, Kỳ Sơn, Nghệ An) lao mình xuống dòng nước lũ cứu người hồi tháng 9 vừa qua đã chạm đến trái tim nhiều người.
Nam sinh Lương Thế Mạnh (thứ 2 từ phải sang) đã liều mình lao vào dòng lũ cứu 2 người.
Ngày 3/9, trên đường đến trường, đoạn qua bản Bình Sơn 1 (xã Tà Cạ), Mạnh phát hiện dưới lòng sông có 2 người chới với, kêu cứu. Dòng nước gào thét, sóng cuộn trào chỉ trực cuốn trôi họ.
Trong tình thế cấp bách, Mạnh dừng xe, lao mình xuống sông, cố gắng vật lộn với dòng nước lũ để cứu người. Cậu bạn đi cùng thì hô hoán, tìm phao.
Ông La Pa Vin - Phó chủ tịch xã Tà Cạ, đồng thời là nhân chứng, chứng kiến sự việc thông tin, hai nạn nhân được Mạnh cứu sống là anh Vi Văn Quý (SN 2000) và em Moong Văn Kiều (SN 2009), trú tại bản Bình Sơn 1.
Anh Quý là người tàn tật, sống bằng nghề vớt củi trên sông. Do bất cẩn, anh bị ngã xuống sông. Em Kiều đứng trên bờ thấy anh Quý bị nạn liền nhảy xuống cứu nhưng do còn nhỏ, sức khỏe yếu, Kiều cũng bị dòng nước cuốn đi, đúng lúc đó, Mạnh kịp thời lao xuống.
Trước khi tiếp cận được nạn nhân, kéo họ vào bờ an toàn, Mạnh cũng bị cuốn trôi theo dòng nước khoảng 300m. Sau đó, Mạnh bơi ngược dòng trở lại, đến chỗ nạn nhân.
Người đàn ông Sài Gòn tặng cơ ngơi 100 tỷ cho trẻ bị bỏ rơi
Hơn 90 đứa trẻ cơ nhỡ, bất hạnh thiếu tình thương của cha lẫn mẹ đã được tập trung về căn nhà 3 tầng của ông Bùi Công Hiệp (60 tuổi, ở P. Long Trường, Q.9, TP.HCM). Ở đây các cháu được ông Hiệp đứng ra lo toan mọi việc từ nhiều năm nay.
Toàn bộ thửa đất và ngôi nhà 3 tầng có trị giá trên 100 tỷ đã được ông Hiệp chuyển sở hữu cho tất cả các bé.
Tâm sự với PV, ông Hiệp cho biết, những đứa trẻ bị bỏ rơi là những mảnh đời bị thiệt thòi nhất.
Chính vì điều này, toàn bộ thửa đất và ngôi nhà 3 tầng có trị giá trên 100 tỷ đã được ông chuyển sở hữu cho tất cả các bé.
Ông Hiệp chăm sóc cho các bé tại cơ sở bảo trợ của mình.
Năm 2019, ông Hiệp lại cùng gia đình thế chấp toàn bộ tài sản hiện có để lấy tiền xây thêm nhà cho các cháu mồ côi, cơ nhỡ.
Hy vọng, với tấm lòng của ông Hiệp và gia đình, hơn 90 mới đứa trẻ bị bỏ rơi sẽ có được một mái nhà chung đẹp đẽ, rộng rãi và một tương lai thật tươi sáng.
Chủ quán bún Hà Nội trả lại khách gần 100 triệu trong túi xách bỏ quên
Câu chuyện được chị Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1988) chia sẻ trên Facebook cá nhân. Chị Linh cho biết, khoảng hơn 9 giờ sáng ngày 5/8, hai vợ chồng chị và một người bạn ra quán bún của anh Nguyễn Văn Minh ở chợ Ninh Hiệp (Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) ăn sáng.
Tại đây, chị Linh có để quên một chiếc túi da, trong túi có hơn 98 triệu đồng. Gia đình chị Linh cũng có một cửa hàng kinh doanh quần áo ở chợ Ninh Hiệp nên ăn sáng xong vợ chồng chị quay lại cửa hàng làm việc.
3 tiếng sau, khi lấy tiền trả khách, chị Linh mới phát hiện chiếc túi bị mất. Đinh ninh là khó lấy lại được chiếc túi nhưng hai vợ chồng vẫn thử ra quán hỏi. May mắn, anh Minh (48 tuổi, chủ quán ăn) đã trả lại vợ chồng chị Linh số tiền cùng chiếc điện thoại iPhone X trong túi.
Anh Minh - chủ quán bún trả lại khách gần 100 triệu trong chiếc túi bỏ quên.
Anh Minh cho biết, thấy người chồng đi vào chợ nên anh đoán họ cũng là tiểu thương trong chợ Ninh Hiệp.
Anh Minh chia sẻ, trước kia anh cũng là dân buôn bán trong chợ, sau đó mới ra mở quán ăn được vài tháng nên anh biết làm ăn, buôn bán khó khăn, vất vả mới kiếm được đồng tiền. Vì thế mà anh quyết định trả lại chủ nhân số tiền này.
Người đàn ông Sài Gòn tặng cơ ngơi 100 tỷ, xây thêm nhà nuôi trẻ mồ côi
Từng dành tặng cơ ngơi trị giá trên 100 tỷ cho các bé mồ côi, nay ông Hiệp lại thế chấp toàn bộ gia sản lấy tiền xây thêm nhà nuôi trẻ.
" alt="Những cuộc đời được cứu giúp nhờ lòng tốt của người lạ năm 2019" />
...[详细]
Trước mặt chị Toàn bây giờ đã đông đủ học viên. Già có, trẻ có. Nam có nữ có. Mặc trang phục bệnh viện, các bệnh nhân ngồi theo hàng ngay ngắn và trật tự. Trên gương mặt họ, người vui có người buồn cũng lắm. Trong nỗi vui buồn đó, họ đều có chung một nét ngây ngô đến ngờ nghệch...
'Hít vào thật sâu' - cô Toàn hô to. Các học viên cố hít cho sâu rồi dừng lại và thở ra từ từ khi tiếng hô của cô vang lên.
Tiếp theo đó, cả lớp ngồi xếp bằng trên tấm thảm. Hai tay ngửa ra đặt lên đầu gối. Đầu hơi cúi xuống, cả lớp bắt đầu ngồi thiền. Không gian dường như lắng đọng. Đôi mắt họ sụp xuống. Những ngổn ngang trong cuộc sống, những phiền muộn trong bệnh tật có lẽ đã tan biến để lại trong tâm chút an nhiên của cuộc đời.
Sau một động tác hơi nặng, cô giáo Toàn chỉ vào vòng bụng của mình rồi hỏi, 'Các anh chị có thấy nóng không?'. Cả lớp hô vang: 'Dạ có'. 'Tốt' - cô Toàn nói - có nóng như vậy vùng mỡ ở đây mới nhanh tan.
Cứ thế, hết động tác này đến động tác khác. Cô giáo Toàn hướng dẫn, tập luyện cho các học viên rất chân tình và đằm thắm. Học viên trong những giây phút như thế này đều trở nên hiền lành và ... ngoan ngoãn. Dường như Yoga đang có hiệu quả đối với những bệnh nhân tâm thần.
Chị Phan Thị Én, 42 tuổi ngụ ở Phan Thiết vào điều trị tại khoa đã hơn một năm. Chị kể lại, lúc đầu mới tập, chị thấy rất khó khăn nhưng đã 6 tháng trôi qua, giờ đây khi tập lại những động tác cũ chị thấy nhẹ nhàng hơn. Chị bày tỏ mong muốn được theo lớp tập luyện mỗi ngày để cơ thể được khỏe mạnh và tinh thần tỉnh táo hơn.
Cũng như chị Én, chị Lê Thị Thảo, 33 tuổi quê ở Tây Ninh, một bệnh nhân đã điều trị nhiều năm cho biết chị đã trải qua gần một năm theo lớp Yoga này. Đến nay chị cảm thấy khỏe hơn trước rất nhiều.
Sẽ phát triển Yoga để điều trị cho bệnh nhân
Lớp Yoga tại khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 được thành lập vào tháng 12 năm 2017. Ban đầu, có thể do tò mò nên số học viên là bệnh nhân nội trú tham dự rất đông.
Cô Ái Toàn, huấn luyện viên Yoga
Qua các buổi tập, nhiều bệnh nhân không tiếp thu được bởi Yoga đòi hỏi sự kiên trì. Một số đông không chịu nổi những động tác làm đau nhức cơ thể lúc ban đầu đã bỏ cuộc. Con số giảm dần chỉ còn lại 80 học viên.
Tết 2018, lượng học viên được đoàn tụ với gia đình nhiều, thêm một số khác không muốn học đã khiến cho số học viên giảm thêm một nửa. Đến nay, số học viên chính thức còn lại khoảng 20 người nhưng cũng không đều đặn lắm.
Hồi tưởng lại những ngày đầu bước chân vào bệnh viện, Ái Toàn cho biết, cô xuất thân là diễn viên múa của đoàn ca múa nhạc Đồng Nai. Do những khó khăn trong cuộc sống, năm 2004, gặp lúc giám đốc bệnh viện là bác sĩ - nhạc sĩ Nguyễn Thọ muốn dùng liệu pháp âm nhạc để trị liệu cho bệnh nhân bên cạnh trị liệu bằng thuốc nên đã tuyển dụng nhân sự mảng nghệ thuật để thành lập khoa Phục hồi chức năng.
Được chấp nhận, Ái Toàn chuyển công tác về làm việc hẳn ở bệnh viện. Hàng ngày Toàn dựng múa cho nhân viên bệnh viện, dạy múa cho bệnh nhân. Cứ thế kéo dài đến năm 2017 trong một lần tình cờ, Toàn ghi tên theo học lớp huấn luyện viên Yoga.
Qua lớp học này, Toàn cảm nhận được tinh túy của môn học và ấp ủ sẽ truyền đạt lại cho các bệnh nhân của mình. Toàn nói: 'Trước đây mình theo nghiệp múa nhưng múa chỉ cần độ dẻo trong khi Yoga ngoài dẻo ra còn cần rất nhiều nội lực. Vì thế, theo Yoga sẽ giúp mình cải thiện được nhiều về sức khỏe'.
Một bệnh nhân, là học viên theo học với Toàn từ ngày đầu, anh Trương Phan Duyên, 49 tuổi bày tỏ, sau một thời gian tập Yoga, sức khỏe anh rất khả quan. Anh nhớ lại những ngày đầu, rất mỏi mệt. Dần dần sức khỏe của anh tăng lên. Sau mỗi lần tập, mồ hôi tuôn ra tạo cho anh cảm giác thoải mái và thích thú.
Bà Huỳnh Thị Ngọc Xuân, Điều dưỡng trưởng và là người trực tiếp quản lý lớp Yoga khoa Phục hồi chức năng xác nhận những thành quả mà các bệnh nhân có được sau một thời gian luyện tập. Bà nói: 'Nhiều bệnh nhân khi chưa tập rất chậm chạp nhưng sau một thời gian đến với Yoga đã tỏ ra yêu đời hơn, thần sắc thay đổi từng ngày'.
'Trong năm tới chương trình tập Yoga cho bệnh nhân sẽ được mở rộng. Có thể Khoa sẽ trình lên Ban Giám đốc đề tài nghiên cứu khoa học về chương trình này', bà Xuân cho biết thêm.
Chuyện ở ngôi nhà giữa vườn cao su Bình Dương
'Con muốn hỏi ông, có ông cha khùng nào mà thương con như ba con không?', câu hỏi quá bất ngờ của đứa trẻ lớp 2 làm chúng tôi nghẹn lòng.
" alt="Lớp học đặc biệt của nữ diễn viên múa trong bệnh viện tâm thần" />