25 sản phẩm này có thuộc cả dòng Think (dành cho doanh nghiệp) và dòng Idea (dành cho người tiêu dùng cá nhân).
òngmáytínhLenovođạtchuẩkia sonet25 dòng máy tính Lenovo đạt chuẩn Energy Star 5.0
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Famalicao vs Estrela, 22h30 ngày 25/1: Đạp đáy vươn lên -
Truyện Huyền Thiên -
Cần kho dữ liệu mở để phục vụ định danh điện tửChụp ảnh CMND để định danh điện tử eKYC. (Ảnh: Hải Đăng) Nghĩa là, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng đến phòng giao dịch để đăng ký tài khoản, hoặc có thể đăng ký online. Đối với khách đăng ký tại quầy sẽ được mở đầy đủ dịch vụ và hạn mức, trong khi khách đăng ký qua mạng thời gian đầu sẽ bị giới hạn. Trong phiên họp báo chính phủ thường kỳ gần đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, dự kiến tháng 10 sẽ ban hành thông tư thay thế cho Thông tư 23/2014/TT-NHNN, cho phép các ngân hàng thương mại được quyền quyết định gặp hoặc không gặp trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ.
Với khách đăng ký điện tử, dự thảo thông tư quy định "ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có giải pháp, công nghệ để thu thập và kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của bản số hoá giấy tờ tuỳ thân". Đối với những rủi ro phát sinh, ngân hàng phải chịu trách nhiệm.
Từ tháng 7, khoảng 10 ngân hàng được cho phép thử nghiệm eKYC, cho phép khách hàng đăng ký tài khoản online. Các ngân hàng đang triển khai gồm VPBank, HD Bank, TPBank, VietCapital Bank, NCB, Nam A Bank, CIMB, MBBank, VIB, LienVietPostBank…
Để đăng ký tài khoản, khách hàng phải cung cấp hình ảnh CMND/hộ chiếu và chụp ảnh chân dung. Có ngân hàng sẽ thực hiện cuộc gọi video để xác thực. Các thông tin trên là một phần của KYC (Know Your Customer - Nắm thông tin khách hàng), bao gồm các thông tin cá nhân và hình ảnh mà ngân hàng phải lưu trữ.
Với thủ tục đơn giản đó, nhiều ngân hàng đã chứng kiến số khách hàng đăng ký tăng vọt. Các ngân hàng VPBank, HD Bank, TPBank sau 1-2 tháng triển khai thử nghiệm đã đạt 15.000-30.000 tài khoản đăng ký qua hình thức eKYC.
Không đứng ngoài xu thế này, Công ty CP Chứng khoán SSI cũng cho phép các nhà đầu tư mở tài khoản online áp dụng eKYC từ 31/8.
Có thể nói eKYC là giải pháp nền tảng cho ngành tài chính ngân hàng trong thời gian sắp tới.
Để áp dụng eKYC cần có công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ OCR bóc tách và so sánh những thông tin trên chứng minh nhân dân, công nghệ biometric để so sánh ảnh chụp selfie và ảnh trên CMND. Một số ngân hàng tích hợp thêm xác thực chữ ký điện tử (eSignature) hoặc gọi điện, gọi video.
Do đang trong giai đoạn đầu nên các ngân hàng triển khai eKYC theo cách khác nhau. Những ngân hàng đủ tiềm lực sẽ tự xây dựng công nghệ định danh cho riêng mình. Một số khác thuê ngoài.
Các công ty cung cấp dịch vụ eKYC hiện nay có VNPT, VNG, FPT,... với nền tảng công nghệ khác nhau, nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu về lưu trữ và đối chiếu dữ liệu khách hàng, phát hiện gian lận... Các công ty này có thể cung cấp thêm dịch vụ gọi điện cho khách hàng, xác thực thông tin vị trí,...
Trước khi các ngân hàng thử nghiệm eKYC như hiện nay, tất cả ví điện tử tại Việt Nam đã có kinh nghiệm trong việc xác thực thông tin người dùng ví để bảo đảm yêu cầu định danh của Ngân hàng Nhà nước. Chẳng hạn sản phẩm eKYC của VNG (tên thương mại TrueID) thực chất là nền tảng được thử nghiệm và ứng dụng trên tệp dữ liệu lớn và đa dạng của ví điện tử ZaloPay từ trước đó.
Phía Payoo cho biết, trước đây việc eKYC được nhân sự Payoo trực tiếp kiểm duyệt, nhưng hiện nay, công ty đang ứng dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) để xác thực thông tin người dùng. Cụ thể, hệ thống AI của Payoo sẽ xác định tính hợp lệ của giấy tờ tùy thân và người dùng; kiểm tra xem thông tin có bị trùng lắp với đối tượng khác trên hệ thống không; áp dụng công nghệ nhận diện chữ in trên giấy tờ một cách tự động...
Tuy vậy, Payoo nhận định rằng eKYC vẫn còn tồn tại một số rủi ro, chẳng hạn như trường hợp người dùng cố tình giả mạo giấy tờ bằng cách chỉnh sửa hình ảnh một cách tinh vi. Chẳng hạn, VPBank cho biết có trường hợp một khách hàng dùng chứng minh nhân dân và phần mềm chỉnh sửa để thay 12 khuôn mặt khác nhau trên chứng minh nhân dân, song đến lần thứ 2 thì ngân hàng đã phát hiện được.
Để giảm thiểu rủi ro khi thực hiện eKYC, Payoo cho hay công ty vẫn áp dụng quy trình kết hợp giữa công nghệ và con người nhằm tránh việc kẻ gian có trình độ công nghệ cao, có mức độ giả mạo tinh vi. Theo đó, trong trường hợp công nghệ AI phát hiện các trường hợp nghi ngờ, hệ thống sẽ tự động chuyển về đầu mối nhân sự phụ trách để kiểm tra và đối chiếu lại nhằm đảm bảo tính chính xác về thông tin.
Nhằm hạn chế gian lận, Payoo đề xuất Chính phủ sớm xây dựng các kho dữ liệu mở hoặc dịch vụ cho phép kiểm tra tính chính xác về thông tin công dân như CMND/CCCD hay thông tin sinh trắc học như khuôn mặt, vân tay... Nếu có được nguồn dữ liệu hay dịch vụ này, các ngân hàng cũng như tổ chức tài chính có thể dễ dàng kiểm tra, đối chiếu để xác định danh tính khách hàng.
Một nghiên cứu của McKinsey năm 2019 cho thấy việc cho phép áp dụng eKYC có thể giúp giảm 90% chi phí đăng ký khách hàng. Công nghệ này cũng chính là nền tảng để các ngân hàng xây dựng ngân hàng số. Quan trọng hơn là cả khách hàng lẫn ngân hàng đều đang thấy được lợi ích từ eKYC sau 1-2 tháng triển khai, do đó phương thức này hứa hẹn phổ biến rộng trong thời gian tới. Tuy vậy, những hạn chế của eKYC vẫn cần được nghiên cứu và khắc phục.
Hải Đăng
Cuối năm nay, 100% dịch vụ công của Bộ TT&TT có thể tiếp nhận, định danh và thanh toán online
Với quan điểm lấy người dân làm trung tâm phục vụ, Trung tâm Thông tin và Cục Tin học hóa đã thống nhất cách làm để đến cuối năm nay tất cả các dịch vụ công của Bộ TT&TT đều có thể tiếp nhận, định danh và thanh toán online.
"> -
Ông Đoàn Đại Phong, Phó Tổng Giám đốc Viettel Solutions - thành viên Tập đoàn Viettel chia sẻ về quá trình xây dựng hạ tầng với nền tảng 3D cho sự kiện Triển lãm Viễn thông thế giới. Viettel làm điều chưa từng có với nền tảng 3D tại ITU 2020Ông Đoàn Đại Phong, Phó tổng giám đốc Viettel Solutions - thành viên Tập đoàn Viettel
Khó khăn, thách thức khi lần đầu tổ chức triển lãm ITU online
- Là đơn vị xây dựng hạ tầng cho sự kiện Triển lãm Viễn thông thế giới được tổ chức online lần đầu tiên, với nền tảng 3D chỉ trong thời gian 1 tháng, đội ngũ kỹ sư của Viettel gặp những áp lực gì?
Chúng tôi thấy có ba thử thách trong việc xây dựng platform 3D cho ITU Digital World 2020.
Thứ nhất là liên quan đến phần nghiệp vụ triển lãm ảo, đặc biệt là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về tính năng cho phép các công ty tham gia triển lãm có thể tự thiết kế gian hàng 2D, 3D trên platform. Đây là thứ Viettel chưa làm bao giờ.
Thứ hai là việc đảm bảo hạ tầng cho quy mô triển khai trên toàn thế giới.
Thứ ba là với quy mô như vậy, việc đảm bảo an toàn thông tin, ứng cứu thông tin khi có sự cố xảy ra là điều cần có phương án phòng vệ và dự phòng.
- Kinh nghiệm về xây dựng hạ tầng công nghệ cho những sự kiện quốc tế được tổ chức tại Việt Nam trước đó như Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, ASEAN +3… giúp gì cho Viettel tại ITU 2020?
Sau khi nhận nhiệm vụ xây dựng nền tảng 3D, với kinh nghiệm triển khai tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, ASEAN+3… đội ngũ kỹ sư của Viettel đã có quy hoạch về mặt mạng lưới, tài nguyên để chuẩn bị, nên chúng tôi làm rất nhanh. Chủ yếu phần mới là các tính năng liên quan đến công nghệ thông tin - nền tảng 3D, còn hạ tầng thì chúng tôi đã có kinh nghiệm rồi.
- Theo ông, so với tổ chức một triển lãm viễn thông kiểu truyền thống thì hình thức này sẽ tiết kiệm chi phí hay tốn kém hơn?
Sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Ở các sự kiện offline, mỗi doanh nghiệp chỉ cần có vài người tham gia là sẽ kéo theo chi phí ăn ở, đi lại, xây dựng các gian hàng triển lãm… mà là ở nước ngoài nên chi phí rất tốn kém.
Nếu triển khai theo hình thức online, về bản chất, sự kiện vẫn đáp ứng được các hoạt động như offline nhưng tiết kiệm được nhiều chi phí.
Việc tổ chức online với nền tảng 3D sẽ giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đáp ứng được yêu cầu như một sự kiện offline
- Nhưng cơ hội giới thiệu sản phẩm đến khách hàng tiềm năng, networking… có được đảm bảo hay không nếu tổ chức online?
Các hội nghị quốc tế thường có ba mục tiêu: Tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm; gặp gỡ và trao đổi về các cơ hội kinh doanh; học hỏi về các xu thế công nghệ mới thông qua các chuyên đề của diễn giả.
Với platform này, chúng tôi hoàn toàn có thể đáp ứng ba mục tiêu đó.
Ví dụ như khi một người đăng ký tham gia triển lãm, họ thích sản phẩm nào, có thể tương tác ngay trên sản phẩm đó, có thể kết nối, trao đổi và xem được đầy đủ các thông tin như video, catalog sản phẩm. Tất cả đều tích hợp trên nền tảng 3D.
- Với một sự kiện có sự tham gia của nhiều “ông lớn” trong ngành viễn thông, CNTT thế giới, Viettel có bị áp lực vì sự kiện này sẽ thể hiện “bộ mặt” của Việt Nam hay không?
Chúng tôi chỉ bị áp lực về mặt thời gian, còn về mặt công nghệ, chúng tôi rất tự tin. Khi xây dựng platform này, đội ngũ kỹ sư Viettel cũng nghiên cứu các triển lãm mới đây như GSMA (Thượng Hải), Connect Tech (Singapore)…
Đội ngũ kỹ sư của chúng tôi tự tin có thể xây dựng một platform vừa tích hợp được các yêu cầu của triển lãm offline, vừa đáp ứng các tính năng, thậm chí còn ưu việt hơn các hội nghị online được tổ chức mới đây.
Gian hàng của Viettel trên ITU Virtual Digital World 2020
- Năm nay, các sản phẩm Viettel đem đến triển lãm có gì đặc biệt?
Các sản phẩm năm nay nhấn mạnh hơn thông điệp xuyên suốt của Tập đoàn: Viettel với sứ mệnh kiến tạo xã hội số.
Để kiến tạo xã hội số, có ba đối tượng tham dự là Chính phủ, doanh nghiệp, người dân. Khi thiết kế gian hàng 3D của mình tại ITU Digital World 2020, Viettel cũng đem đến đúng hệ sinh thái dịch vụ số phục vụ cho 3 nhóm đó: B2G, B2B và B2C. Tất cả các sản phẩm số này đều đã được xây dựng hoàn chỉnh, triển khai trong thực tế và đã có nhiều thành quả tốt, đóng góp vào sứ mệnh kiến tạo xã hội số của Viettel như: e-Cabinet, nền tảng khám chữa bệnh từ xa (Telehealth), ViettelPay, hệ thống tính cước theo thời gian thực (vOCS)…
Biến thách thức thành cơ hội
- Khi tham gia hỗ trợ Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức sự kiện này, Viettel thấy mình nhận được gì?
Với sự kiện lần này, Viettel cảm ơn Bộ Thông tin và Truyền thông vì đã tạo cơ hội cho Viettel thử sức làm một việc khó trong thời gian ngắn.
Khi chúng tôi xây dựng được nền tảng này, với tính tùy biến cao, Viettel có thể áp dụng sản phẩm này sang rất nhiều ngành nghề khác, ví dụ như triển lãm công nghệ quốc phòng ảo, du lịch ảo… Viettel cũng có thể sử dụng ngay platform này để tiếp cận các sự kiện thế giới, ngỏ lời tổ chức theo hình thức giống như Việt Nam đang làm trên nền 3D. Đó là kết quả lớn nhất mà Viettel thu được.
- Về mặt cá nhân, ông thấy điều gì thú vị khi trực tiếp chỉ đạo dự án này?
ITU 2020 đã diễn ra tốt đẹp, giai đoạn áp lực cũng đã qua, nhưng tôi cùng các anh em ở Viettel chỉ tập trung làm nên chưa kịp cảm nhận điều gì thú vị (cười). Có lẽ, điều tôi cảm thấy hay nhất là khi tổ chức sự kiện lần này thấy được sự đồng lòng, góp sức với sự dẫn dắt của Bộ Thông tin và Truyền thông cho đến tất cả các doanh nghiệp công nghệ - viễn thông lớn ở Việt Nam như Viettel, VNPT, CMC, FPT… Tất cả đều tham gia, cùng giải quyết các khó khăn gặp phải, để hội nghị được tổ chức tốt nhất.
Thu Hà
">