Ngày 17/4, TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Hàm mặt, BV Việt Đức vui mừng thông báo, sau 1 tháng phẫu thuật, bàn chân của bệnh nhân Nguyễn Sỹ H. (28 tuổi, Sầm Sơn, Thanh Hoá) đã “sống” lại.
Tai nạn xảy đến với H. vào 2h sáng ngày 16/3. Trong lúc đang kéo lưới bằng tời, dây tời bất ngờ bị tuột, quấn xiết vào 2 cổ chân của H. treo ngược cả người khiến 2 bàn chân bị đứt lìa. Bản thân H. bị rơi bịch xuống từ chiều cao hơn 3m.
Đồng nghiệp trên tàu thấy vậy vội vã dùng chăn quấn chặt 2 bàn chân H. để cầm máu rồi đưa về đảo Bạch Long Vĩ sơ cứu. Phần chân đứt rời được mọi người bỏ vào thùng nước đá bảo quản.
![]() |
Bàn chân của bệnh nhân H. sau nối 1 tháng (ảnh trái) và hình ảnh đứt lìa trước khi nối |
Sau khi được băng ép, cầm máu mỏm cụt, H. tiếp tục được đưa lên tàu chạy về Cát Bà lúc 11h trưa hôm sau để kịp truyền dịch, sau đó chuyển tiếp lên BV Việt Đức lúc 15h30 cùng ngày.
Ths.BS Vũ Trung Trực cho biết, tại thời điểm nhập viện, 2 bàn chân của H. đã nát tất cả tổ chức gân, cơ, da, xương... nên việc nối liền càng khó khăn hơn. Thêm vào đó, thời gian di chuyển quá lâu, hơn 13,5 giờ đồng hồ và phần chân đứt rời bị bỏng lạnh khiến cơ hội nối ghép thành công hết sức mong manh.
Tuy nhiên các bác sĩ quyết tâm còn nước còn tát. Huy động 4 kíp phẫu thuật triển khai cùng lúc để rút ngắn thời gian: 2 kíp làm về xương và 2 kíp vi phẫu.
Dù đã nỗ lực nhanh hết sức nhưng sau khi xử lý xong phần dập nát, xử lý lại phần đứt rời đã là giờ thứ 18 (thời gian tối ưu nên trước 6 giờ), các bác sĩ mới có thể bắt tay vào nối ghép.
Ca phẫu thuật bắt đầu từ 17h ngày 16/3 và kéo dài suốt 7 tiếng. Các bác sĩ đã phải cắt bỏ 3cm phần bị dập nát cẳng chân trái rồi nối trực tiếp.
Còn nửa bàn chân bên phải buộc cắt ngắn 2,5cm xương, mạch máu vẫn còn dập nát nên bắt buộc phải ghép mạch (lấy mạch máu ở chỗ khác ghép vào thay thế cho mạch máu bị dập).
Sau khi ghép nối 2 ngày, bàn chân bên trái tuy phù nề nhưng ổn. Nhưng nửa bàn chân bên phải có dấu hiệu thiếu máu, mạch máu bị tắc.
Sau khi đánh giá, các bác sĩ nhận thấy mạch máu nối vẫn thông nhưng không lên được phần đầu ngón chân. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do tổn thương đụng dập cả mạch máu phần trên, nguyên nhân nữa do bỏng lạnh, nên nửa bàn chân đó đã không sống được.
TS Hà cho biết, sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định bỏ nửa bàn chân phải hỏng rồi lập tức tiến hành tạo hình chuyển vạt tức thì. Lấy một vùng da ở các cơ quan lân cận đắp luôn vào phần mỏm cụt hở để giữ tối đa chiều dài chân cho BN. Sau khi cấy ghép, miếng da đã sống tốt.
Vừa xử lý xong chân phải, tình trạng phù nề của bàn chân trái vẫn tiếp tục tăng lên, to, phồng căng như bóng do bỏng lạnh.
Tuy nhiên sau nhiều ngày căng thẳng, chăm sóc kỹ càng, đến nay, vạt chân phải sống tốt, bàn chân ghép đã xẹp nhăn nhúm, hồng ấm trở lại.
Nam thanh niên 26 tuổi quê Thái Nguyên đã tự cắt đứt lìa dương vật và tinh hoàn. Đây là trường hợp cực hiếm trên thế giới được nối thành công.
" alt=""/>Hy hữu: Nối bàn chân thanh niên bị đứt rời 18 tiếngTại sao viêm đại tràng tái phát?
Theo các chuyên gia, viêm đại tràng hay tái phát là do số lượng lợi khuẩn Bifidobacterium (Bifido) giảm nghiêm trọng do các đợt điều trị viêm loét bằng kháng sinh. Điều này dẫn đến việc lá chắn kép bảo vệ đại tràng là lông nhung và dịch nhầy mất đi. Vết loét khi mới được chữa lành chưa kịp lành, trơ trụi không có lá chắn kép bảo vệ nên bị tấn công trở lại.
![]() |
Viêm đại tràng khiến bạn khổ sở vì những cơn đau bụng liên tục hành hạ |
Các vết loét mới lành lên da non, khi thức ăn và chất thải đi qua đó làm trầy xước lại bị loét lại và gây tình trạng đau bụng, sôi bụng.
Không đủ lợi khuẩn ở đại tràng khiến cho việc tiêu hóa những thức ăn khó tiêu chưa được tiêu hóa hết ở ruột non bị quá tải. Bởi vậy, nếu người bệnh ăn nhiều đạm thì dẫn đến tình trạng táo bón, còn ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ thì bị đi ngoài phân lỏng, sống phân, chua, có mùi tanh.
Đường ruột không còn nhiều lợi khuẩn, lúc này vi khuẩn gây hại tăng lên và tiết ra nhiều khí làm cho người bệnh luôn có cảm giác đầy bụng, trướng hơi, óc ách, khó tiêu.
![]() |
Hệ lông nhung dày đặc trong lòng đại tràng và bị trợ trụi nếu dùng nhiều kháng sinh |
Không còn lo viêm đại tràng tái phát
Cách hỗ trợ điều trị viêm đại tràng của người Nhật tuân theo một nguyên lý rất đơn giản: chỉ cần tăng cường bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium (Bifido) – loại lợi khuẩn chính chiếm hơn 90% tổng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột để bù đắp đủ số lượng bị chết đi.
Tuy nhiên, thực tế là hầu hết các loại men vi sinh chứa lợi khuẩn Bifido lại không đưa được lợi khuẩn xuống đến đại tràng mà chỉ đưa được đến ruột non.
Bởi vậy người Nhật đã sáng chế ra công nghệ độc đáo giúp bọc các lợi khuẩn sống Bifido trong viên nang có 2 lớp màng bọc kép trong sản phẩm men vi sinh Bifina. Lớp màng này giúp đưa được 90% lợi khuẩn Bifido xuống đến tận ruột non và đại tràng. Đến đây, lợi khuẩn sẽ lập tức bám trên các bề mặt của vết loét mới lành, hệ lông nhung sẽ được mọc lên và lợi khuẩn tiết ra chất nhầy trám lên thành đại tràng giúp chữa lành vết loét, tái táo lớp lá chắn bảo vệ đại tràng.
![]() |
Lợi khuẩn Bifido trong men vi sinh Bifina được bao bao 2 lớp màng siêu bảo vệ đi qua axit dạ dày xuống đến tận ruột non và đại tràng |
Các lợi khuẩn Bifido khi được bổ sung vào đại tràng giúp hấp thụ hết các thức ăn ruột non chưa hấp thụ được, tạo phân mềm mượt, lên khuôn đồng thời các lợi khuẩn Bifido có mặt ức chế hại khuẩn, các chức năng tiêu hoá bình thường trở lại nên dần dần giảm các triệu chứng đau bụng, đau quặn bụng, sôi bụng, trướng bụng, đầy bụng, ăn không tiêu.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe – Men vi sinh Bifina Nhật Bản hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, tăng cường chức năng tiêu hóa. Thành phần: lợi khuẩn Bifidobacterium (Bifido), lợi khuẩn Lactobacillus và chất xơ hòa tan Oligosaccharide. Sản phẩm của Công ty Morishita Jintan Nhật Bản, phân phối bởi Công ty TNHH Ecopath Việt Nam. ĐC: Tầng 4, số 35A, ngõ 45, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 024 73 04 69 69 – 0936 404 366 - 0912. 224. 836 Website: http://bifina.vn/ SĐK: 9726/2016/ATTP-XNCB - SĐK: 01230/2016/XNQC-ATTP. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Thời gian phát huy hiệu quả tùy thuộc vào tình trạng bệnh mỗi người Sản phẩm hiện có bán tại tất cả các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc. |
Nguyễn Vinh
" alt=""/>Cải thiện viêm đại tràng theo cách của người NhậtNgười đàn ông 63 tuổi quê Tiền Giang tới BV Đại học Y Dược TP.HCM cấp cứu trong tình trạng đau liên tục 3 ngày, vùng bìu sưng to gấp 5 lần bình thường, có mảng da hoại tử đen vùng bìu khoảng 10cm, viêm tấy đỏ lan xuống mông, hai bên cạnh hậu môn, lan rộng lên trên hai bên hông kèm sốt.
Khi siêu âm bìu hai bên, BS nhận thấy hoại tử sinh hơi mô mềm bìu lan ra tầng sinh môn.
![]() |
Bác sĩ thăm khám cho người bệnh sau ca phẫu thuật |
Theo các BS, đây là trường hợp điển hình của bệnh lý hoại tử Fournier. Người bệnh sau đó được mổ cấp cứu khẩn với sự phối hợp liên chuyên khoa.
Ê-kíp bác sĩ đã thực hiện cắt lọc – đặt hậu môn nhân tạo ra da. Cắt lọc, cắt bỏ da bìu hoại tử – mở bàng quang ra da và chăm sóc vết thương, tránh nguy cơ hoại tử hai tinh hoàn - đặt VAC (điều trị hỗ trợ bằng máy hút áp lực âm), đóng vết mổ, che phủ tinh hoàn càng sớm càng tốt, đảm bảo không làm tổn thương chức năng sinh lý của tinh hoàn.
Đối với da vùng bìu mất hoàn toàn, lộ hai tinh hoàn hai bên, không thể khâu đóng trực tiếp thì sử dụng vạt da cân tại vùng bẹn thay thế cho da bìu để che phủ hoàn toàn hai tinh hoàn.
Hiện người bệnh đã hồi phục, vết mổ đã lành, có thể tự đi lại, vùng bìu mất da lộ tinh hoàn đã được che phủ hoàn toàn.
Theo BS CKII Vũ Hữu Thịnh – Khoa Tạo hình Thẩm mỹ BV ĐHYD, tính chất nguy hiểm của bệnh là người bệnh thường không có dấu hiệu báo trước nào, phần lớn các trường hợp chỉ thấy trầy xước da hoặc chấn thương nhẹ vùng bìu.
Bệnh diễn tiến chậm nên thường người bệnh dễ chủ quan, tự điều trị hoặc điều trị kháng sinh thông thường.
Tuy nhiên, khi đã biểu hiện ra ngoài thì rất nhanh, nhiễm trùng hoại tử mô lan rộng, người bệnh dễ rơi vào tình trạng sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, nếu không được phát hiện, xử trí và điều trị đúng cách sẽ dễ dẫn đến tử vong.
Hoại thư sinh hơi (hoại tử) Fournier là một bệnh hiếm gặp, bệnh được mô tả năm 1883 trên 5 trường hợp ở nam giới bởi một bác sĩ tên là Jean Alfred Fournier. Bệnh được mô tả như “Hoại thư sét đánh vùng dương vật”. Tuy nhiên, bệnh này không thật sự chỉ xảy ra ở nam giới, mà còn có thể xảy ra ở nữ giới và trẻ em. Đây là bệnh hiếm gặp, diễn tiến chậm nhưng biểu hiện rất nhanh, đột ngột, đe dọa tính mạng. Biểu hiện của bệnh là nhiễm trùng lan nhanh vùng tầng sinh môn, bộ phận sinh dục và quanh hậu môn. Một số các yếu tố nguy cơ của bệnh như người bệnh suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, xơ gan, uống rượu lâu dài, HIV, hóa trị, sử dụng corticosteroid mãn tính, bệnh bạch cầu, suy nhược, già yếu hay trẻ em suy dinh dưỡng; chấn thương - nhiễm trùng vùng cơ quan sinh dục, vùng hậu môn – trực tràng; bệnh lý đường tiết niệu; và bệnh lý về da và tổ chức dưới da vùng bìu. Người bệnh không nên chủ quan lơ là khi có các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc dọa nhiễm trùng ở xung quanh vùng sinh dục, việc tự điều trị hoặc tự chăm sóc tại nhà không đúng cách có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. "Khi có các dấu hiệu nặng cần phải đi khám tại cơ sở y tế gần nhất để được phát hiện và điều trị kịp thời. Đồng thời phải có lối sống lành mạnh, tập thể dục rèn luyện sức khỏe, vệ sinh thân thể, dinh dưỡng hợp lý, tránh các yếu tố thuận lợi gây bệnh" - BS Hữu Thịnh khuyến cáo. |
Văn Đức
" alt=""/>Khi vùng kín xuất hiện tình trạng này, bạn đã mắc căn bệnh cực nguy hiểm