Kình ngư Katie Ledecky giành HCV ở nội dung 800m tự do nữ và là tấm HCV thứ 9 trong sự nghiệp (Ảnh: Getty).
Đây cũng là tấm HCV thứ 9 trong sự nghiệp của Katie Ledecky, qua đó giúp cô san bằng kỷ lục về số HCV Olympic nhiều nhất của một vận động viên (VĐV) nữ tính ở mọi môn thể thao mà VĐV thể dục dụng cụ Larisa Latynina đang nắm giữ.
Một cái tên đáng chú ý khác phải kể đến Simone Biles với HCV nội dung nhảy ngựa nữ. Đây là tấm HCV thứ 3 của "Nữ hoàng thể dục dụng cụ" tại Olympic Paris cũng như HCV Thế vận hội thứ 7 trong sự nghiệp. Ở môn bơi, các vận động viên Mỹ cũng phá kỷ lục thế giới nội dung hỗn hợp tiếp sức 4x100m với thời gian 3 phút 37,43 giây.
Bất chấp đoàn thể thao Mỹ tăng tốc mạnh mẽ trong cuộc đua thứ hạng trên bảng tổng sắp huy chương, đoàn thể thao Trung Quốc có ngày thứ 3 liên tiếp giữ ngôi đầu khi giành thêm 3 HCV trong ngày thứ 8, với 16 HCV, 12 HCB, 9 HCĐ.
Bên cạnh HCV ở các môn thế mạnh là cầu lông (Chen Qingchen/Jia Yifan, đôi nữ) và bóng bàn (Chen Meng, đơn nữ), Trung Quốc còn tạo nên cơn địa chấn ở nội dung đơn nữ môn tennis.
Tại trận chung kết, Zheng Qinwen đánh bại Donna Vekic để mang về tấm HCV Olympic đánh đơn đầu tiên trong lịch sử cho tennis Trung Quốc.
Vị trí thứ 3 trên bảng tổng sắp thuộc về chủ nhà Pháp với 12 HCV, 14 HCB và 15 HCD, trong khi Australia chiếm vị trí thứ 4 và Vương quốc Anh ở vị trí thứ 5. Hàn Quốc và Nhật Bản không còn nằm trong top 5 khi chia nhau vị trí thứ 6 và thứ 7.
Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương Olympic Paris 2024 sau 8 ngày thi đấu.
Đáng chú ý, trong ngày thi đấu thứ 8, Philippines trở thành đại diện Đông Nam Á đầu tiên giành HCV ở Olympic cũng như là đại diện đầu tiên lọt vào bảng tổng sắp huy chương, dù đã có 63 đoàn thể thao giành được huy chương ở Thế vận hội tính tới thời điểm này.
Trong ngày 3/8, hai VĐV Việt Nam là Trịnh Thu Vinh (bắn súng) và Nguyễn Huy Hoàng (bơi) đều không thể tạo nên bất ngờ và theo chân 11 VĐV trước đó chia tay Olympic. Thể thao Việt Nam chỉ còn 3 VĐV thi đấu ở Thế vận hội gồm Nguyễn Thị Thật (đua xe đạp), Trịnh Văn Vinh (cử tạ) và Nguyễn Thị Hương (canoeing).
" alt=""/>Bảng tổng sắp huy chương Olympic 2024: Mỹ bám đuổi Trung QuốcTuyển bóng chuyền nữ Việt Nam có lợi thế sân nhà (Ảnh: SG).
Niềm tin chiến thắng của người hâm mộ càng lớn khi giải đấu này Trần Thị Thanh Thúy trở lại. Ngoài ra, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam có đội hình mạnh nhất với những Lê Thanh Thúy, Bích Tuyền, Nguyễn Trinh, Kiều Trinh, Lâm Oanh... Bên cạnh đó là sự trở lại của Phạm Thị Nguyệt Anh.
Dù có sự cổ vũ của khán giả nhà nhưng tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn trước Philippines trong set 1. Dù vậy, ở thời điểm cuối set, sự hiệu quả trong tấn công của các cô gái Việt Nam được cải thiện rõ rệt, mang về chiến thắng 25-23 trong set đầu tiên.
Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam có khởi đầu khá ấn tượng ở đầu set 2. Tuy nhiên, trong một set đấu mà các phụ công của Philippines chắn bóng quá hay, thầy trò HLV Nguyễn Tuấn Kiệt đã để thua 20-25.
Chiến thắng xứng đáng cho Thanh Thúy và các đồng đội (Ảnh: SG).
Bước vào set 3, HLV Nguyễn Tuấn Kiệt quyết định rút Trần Thị Thanh Thúy ra nghỉ. Đây là set đấu mà các tay đập Philippines tạo ra rất nhiều khó khăn với hàng chắn của Việt Nam. Dù vậy, Bích Tuyền và các đồng đội vẫn là đội giành chiến thắng với tỷ số 25-22.
Ở set 4, Philippines chơi ấn tượng với khả năng tấn công cùng phòng thủ tốt. Tuy nhiên, từ thời điểm giữa set, đội chủ nhà vươn lên và giành chiến thắng 25-21, chung cuộc thắng 3-1.
Sau sự khởi đầu thuận lợi, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam bước vào trận thứ 2 gặp Indonesia vào lúc 19h00 ngày 3/8, trước khi có trận đấu rất đáng chờ đợi với Thái Lan vào 19h00 ngày 4/8.
" alt=""/>Thanh Thúy trở lại, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đánh bại Philippines