Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện trong tháng 12/2016 đạt gần 2,69 tỷ USD, giảm 17,9% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2016 đạt gần 34,32 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Các thị trường nhập khẩu điện thoại từ Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu gồm EU (28 nước) với kim ngạch đạt gần 11,24 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ hơn 4,3 tỷ USD, Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất đạt 3,83 tỷ USD, giảm 14,5%; thị trường ASEAN đạt gần 2,27 tỷ USD, tăng 6,2%...
Đối với ngành hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2016 đạt hơn 1,86 tỷ USD, giảm 1,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2016 đạt 18,96 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm trước tương đương tăng 3,35 tỷ USD.
Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong năm với 4,1 tỷ USD, tăng 47,2%; tiếp theo là EU đạt 3,73 tỷ USD, tăng 16,5%; sang Hoa Kỳ đạt 2,89 tỷ USD, tăng 2,05%; sang Hà Lan đạt 1,75 tỷ USD, tăng mạnh 53,5%... so với năm trước.
" alt=""/>Xuất khẩu máy tính sang Trung Quốc tăng mạnhTheo tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), nằm trong chuỗi các buổi làm việc kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 giữa Bộ KH&CN và các Bộ, Ngành, ngày 15/11/2017, Bộ KH&CN đã có buổi làm việc với Bộ GTVT.
Tại buổi làm việc, sau khi chia sẻ những ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực của ngành GTVT, Bộ GTVT cũng nhận định bước đầu về thách thức của ngành GTVT nước ta trong thời đại phát triển của CMCN 4.0. Đó là: Với đặc thù về vị trí địa lý, GTVT nước ta có đầy đủ cả 5 lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không. Tuy nhiên từng lĩnh vực chưa được phát triển toàn diện, một số lĩnh vực còn ở trình độ thấp.
Theo ý kiến của đại diện Cục Hàng không Việt Nam, có nhiều công nghệ đưa vào Việt Nam nhưng không thể phát huy do sự thiếu đồng bộ về hạ tầng hay sự không theo kịp về cơ sở pháp lý. Đơn cử như việc cấp phép phát sóng Internet trên máy bay cũng đang gặp nhiều trở ngại do hệ thống luật pháp về đảm bảo an ninh mạng. Hoặc như hệ thống máy bay không người lái khó có thể phát huy vì hạ tầng đường bay không đáp ứng được.
Thực tế cho thấy hiện nay, chung ta vẫn chưa có được hệ thống đường bộ cao tốc (mới chỉ có một số tuyến ngắn với tổng chiều dài khoảng 800km); chưa có đường sắt tốc độ cao; hệ thống cảng hàng không, cảng biển khai thác chưa thật hiệu quả; hệ thống cảng thủy nội địa chưa đồng bộ, các tuyến, luồng thủy chưa có điều kiện nạo vét để nâng cao năng lực khai thác, đặc biệt là tính kết nối giữa các phương thức vận tải còn thấp, gánh nặng về vận tải đang dồn lên đường bộ khiến cho phí vận tải bình quân cao.
" alt=""/>Đề xuất xây dựng một đề án tổng thể về Cách mạng 4.0