Cho mọi thứ vào miệng nhai,ấuhiệulạởconkhiếnbốmẹphátđiênnhưngchứngtỏtrẻpháttriểntốmu liver nghịch thức ăn vung vãi và bẩn thỉu,...là những dấu hiệu chỉ đơn giản chứng tỏ là trẻ đang phát triển đúng chuẩn.
Đừng lo lắng và cáu giận khi thấy con có những biểu hiện dưới đây. Đôi khi các bậc làm cha làm mẹ có thể cảm thấy "nổi điên" khi con trẻ có những hành động kì quặc nhưng điều đó lại cho thấy rằng: bé đang lớn!
Trẻ cho mọi thứ vào miệng
Vì trẻ chưa biết nói để có thể hỏi được nên cho mọi thứ vào miệng để nhai, nếm là cách duy nhất để trẻ học về thế giới lạ lẫm bên ngoài. (Ảnh minh họa) |
Giai đoạn: 3-4 tháng
Trẻ đang cố gắng học cách tìm hiểu và khám phá mọi vật xung quanh: cái này có rắn không? cái này có mềm không? cái này có ăn được không? Vì trẻ chưa biết nói để có thể hỏi được nên cho mọi thứ vào miệng để nhai, nếm là cách duy nhất để trẻ học về thế giới lạ lẫm bên ngoài.
Bố mẹ phải hết sức lưu ý không để những đồ vật nguy hiểm rơi vào tầm với của trẻ và phải đảm bảo mọi thứ trẻ cho vào miệng đều sạch và không làm trẻ tổn thương.
Trẻ thích ném đồ lung tung
Giai đoạn: trẻ được khoảng 6 tháng tuổi
Khi trẻ còn là em bé mới sinh, nếu bé làm rơi thứ gì đó, bé sẽ nghĩ rằng thứ đó sẽ ra đi mãi mãi. Đến tầm 6 tháng tuổi, bé sẽ nhận ra rằng có những thứ vẫn còn tồn tại kể cả khi bé không nhìn thấy chúng.
Bé sẽ rất thích trò ném đồ đạc lung tung, chẳng hạn ngồi từ trên ghế cao và ném đồ xuống để rồi ngó nghiêng khắp nơi xem đồ vật đã đi đâu mất. Đừng nổi giận với bé mà hãy vui vẻ chơi cùng bé bởi đây là trò chơi giúp bé học về nguyên nhân-kết quả, rèn luyện trí não phát triển.
Trẻ thích bôi thức ăn lên mặt hơn là cho vào mồm
Giai đoạn: 7-9 tháng tuổi
Đây là cách trẻ thể hiện sự tự lập của mình. Ở tầm tuổi này, bé còn rất nhỏ và có rất ít thứ để bé có thể tự mình điều khiển. Vì thế, có thức ăn trong tay để cầm nắm, nghịch ngợm và khám phá là một điều rất tuyệt vời với trẻ.
Bố mẹ đừng sốt ruột gạt hết mớ thìa và thức ăn hỗn độn từ tay trẻ để bón cho trẻ ăn. Hãy để trẻ có cơ hội được tự mình thực hành kĩ năng xúc, bốc thức ăn, vừa tạo niềm vui ăn uống cho trẻ, tránh làm con biếng ăn, lại nâng cao tính tự lập và cơ hội cho bé khám phá thế giới xung quanh.
Trẻ hét lên khi có ai đó bế trẻ
Giai đoạn: 7 tháng tuổi
Bé đang ở thời kì biết thế nào là lo lắng với người lạ, đã biết nhận thức thế nào là người quen và người mình không quen. Đây là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
Vì thế mà đừng ngạc nhiên nếu con sợ hãi khi nhìn thấy người bà đã lâu không gặp bé hay bác đưa thư lần đầu tới nhà. Điều bố mẹ cần làm là giúp con làm quen với những người lạ cho đến khi thời kì này qua đi, thường là tới khi bé được 15 tháng.
Trẻ chơi trò "thiên vị", đặc biệt thích bố hơn hoặc thích mẹ hơn, cho dù người kia đã cố gắng quan tâm tới trẻ.
Giai đoạn: 8-9 tháng tuổi
Trẻ bắt đầu nhận ra bố và mẹ có phong cách chăm sóc khác nhau và bé sẽ thể hiện sự thiên vị với một trong hai người. Thường thì trẻ sẽ chọn người dành nhiều thời gian ở bên trẻ hơn. Tuy nhiên, nếu trong bố và mẹ, ai chiều bé hơn, ai "mềm mỏng" với bé hơn thì rất có thể bé sẽ thích người đó hơn.
Cho dù bạn có là người bị trẻ kém yêu thích hơn thì hãy cứ kiên nhẫn và cố gắng dành nhiều thời gian bên con hơn. Càng ép trẻ phải yêu mình thì càng dễ phản tác dụng.
Trẻ không chịu nằm để thay tã
Giai đoạn: 9-12 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ đã biết kiểm soát cơ thể tốt hơn. Vì thế mà thay vì chịu nằm yên ngoan ngoãn để mẹ thay tã cho thì bé còn "bận" ngó ngoáy chân tay và vận động liên tục.
Bố mẹ có thể dùng một đồ vật hấp dẫn gì đó để gây sự chú ý của con trong thời gian thay tã, chẳng hạn như một loại kem bôi dễ chịu khiến bé thích thú nằm im để được thay tã hay một món đồ chơi treo trên cao khiến bé ngắm mãi không chán.
(Theo Khám phá)