Hàng năm, ngân sách dành cho giáo dục chiếm 20% ngân sách quốc gia. Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo công bằng và nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo ông Sơn, hiện nay, Việt Nam đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, tái cấu trúc mạnh mẽ ngành giáo dục. Trong những năm vừa qua, chất lượng giáo dục của Việt Nam có chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao thông qua kết quả đánh giá học sinh quốc tế như PISA, PASEC và SEA-PLM.
Để phù hợp với chương trình hành động của ASEAN về giáo dục giai đoạn 2021-2025, cũng như hướng tới nâng cao khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục trong bối cảnh mới, Bộ GD-ĐT Việt Nam đã đưa ra một số ưu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch kênh giáo dục 2022-2023 như sau: Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần của người học; Tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu; Bảo đảm việc tiếp cận giáo dục công bằng và có chất lượng cho người học, đặc biệt là nhóm yếu thế; Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và đảm bảo an toàn không gian mạng cho người học; Đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ từ các nước thành viên ASEAN và các đối tác trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết cũng như các quốc gia khác, Việt Nam luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, pháp luật Việt Nam quy định phải dành ít nhất 20% ngân sách nhà nước cho Giáo dục.
“Có thể nói, với tất cả các nước, giáo dục chính là chìa khóa của thành công, có vai trò có tính quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, mà trực tiếp nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng năng suất lao động và nguồn lực cạnh tranh của cả quốc gia và khu vực.
Giáo dục cũng được xác định là ưu tiên hàng đầu của Cộng đồng ASEAN, là một trong ba mục tiêu được ghi trong Hiến chương ASEAN”, ông Đam nói.
Phó Thủ tưởng bày tỏ sự tin tưởng rằng thông qua hội nghị này, những người đứng đầu ngành giáo dục các nước ASEAN sẽ cùng nhau xây dựng và thực thi chính sách giáo dục đúng đắn, hiệu quả, trước mắt là để khôi phục và duy trì tính liên tục của hoạt động học tập. Sau đó, về trung và dài hạn, từng quốc gia cả cộng đồng ASEAN sẵn sàng ứng phó với những thách thức tương lai có thể ảnh hướng nghiêm trọng, có thể làm gián đoạn học tập bằng cách xây dựng hệ thống giáo dục linh hoạt và tự cường hơn.
Ông Đam cho hay, Chính phủ Việt Nam sẽ ủng hộ và tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ Bộ GD-ĐT Việt Nam chủ trì cùng các bộ ngành, địa phương thúc đẩy việc thực hiện các hành động được thống nhất tại hội nghị này, góp phần để Việt Nam và ASEAN hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc.
Tấn Minh - 'Bức thư tình đầu tiên':
Ngân An
Kế hoạch đề ra mục tiêu: 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có khám bảo hiểm y tế thực hiện liên thông dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Quyết định số 2733/QĐ-BYT ngày 17/9/2024 của Bộ Y tế; 100% người dân trên địa bàn tỉnh có định danh điện tử mức độ 2 được tích hợp thẻ bảo hiểm y tế; 80% người dân có sổ sức khỏe điện tử được tích hợp trên VNelD/tổng số người dân có tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Ảnh minh họa.
Theo kế hoạch, lộ trình thực hiện bao gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, căn cứ triển khai Sổ sức khỏe điện tử VNelD, thực hiện theo lộ trình triển khai Quyết định số 4750/QĐ-BYT ngày 29/12/2023 của Bộ trưởng Y tế tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền về Sổ sức khỏe điện tử VNelD cho người dân trên địa bàn tỉnh. Thời gian hoàn thành trước 30/11/2024.
Giai đoạn 2 sẽ tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn triển khai liên thông dữ liệu lên Cổng tiếp nhận dữ liệu giám định bảo hiểm y tế. Đồng thời thực hiện liên thông dữ liệu Sổ sức khỏe điện tử VNelD từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lên Cổng tiếp nhận dữ liệu Giám định bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Chia sẻ dữ liệu Sổ sức khỏe điện tử VNelD để hiển thị lên ứng dụng VNelD trong vòng 24h kể từ khi cổng Giám định bảo hiểm y tế nhận được dữ liệu và đánh giá kết quả triến khai.
Thời gian hoàn thành sau khi các Bộ, ngành Trung ương ban hành đầy đủ các hướng dẫn liên quan đến liên thông dữ liệu Sổ sức khỏe điện tử VNelD.
Kế hoạch số 192 cũng nêu rõ, các cơ sở y tế bảo đảm liên thông dữ liệu Sổ sức khỏe điện tử VNeID lên Cổng tiếp nhận dữ liệu giám định bảo hiểm y tế sau khi người bệnh kết thúc đợt khám bệnh, chữa bệnh.
Các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn triển khai liên thông dữ liệu lên Cổng tiếp nhận dữ liệu giám định bảo hiểm y tế.
Các đơn vị thực hiện theo lộ trình đã xây dựng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về hạ tầng kỹ thuật, khả năng kết nối và nguồn nhân lực đối với từng cấp để bảo đảm việc triển khai Sổ sức khoẻ điện tử VNeID trên địa bàn tỉnh diễn ra theo đúng kế hoạch và bảo đảm sự thuận tiện tối đa cho người dân khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Việc triển khai thí điểm thực hiện Sổ sức khoẻ điện tử được kỳ vọng sẽ góp phần đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu giấy tờ cho người dân phải mang theo khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân.
Người bệnh cung cấp cho đội ngũ y bác sĩ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đầy đủ thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại để có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn điện, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao và giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Đồng thời Sổ sức khoẻ điện tử giúp người dân theo dõi, quản lý thông tin sức khỏe của bản thân liên tục, suốt đời; chủ động trong việc phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe bản thân, giảm các chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Minh Hương" alt=""/>Thái Bình thí điểm tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID