Trong đợt thí điểm đầu tiên này, Cục Thuế TP. Hà Nội lựa chọn 102 doanh nghiệp trong 2 lĩnh vực thường xuyên hoàn thuế là hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư dự án. Buổi tập huấn cũng có các cán bộ công chức thuế các phòng quản lý, kiểm tra thuế và 12 chi cục trên địa bàn.
Tiêu chí lựa chọn thí điểm là: các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập lớn có tần xuất đề nghị hoàn thuế từ 2 hồ sơ/năm trở lên; có ý thức chấp hành tốt quy định, chính sách pháp luật về thuế; hồ sơ minh bạch cho cả hoạt động xuất khẩu và đầu tư.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được lựa chọn phải có các yếu tố cơ bản (thường là đã có): Đã có chữ ký số, tham gia các dịch vụ thuế (kê khai, nộp thuế) qua mạng. Giai đoạn đầu mới chỉ áp dụng hoàn thuế điện tử thí điểm cho 2 lĩnh vực là xuất khẩu và đầu tư. Giai đoạn tới, sẽ mở rộng ra các hoạt động kinh doanh khác có đề nghị hoàn thuế.
Hoàn thuế điện tử là phương thức rất tiên tiến, tạo thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp với nhiều tiện ích. doanh nghiệp gửi toàn bộ hồ sơ hoàn thuế qua mạng điện tử, kể cả các hồ sơ bổ sung. Cơ quan thuế không yêu cầu doanh nghiệp gửi chứng từ giấy, trừ trường hợp quá nhiều và bản thân doanh nghiệp không biết cập nhật thế nào (có thể mang đến để cán bộ thuế hướng dẫn).
Phương thức điện tử hoàn toàn thực hiện trên môi trường mạng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, tiếp xúc trực tiếp (gây phiền toái, tiêu cực), thời gian chờ đợi…
" alt=""/>Năm 2017: Cục Thuế Hà Nội thí điểm hoàn thuế điện tửThủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 88 phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”.
Đề án hướng tới mục tiêu tạo chuyển biến, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; thúc đẩy sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình và chương trình phát sóng có giá trị phục vụ công chúng, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
Một trong những mục tiêu cụ thể của Đề án là phấn đấu đến năm 2020 cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 đối với hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; và đến năm 2025 cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đối với hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Đề án cũng xác định rõ 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính sẽ được tập trung triển khai trong thời gian tới gồm: Nghiên cứu, rà soát, đánh giá để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trong hệ thống pháp luật hiện hành, bảo đảm phù hợp thông lệ quốc tế; Tăng cường năng lực quản lý và thực thi; Tăng cường ứng dụng CNTT và hợp tác quốc tế; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho các chủ thể quyền, cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng và công chúng.
" alt=""/>Sẽ xây dựng bộ CSDL quốc gia về tài sản quyền tác giả, quyền liên quan