Nhận định

Nhận định, soi kèo Aris Limassol vs Pafos FC, 23h00 ngày 2/4: Trở về điểm xuất phát

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-04-06 22:34:54 我要评论(0)

Pha lê - 02/04/2025 10:00 Nhận định bóng đá g lịch thi đấu futsal việt namlịch thi đấu futsal việt nam、、

ậnđịnhsoikèoArisLimassolvsPafosFChngàyTrởvềđiểmxuấtphálịch thi đấu futsal việt nam   Pha lê - 02/04/2025 10:00  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Tôi biết trái ngọt ấy không tự nhiên mà có. Ở môn Mô hình định giá, sau những tiết lý thuyết, Chris đã tìm tôi hỏi rằng có gì thực tế về mô hình định giá để đọc thêm không, tôi chia sẻ với cậu nhiều nguồn tham khảo và khoảng 10 báo cáo định giá thực tế, nhưng cậu bảo đã đọc hết, dù hôm đó chúng tôi mới bước vào chủ đề này trên lớp.

Tôi chia sẻ thêm với cậu nguồn dữ liệu nghiên cứu mà khoa tôi bỏ tiền ra đăng ký. Sau mấy tháng, hơn 400 báo cáo định giá đã qua tay Chris.

Cậu chọn chủ đề về các mô hình định giá các công ty dầu khí của ngân hàng đầu tư để làm luận văn tốt nghiệp với tôi. Trong luận văn, cậu chỉ trích các nhà phân tích không hiểu gì về định giá một số loại dịch vụ dầu khí.

Vì Chris thuộc số ít sinh viên có quan điểm độc lập và sâu sắc về lĩnh vực mình đeo đuổi, tôi không ngạc nhiên khi ngay sau tốt nghiệp, Chris trở thành nhà phân tích về lĩnh vực dầu khí của Barclays.

Chris là một trong vài gương mặt hay đến tìm tôi ở văn phòng khi đã đọc hết tài liệu đã cho và muốn hỏi thêm. Thực ra chỉ có quanh đi quẩn lại vài gương mặt mà tôi biết họ chắc chắn có điểm cao và đều có việc tốt sau khi ra trường. Tôi biết ơn vì mình cũng được học thêm từ họ rất nhiều.

Trái lại, có rất nhiều sinh viên đã học xong môn của tôi nhưng chưa từng đọc một trang nào trong số 10 báo cáo định giá tôi cung cấp. Cận ngày thi, có sinh viên bước vào phòng đề nghị tôi gần như là lặp lại những gì tôi đã dạy trên lớp. Thậm chí bài giảng của tôi thu âm để trên mạng nội bộ bạn ấy cũng không nghe, chỉ cần học mì ăn liền để thi đậu môn của tôi vào tuần sau. Tôi còn nhận được vài email hoảng loạn, họ hỏi xin tài liệu về phân tích dữ liệu và lập mô hình tài chính với Excel và cách tiếp cận thông tin ở phòng Bloomberg - hai kỹ năng cần thiết để tốt nghiệp và nếu muốn xin việc ở ngân hàng đầu tư. Đó cũng là những kỹ năng cần để làm luận văn tốt nghiệp. Nhưng trong học kỳ rồi, tôi mở lớp học Bloomberg miễn phí trên mạng (trong khi học bên ngoài sẽ phải đóng 150 USD) thì chỉ có 15% sinh viên đăng ký.

Kể ra như vậy để thấy ở cái thời lên mạng là có khóa học trực tuyến như bây giờ, tự học vẫn là một cái gì đó xa xỉ với một số không nhỏ sinh viên, ở đây dù là sinh viên ở Anh. Có giáo sư tức giận phát biểu trên báo rằng thế hệ bây giờ từ chối chịu trách nhiệm cho việc học của mình; và bắt thầy cô, nhà trường và xã hội chịu trách nhiệm cho việc học của họ, kiếm việc làm cho họ. Tôi biết ông có phần khái quát hóa quá, nhưng tôi thông cảm với cảm xúc đó, vì ít nhất 20% sinh viên trong lớp tôi là như ông nói.

Không khó để thấy nhiều sinh viên không chỉ ở Anh, mà ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam chỉ trích nhà trường không dạy cái gì thực tế hết, nhưng họ cũng không chịu khó tự tìm hiểu thông tin có sẵn khắp nơi. Với diễn biến của cách mạng công nghệ, tài liệu giảng dạy chủ yếu của trường đại học sẽ chỉ là một phần của việc học. Internet sẽ bù đắp phần khiếm khuyết  (nếu như đó được gọi là khiếm khuyết). Chẳng hạn, làm sao bạn có thể mong đợi một giáo sư tài chính 60 tuổi viết sách về xu thế mới nhất của fintech - ngành công nghệ tài chính?

Cách mạng công nghệ đang tạo ra những thay đổi cực nhanh trên nhiều lĩnh vực và chính các trường đại học cũng đang lúng túng khi ứng xử với xu thế mới này. Phần nguồn lực đọc thêm và tự học mà các giảng viên cung cấp, những nguồn lực mà nhà trường đầu tư ngày càng trở nên quan trọng so với bài giảng chính thức. Bài giảng chỉ cung cấp kiến thức nền. Hơn nữa, bài giảng luôn phải soạn từ mấy tháng trước.

Ví dụ như môn tôi dạy, thị trường tài chính thay đổi mỗi ngày về công nghệ mới, xu hướng, kỹ năng, thông tin, nên tôi chỉ có thể cung cấp kiến thức nền rồi bổ sung bằng một lượng lớn tài liệu hỗ trợ sinh viên tự học để sau đó họ tự đào sâu tìm hiểu và thảo luận thêm với tôi. Chính tôi cũng đang phải tự học những thứ mới mẻ kia.

Nhiều các đại học và giảng viên đều ý thức được điều đó, chí ít là những nơi tôi biết. Họ chuẩn bị nhiều công cụ hỗ trợ sinh viên với các nguồn tài liệu thay thế gần với thực tế như các mô hình mô phỏng thực tế, phòng giao dịch chứng khoán-ngoại hối giả lập, nguồn dữ liệu, các nguồn tri thức trên mạng... Họ cũng có thể giới thiệu bạn với học trò cũ của họ đang làm vị trí có liên quan trong các tập đoàn lớn để hỏi thêm.

Nhưng dù thời mấy chấm cũng vậy, kiến thức chỉ thành giá trị nếu được hấp thụ và chuyển hóa qua bộ não con người. Tất cả sự đầu tư của đại học hay tri thức có sẵn trên mạng chỉ có thể chuyển thành kết quả nếu sinh viên có trách nhiệm với chuyện học tập của mình, tự học, tự tìm hiểu, suy gẫm. Hơn bao giờ hết, sinh viên đại học không thể nghĩ rằng mình đã trả tiền học phí thì có quyền vật vờ như "xác sống giảng đường" cho hết vài năm cũng không sao, học xong, có bằng ắt có việc làm.

Đại học không phải trung tâm môi giới việc làm, mà là một vườn ươm để người ta vào đó phát triển bản thân. Hạt giống tốt cần có môi trường tốt để sinh trưởng.

Tôi tâm đắc quan điểm của một đồng nghiệp, rằng trong thời đại này, đại học là đối tác của sinh viên, không phải là mối quan hệ khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ giáo dục như nhiều người nghĩ. Bởi đại học không phải một trung tâm ngoại ngữ hay trung tâm dạy nghề.

Trong nhiều trường hợp, đại học khó mà dạy được cái gì để sinh viên ra trường có thể làm việc được ngay. Đơn giản vì xã hội thay đổi quá nhanh so với các chương trình đào tạo. Nếu đại học tập trung dạy kỹ năng để ra trường có việc ngay, thì có một nguy cơ là sinh viên sẽ nhanh chóng bị đào thải khi kỹ năng đó lạc hậu. Ví dụ như các kỹ năng lập sổ, định khoản trong ngành kế toán. Dạy kế toán ở đại học bây giờ cần nhiều hơn kỹ năng phân tích và ít cần kiến thức về tác nghiệp ngay tức thời. Nó sẽ lạc hậu ngay khi chuẩn mực kế toán thay đổi và máy tính thay thế.

Trong bối cảnh đó, đại học chỉ có thể cung cấp nguồn lực, chỉ dẫn để sinh viên tự học, cho họ các đề bài để họ tự tìm cách giải quyết vấn đề. Sau khi ra trường, họ sẽ biết cách giải quyết các đề bài mới. Nôm na, học đại học đàng hoàng bây giờ còn cực khổ hơn trước rất nhiều. Nếu chỉ chăm chăm đi đường tắt, sinh viên sẽ đối mặt nguy cơ bị đào thải.

Các trường đại học thành công cũng chỉ hơn nhau ở nguồn lực hỗ trợ cho sinh viên tự học, bao gồm giáo sư giỏi, cơ sở vật chất tốt và quan hệ đối tác tốt, làm vườn ươm xây dựng sự nghiệp cho sinh viên. Nhưng đó chỉ là mảnh đất tốt. Hạt giống nảy mầm hay  không vẫn phải nhờ sự vận động tự thân của chính nó.

Mara Swan của tổ chức ManpowerGroup có viết một bài trên World Economic Forum cho rằng, kỹ năng tự học, hay sự khao khát và khả năng học hỏi các kỹ năng thị trường đang cần, là mấu chốt để tồn tại trên thị trường việc làm bây giờ và sắp tới.

Nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn chọn Chris hay những sinh viên học theo kiểu "vật vờ" hoặc "ăn nhanh"?

Hồ Quốc Tuấn

  Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="‘Xác sống’ giảng đường" width="90" height="59"/>

‘Xác sống’ giảng đường

Chị Thắm và chồng quen nhau khi cùng bình luận ở một trang tin tức.

Từ khi kết bạn, chị và anh thường xuyên nói chuyện với nhau. Chị Thắm khá bất ngờ vì Thompson nói chuyện rất vui vẻ, thoải mái. Từ những câu chuyện bình dị cuộc sống, anh chị dần chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn. Những câu chuyện của anh mang đến cho chị nhiều suy ngẫm mới lạ. Và chị bắt đầu nghĩ về người đàn ông này nhiều hơn. 

“Sau hơn một tuần nói chuyện qua lại, mình và anh quyết định gặp mặt nhau. Mình còn nhớ như in lần đầu thấy anh, anh vui vẻ cười chào mình và ôm mình thật lâu, không muốn buông. Anh có vẻ hồi hộp và hạnh phúc, giống như đã đạt được điều gì rất ý nghĩa. Cái ôm đó khiến mình cảm thấy sự ấm áp, nhẹ nhàng của một người đàn ông mà rất nhiều năm mình chưa từng nghĩ đến”, chị Thắm nhớ lại. 

Đó cũng là ngày bắt đầu mối quan hệ của anh chị. Từ đó, hai người thường xuyên hẹn hò, đi chơi, ăn uống. 

Hơn 6 tháng quen biết, hai người chính thức về chung một nhà.

Vốn là người thông thạo tiếng Anh nên giữa chị và anh Thompson không hề có rào cản về ngôn ngữ. Chị kể cho anh nghe về hoàn cảnh của mình và cũng được nghe anh tâm sự những khó khăn trong cuộc sống.

Từng ly hôn, chị Thắm khi đó có một cậu con trai nhỏ 6 tuổi. Khi nghe câu chuyện của anh, chị rất bất ngờ vì anh cũng giống như chị, từng ly hôn, làm bố đơn thân của cậu con trai 10 tuổi. Dường như hoàn cảnh chung đã khiến hai trái tim đồng điệu, cảm thông chia sẻ cho nhau và tự tìm đến nhau. 

Sau hơn 3 tháng, anh chị chính thức trở thành một cặp. Ở bên anh, chị càng nhận ra anh là người hiền lành, ấm áp, rất chu đáo với chị và con của chị. 

“Điều mình trân trọng và ghi nhớ nhất là khi quen nhau được ít lâu, mình bảo với anh phải về Việt Nam gấp trong 3 ngày, anh có thể đi cùng không? Anh lập tức đặt vé máy bay trong vòng mấy phút, và báo với bố mẹ rằng anh sẽ sang Việt Nam với mình 2 tuần. Anh nói khi đó chỉ biết làm theo con tim mách bảo. Và đó cũng là điều khiến mình quyết định đến với anh vì anh chứng minh cho mình thấy, đối với anh, mình là người quan trọng”, chị Thắm chia sẻ. 

 8 năm hôn nhân hạnh phúc của anh và chị 

Sau hơn 6 tháng hẹn hò, anh chị quyết định kết hôn. Cho đến hiện tại, cả hai đã có 8 năm hạnh phúc bên nhau. Anh chị có thêm một bé gái Sunny 7 tuổi. Thời điểm này, chị làm công việc bán thời gian phụ bếp ở nhà hàng Pizza tại Úc. Vì làm ca nên chị có thời gian đưa đón con cái đi học, làm việc nhà. Anh Thompson là nhân viên của một công ty chuyên cho thuê xe. 

Hôn nhân hạnh phúc, bố mẹ chồng yêu quý như con gái

Cuộc sống hôn nhân 8 năm đối với chị luôn là những ngày tháng vui vẻ hạnh phúc. Chồng chị không chỉ là người tâm lý, yêu thương vợ con hết mực, anh còn rất chu đáo, giúp chị mọi việc trong gia đình. 

Những ngày rảnh rỗi, anh Thompson luôn là người chủ động đưa vợ con đi chơi, cùng nhau khám phá những điều mới lạ. Cuộc sống vợ chồng vui vẻ, hạnh phúc nhờ cả hai biết yêu thương, san sẻ, có khúc mắc cùng nhau ngồi lại để hòa giải và nói chuyện rõ ràng. Vì vậy 8 năm bên nhau, anh chị dường như chưa từng có mâu thuẫn lớn. 

May mắn của chị Thắm là được bố mẹ chồng yêu quý như con gái trong nhà. 

"Việc nuôi dạy con cả hai đều rất công bằng, không phân biệt con riêng con chung. Lâu lâu cả nhà lại cùng nhau đi du lịch nên các con vui vẻ, hòa thuận. Đó là điều mình cảm thấy rất an tâm và hài lòng ở anh", chị Thắm bộc bạch.

Kể về bố mẹ chồng, chị Thắm rất tự hào. Đối với chị, bố mẹ chồng cũng giống như bố mẹ đẻ vì họ luôn dành cho chị tình cảm chân thành và sự tôn trọng nhất định.

Thời gian đầu vợ chồng mình ở chung với bố mẹ, ông bà rất yêu thương mình. Mình rất hợp bố chồng vì ông hiền lành, ít nói, rất thích ăn món Việt. Thời gian rảnh rỗi, ông làm mọi việc trong nhà để đỡ đần các con và trông các cháu giúp mình. Ông còn kiêm cả việc nấu ăn cho gia đình", chị Thắm kể.

Mỗi lần vợ chồng mâu thuẫn, bố mẹ chồng luôn bênh vực con dâu, mắng con trai dù không biết ai đúng ai sai. Bởi ông bà hiểu chị là người xa xứ nên luôn dành cho chị sự ưu ái và quan tâm hết mực. Con chị bị ốm, mẹ chồng là người luôn ở cạnh động viên con dâu, cùng con dâu chăm sóc cháu không quản ngại vất vả. Có được sự yêu thương của chồng và bố mẹ chồng, chị Thắm cảm thấy đó là điều may mắn lớn đối với chị ở tuổi này. 

5 năm trước, bố chồng chị không may qua đời vì bạo bệnh, gia đình chị rất buồn và rất lâu sau mới có thể nguôi ngoai nỗi đau. Hiện tại vợ chồng chị ở riêng nhưng sống gần nhà mẹ chồng để tiện qua lại chăm sóc bà. Vì điều này mà anh Thompson càng trân trọng, yêu thương vợ nhiều hơn. 

"Mình cảm thấy rất hài lòng với cuộc hôn nhân này. Vì từng trải qua nhiều biến cố, đau khổ, mất mát nên mình càng trân quý những thứ hiện có, trân quý hạnh phúc giản dị nhưng chân tình này. Mình cũng hi vọng những người từng đổ vỡ hôn nhân hãy tin vào tình yêu, vào một cuộc sống tốt đẹp phía trước. Chỉ cần bạn chân thành, hết mình thì hạnh phúc sẽ lại mỉm cười", chị Thắm tâm sự.

Ảnh: NVCC

Chuyện tình cô giáo cá tính và anh bộ đội hài hướcThấy bạn thân khen cô em khóa dưới cùng trường xinh đẹp, Đình Luận thử tán để rồi tạo nên câu chuyện tình yêu viên mãn." alt="Chuyện tình ngọt ngào của cô nhân viên dọn phòng với chồng Úc " width="90" height="59"/>

Chuyện tình ngọt ngào của cô nhân viên dọn phòng với chồng Úc