当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Persikas vs Persipa Pati, 15h00 ngày 28/1: Tin vào chủ nhà 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Estoril vs Vitoria Guimaraes, 22h30 ngày 26/01: Khó phân thắng bại
Chiến lược kinh doanh "U.S Way" của Apple là mảnh đất màu mỡ cho thị trường iPhone xách tay. Đặc biệt, chiến lược này ảnh hưởng các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Những ngày đầu tháng 9, giới buôn iPhone xách tay tại Việt Nam xôn xao trước Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Theo đó, cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị phạt 500.000-50.000.000 đồng, tuỳ thuộc giá trị hàng hoá nhập lậu. Với tổ chức vi phạm, mức tiền phạt có thể lên đến tối đa 100 triệu đồng.
Nghị định này có thể xóa sổ mặt hàng công nghệ được xách tay phổ biến là iPhone. Ước tính mỗi năm, có hơn 1 triệu chiếc iPhone như vậy được nhập về Việt Nam.
Vậy vì sao chỉ có iPhone được xách tay với số lượng lớn?
Để trả lời câu hỏi này, Zing tìm gặp một cựu quản lý vùng của Apple Việt Nam. Ông là người từng gắn bó với Apple trong những ngày đầu tiếp cận thị trường. Do một số chính sách bảo mật, người này yêu cầu giấu tên.
Trước thời điểm ông đảm nhận vị trí quản lý vùng, thị trường Việt Nam có vai trò thế nào với Apple?
- Không là gì cả. Trước khi tôi đảm nhận vị trí quản lý vùng của Apple, Việt Nam là thị trường không được tập trung. Lúc ấy, thị trường Việt Nam thuộc vùng Đông Dương gồm Thái Lan, Lào, Campuchia. Các hoạt động của Apple Việt Nam (AVN) chịu sự quản lý của Apple Thái Lan.
Sau đó, Apple chia lại vùng quản lý, AVN thuộc vùng Đông Nam Á. Khi đó, 4 quốc gia dẫn đầu thị trường là Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines. Việt Nam không có tên trên bản đồ bán hàng của Apple, không có bất kỳ hoạt động marketing nào.
Tuy vậy, nhu cầu thị trường tại Việt Nam đã hình thành nhưng không được đáp ứng tạo điều kiện cho hàng xách tay, hàng lậu tràn về. Nói cách khác, thị trường Việt Nam lúc ấy đậm tính tự phát. Người buôn hàng sang Singapore, Mỹ, Hong Kong nhập iPhone về bán. Không riêng gì Việt Nam, các quốc gia đang phát triển khác như Myanmar, Pakistan, Sri Lanka, Mongolia... cũng bị Apple phó mặc cho hàng xách tay.
Hiện Apple đang quản lý thị trường Việt Nam như thế nào?
- Vẫn không có hoạt động gì. Từ năm 2014, Apple tách Việt Nam thành một thị trường riêng. Tuy vậy, nước bé nên làm gì cũng phải đợi các thị trường lớn.
Sau khi Apple ra mắt iPhone 6 và iPhone 6 Plus, thị trường Việt Nam đề nghị số cung ứng cao gấp 3 lần. Sau năm đó, Việt Nam vượt qua Indonesia, Philippines. Đến nay, Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan, trở thành thị trường tập trung của Apple. Mặc dù là thị trường tập trung, Apple vẫn không làm gì cả.
Táo khuyết chỉ dựa vào đối tác để quản lý thị trường. Họ không bỏ kinh phí marketing hay bán hàng. Apple kinh doanh theo kiểu "buôn đứt bán đoạn". Các đại lý bán lẻ như Thế Giới Di Động, Viettel, FPT Shop sẽ nhập hàng của họ, trả tiền và tự làm marketing. Apple chỉ hỗ trợ chi phí quầy trưng bày. Công ty này có nhân sự ở Việt Nam nhưng không có chi phí nên họ ngồi chơi là chính.
Ông nhận xét thế nào về cách Apple kinh doanh tại Việt Nam?
- Apple là công ty bí mật, kỳ lạ nhất tôi từng biết. Như đã nói, tại thị trường Việt Nam, họ không có bất cứ chi phí nào cho marketing. Dù tiền không có nhưng họ bắt mọi người phải tuân thủ luật lệ của họ.
Với kinh nghiệm làm cho nhiều tập đoàn xuyên quốc gia, tôi hiểu được các hãng sẽ phải tùy biến sản phẩm, chiến lược kinh doanh cho từng thị trường, quốc gia, khu vực. Riêng Apple, tất cả đều theo "U.S Way" (đường lối Mỹ). Với nhân viên Apple trên toàn cầu "U.S Way" được xem là "Mother of God", là tất cả những gì mà họ phải làm theo mà không có quyền chống cự.
Trong khi ở các công ty khác, nhân viên kinh doanh là người mang lại giá trị cho công ty. Tôi bị sốc với phân tầng của Apple.
Quản lý kinh doanh của AVN họ xem như bảo vệ gác cửa, như shipper giao hàng, không hề được trọng dụng.
Nhiệm vụ chính của quản lý kinh doanh cho Apple là nhận hàng từ kho rồi chuyển đến đại lý, nhà bán lẻ. Họ không có bất kỳ giá trị nào, không người này thì người khác sẽ thay vị trí đó.
Ông đánh giá thế nào về đường lối này?
- Thị trường đang phát triển sẽ không thể theo được chiến lược kinh doanh kiểu Mỹ được. Người làm ra chiến lược đó ở Mỹ, làm sao biết được đặc điểm của thị trường mà đưa ra chiến lược. Không có công thức kinh doanh nào phù hợp với tất cả quốc gia và bắt họ làm theo được.
Ví dụ, trước khi ra mắt sản phẩm, nhà bán lẻ không được phát ngôn, truyền thông, marketing hay trả lời báo chí. Thậm chí, khi iPhone đã ra mắt, nhà bán lẻ cũng phải im lặng bán. Đó là luật của Apple toàn cầu, tất cả quốc gia, nhà bán lẻ phải làm theo nếu muốn kinh doanh sản phẩm của họ.
Nhưng chúng ta đang sống trong thế giới phẳng. Ngày hôm trước thị trường Mỹ có tin tức gì thì Việt Nam đều nắm, không thể bịt miệng tất cả được. Apple bắt mọi đối tác phải nghe theo ý mình. Tất cả áp lực thực hiện việc đó đè lên quản lý vùng. Tôi nghỉ việc vì họ quá ngu ngốc.
Theo ông vì sao Apple lại chọn cách kinh doanh như vậy?
- Vì Steve Jobs là một thiên tài. Ông không quan tâm người dùng nghĩ gì. Một sản phẩm muốn đáp ứng thị trường phải có bộ phận đi lấy ý kiến, tìm hiểu khách hàng. Trong khi đó, với đầu óc thiên tài, Steve Jobs sẽ tạo ra nhu cầu cho thị trường.
Nếu cứ đi lấy ý kiến của mọi người, sẽ không có các sản phẩm đột phá như iPhone. Và tư tưởng thiên tài đó của Steve Jobs đã ảnh hưởng đến tất cả bộ phận khác của Apple, trong đó có mảng kinh doanh. Cách quản lý thị trường theo "U.S Way" như vậy là mảnh đất màu mỡ cho thị trường xách tay.
Ông nhận định sao về người dùng Apple tại Việt Nam?
- Có nhiều quốc gia phát triển cũng có mô hình xách tay như Việt Nam. Nhưng ở Việt Nam, iPhone lại được người dân "cuồng”. Điều này có nghĩa iPhone tại các quốc gia khác chỉ là chiếc điện thoại thông minh, phục vụ cuộc sống và được mua khi khả năng kinh tế chấp nhận được.
Ở Việt Nam, mọi người xem iPhone như biểu tượng của đẳng cấp khác. Cầm trên tay chiếc điện thoại có logo táo khuyết, người dùng sẽ cảm giác như mình bước vào một đẳng cấp khác. Không riêng gì điện thoại, các hàng hóa khác như xe SH, túi hiệu đều được mua ngoài khả năng tài chính của một số người.
Về iPhone, đa số người mua chọn phương thức trả góp, số khác dành dụm tiền. Trong khi ở nước ngoài, các mẫu iPhone giá rẻ như XR, iPhone 11 doanh số bán rất cao thì tại Việt Nam, model bán chạy nhất lại là các máy có cấu hình kịch khung, bất chấp nhu cầu sử dụng.
Điều này cũng dẫn đến việc ngoài iPhone xách tay, thị trường iPhone hàng dựng, trả bảo hành, máy cũ cũng rất sôi động tại Việt Nam.
Theo ông, vì sao iPhone lại là mặt hàng công nghệ xách tay phổ biến nhất hiện nay?
- Hàng xách tay cần hội đủ các yếu tố: nhỏ gọn, lợi nhuận cao và nhu cầu lớn. iPhone đáp ứng đầy đủ, thậm chí là vượt trội ở mặt nhu cầu. Khi không có những chính sách marketing, sale theo từng thị trường thì hàng xách tay sẽ phát triển mạnh.
Một số hãng di động muốn tùy biến sản phẩm theo từng khu vực sẽ có chính sách giá linh hoạt để người buôn xách tay không thể có lời. Từ đó quản lý thị trường tốt hơn.
Vậy theo ông vì sao iPhone xách tay lại có giá rẻ?
- Có giá rẻ là do trốn thuế. Hàng xách tay sẽ được săn từ các thiên đường thuế. Một số bang của Mỹ, thuế mua iPhone chỉ 2-3 %. Một số quốc gia như Singapore sẽ hoàn 7% thuế cho người nước ngoài mua hàng.
Sau đó, iPhone được vận chuyển về Việt Nam. Thay vì dùng 7% tiền thuế đã hoàn để đóng 10% VAT, họ trốn luôn.
Bên cạnh đó, Apple có chính sách giá đồng bộ toàn cầu. Họ hoàn toàn không có chiết khấu cho nhà bán lẻ, không thu hồi hàng tồn, không khuyến mãi... Đối tác của Apple tại Việt Nam như Thế Giới Di Động, Viettel, FPT Shop sẽ mua iPhone sỉ với giá lẻ như người dùng. Giá bán cuối cùng của nhà bán lẻ bao gồm 10% VAT, chi phí vận hành, lợi nhuận. Vì vậy, hàng iPhone VN/A phân phối chính ngạch luôn đắt hơn 25% so với hàng xách tay trốn thuế. Và kể cả có được đóng đầy đủ 10% thuế VAT, hàng xách tay vẫn rẻ hơn giá của nhà bán lẻ.
Bên cạnh đó, một số nhà bán lẻ ở nước ngoài bị kẹt hàng, sẵn sàng đạp giá sâu. Người bán Việt sẽ săn những nguồn hàng như vậy. Điều này càng khiến giá iPhone xách tay rẻ hơn nữa.
Hàng xách tay tác động thế nào đến Việt Nam?
- Hàng xách tay gây nhiều thiệt hại cho Việt Nam. Năm 2019, iPhone chính ngạch về Việt Nam 1 triệu chiếc thì hàng xách tay được bán ra đến 1,2-1,3 triệu chiếc. Lấy giá trung bình một mẫu iPhone là 700 USD, Việt Nam thất thu gần 100 triệu USD tiền thuế từ hàng xách tay.
Theo ông dịch Covid-19 có ảnh hưởng gì đến hàng xách tay không?
- Dịch bệnh khiến nhiều đường bay không thể mở lại. Không ai đi được nước ngoài thì không có "tay" để "xách", từ đó lột trần bản chất của hàng xách tay tại Việt Nam. Thực chất, iPhone xách tay tại Việt Nam là từ những băng đảng tội phạm buôn lậu số lượng lớn. Nó vượt ra khỏi khái niệm xách tay thông thường. Như vậy, dịch bệnh không ảnh hưởng đến loại hàng hóa này.
Ông nghĩ sao về Nghị định 98/2020/NĐ-CP, ai sẽ là người hưởng lợi?
- Nếu được thực hiện bài bản, quyết liệt thì iPhone xách tay lậu mới có thể chấm dứt được. Người vui nhất trong cuộc chiến chống iPhone lậu này là quản lý vùng Apple Việt Nam. Với Tim Cook, iPhone bán ra ở bất cứ hình thức nào thì tiền vẫn chảy về túi Apple. Vì vậy, Apple không quan tâm hàng xách tay. Chỉ có quản lý vùng của Apple tại Việt Nam mới quan tâm điều đó bởi khi hàng xách tay tràn về thì doanh số của họ sẽ giảm.
Năm 2019, Apple yêu cầu phải có chứng từ mới được bảo hành. Theo ông đây có phải một bước để diệt hàng xách tay?
- Theo tôi biết, để đạt được chuyện đó, nội bộ Apple đã phải tranh cãi rất nhiều. Trước đây, Apple luôn khẳng định trải nghiệm người dùng là xuyên suốt và tối thượng. Không cần quan tâm họ mua ở đâu, chỉ cần mua của Apple là khách của Apple. Việc yêu cầu giấy tờ chứng minh nguồn gốc để bảo hành sẽ làm trải nghiệm này gián đoạn.
Thế nhưng việc yêu cầu chứng từ khi bảo hành không hiệu quả để chặn hàng xách tay. Sản phẩm của Apple quá tốt. Tỷ lệ hư hỏng của iPhone thấp khiến nhiều cửa hàng xách tay tự xây các trung tâm sửa chữa, mạnh tay bảo hành 1 đổi 1 cho khách. Điều này khiến khoảng cách giữa bảo hành chính hãng và dịch vụ sửa chữa bị xóa bỏ.
Vậy theo ông, Apple Việt Nam cần làm gì để loại bỏ hàng xách tay?
- Đó là câu hỏi mà bao nhiêu thế hệ lãnh đạo Apple Việt Nam vẫn đau đáu tìm câu trả lời. Chỉ khi nào người buôn iPhone xách tay không còn lời nữa thì loại hàng hóa này mới biến mất.
(Theo Zing)
iPhone xách tay được bày bán trên các sàn thương mại điện tử đa phần không xuất trình được chứng từ hợp pháp.
" alt="Cựu quản lý Apple Việt Nam: 'Táo khuyết quá kỳ lạ'"/>Thu hồi các khoản nợ, không làm thất thoát vốn nhà nước
Theo báo cáo gửi Bộ Xây dựng về tình hình tài chính năm 2016 của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), Bộ Tài chính cho biết các thông tin chi tiết về hiệu quả của các công ty con trực thuộc đơn vị này.
Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của Vicem, Bộ Tài chính cho biết, tổng doanh thu của công ty mẹ đạt 1.361 tỷ đồng (bằng 94% so với năm 2015), lợi nhuận thực hiện đạt 303 tỷ đồng (tăng 106% so với năm 2015). Trong năm 2016, công ty đã thực hiện trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn là 649 tỷ đồng chủ yếu liên quan đến phần vốn đầu tư tại công ty CP xi măng Hạ Long.
Nhà máy xi măng Hải Phòng (Ảnh: Báo Xây dựng) |
Về tình hình nợ phải thu và nợ phải trả, tính đến thời điểm 31/12/2016, Công ty mẹ có số dư nợ phải thu là 1.922 tỷ đồng (chiếm 13,6% tổng tài sản/tổng giá trị tài sản). Trong đó, phải thu lợi nhuận, cổ tức được chia là 235 tỷ đồng; phải thu cho các công ty vay là 1.260 tỷ đồng, chiếm 66%/tổng nợ phải thu (trong đó: Cty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng vay 200 tỷ đồng, Tam Điệp vay 776 tỷ đồng, Cty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn vay 246 tỷ đồng). Do Vicem Hải Phòng và Tam Điệp có số lỗ luỹ kế lớn, tình hình tài chính khó khăn nên các khoản Công ty mẹ cho các công ty này vay khó có khả năng thu hồi hoặc thu hồi chậm.
Bộ Tài chính cũng cho biết thông tin chi tiết về hiệu quả của các công ty con. Trong đó, với Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, Bộ này cho biết đến cuối năm 2016, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.132 tỷ đồng. Tuy nhiên, do số lỗ luỹ kế quá lớn (1.120 tỷ đồng) nên vốn chủ sở hữu chỉ còn 68,86 tỷ đồng. Đặc biệt hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 28 lần, trong khi hệ số thanh toán nợ ngắn hạn chỉ là 0,55.
“Như vậy, công ty đã mất gần hết vốn, mất an toàn về tài chính nghiêm trọng và không đảm bảo khả năng thanh toán nợ, hoạt động của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào các khoản vay, chiếm dụng và hỗ trợ từ công ty mẹ - Vicem” – Bộ Tài chính nhận định.
Tình trạng khó khăn cũng diễn ra tại Công ty TNHH Một thành viên Xi măng Vicem Hải Phòng. Đến cuối năm 2016, đơn vị này lỗ luỹ kế 285 tỷ đồng. Bộ Tài chính cho biết, công ty vẫn dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn cho thấy sự mất cân đối về tài chính, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp (chỉ 0,64). Cơ quan này cũng cho biết, công ty không bảo toàn được vốn, khi khoản đầu tư của chủ sở hữu là 1.021 tỷ đồng nhưng hiện chỉ còn 638 tỷ đồng.
Sau khi nhận chuyển giao Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long từ Tổng công ty Sông Đà, Vicem đã giúp đơn vị này thoát lỗ. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, lỗ luỹ kế của công ty vẫn còn hơn 2.500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm trên 1.500 tỷ đồng. Đặc biệt, con số nợ phải trả lên tới hơn 7.600 tỷ đồng.
“Công ty bị mất cân đối và mất an toàn về tài chính nghiêm trọng, việc cân đối dòng tiền để trả nợ trong những năm tiếp theo sẽ gặp khó khăn” – Bộ Tài chính nhận định.
Các công ty xi măng khác của Vicem như Bút Sơn, Hoàng Mai, Bỉm Sơn... có hệ số nợ khả năng thanh toán chỉ từ 0,4-0,6 lần. Và cũng như những công ty sản xuất xi măng khác của Vicem, các đơn vị này đều sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, cho thấy sự mất cân đối về tài chính, khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp.
Bộ Tài chính đánh giá hiệu quả đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của công ty mẹ còn thấp, chỉ đạt hơn 5%. Đến cuối năm 2016, công ty mẹ cho các công ty con vay 1.260 tỷ đồng, trong đó Tam Điệp vay 776 tỷ đồng, Bút Sơn vay 246 tỷ đồng, Hải Phòng vay 200 tỷ đồng.
“Do Vicem Hải Phòng và Tam Điệp có số lỗ luỹ kế lớn, tình hình tài chính khó khăn nên các khoản Công ty mẹ cho các công ty này vay khó có khả năng thu hồi hoặc thu hồi chậm”, Bộ Tài chính nhận định.
Trong văn bản, cơ quan này đề nghị Vicem có biện pháp kiểm soát, thu hồi các khoản nợ cho các công ty con vay để không làm thất thoát, bị chiếm dụng vốn, tiền, tài sản nhà nước.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Xây dựng kiểm tra, rà soát việc cho vay của công ty mẹ và chỉ đạo Vicem có biện pháp thu hồi nợ. Chỉ đạo Vicem có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Hud, Công ty xi măng Hạ Long và Sông Thao đốc thúc doanh nghiệp xây dựng phương án đảm bảo nguồn tiền trả nợ các khoản vay nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ, ADB, khoản vay Quỹ tích lũy trả nợ Bộ Tài chính.
“Giải quyết tồn tại phải từng bước”
Trước đó, vào đầu năm 2017, kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng cũng cho biết, Vicem và 20 công ty trực thuộc vướng nhiều sai phạm, thua lỗ nghìn tỷ trong quá trình kinh doanh, đầu tư. Ngoài ra, việc chi trả thù lao cho ban lãnh đạo tại nhiều công ty con cũng không phù hợp quy định. Ngay sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Xây dựng kiểm tra, làm rõ và báo cáo về Văn phòng Chính phủ trong tháng 3. Tuy nhiên, thông tin này hiện chưa được công bố rộng rãi.
Tháng 9 vừa qua, Vicem cũng có sự thay đổi nhân sự khi ông Trần Việt Thắng thôi chức Tổng giám đốc Vicem. Ông Bùi Hồng Minh, Phó tổng giám đốc tổng công ty sau đó đã được bổ nhiệm vào “ghế nóng” này thay ông Thắng.
Trao đổi về các vấn đề tại Vicem hiện nay, ông Bùi Hồng Minh, Tổng giám đốc tổng công ty cho biết, về tổng thể, Vicem vẫn có lãi, riêng có 3 công ty vẫn lỗ.
“Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long được Tổng Cty Sông Đà chuyển về theo chỉ đạo của Chính phủ để tái cấu trúc. Trong tái cấu trúc của Hạ Long là doanh nghiêp tự tái cấu trúc để trả nợ cho nhà nước vì nhà nước có vốn và có bảo lãnh cho vay. Đến nay, xi măng Hạ Long đã đứng vững (đứng vững tại hiện tại) còn lỗ luỹ kế vẫn còn tồn tại và phải tái cấu trúc nhiều năm thì mới trả nợ cho nhà nước. Năm 2016 là năm doanh nghiệp đầu tiên trả được nợ còn những năm trước đó, nhà nước phải bảo lãnh. Khi về Vicem, Viecm đã kiến nghị với chính phủ làm rõ vấn đề này” – ông Minh nói.
Còn về Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, vị này cho biết: Đây cũng là lỗ tồn tại từ trước đây. Xi măng Tam Điệp chuyển về Vicem từ năm 2005. Tỉnh Ninh Bình khi chuyển về vốn chủ sở hữu không có. Trước kia đi vay có sự bảo lãnh của nhà nước, lúc đó, Vicem mỗi kỳ trả nợ là phải trả nợ thay nhưng không cân đối đủ để trả nợ nên lỗ vẫn tồn tại đến giờ này.
“Sau khi có kết luận thanh tra tài chính đã lên phương án tái cấu trúc tổng công ty và các đơn vị thành viên. Vấn đề bây giờ phải làm việc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, 2 tháng nay tình hình đã có khởi sắc. Thứ 2 là tái cấu trúc, cổ phần hoá. Vừa rồi đang báo cáo chính phủ, đánh giá giá trị đầu tư tăng gấp đôi tổng tài sản. Quý II/2018 sẽ trình phương án cổ phần hoá. Giải quyết tồn tại phải từng bước không phải ngày một ngày hai” – ông Minh cho hay.
Hồng Khanh
Ông Bùi Hồng Minh vừa được bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) thay cho ông Trần Việt Thắng đã bị cho thôi chức trước đó.
" alt="Xi măng Hải Phòng không bảo tồn vốn Tam Điệp mất gần hết vốn"/>Xi măng Hải Phòng không bảo tồn vốn Tam Điệp mất gần hết vốn
Muốn xem truyền hình kỹ thuật số thông thường người dùng phải có bộ thiết bị đầu thu kỹ thuật số đi kèm, nhưng mới đây Samsung Vina và Truyền hình An Viên (AVG) vừa hợp tác để đưa ra sản phẩm tivi mới cho phép người dùng xem truyền hình số An Viên mà không cần qua đầu thu. Đây là ứng dụng công nghệ truyền hình hiện đại nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Samsung mới ra mắt đưa ra sản phẩm tivi kỹ thuật số tích hợp khe cắm thẻ CI+, cho phép người dùng xem được các kênh truyền hình kỹ thuật số của Truyền hình An Viên mà không cần đến đầu thu. Khách hàng dùng thẻ giải mã tín hiệu CAM mà AVG cung cấp để giải mã các gói kênh chương trình của AVG - Truyền hình An Viên và xem các kênh truyền hình kỹ thuật số với nhiều kênh HD một cách dễ dàng.
Trong chương trình hợp tác giữa hai bên, khi khách hàng mua tivi Samsung model H5510 từ 40 inch có tích hợp khe cắm thẻ CI+ sẽ được tặng 1 thẻ CAM, 1 thẻ giải mã AVG và 1 năm sử dụng gói Cao Cấp Truyền hình An Viên (giá thuê bao 88.000 đồng/tháng). Khách hàng chỉ cần cắm thẻ giải mã AVG vào thẻ CAM rồi gắn thẻ CAM đã chứa thẻ giải mã AVG vào khe cắm CI+ của tivi Samsung là có thể xem được các kênh chương trình truyền hình đặc sắc của Truyền hình An Viên.
" alt="Tivi Samsung tích hợp tính năng xem truyền hình An Viên không cần đầu thu"/>Tivi Samsung tích hợp tính năng xem truyền hình An Viên không cần đầu thu
Nhận định, soi kèo Aston Villa vs West Ham, 23h30 ngày 26/1: Khó cản chủ nhà
Ảnh minh họa: Koja
Gây mụn trứng cá
Chúng ta thường cất khăn trong phòng tắm, nơi có không khí ẩm ướt, tạo ra môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển. Khi bạn chà khăn lên mặt, bạn đang đưa tất cả những vi khuẩn trực tiếp lên da. Điều này cuối cùng dẫn đến nổi mụn và tắc nghẽn lỗ chân lông.
Có những người không giặt khăn hàng ngày, làm lượng vi khuẩn xâm nhập vào da tăng lên.
Lão hóa da nhanh hơn
Sử dụng khăn tắm bằng vải thô ráp tạo ra những vết xước nhỏ trên da, khiến da dễ bị nhiễm trùng và nhăn nheo. Khi bạn giặt khăn nhiều, vải bị sờn và tạo ra ma sát khi lau. Lúc này, khăn hoạt động như một chất tẩy tế bào chết quá mức, ảnh hưởng đến làn da.
Giảm hiệu quả của mỹ phẩm chăm sóc da
Mặc dù làm khô da sau khi rửa mặt có vẻ là điều tự nhiên nhưng sẽ khiến làn da không tận dụng tối đa được các sản phẩm mà bạn đang thoa lên.
Kem dưỡng ẩm của bạn sẽ thẩm thấu vào da tốt hơn trước khi tất cả nước bốc hơi khỏi bề mặt. Bỏ qua việc lau khô bằng khăn sẽ cho phép các mỹ phẩm giữ lại độ ẩm cần thiết cho làn da trông trẻ trung và rạng rỡ.
Gây kích ứng da
Nếu bạn có làn da nhạy cảm, sử dụng khăn không phải là lựa chọn hợp lý. Hầu hết các loại vải may khăn quá thô ráp với da, nên việc lau mặt dễ khiến da bị mẩn đỏ và kích ứng.
Làm cho da bị nhờn
Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng làm khô bằng khăn có thể khiến da nhờn hơn. Bởi vì khăn thô có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên mà da của bạn cần duy trì. Các tuyến bã nhờn sẽ phải sản xuất nhiều dầu hơn để cân bằng tình trạng khô da, dẫn đến da quá nhờn.
Cách lau khô mặt mà không cần khăn
Bạn hãy để da khô tự nhiên dù điều này sẽ cần nhiều thời gian hơn so với lau mặt bằng khăn. Các bước chăm sóc như sau:
- Rửa mặt
- Để da khô tự nhiên
- Dùng nước hoa hồng
- Bôi kem dưỡng ẩm yêu thích của bạn.
An Yên(Theo Brightside)
Vitamin e đặc biệt có lợi với phụ nữ bởi công dụng trẻ hóa làn da, ngăn ngừa lão hóa và oxi hóa. Ngoài ra vitamin E còn giúp tăng cường khả năng của quý ông
" alt="Lý do không nên dùng khăn rửa mặt"/>Hình ảnh GrayKey, thiết bị có thể bẻ khóa mọi iPhone. Ảnh: FCC.
Do tính chất nhạy cảm, GrayKey chỉ được bán cho cơ quan bảo vệ pháp luật của Mỹ. Thiết bị có 2 phiên bản: loại 15.000 USD mở được 300 lần, yêu cầu Internet để bẻ khóa và loại 30.000 USD dùng được vĩnh viễn.
Năm 2018, hình ảnh của GrayKey từng được tiết lộ trong bài viết của WSJ và hãng bảo mật MalwareBytes.
Bề ngoài của GrayKey là chiếc hộp vuông cạnh 10 cm, có 2 cáp Lightning để bẻ khóa 2 chiếc iPhone cùng lúc. Bên trong thiết bị sử dụng chip xử lý ARM do Compulab sản xuất.
Tùy độ khó của mật khẩu, thời gian bẻ khóa mất vài tiếng tới vài ngày. Khi giải mã xong, mật khẩu sẽ hiển thị trên màn hình, dữ liệu iPhone được tải về máy chủ GrayKey khi máy mở khóa.
Bên trong GrayKey sử dụng chip xử lý ARM do Compulab sản xuất. Ảnh: FCC. |
Khi kết nối với iPhone, GrayKey sẽ cài đặt phần mềm để bẻ khóa. FCC cũng đăng tải ảnh chụp giao diện phần mềm của GrayKey, được gửi đến GrayShift để báo cáo lỗi.
Hiện GrayShift chưa có bình luận về sự xuất hiện của những bức ảnh này.
Hồi tháng 3, trang Motherboard đã tiết lộ hơn 500 trường hợp nhà chức trách Mỹ bẻ khóa iPhone bằng GrayKey. Một số trường hợp bẻ khóa thành công, một số khác gặp vấn đề như mật khẩu quá dài hoặc mẫu iPhone chưa được GrayKey hỗ trợ tại thời điểm bẻ khóa.
Giao diện phần mềm của GrayKey. Ảnh: Motherboard. |
Hồi tháng 1, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã sử dụng GrayKey để bẻ khóa chiếc iPhone 11 Pro Max bị nghi thuộc về Baris Ali Koch. Người này là em trai của Izmir Ali Koch, kẻ bị kết án hồi tháng 7/2019 vì đánh một người đàn ông Do Thái bên ngoài một nhà hàng ở thị trấn Symmes, bang Ohio.
Theo hồ sơ LinkedIn, GrayShift được thành lập tại Atlanta, bang Georgia vào tháng 9/2012. Đồng sáng lập công ty là David Miles, từng làm việc cho Endgame, công ty chuyên phát triển công cụ hack cho các cơ quan chính phủ Mỹ.
Về phía Apple, công ty này không ủng hộ việc bẻ khóa iPhone vì có thể tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến thông tin cá nhân của người dùng.
Năm 2018, Táo khuyết đã giới thiệu USB Restricted Mode, chế độ khóa quyền truy cập của thiết bị kết nối USB với iPhone nếu máy không được mở khóa trong một giờ.
Sau đó, phiên bản iOS 11 có thêm tính năng giới hạn thời gian sử dụng phương pháp sao lưu cục bộ dùng để truy cập vào thiết bị iOS. Tới iOS 11.3, thời gian truy cập bị giảm xuống còn một tuần.
(Theo Zing)
Vào lúc 0h sáng ngày 16/9 theo giờ Hà Nội, Apple đã tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới. Tâm điểm của sự kiện là 2 sản phẩm Apple Watch Series 6 và iPad Air mới.
" alt="Chiếc máy có thể mở khóa mọi iPhone"/>Cuộc điều tra về Hồ sơ Pandora được Hiệp hội các Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) tiến hành với sự tham gia của khoảng 600 nhà báo. (Ảnh: ICIJ)
Các thực thể này cho phép chủ sở hữu của chúng che giấu danh tính với công chúng và đôi khi với các cơ quan quản lý. Thông thường, các nhà cung cấp giúp khách hàng mở tài khoản ngân hàng ở các quốc gia có quy định tài chính lỏng lẻo.
Hồ sơ Pandora chứa một lượng lớn thông tin chưa từng có về những người được gọi là chủ sở hữu của các thực thể được đăng ký tại Thụy Điển, Panama, Cộng hòa Síp, Dubai, quần đảo British Virgin (Anh), Hong Kong, Seychelles, Belize, Nam Dakota....
Bộ hồ sơ khổng lồ này là tập hợp tài liệu từ những năm 1970, nhưng chủ yếu trong giai đoạn từ 1996 - 2020. Các tài liệu liên quan tới việc thành lập các công ty vỏ bọc, quỹ tín thác; việc sử dụng các thực thể đó để mua bất động sản, du thuyền, máy bay phản lực và bảo hiểm nhân thọ; việc sử dụng chúng để đầu tư và chuyển tiền giữa các tài khoản ngân hàng; lập kế hoạch di sản và các vấn đề thừa kế khác. Cùng với đó là việc tránh thuế thông qua các chương trình tài chính phức tạp. Một số tài liệu bị ràng buộc với tội phạm tài chính, bao gồm rửa tiền.
Có gì trong Hồ sơ Pandora?
Tài liệu này chứa thông tin của các bộ trưởng, thẩm phán, thị trưởng, tướng lĩnh quân đội ở hơn 90 quốc gia, các tỷ phú, người nổi tiếng, những kẻ lừa đảo, buôn bán ma túy và lãnh đạo của các nhóm tôn giáo trên khắp thế giới.
Cuộc điều tra về Hồ sơ Pandora cũng tiết lộ cách các ngân hàng và công ty luật hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thiết kế các cấu trúc công ty phức tạp. Các tệp tài liệu cho thấy các nhà cung cấp không phải lúc nào cũng biết về khách hàng của mình, mặc dù nghĩa vụ pháp lý của họ là không làm ăn với những người tham gia vào các giao dịch đáng ngờ.
Pandora chỉ ra cách các nhà cung cấp dịch vụ ủy thác lợi dụng luật của một số tiểu bang ở Mỹ để giúp các khách hàng giàu có ở nước ngoài che giấu tài sản để tránh thuế ở nước sở tại.
Điểm khác biệt
Gerard Ryle, chủ tịch ICIJ đánh giá Hồ sơ Pandora có thể đưa tới những tác động lớn hơn các rò rỉ trước đó, đặc biệt khi nó được công bố ở thời điểm thế giới đang phải vật lộn chống dịch và vấn đề bất bình đẳng đang gây chia rẽ ở nhiều nước.
"Đây là một phiên bản nâng cấp của Hồ sơ Panama. Nó bao trùm hơn, phong phú hơn và chi tiết hơn", ông Ryle nói.
Cuộc điều tra "Hồ sơ Panama" năm 2016 dựa trên 2,6 terabyte dữ liệu trong 11,5 triệu tài liệu từ một nhà cung cấp duy nhất, công ty luật Mossack Fonseca hiện đã không còn tồn tại.
Cuộc điều tra “Hồ sơ Paradise” năm 2017 dựa trên việc rò rỉ 1,4 terabyte trong hơn 13,4 triệu tệp từ một công ty luật nước ngoài, Appleby cũng như Asiaciti Trust - một nhà cung cấp có trụ sở tại Singapore và các công ty có hội sở tại 19 thiên đường thuế.
Trong Pandora, 14 nhà cung cấp có những cách trình bày và tổ chức thông tin khác nhau. Các tài liệu có thể là email, các tập đính kèm, bảng tính được trình bày dưới các thứ tiếng bao gồm tiếng Anh, Tây Ban Nha, Nga, Pháp, Ả Rập, Hàn Quốc...
Hồ sơ Pandora thu thập thông tin về chủ sở hữu thực sự của hơn 29.000 công ty nước ngoài. Họ đến từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nhất là Nga, Anh, Argentina và Trung Quốc.
Pandora kết nối hoạt động ở nước ngoài với số lượng chính trị gia và quan chức nhà nước nhiều gấp đôi so với Hồ sơ Panama. Trong số này có 35 nhà lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo quốc gia.
Vụ rò rỉ cũng cung cấp thông tin về các khu vực pháp lý chưa từng được nhắc tới hoặc có rất ít dữ liệu trong các dự án điều tra trước đây của ICIJ như Belize, đảo Síp và Nam Dakota.
Hồ sơ Pandora được tạo thành thế nào?
Để khám phá và phân tích thông tin trong hồ sơ Pandora, ICIJ xác định các tệp có chứa thông tin về quyền sở hữu theo công ty và khu vực tài phán trước khi cấu trúc nó cho phù hợp.
Trong trường hợp thông tin ở dạng bảng tính, ICIJ loại bỏ các phần thông tin lặp lại và kết hợp nó thành một bảng tính chính. Đối với các tệp PDF hoặc tệp tài liệu, ICIJ sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Python để tự động hóa việc trích xuất và cấu trúc dữ liệu nhiều nhất có thể.
Trong những trường hợp phức tạp hơn, ICIJ dùng tới học máy và các công cụ khác, bao gồm phần mềm Fonduer và Scikit-learning, để xác định và tách các biểu mẫu cụ thể khỏi các tài liệu dài hơn.
Một số biểu mẫu của nhà cung cấp được viết tay, buộc ICIJ trích xuất thông tin theo cách thủ công.
Sau khi thông tin được trích xuất và cấu trúc, ICIJ tạo danh sách liên kết các chủ sở hữu với các công ty mà họ sở hữu trong các khu vực pháp lý cụ thể.
Trong một số trường hợp, thông tin về địa điểm hoặc thời điểm đăng ký công ty không có sẵn. Cũng có trường hợp không có thông tin về thời điểm một người hoặc một tổ chức trở thành chủ sở hữu của công ty.
Sau khi cấu trúc dữ liệu, ICIJ sử dụng các nền tảng đồ họa (Neo4J và Linkurious) để tạo hình ảnh trực quan và giúp người xem có thể tìm kiếm.
ICIJ sau đó chia sẻ hồ sơ với các đối tác truyền thông bằng Datashare, một công cụ phân tích và nghiên cứu an toàn được phát triển bởi đội ngũ kỹ thuật của ICIJ. Chức năng tìm kiếm hàng loạt của Datashare giúp các phóng viên tìm kiếm thông tin về các chính trị gia, người nổi tiếng trong dữ liệu.
Để chắc chắn, ICIJ sử dụng hồ sơ công khai để xác minh các chi tiết liên quan đến các công ty và đảm bảo những người có tên trong dữ liệu thực sự là các chính trị gia với những cái tên có trong các tài liệu mà họ thu thập được.
(Theo VTCnews, ICIJTh)
Thông tin đến từ CyberNews cho biết một tệp văn bản nặng 100 GB chứa 8,4 tỷ mật khẩu hiện đã có trên một diễn đàn hacker nổi tiếng.
" alt="'Hồ sơ Pandora'"/>