Bóng đá

Ngày Valentine nghe tâm sự xót xa của bà mẹ bỉm sữa

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-04-07 00:28:57 我要评论(0)

Từ chiều qua,àyValentinenghetâmsựxótxacủabàmẹbỉmsữlịch thi đấu liverpool cửa hàng hoa đầu phố bày bálịch thi đấu liverpoollịch thi đấu liverpool、、

Từ chiều qua,àyValentinenghetâmsựxótxacủabàmẹbỉmsữlịch thi đấu liverpool cửa hàng hoa đầu phố bày bán rất nhiều bó hồng rực rỡ, nhắc nhớ em ngày Valentine. Đã bao lâu rồi, anh không tặng em hoa hồng ngày tình nhân, chắc anh vô tâm không nhớ?

{ keywords}
 

Em và anh yêu nhau 2 năm, có một đám cưới đầm ấm và trang trọng trong niềm vui hai bên gia đình. Rồi chúng ta sớm đón con trai đầu lòng kháu khỉnh, vợ chồng mình ngập tràn hạnh phúc.

Khi con mới 1 tuổi rưỡi, anh quyết định đi xuất khẩu Hàn Quốc 5 năm vì kinh tế khó khăn. Em ở nhà, tất bật việc cơ quan, chăm con nhỏ, bao nhớ thương vợ chồng mình chỉ biết gọi qua Zalo, Facebook.

Em nhớ như in lời anh nói: 'Em hãy cố gắng vượt qua cô đơn, buồn tủi khi anh đi vắng. Chờ anh về, anh sẽ bù đắp cho em tất cả'. Anh đi 5 năm, về phép duy nhất một lần 10 ngày ngắn ngủi để đưa vợ con đi chơi và thăm nom họ hàng.

Khi anh hết hạn xuất khẩu về nước, em vui mừng vô cùng. Có số vốn trong tay, anh cùng bạn thân mở công ty kinh doanh đồ gỗ, suốt ngày bận rộn buôn bán, tìm kiếm khách hàng. Ai cũng nói em sung sướng, số hưởng, chồng mang về cả đống tiền.

Anh về được hơn 1 năm, cũng là lúc em sinh đôi 2 con gái. Quay cuồng với việc chăm con mọn, em chỉ biết cố gắng ăn uống tẩm bổ để đủ sữa mẹ nuôi con khỏe mạnh.

Em sổ người, tăng cân vù vù, cô vợ nhỏ bé mảnh mai lúc mới một con giờ trở thành mẹ bỉm sữa tròn xoe mà anh không ít lần mát mẻ em là xe lu, lăn nhanh hơn đi.

Lúc ấy, em đã đi thẳng vào phòng, lặng lẽ khóc vì tủi thân, anh đâu có biết? Vì sao em béo, em xấu? Chỉ vì em thương 2 con gái bé nhỏ, muốn các con có đủ sữa mẹ ít nhất đến tròn 1 tuổi anh ạ.

Khi cai sữa con, em bận đi làm, bận chăm sóc 3 con thơ, không có lấy giờ nào rảnh rỗi cho bản thân. Anh về nhà, có mấy khi anh trông con giúp em mà chỉ chê bữa cơm em nấu lúc mặn nhạt, lúc thừa thiếu không ngon. Chỉ cần em ngọt ngào nhờ vả, anh chối đây đẩy vì còn có lịch gặp khách hàng, giao lưu anh em, bạn hữu. Lúc nào anh cũng nói anh vất vả, khổ sở để lo cho mẹ con em đủ đầy.

Mấy cô bạn đồng nghiệp với em, vợ chồng họ đều chỉ là công nhân viên chức, đồng lương eo hẹp nhưng rất tình cảm. Em kể chuyện chồng chị A tặng hoa cho vợ sáng nay, chồng chị B tặng vợ thỏi son tối qua, chồng chị C rủ vợ tối nay cả nhà đi cà phê. Anh thẳng thừng chê em là trẻ con, chỉ biết so sánh, đòi hỏi. Anh chỉ tặng hoa khi yêu và tán tỉnh theo đuổi em chứ giờ em là vợ, tiền anh đưa đủ, tối ngủ ở nhà, em còn muốn gì nhỉ?

Có lẽ anh thấy nói riêng với em như vậy vẫn chưa đủ, anh 'giật tít' trên Facebook, tag em vào với món quà là tấm ảnh đĩa bánh xốp cùng với mấy lời châm chọc, mát mẻ.

Bạn bè anh xúm vào bình luận, anh đáp lại với lời lẽ hùng hồn như thể ngày Valentine là ngày quỷ quái, rách việc. Em chỉ nghĩ, đây là ngày mà những người yêu nhau, vợ chồng gửi tặng nhau món quà, lời chúc yêu thương, hâm nóng tình cảm lứa đôi, một ngày đẹp đẽ và ý nghĩa. Giờ đối với anh, chỉ có kiếm thật nhiều tiền mới vui vẻ chứ tình cảm và suy nghĩ của em, anh không hề đoái hoài.

Ừ thì em là mẹ bỉm sữa vừa béo vừa xấu, bụng cả rổ mỡ, mắt thâm quầng vì nhiều đêm mất ngủ để chăm con. Anh còn nói 'Đàn bà xấu thì không có quà', em nuốt giận không cãi nhau với anh để gia đình mình bình yên, em giữ thể diện cho anh đấy, anh có biết không?

Em đâu cần một bó hoa hồng hoành tráng, lung linh kèm hộp sô cô la hàng hiệu. Em chỉ cần anh về nhà, tặng em dù chỉ một bông hồng nhỏ và những lời nói yêu thương ngọt ngào, vào bếp giúp vợ nấu bữa cơm tối, bỏ điện thoại xuống chơi với các con. Em ước thế trong ngày Valentine có gì cao sang đâu anh?

Lời chúc Valentine ngọt ngào nhất dành cho người yêu thương

Lời chúc Valentine ngọt ngào nhất dành cho người yêu thương

 Hãy dành những lời chúc ngọt ngào nhất cho người bạn yêu thương trong ngày Valentine. Dưới đây là một số gợi ý lời chúc lãng mạn và ý nghĩa nhất.  

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Con gái của người y tá

Năm 1966, ông Võ Duy Tài - một y sĩ, đem lòng thương yêu và kết hôn với bà Lê Thị Mỹ Ngọc (SN 1946), y tá tại Bệnh xá khu 6 (bây giờ là huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai).

Năm 1968, ông Tài ra miền Bắc công tác khi vợ đang mang thai ở tháng thứ 8. Con gái đầu lòng của họ ra đời, được đặt tên là Võ Thị Mỹ Phương (tên thật của chị Ngọc Duệ) với ý nghĩa một phương trời đẹp.

Chưa một lần được nhìn mặt con gái, ông Tài đã phải nhận tin dữ qua lá thư vợ gửi.

Mỹ Phương bị mất tích vào mùa xuân năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn diễn ra căng thẳng, ác liệt tại Pleiku, Gia Lai.

{keywords}
Ảnh con gái do bà Ngọc cắt từ tờ truyền đơn và giữ suốt hàng chục năm sau.

Năm đó, vào tết Tân Hợi, bà Ngọc đi cõng gạo phục vụ kháng chiến, để con lại khu bệnh xá. Bà vừa đi, trực thăng quân sự từ Sài Gòn đã tập kích vào khu bệnh xá, bắt cóc một số người, trong đó có Mỹ Phương.

Giặc Mỹ phá tan tành bệnh xá. Từ trên trực thăng, lính Mỹ cho bé Phương khóc qua loa để kêu gọi ba mẹ và những người kháng chiến ra chiêu hàng.

Giặc Mỹ còn chụp ảnh Phương, in thành truyền đơn rải xuống. Con bị bắt cóc, bà Ngọc đau như chết đi sống lại. Người đàn bà ấy chỉ biết giấu một tấm truyền đơn để cắt lấy bức ảnh con gái.

“Qua ảnh, tôi thấy con gái khóc sưng cả mắt. Trong truyền đơn còn ghi: “Cháu Phương khóc nhiều vì nhớ mẹ”, trái tim tôi như vỡ ra”, bà khóc.

Họ hi vọng ngày chiến thắng để tìm lại con. Đi không biết bao nơi, hỏi không biết bao người nhưng tin về người con gái đầu lòng của bà vẫn là một ẩn số.

{keywords}
Chị Ngọc Duệ (bé Mỹ Phương ngày trước, ở ngoài cùng bên phải) cùng các ni sư đã cưu mang chị

Chiến tranh kết thúc, nhiều người rời đi, ông bà vẫn cố ở lại, không dám di chuyển đi đâu bởi sợ họ đi, con lại được đưa về.

“37 năm, không có giấc ngủ nào trọn vẹn. Không giấc mơ nào tôi không mơ về con”, bà nói.

Nhiều năm sau, chị Ngọc Thịnh (SN 1981, con gái thứ 2 của bà Ngọc) đã gửi thông tin và bức ảnh của chị gái đến chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” để gieo hi vọng về ngày đoàn tụ.

Ngày về với vòng tay mẹ

Sau khi bị lính Mỹ bắt cóc làm công cụ uy hiếp, cô bé Mỹ Phương được đưa vào cô nhi viện Nhất Chi Mai nằm trong một tịnh xá ở Gia Lai. Mỹ Phương là một trong 40 đứa trẻ không thân thích, các em là con lai bị bỏ rơi, con của người làm cách mạng...

Sau khi gửi bé vào cô nhi viện, một người lính Mỹ xuất hiện và thông báo với các sư, ngày mai sẽ chụp hình Phương để làm truyền đơn, chiêu hàng bố mẹ.

Ni sư Hạnh Liên ở cô nhi viện đã nhanh trí cắt tóc trái đào cho Mỹ Phương để ám hiệu với gia đình rằng: “Con đã có nhà chùa che chở, cha mẹ hãy yên tâm kháng chiến”.

Ngày chụp ảnh, vị ni sư này cũng đòi bế Mỹ Phương để có hình người tu vào ảnh. Tuy nhiên, lính Mỹ chỉ chụp mỗi gương mặt bé. Dù vậy, các ni sư vẫn mong cha mẹ Mỹ Phương nhìn tóc con để nhận ra ám hiệu.

Mỹ Phương được các ni sư đặt tên là Ngọc Duệ, theo tên một vị công chúa thời Trần.

{keywords}
Bà Mỹ Ngọc - nữ y tá từng làm việc tại Bệnh xá khu 6 nói: "Tìm được con gái rồi, có nhắm mắt tôi cũng toại nguyện"

Năm 1972, chiến tranh ác liệt, ni sư đã thuê một chuyến bay chở 40 đứa trẻ trong đó có Ngọc Duệ về Sài Gòn, ngụ tại tịnh xá Ngọc Phương (Quận 6).

Tại đây, chị Duệ được các ni sư tạo điều kiện học hết cấp 3. Dù được chăm sóc, che chở nhưng chị Duệ vẫn đau đáu mong ước tìm được cha mẹ, nguồn cội.

Năm 1989, sư phụ cho chị đi nước ngoài để học nhưng Duệ từ chối, chị muốn ở lại để tìm thân nhân. Vào chốn tu hành nhưng chị vẫn không xuống tóc vì “nợ trần thế còn nhiều”.

Chị nhớ lại: “Các sư nói với tôi, cha mẹ con là những người có học thức, mẹ con là bác sĩ hoặc y tá. Con cố gắng học để nối gót theo gia đình”.

Một sự kiện thay đổi đời chị là vào năm 1996, vợ chồng ông Nguyễn Hoàng Quý (ở quận 6, TP.HCM) đi lễ chùa. Thấy chị Duệ là người ở cửa Phật mà không xuống tóc, họ rất tò mò.

Sau khi biết hoàn cảnh của chị Duệ, gia đình ông Quý đã đưa chị về cho ở nhờ. Chị cũng được học thêm kế toán, tiếng Anh và làm quản lý tại 2 cửa hàng thời trang.

Năm 2008, khi gia đình ông Quý xem chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” thì chị Duệ vô tình bước vào phòng khách.

“Bình thường cha mẹ nuôi hay xem chương trình này nhưng tôi chưa xem bao giờ.

Hôm đó - 8h26' một tối thứ Bảy, vô tình tôi bước vào phòng khách và đúng lúc đại diện chương trình chia sẻ về một người mẹ đi tìm con bị mất tích năm 1971 với những đặc điểm như trường hợp của tôi.

Bà còn nói, con gái bà có vết sẹo ở chân trái và tôi cũng vậy. Tim tôi như ngừng đập”, chị Duệ kể.

Chị run run bấm số điện thoại liên hệ với chương trình. Họ được đoàn tụ vào tháng 8/2008, sau 37 năm, 6 tháng và 2 ngày xa cách.

“Không ai nói được gì ngoài nước mắt. Ba mẹ đã già. Lúc đó tôi đứng không vững, lần đầu tiên tôi được dựa vào mẹ mà khóc”, chị nói.

Ông Tài cũng chắp tay, nói trong nước mắt: “Cảm ơn những người đã nuôi con tôi trưởng thành. Chiến tranh chia ly nhiều quá…”.

{keywords}
Trở về quê hương, chị Ngọc Duệ có cuộc sống yên bình bên cạnh chồng và con trai

Năm 2008, chị Duệ trở về quê hương để được gần cha mẹ. Sau khi học dược sĩ, đầu năm 2011, chị đi làm trong một bệnh viện ở Gia Lai.

Chị cũng kết hôn với một thầy giáo dạy toán và họ đã có con trai 5 tuổi.

Sống cách ba mẹ 1km nên chị thường xuyên qua để thăm nom. Hầu như năm nào, chị cũng trở về Sài Gòn để thăm nhà chùa và ba mẹ nuôi - những người đã dang rộng vòng tay khi chị cô đơn nhất.

Về bên mẹ, về với quê nhà, chị Duệ cũng mất hẳn những giấc mơ về cảnh rừng núi - nơi ngày bé chị sinh sống.

Dẫu vậy sự chia xa vẫn ám ảnh người phụ nữ nay đã tuổi 50. “Con trai tôi từ bé đã đọc thuộc địa chỉ nhà, tên tuổi ba mẹ. Có lần, cô ruột chở về nhà, bé còn dặn, cô phải chở con về nhà ở số này, đường này này…”, chị cười kể lại.

Bức ảnh giúp người phụ nữ Mỹ tìm lại mẹ Việt sau 43 năm thất lạc

Bức ảnh giúp người phụ nữ Mỹ tìm lại mẹ Việt sau 43 năm thất lạc

Hàng chục năm sau ngày bị thất lạc, chị Thảo (SN 1972, ở bang Iowa, Mỹ) đã tìm được gia đình nhờ bức ảnh gửi đến chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”.

" alt="Ni sư để tóc trái đào cho em nhỏ bị bắt cóc, ám hiệu cha mẹ yên tâm" width="90" height="59"/>

Ni sư để tóc trái đào cho em nhỏ bị bắt cóc, ám hiệu cha mẹ yên tâm

Bà Mai Thị Hương bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3

Những ngày được bệnh viện cho về nhà nghỉ ngơi, chờ tái khám, bà Hương phải chịu sự đau đớn, dày vò từ căn bệnh ung thư cổ tử cung. Mắt bà trũng sâu do mất ngủ, sức cùng lực kiệt, thậm chí bà còn sợ nếu có một giấc ngủ ngon, bản thân sẽ không thể tỉnh dậy được nữa.

Nghe mẹ gọi, chị Nguyễn Thị Dung cũng chỉ biết an ủi, giọng nghèn nghẹn như sắp khóc. Lấy chồng cách nhà 50km, chị không thể thường xuyên về thăm nom, chăm sóc mẹ. Mọi việc trong nhà chị đành gửi gắm những người họ hàng sống quanh đó.

Căn nhà bà Hương đang ở tại tổ dân phố Hồng Quang, thị trấn Nghèn lâu rồi luôn trong cảnh vắng vẻ, xơ xác. Dù mang bệnh nặng, bà vẫn luôn phải để mắt tới người con trai út Nguyễn Viết Tú (SN 1996) bị đa dị tật, thiểu năng trí tuệ.

Năm 2003, chồng bà Hương qua đời do ung thư máu, để lại ba người con chưa đến tuổi trưởng thành cùng bố mẹ chồng già yếu cho vợ. Người phụ nữ bất hạnh ra sức làm lụng, từ ruộng vườn đến làm thuê làm mướn, mong sao kiếm đủ tiền lo cho gia đình.

Cách đây 6 năm, do thuộc diện chính sách, bà Hương được chính quyền xã sửa sang lại căn nhà đôi chút. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, bố chồng bà phát hiện bị ung thư vòm họng. Dù được các bác sĩ điều trị tận tình song do căn bệnh quá nặng, ông qua đời vào năm 2021.

Căn bệnh hiểm ác đang đe dọa đến tính mạng bà Hương từng ngày

Vừa lo ma chay cho bố chồng xong, bà Hương xuất hiện triệu chứng xuất huyết vùng phụ khoa, đau hạ vị suốt thời gian dài. Nhà quá nghèo nên bà không đi khám ngay. Chỉ đến khi bệnh tình trở nặng, đồng thời hai con gái về chơi thấy mẹ quá yếu, mới vội đưa mẹ tới Bệnh viện đa khoa huyện Can Lộc.

Tại đây, bác sĩ cho biết bà Hương có một khối u nhỏ ở cổ tử cung, nghi ngờ đến 90% u ác tính. Qua các xét nghiệm tại Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội), bác sĩ kết luận bà mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3.

Canh cánh nỗi lo con thiểu năng trí tuệ

Sau khi nhập viện, bà Hương trải qua 5 đợt điều trị bằng hóa chất cùng 28 mũi xạ trị. Do khối u quá to, bác sĩ không thể can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật, phải tiến hành phương pháp dùng tia laser áp sát vào khối u ngăn cản sự phát triển.

Để có tiền cho mẹ chữa bệnh, các con của bà Hương phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi. Tính đến nay, số nợ lên đến hơn 200 triệu đồng. Toàn bộ số tiền đó được dùng trang trải viện phí, thuốc men, chi phí sinh hoạt, đi lại...

Hoàn cảnh đáng thương của bà Hương lúc này đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ

Mang bệnh đau đớn là thế, điều khiến bà Hương day dứt, canh cánh trong lòng là đứa con trai út bị đa dị tật, thiểu năng trí tuệ. “Tôi chẳng sợ chết mà chỉ sợ không ai lo lắng cho con trai khi mình qua đời. Các con gái đi lấy chồng xa, không tiện đưa em về nuôi. Chưa kể chăm con trai tôi còn khó hơn chăm sóc một đứa trẻ”, bà Hương buồn bã.

Cơn đau vừa tạm dứt, bà lại lết từng bước chậm chạp đi lấy chút đồ ăn cho con trai. Nhiều lúc bà phải nén từng cơn đau để có thời gian bên con nhiều hơn. Mặc dù tính mạng người mẹ già gần 60 tuổi vẫn rất đỗi mong manh song chỉ còn chút sức lực, bà vẫn luôn hướng về đứa con bất hạnh nhất.

Chân tay co quắp, trí óc chỉ như đứa trẻ lớp 1 khiến anh Tú - con trai bà Hương không thể tự chủ được cuộc sống của mình

Ông Đồng Văn Thành, Phó chủ tịch UBND thị Nghèn xác nhận: "Bà Mai Thị Hương ở tổ dân phố Hồng Quang mắc căn bệnh ung thư thuộc vào diện hộ nghèo, cuộc sống vô cùng khó khăn. Các thành viên trong gia đình lần lượt qua đời cũng do bệnh nặng. Con gái đi lấy chồng xa, con trai út bị thiểu năng đa dị tật. Chúng tôi rất mong bà Hương nhận được sự sẻ chia, giúp đỡ từ cộng đồng".

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Dung (con gái bà Hương), Tổ dân phố Hồng Quang, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Số điện thoại: 0931397457.

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.249(bà Mai Thị Hương)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Vietinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamNet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.

" alt="'Tôi không sợ chết, chỉ lo đứa con thiểu năng không ai chăm sóc'" width="90" height="59"/>

'Tôi không sợ chết, chỉ lo đứa con thiểu năng không ai chăm sóc'