Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ cảnh báo nguy cơ chiến tranh mạng gia tăng. Ảnh: Giang Phạm
"Sẽ xuất hiện những nguy cơ mới về mất an toàn thông tin và tiềm ẩn những mối đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền không gian mạng quốc gia, sẽ gia tăng các cuộc tấn công có chủ ý sử dụng công cụ tin học, kỹ thuật thu tin mã thám của các lực lượng thù địch vào các hệ thống mạng CNTT và viễn thông trọng yếu của các cơ quan Đảng, Nhà nước, mạng liên lạc cơ yếu để thu thập, đánh cắp thông tin bí mật nhà nước, giả mạo thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy", ông Sơn phân tích.
Với chức năng là cơ quan mật mã quốc gia, Thiếu tướng Đặng Vũ Sơn cho biết Ban Cơ yếu Chính phủ đã và đang tập trung củng cố, xây dựng, phát triển hệ thống thông tin mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, hệ thống chứng thực điện tử chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, hệ thống giám sát an toàn thông tin trên mạng CNTT trọng yếu và đẩy mạnh công tác quản lý mật mã dân sự... Đặc biệt, các hoạt động nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ mật mã đang được đẩy mạnh; Kết hợp triển khai hệ thống chứng thực chữ ký số và giám sát an toàn thông tin với các giải pháp chống mã độc (thiết bị lưu trữ chuyên dụng, máy tính chuyên dụng…).
"Mục tiêu quan trọng của việc triển khai Chính phủ điện tử là góp phần xây dựng một Chính phủ kiến tạo, phục vụ nhân dân; trong đó yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin là yếu tố rất quan trọng", ông nói.
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết để đạt được những mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2016 – 2020, thời gian qua, Bộ TT&TT đã tham mưu cho Đảng và Nhà nước ban hành nhiều văn bản quan trọng về triển khai chính phủ điện tử và bảo đảm an toàn thông tin như Luật An toàn thông tin mạng...
Các diễn giả trao đổi tại Hội thảo. Ảnh: Giang Phạm
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ứng dụng CNTT, triển khai Chính phủ điện tử, các nguy cơ về an toàn thông tin đang là những thách thức lớn. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam luôn nằm trong top các nước bị lây nhiễm mã độc rất cao và là mục tiêu của nhiều cuộc tấn công mạng có chủ đích. Điều đó gây ra nhiều rủi ro rất lớn cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Trong khi đó, lực lượng cán bộ an toàn thông tin trong nước còn ít và bị động khi đối phó với các sự cố an toàn thông tin. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức còn chưa đồng bộ, ông Hải thừa nhận.
Do đó, việc triển khai thực hiện các quy định về bảo đảm ATTT vào thực tế "chính là cơ sở để thực hiện thành công chính phủ điện tử. Trong đó vai trò của các cơ quan chuyên trách bảo đảm bảo mật và an toàn thông tin rất quan trọng và cần sự phối hợp của các cơ quan chủ quản các hệ thống thông tin", vị đại diện Cục An toàn thông tin nhấn mạnh.
Cũng nhân dịp này, đại diện Ban Cơ yếu Chính phủ cùng các Ban, Bộ, ngành, địa phương đã trao đổi về cơ chế phối hợp trong việc triển khai các giải pháp bảo mật phục vụ Chính phủ điện tử, bao gồm triển khai đồng bộ các nội dung về giải pháp kỹ thuật, đào tạo nhân lực, cơ chế tài chính...
T.C
" alt="Xuất hiện nhiều loại hình tấn công chiến tranh mạng mới" />
Trường ĐH Cần Thơ lớn nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Năm 2021 trường tuyển 6.860, trong đó 860 chỉ tiêu đào tạo sư phạm theo các phương thức gồm:
Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.
Xét tuyển điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Xét tuyển điểm học bạ THPT.
Xét tuyển vào ngành Sư phạm bằng điểm học bạ THPT.
Tuyển chọn vào chương trình tiên tiến và chất lượng cao.
Xét tuyển thẳng vào học Bồi dưỡng kiến thức.
Học phí chương trình đại trà bình quân từ 9,8 đến 11,7 triệu đồng/năm học tùy ngành. Sinh viên trúng tuyển vào học ngành sư phạm năm 2021 được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ.
Trước đó, Trường ĐH Cần Thơ đã công bố điểm học bạ THPT năm 2021, ngành Sư phạm Toán có điểm chuẩn cao nhất với 29,25 điểm; 3 ngành có điểm chuẩn 29 gồm: Sư phạm Hóa học; Marketing; Kinh doanh quốc tế.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Lê Huyền
Điểm chuẩn các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021
Điểm chuẩn các đơn vị thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 được Báo Vietnamnet cập nhật nhanh nhất, để phụ huynh và các thí sinh tham khảo cho việc xét tuyển đại học năm 2021.
Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn chủ trị hội nghị giao ban QLNN quý III/2016. (Ảnh mic.gov.vn).
Thông tin này vừa được Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đề cập đến trong Hội nghị Giao ban QLNN tháng 9/2016 của Bộ TT&TT chiều 5/10.
Sau khi nhận được thông tin, các đơn vị chức năng của Bộ đã tiến hành kiểm tra, rà soát các link ẩn trên hàng loạt trang/cổng thông tin điện tử .gov.vn, từ đó có những khuyến nghị, giải pháp khắc phục kịp thời. Tuy vậy, ATTT vẫn là một nguy cơ thường trực tại Việt Nam, nhất là sau những sự cố nghiêm trọng như ngành hàng không Việt Nam bị tấn công hồi cuối tháng 7.
Trong các tháng 8 - 9, Bộ TT&TT cũng đã chỉ đạo, điều phối công tác khắc phục 969 sự cố về website lừa đảo, 330 sự cố về tấn công thay đổi giao diện, 4.338 sự cố về phát tán mã độc. Các đơn vị chức năng đã phát hiện một số sự cố xảy ra ở những đơn vị, Bộ, ngành lớn nhưng đã kịp thời xử lý, Bộ trưởng cho hay.
Trong tháng 9, Bộ TT&TT đã báo cáo Bộ Chính trị, Chính phủ về công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng; Đẩy mạnh triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin mạng; Bộ đã liên tiếp có nhiều công văn, cảnh báo các bộ, ngành, địa phương, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp lớn, tổ chức 6 khóa đào tạo ngắn hạn về ATTT, nhiều cuộc diễn tập ứng cứu sự cố quy mô quốc tế...
Bước sang tháng 10, Bộ trưởng yêu cầu Cục An toàn thông tin và Trung tâm VNCERT khẩn trương hoàn thiện 2 văn bản quan trọng hướng dẫn thi hành Luật ATTT mạng để trình VPCP xin ý kiến các Bộ, ngành trước 15/10, bao gồm quyết định của Thủ tướng phê duyệt Danh mục hạ tầng thông tin trọng yếu của quốc gia và Quyết định phương án ứng cứu khẩn cấp các sự cố ATTT nghiêm trọng.
T.C
" alt="Nhiều website .gov.vn bị gắn link ẩn để trục lợi" />
Đến tháng 5/2021, toàn TP Hà Nội có 22 trường đã được công nhận là trường chất lượng cao (trong đó có 16 trường công lập và 6 trường ngoài công lập). Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Hà Nội cũng đề nghị UBND TP chỉ đạo các trường công lập chất lượng cao cam kết đảm bảo chất lượng giáo dục tương xứng với mức thu học phí; xác định và công bố công khai mức thu học phí đối với cả phương thức dạy học trực tiếp và trực tuyến đảm bảo phù hợp.
Cùng đó, đề nghị UBND TP nghiên cứu quy định lộ trình cụ thể quy chế tự chủ về nhân sự đối với các trường công lập chất lượng cao đảm bảo phù hợp với quy định; điều chỉnh, bổ sung một số tiêu chí trường chất lượng cao.
Trên cơ sở tiếp thu, giải trình của UBND TP Hà Nội, kết quả thảo luận của các đại biểu HĐND tại kỳ họp, Ban Văn hóa - Xã hội cũng đã đề nghị HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn năm học 2021-2022.
Hiện, đến tháng 5/2021, toàn TP Hà Nội có 22 trường đã được công nhận là trường chất lượng cao (trong đó có 16 trường công lập và 6 trường ngoài công lập).
Thanh Hùng
Hà Nội: Đề xuất thu học phí online bằng 75% học phí trực tiếp
Mức thu dự kiến này nếu được thông qua sẽ áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.
" alt="Học phí các trường công lập chất lượng cao ở Hà Nội cao nhất bao nhiêu?" />
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng chủ trì hội nghị của Ban điều hành Đề án 99 ngày 22/2.
Phát triển số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực an toàn an ninh thông tin (ATANTT) là một vấn đề trọng tâm của của Đề án 99. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai công tác năm 2017 của Ban điều hành Đề án 99 diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 22/2, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục phó Cục ATTT (Bộ TT&TT), đơn vị thường trực của Ban điều hành Đề án 99, cho biết, sau hơn 2 năm triển khai, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ATANTT đã được quan tâm nhiều hơn, thu được nhiều kết quả tích cực.
Trong đó, đáng chú ý, 6/8 cơ sở đào tạo trọng điểm thuộc Đề án đã tuyển sinh đào tạo hệ kỹ sư, cử nhân chuyên ngành ATANTT. 2 cơ sở đào tạo đã tuyển sinh đào tạo sau đại học về ATTT là Học viện Kỹ thuật Mật mã và Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong năm 2016, các cơ sở đào tạo trọng điểm thuộc Đề án 99 cũng nỗ lực huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, giáo trình, giảng viên, … để nâng cao chất lượng đào tạo. Ban Điều hành đã làm tốt chức năng điều phối, gắn kết các cơ sở đào tạo với nhau và với cộng đồng doanh nghiệp thông qua nhiều hoạt động như: hội thảo khoa học, trao học bổng huy động từ nguồn xã hội hóa, tọa đàm hướng nghiệp và hội chợ việc làm cho sinh viên.
Hơn 3.500 cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp triển khai về an toàn thông tin của một số Bộ, ngành, địa phương đã được đào tạo, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng trong công tác bảo đảm an toàn thông tin thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn về an toàn thông tin. Hoạt động hợp tác quốc tế bước đầu thu được hiệu quả, đặc biệt là hoạt động hợp tác quốc tế với phía Nhật Bản trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ATANTT.
Tuy nhiên, qua thực tiễn công tác điều phối triển khai Đề án, Ban điều hành Đề án thẳng thắn thừa nhận, chất lượng đào tạo kỹ sư, cử nhân ngành ATANTT vẫn cần được quan tâm hơn nữa.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Ông Nguyễn Trọng Đường, giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT&TT, cho biết cơ quan này hiện vẫn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng được nhân sự ATANTT đủ trình độ đáp ứng yêu cầu của mình. Theo ông, các sinh viên có thể nắm rất vững lý thuyết nhưng tỏ ra lúng túng trong thực hành ATANTT. Một phần nguyên nhân của điều này có thể bắt nguồn từ thực trạng chung của các cơ sở đào tạo: trang thiết bị CNTT còn thiếu và lạc hậu, trong khi công nghệ bảo mật thay đổi nhanh và liên tục như hiện nay, đặt ra rất nhiều yêu cầu mới.
Lãnh đạo VNCERT do đó ủng hộ việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường cũng như đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phối hợp với các địa phương và doanh nghiệp theo hình thức "on-the-job training" (đào tạo "chỉ tay dắt việc", đào tạo chính quy hoặc không chính quy ngay tại nơi làm việc - PV) để đạt được mục tiêu của Đề án 99 về đào tạo 10.000 lượt cán bộ làm về ATTT đến năm 2020.
Đồng quan điểm với đại diện VNCERT, TS Quách Tuấn Ngọc, Chủ tịch hội đồng chuyên gia của Đề án 99 cho rằng, các trường tham gia Đề án cũng cần tiến hành khảo sát, thu thập ý kiến đánh giá của các đơn vị khác, chẳng hạn như các cơ quan tác chiến của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hay những công ty làm trong lĩnh vực bảo mật, để nắm rõ chất lượng thực sự của các nhân lực ATANTT do họ đào tạo ra. TS Quách Tuấn Ngọc cũng đề xuất xây dựng các bộ bài giảng e-learning (một hình thức giáo dục trực tuyến với phương tiện học tập chủ yếu là máy tính kết nối mạng - PV) để giảm thiểu thời gian và kinh phí trong đào tạo nhân lực ATANTT bên cạnh phương thức đào tạo tập trung phổ biến hiện nay.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh, Bộ TT&TT đã ban hành chuẩn kỹ năng cho các chuyên gia CNTT, kể cả cử nhân ATANTT. Bước sang năm 2017, Ban Điều hành Đề án 99 sẽ tiếp tục triển khai công tác đào tạo ngắn hạn về ATANTT trong và ngoài nước bằng nguồn vốn NSNN và nguồn xã hội hóa, chú trọng đến chất lượng đào tạo, không chạy theo số lượng. Để giải quyết các khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai Đề án 99, việc hợp tác giữa các đơn vị chức năng thuộc các bộ, ngành, địa phương liên quan sẽ được củng cố để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, huy động cả nguồn lực của trung ương và địa phương để tạo hiệu ứng cộng hưởng. Đặc biệt, công tác đào tạo "chỉ tay dắt việc" cần được chú trọng hơn nữa, thông qua kết nối thực tập cho sinh viên chuyên ngành an toàn thông tin với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Ngoài ra, Ban Điều hành Đề án 99 sẽ tiếp tục tổ chức, bảo trợ cho các cuộc thi, đặc biệt là cuộc thi hàng năm Sinh viên với an toàn thông tin; tổ chức tọa đàm hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên chuyên ngành ATANTT; tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế để huy động thêm nguồn lực và cơ hội học bổng, cơ hội thực tập, trao đổi sinh viên giữa các cơ sở đào tạo của Việt Nam và cơ sở đào tạo ở các nước tiên tiến trên thế giới.
Tuấn Anh
" alt="Nhân lực ATTT vẫn phải 'chỉ tay dắt việc'" />
NSƯT Thoại Mỹ trẻ đẹp khi ra thăm Hà Nội.Danh ca Thanh Hà mặc trẻ trung, đáp sân bay San Jose với vẻ mặt "như mới lãnh lương".Nghệ sĩ Việt Hương hóa bà hội đồng. Nhạc sĩ Lương Bằng Quang và bạn gái kém tuổi biến xe hơi thành giường chơi với cún cưng.Siêu mẫu Xuân Lan và ông xã hẹn ăn tối lãng mạn.BTV Hoài Anh trẻ trung, nhí nhảnh nơi làm việc.Ca sĩ Hồ Ngọc Hà e ấp sau hoa.Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng tạo dáng "độc" giữa không trung.Cựu mẫu Bằng Lăng gợi cảm với nội y và "cây" đồ xanh lá.Ca sĩ Đoan Trang và MC Hoàng Oanh tạo dáng thân thiết khi đi shopping." alt="Sao Việt 2/10: Quyền Linh viếng Lê Công Tuấn Anh, Mỹ Tâm giản dị hái mít" />