Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đạt chuẩn quốc tế trong hỗ trợ sinh sản
RTAC - Chứng nhận chất lượng quốc tế trong chuyên ngành hỗ trợ sinh sản
Chứng nhận RTAC (Reproductive Technology Accreditation Committee) là bộ tiêu chuẩn khắt khe về quy chuẩn chung trong quản trị,ệnhviệnNamhọcvàHiếmmuộnHàNộiđạtchuẩnquốctếtronghỗtrợsinhsảđá bóng xác nhận thực hành đúng chuẩn quốc tế và thúc đẩy nâng cao chất lượng dành cho các đơn vị hỗ trợ sinh sản được xây dựng và thẩm định bởi Ủy ban Chứng nhận chất lượng về Kỹ thuật sinh sản thuộc Hiệp hội Sinh sản Úc.
Người bệnh khi điều trị vô sinh - hiếm muộn bằng các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản tại trung tâm đạt chứng nhận RTAC có thể yên tâm về tỉ lệ thành công luôn được duy trì cao và ổn định. Đồng thời, vấn đề đảm bảo an toàn, phòng tránh các nguy cơ bất lợi ảnh hưởng tới người bệnh luôn được quan tâm hàng đầu trong danh mục các tiêu chuẩn của RTAC.


Hướng tới mục tiêu xây dựng bệnh viện hàng đầu trong lĩnh vực nam học, y học giới tính và hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam, ngay từ khi thành lập, ban lãnh đạo Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã có chủ trương mở rộng hợp tác quốc tế về mọi mặt, đặc biệt là quản lý, nâng cao chất lượng chuyên môn nhằm mang đến hiệu quả tối đa cho người bệnh.
Với sự chuẩn bị đầy đủ, nâng cấp cơ sở vật chất, hoàn thiện các quy trình, dịch vụ chuyên nghiệp cùng nền tảng vững chắc được xây dựng và không ngừng phát triển trong suốt 13 năm, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã vượt qua kỳ thẩm định với 12 tiêu chuẩn thiết yếu và 7 tiêu chuẩn về thực hành tốt của RTAC.

Ông Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Điều hành Bệnh viện chia sẻ: “Chứng nhận RTAC là minh chứng cho sự nỗ lực nâng cao chất lượng chuyên môn cũng như chất lượng dịch vụ của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Đây là một trong số mục tiêu quan trọng mà Bệnh viện đặt ra để trở thành trung tâm hỗ trợ sinh sản vươn tầm thế giới.
Để có được kết quả đáng tự hào này, chúng tôi đã có sự chuẩn bị kĩ càng, ngay cả trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng tôi đã vượt qua được giai đoạn khó khăn của dịch bệnh và tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm thực tế để tối ưu quy trình quản trị hiệu quả, dự báo cũng như có kế hoạch ứng phó trước những vấn đề phát sinh ngoài dự kiến. Chúng tôi không ngừng hoàn thiện từng ngày để mang đến kết quả điều trị tốt nhất, an toàn, tối ưu chi phí cho người bệnh và “Tất cả vì người bệnh” là kim chỉ nam trong suốt hành trình mà chúng tôi đồng hành cùng các gia đình vô sinh - hiếm muộn.”
Liên tục đầu tư công nghệ, cập nhật chuyên môn, cải tiến quy trình
Với mong muốn mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh, bên cạnh trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, áp dụng các quy trình kĩ thuật theo chuẩn Quốc tế, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội còn không ngừng cập nhật những công nghệ mới trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản cũng như đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ giữa các khoa phòng chức năng.
Việc nâng cấp cơ sở vật chất không chỉ đáp ứng toàn diện những quy định chặt chẽ, đòi hỏi chất lượng cao của RTAC mà còn hỗ trợ tối đa cho người bệnh, góp phần không nhỏ vào sự thành công của một chu kì thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cũng như mang lại những trải nghiệm tốt nhất, sự tin cậy và hài lòng từ người bệnh.
Đặc biệt, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội còn khẳng định chất lượng chuyên môn, chất lượng dịch vụ thông qua việc điều trị thành công cho nhiều trường hợp khó như: hiếm muộn do người chồng không có tinh trùng (biến chứng quai bị, mắc hội chứng Klinefelter, …); bất thường số lượng, chất lượng tinh trùng, ...; người vợ có bất thường tử cung, tắc hai vòi trứng; tiền sử lưu sảy thai nhiều lần … thông qua phác đồ được “cá thể hoá” và theo dõi, giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị.

Để đạt được chứng nhận RTAC, không thể thiếu sự đóng góp của đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ, chuyên viên phôi học giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, chuyên sâu và liên tục nâng cao tay nghề ở các nước có nền y học tiên tiến về chăm sóc sức khỏe sinh sản, nam khoa, hỗ trợ sinh sản, y học giới tính tại châu Âu, Mỹ, Úc, …. Đây là đội ngũ nòng cốt giúp hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh - hiếm muộn đến với bệnh viện có thể hiện thực hóa giấc mơ làm cha, làm mẹ với niềm hạnh phúc gia đình trọn vẹn.
Sau thời gian thẩm định, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã được Đại diện Ủy ban Chứng nhận chất lượng về Kỹ thuật sinh sản thuộc Hiệp hội Sinh sản Úc đánh giá là đơn vị có quy trình quản trị chất lượng đồng bộ, khép kín từ khâu tiếp đón, thăm khám, tư vấn cho đến khi thực hiện hỗ trợ sinh sản cũng như theo dõi thai kì sau đó. Trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện, mọi ý kiến, góp ý của bệnh nhân đều được phản hồi một cách nhanh chóng, tích cực thông qua các kênh hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp.

Với sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp; chứng nhận RTAC là dấu mốc đặc biệt trong hành trình vươn ra thế giới và chinh phục những đỉnh cao mới của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội - một địa chỉ uy tín, tin cậy; giúp người bệnh vững tin hơn trong quá trình điều trị hiếm muộn vốn đã nhiều khó khăn, vất vả.
“13 năm phát triển với hàng chục nghìn em bé chào đời chính là minh chứng chân thực nhất, khẳng định vị thế của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam”, đại diện bệnh viện chia sẻ.
Quốc Tuấn
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Malacateco vs Coban Imperial, 09h00 ngày 1/5: Ưu thế chủ nhà
Tình hình an ninh mạng tại Việt Nam sẽ trở nên phức tạp hơn trong những tháng cuối năm nay.
Tuy vậy, theo nhận định của ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục ATTT, tình hình an ninh mạng những tháng cuối năm nay và đầu năm sau sẽ diễn biến phức tạp.
Điều này là bởi, cứ mỗi khi tình hình Biển Đông căng thẳng, các nhóm hacker Trung Quốc lại hoạt động mạnh và có chiều hướng gia tăng. Nhiều nhóm hacker đã nằm vùng trong các hệ thống của nước ta từ trước đó.
Mặc dù đã biết có tình trạng này xảy ra tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thể xử lý được triệt để, ông Nguyễn Huy Dũng - Cục trưởng Cục ATTT nói.
Theo Cục trưởng Cục ATTT, từ trước đến nay, nhận thức của chúng ta vẫn thiên theo hướng bảo vệ chủ quyền mang tính truyền thống, về lãnh hải, lãnh thổ. Tuy vậy, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng cũng là một vấn đề cần hết sức lưu tâm.
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Ví dụ về điều này là việc dữ liệu người Việt Nam hiện đang ở đâu? Ai là người hiểu được hành vi của người dân cũng như các cơ quan, tổ chức Việt Nam trên không gian mạng?
Trong thời gian tới, Cục ATTT sẽ triển khai một số biện pháp cụ thể để xử lý vấn đề này. Điều đó chỉ có thực hiện bằng việc thúc đẩy sự phát triển của các platform (nền tảng) Việt Nam, tạo ra một lựa chọn khác cho người sử dụng Việt Nam, từ đó bảo vệ chủ quyền số quốc gia trên không gian mạng.
Diễn tập quốc gia về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2019 vừa diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt Việt Nam tăng 50 bậc trong bảng xếp hạng thế giới về an ninh mạng
Thời gian qua cũng đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực về công tác đảm bảo an toàn an ninh mạng tại Việt Nam. Theo báo cáo toàn cầu của ITU năm 2018 về an toàn an ninh mạng, Việt Nam hiện thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng toàn cầu. Nhóm này bao gồm những quốc gia có mức độ cam kết về an toàn an ninh mạng cao và quan tâm nhiều đến an toàn an ninh mạng.
Đây là một bước chuyển mình lớn của Việt Nam khi mà trong năm 2017, chúng ta vẫn còn đang ở vị trí thứ 100 trong bảng xếp hạng này. Đáng chú ý khi điểm số tuyệt đối của Việt Nam trong năm 2018 (0.693) tăng gấp 3 lần so với năm 2017 (0,245).
Việt Nam hiện xếp thứ 5 về chỉ số an toà an ninh mạng tại khu vực ASEAN, thua Singapore, Malaysia, Thái Lan và Myanmar, ông Nguyễn Huy Dũng - Cục ATTT cho biết.
Đánh giá của ITU dựa trên 5 nhóm chỉ tiêu chính là pháp lý, kỹ thuật, hợp tác, tổ chức và nâng cao năng lực. Chia sẻ kỹ hơn về điều này, vị lãnh đạo Cục ATTT cho rằng, cả 5 nhóm chỉ số của Việt Nam về an toàn thông tin đều có sự gia tăng, trong đó nhóm pháp lý, hợp tác và nâng cao năng lực có sức tăng mạnh nhất.
Ông Nguyễn Huy Dũng - Cục trưởng Cục ATTT (Bộ TT&TT) Nhìn nhận nguyên nhân tăng đến 50 bậc trong bảng xếp hạng về an toàn thông tin năm 2018, Cục ATTT cho biết thời gian qua các đơn vị thuộc Bộ đã phối hợp cùng nhau để cung cấp thông tin và dẫn chứng cụ thể, kịp thời cho các tổ chức quốc tế, giúp họ có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình an toàn an ninh mạng Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, việc đạt ngưỡng điểm gần như tuyệt đối (0,183/0,2) trong nhóm chỉ tiêu về tổ chức cho thấy hành lang pháp lý và hệ thống tiêu chuẩn trong lĩnh vực an ninh mạng của Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện.
Việt Nam là một trong số những nước cho ra đời các văn bản tiên phong về lĩnh vực an toàn an ninh mạng. Ngay từ năm 2016, Việt Nam đã có bộ luật riêng về an toàn an ninh mạng, sớm hơn cả một nước phát triển hơn là Nhật Bản.
Nguyên nhân thứ 3 góp phần thay đổi thứ hạng an toàn thông tin Việt Nam là trong năm 2018 vừa qua, không có sự cố nghiêm trọng nào gây ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia trong lĩnh vực này.
Cục ATTT xác định sẽ tập trung vào nhiều nhóm giải pháp để tiếp tục duy trì và nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin trong thời gian tới.
Trọng Đạt
" alt="Có một Biển Đông trên không gian mạng" />Smartphone chính phủ Mỹ bị cài sẵn mã độc Trung Quốc
Mã độc đầu tiên trên chiếc điện thoại Android 35 USD ẩn mình trong ứng dụng Wireless Update dùng để cập nhật phần mềm.
“Chiếc điện thoại vẫn cập nhật phần mềm bình thường, song song với đó mã độc được kích hoạt mà người dùng không biết”, chuyên gia Nathan Collier của Malwarebytes cho biết.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mã độc là một biến thể của Adups, công ty Trung Quốc từng vướng nhiều bê bối đánh cắp dữ liệu riêng tư.
Mã độc thứ hai là Android/Trojan.Dropper.Agent.UMX, gắn với ứng dụng Settings. Việc gỡ bỏ mã độc này là không thể bởi nó là file hệ thống quan trọng. Trong khi đó, người dùng có thể gỡ bỏ Wireless Update nhưng cũng đồng nghĩa với điện thoại không cập nhật được phần mềm.
Malwarebytes cảnh báo nhiều điện thoại bình dân có thể bị cài cắm mã độc theo cách tương tự, hầu hết đều không thể dễ dàng gỡ bỏ khỏi máy.
Malwarebytes cho biết đã liên hệ với Assurance Wireless nhưng không nhận được phản hồi của công ty này.
Nguyễn Minh (theo Malwarebytes)
Tài khoản đám mây của Samsung bị xâm nhập, nhiều sao Hàn bị tống tiền
Nhiều nhân vật có tiếng trong làng giải trí Hàn Quốc đang bị tin tặc tống tiền sau khi chúng nắm trong tay nhiều thông tin và ảnh nhạy cảm nhờ xâm nhập dịch vụ Samsung Cloud.
" alt="Smartphone chính phủ Mỹ bị cài sẵn mã độc Trung Quốc" />- Ung thư đại trực tràng là một trong số ít ung thư có tính di truyền. Nếu bố mẹ, anh chị em mắc bệnh thì tỉ lệ mắc bệnh của các thành viên khác sẽ tăng lên.
Hotgirl 26 tuổi qua đời vì ung thư cảnh báo đừng thức khuya, nhịn ăn sáng
Bác sĩ kể những ngày cuối của hotgirl Hải Phòng 26 tuổi qua đời vì ung thư dạ dày
Gia đình 8 người cùng mắc ung thư
TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng 1, BV K cho biết, gia đình ông Phạm Duy Vinh (51 tuổi, Ninh Giang, Hải Dương) là trường hợp mắc hội chứng ung thư gia đình khá hiếm gặp.
Anh cả của ông Vinh mắc ung thư đại trực tràng và đã mất từ lâu. Năm ngoái, mẹ ông là Vũ Thị Toan qua đời ở tuổi 74 cũng vì căn bệnh này.
Ông Vinh điều trị tại BV K
Gia đình còn 8 anh em thì hiện có tới 6 người mắc ung thư đại trực tràng, đang điều trị tại BV K. Riêng ông Vinh, mới phát hiện bệnh vào cuối năm 2017. Ban đầu, ông chỉ thấy rối loạn tiêu hoá, hay đau bụng, đi ngoài ra máu nhiều lần.Khi đến BV K khám, bác sĩ chẩn đoán ông mắc ung thư đại tràng góc lách, cần phẫu thuật. Tuy nhiên vì lý do kinh tế, ông Vinh chần chừ 3 tháng sau mới quay trở lại bệnh viện, khi đó khối u đã lớn 1x2 cm. Sau mổ, bệnh nhân được chỉ định truyền hoá chất và xạ trị.
Trường hợp đặc biệt khác là gia đình bà Nguyễn Thị Thanh (59 tuổi, Yên Sơn, Tuyên Quang) khi có tới 8 người trong 2 thế hệ cùng mắc ung thư đại trực tràng.
Mẹ ruột của bà Thanh qua đời ở tuổi 68 vì ung thư đại tràng nhiều năm trước. Em gái bà phát hiện ung thư đại tràng năm 2016, đã mổ 2 lần và hoá trị, hiện sức khoẻ ổn định.
Em trai bà Thanh cũng có biểu hiện gầy yếu, da xanh nhưng không đi khám, 3-4 năm sau khi quá yếu, gia đình mới đưa đi chụp chiếu, bác sĩ tiếp tục kết luận mắc ung thư giống em gái, đang điều trị tích cực.
Bản thân bà Thanh phát hiện bệnh vào tháng 5 vừa qua khi đến bệnh viện khám do sờ thấy khối u ở sườn phải, sủi bụng nhiều ngày kèm theo đi ngoài phân lỏng.
Qua nội soi đường tiêu hóa, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư đại tràng và có chỉ định phẫu thuật và điều trị hoá chất sau đó.
Ngoài ra, bác ruột của bà Thanh cũng qua đời vì ung thư đại trực tràng. Trong số 6 con trai của ông, có 3 người mắc căn bệnh này.
TS Bình cho biết, mỗi năm tại BV K tiếp nhận khoảng 2-3 trường hợp gia đình có anh chị em cùng mắc ung thư đại trực tràng nhưng nhiều nhất chỉ 3-4 người, trường hợp gia đình có tới 8 người cùng mắc là vô cùng hy hữu.
5% di truyền
Theo số liệu WHO 2018, ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến hàng thứ 5 tại Việt Nam sau ung thư gan, phổi, dạ dày, vú. Mỗi năm ghi nhận gần 15.000 ca mắc mới, tỉ lệ 13,4/100.000 dân, trong đó khoảng 50% sẽ tử vong.
Đến nay, các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân chính gây bệnh, tuy nhiên đã tìm ra một số nhóm yếu tố nguy cơ làm gia tăng bệnh, trong đó có hội chứng di truyền, trong khi hầu hết các ung thư khác không có đặc tính này.
TS Phạm Văn Bình
TS Bình cho biết, ước tính có 5% bệnh nhân ung thư đại trực tràng có các đột biến gene di truyền (ung thư gia đình) với 2 hội chứng chính.Thứ nhất là hội chứng Lynch, tức ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp. Hội chứng này là nguyên nhân của 2-4% ca ung thư đại trực tràng, thường do di truyền sự khiếm khuyết ở một gene MNH1 hoặc MSH2... Sự đột biến ở những gene khác cũng có thể gây hội chứng này.
Nhóm thứ hai là hội chứng đa polyp có tính chất gia đình. Nguyên nhân do đột biến gene APC, di truyền từ bố mẹ sang con. Gene APC ức chế sự hình thành của khối u sinh ra ở đại tràng và có sự đột biến, chiếm khoảng 1% ca ung thư đại trực tràng.
Đặc biểm tổn thương đặc trưng ở nhóm thứ hai là toàn bộ khung đại trực tràng có hàng nghìn polyp. Có trường hợp toàn bộ đại trực tràng polyp to nhỏ nằm dày đặc như một thảm nhung, chiếm toàn bộ niêm mạc trong lòng ống đại trực tràng.
Các bệnh nhân này thường bị bệnh khi tuổi còn trẻ. Như trường hợp gia đình ông Vinh là bị đa polyp gia đình.
Theo TS Bình, nếu một người mắc hội chứng đa polyp thì hầu hết thành viên trong gia đình đều có nguy cơ mắc bệnh. Do đó khi một người trong gia đình được xác định ung thư đại trực tràng thì cả nhà nên đến viện để tầm soát bệnh ở độ tuổi sớm hơn khuyến cáo.
Các giai đoạn phát triển từ hội chứng đa polyp đến ung thư đại trực tràng Tất cả loại đa polyp đại trực tràng nếu không được can thiệp sẽ có khoảng 50% chuyển thành ung thư (từ khi sinh ra đến khi 40 tuổi). Nếu sống đến 70 tuổi, hầu hết trở thành ung thư.
Sau khi cắt polyp, tuỳ thuộc vào số polyp nhiều hay ít, tùy theo yếu tố nguy cơ cao hay thấp, người bệnh cần soi lại đại tràng định kỳ mỗi 1-3 năm.
Để phòng ngừa ung thư đại trực tràng, người dân nên:
- Hạn chế ăn mỡ, thịt động vật; giảm chất béo từ 40% xuống 20-25%.
- Tăng cường vận động thể chất.
- Tăng cường ăn các chất xơ và hoa quả tươi hằng ngày.
- Hạn chế muối, lên men, cá khô, nước tương, thịt xông khói.
- Tránh để những chất gây đột biến gene nhiễm trong thức ăn như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trọng.
- Hạn chế lạm dụng rượu, bia và các chất lên men khác.
Thúy Hạnh
5 dấu hiệu sớm của bệnh ung thư trực tràng
Hầu hết dấu hiệu sớm của bệnh ung thư đại trực tràng đều không được chú ý nên rất nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn, không thể cứu chữa.
" alt="8 người trong gia đình mắc ung thư, cảnh báo căn bệnh di truyền không thể bỏ qua" />Google luôn chèn thông tin họ có được vào cửa sổ đăng nhập của tôi
Đó chỉ là ví dụ nhỏ cho sức mạnh độc quyền khủng khiếp của Google. Vậy nên vào tuần trước, tôi quyết định đây sẽ là lần cuối.
Google biết mật khẩu tôi chưa cho phép lưu?
Liền bấm vào nút "Manage" (Quản lý) nằm dưới cùng, không ngạc nhiên khi Google theo dõi tôi rất kỹ.
Xem bảng điều khiển, tôi thấy danh sách mật khẩu chia thành 2 phần: "Đã lưu" và "Chưa lưu bao giờ".
Có gì đó sai trái ở đây thì phải? Tôi chưa từng yêu cầu Google tạo và lưu danh sách mật khẩu cho các website từng đăng nhập nhưng họ không được truy cập (và muốn truy cập trong tương lai).
Hay là nó nằm trong điều khoản sử dụng mà tôi đã đồng ý? Không nhớ rõ, nhưng tôi bắt đầu sởn gai ốc.
Sao lại có phần "Mật khẩu chưa lưu" (Never Saved) ở đây nữa? Do đó, tôi quyết định đi sâu hơn xem Google còn biết những gì. Đầu tiên là danh sách những địa chỉ được Google ghi nhận.
Hẳn là thú vị bởi tôi từng du lịch rất nhiều nơi. Có lẽ nó chỉ lưu những địa chỉ tôi nhập vào Chrome, hay những bất cứ địa chỉ nào tôi đi qua?
Những câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi, ngày càng nhiều sau khi thấy danh sách mật khẩu "chưa từng lưu" của mình.
Google có địa chỉ ông ngoại quá cố, dù tôi chưa bao giờ cung cấp
Những gì tôi thấy là danh sách dài địa chỉ - đa số liên quan trực tiếp đến tôi, có cả những nơi tôi nhập vào trình duyệt từ lúc nào không nhớ.
Tuy nhiên, còn nhiều thứ tôi chưa từng nghĩ Google sẽ có. Chúng khiến tôi - một người dành cả ngày trên Internet - thực sự thấy sợ.
Đầu tiên là thông tin của mẹ tôi. Tôi từng nhập chúng chăng? Tôi có lưu chúng vào danh bạ không? Hay chúng nằm trong các đơn hàng tôi đặt lúc nào đó?
Biết rằng không khó để Google liên kết thông tin mẹ tôi dựa trên những hoạt động của tôi trên Internet. Dù sao thì, tôi phải tiếp tục.
Không thể tin được, Google còn giữ các thông tin liên quan đến bà nội - còn sống, và ông ngoại - đã chết hồi tháng 3.
Thông tin về tên, địa chỉ của ông nội và bà ngoại tôi Tôi rùng mình bởi cả 2 chưa từng dùng Internet một phút nào. Họ cũng chưa hề gắn Internet trong nhà. Vậy tại sao Google biết rõ địa chỉ và tên đệm viết tắt của họ?
Nhìn vào địa chỉ ông ngoại, chúng được viết hoa toàn bộ. Dường như có một cỗ máy tự động nhập địa chỉ này, riêng tôi không bao giờ nhập địa chỉ toàn chữ hoa như thế, trừ viết tay trên giấy.
Có một số lý giải phù hợp cho việc này:
Có thể tôi đã nhập thông tin ông ngoại ở đâu đó. Nhưng chắc chắn là không. Tôi thậm chí chẳng biết tên đệm viết tắt của ông. Từ nhỏ đến lớn, tôi cứ nghĩ rằng ông không có tên đệm.
Tôi dùng thông tin của ông ngoại để trả lời câu hỏi bảo mật. Nhưng không. Ngay cả khi làm vậy, tôi chỉ nhập chữ "Reyzlik" cho câu hỏi "Tên thời con gái của mẹ bạn là gì?" chứ không bao giờ nhập tên đầy đủ. Tôi cũng chưa bao giờ cung cấp địa chỉ cụ thể, nhiều nhất chỉ là "Blair, Nebraska" mà thôi.
Tôi đã lưu thông tin của ông trong danh bạ. Kiểm tra rồi, câu trả lời là không. Tất cả những gì tôi lưu chỉ có tên và số điện thoại. Tên của ông trong danh bạ là "Ace" (Ace Hardware, chỗ làm của ông).
Có thể bố mẹ tôi đã nhập chúng. Do máy tính của tôi bị hỏng, tôi từng đăng nhập tài khoản vào máy tính của họ từ tháng 4 đến tháng 6 để dùng tạm. Khả năng là vậy. Tuy nhiên, khi tôi kiểm tra thì chẳng có gì cả. Ông tôi qua đời ngày 1/3, còn bố mẹ chỉ cung cấp thông tin cho các luật sư, nhà đất, ngân hàng về cái chết của ông.
Như vậy, tôi và bố mẹ chưa từng dùng tài khoản của tôi để nhập chúng, nhưng sao chúng lại liên kết với tài khoản của tôi?
Khả năng duy nhất tôi nghĩ đến là chính ông ngoại từng cung cấp thông tin cho một công ty hay ai đó ngoài đời, và chúng được bán cho Google.
Khá hợp lý, nhưng tại sao chúng có thể liên kết với tài khoản Google của tôi?
Đây là những thứ tôi nghĩ đến:
Phải chăng họ sử dụng vị trí để liên kết chúng tôi với nhau? Rất khó bởi ông ngoại tôi dùng điện thoại cơ bản và không có tài khoản Google.
Họ của tôi là Toscano còn ông là Reyzlik. Liệu Google đã liên kết ông với mẹ tôi (họ lúc chưa lấy chồng là Reyzlik)? Không chắc lắm, nhưng cũng khó bởi Google sẽ phải tạo ra cây phả hệ với dữ liệu thu thập trên toàn thế giới.
Liên tục những thắc mắc xuất hiện:
Liệu Google còn giữ những thông tin nào mà tôi chưa từng ngờ đến không?
Chúng bắt nguồn từ đâu? Những nhà tiếp thị? Hay có ai đó tạo tài khoản của ông để ăn cắp thông tin?
Họ kết nối chúng tôi như thế nào? Ông ngoại chưa từng kết bạn Facebook hay gửi email cho tôi dù chỉ một lần. Xin nhắc lại, ông ta chưa từng động tới Internet trong suốt cuộc đời.
Ngay sau đó, tôi đã xóa tính năng gợi ý lưu mật khẩu, kèm những thông tin mà tôi không muốn Google truy cập.
Khi có thời gian, tôi sẽ tải toàn bộ dữ liệu và nghiên cứu xem Google kết nối tôi với ông ngoại như thế nào. Tôi cũng cần kiểm tra liệu Google có thực sự xóa thông tin không, hay chỉ xóa khỏi bảng điều khiển của tôi. Dù không có quyền kiểm tra trực tiếp, tôi vẫn sẽ cố gắng.
Có thể chính ông tôi cung cấp thông tin cho một ai đó ngoài đời, và họ bán cho Google. Nhưng sao chúng liên kết được với tài khoản Google của tôi?
Google thu thập thông tin người dùng Có lẽ bài viết này sẽ dấy lên tranh luận xung quanh quyền riêng tư và cách thu thập thông tin của Google. Tôi biết việc mua bán thông tin là hợp pháp, chỉ thắc mắc tại sao chúng được kết nối chính xác như vậy, và chúng ta cho phép việc đó như thế nào.
Những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ: Tại sao Internet được thiết kế thành cỗ máy theo dõi lại là việc bình thường? Tại sao nó không được thiết kế để riêng tư hơn? Đây có phải cách chúng ta muốn tiếp tục? Chỉ vì hợp pháp không có nghĩa là nó đúng. Bạn muốn những gì được thay đổi, và thay đổi như thế nào?
Theo Zing/Forbes
Google 'giáng đòn đau' vào luật bản quyền của EU
Tập đoàn công nghệ Google của Mỹ ngày 25/9 cho biết sẽ không trả tiền cho các hãng truyền thông châu Âu khi sử dụng các bài viết, hình ảnh, video của họ trong các kết quả tìm kiếm tại Pháp.
" alt="Vì sao Google biết rõ địa chỉ người ông quá cố của tôi dù cụ chưa hề dùng Internet" />Theo đó, cô xuất hiện ở đường Hongdae trong bộ dạng trùm thùng carton thay cho quần áo và yêu cầu những người đàn ông qua đường chạm vào vòng 1 của mình. Đáng nói hơn là cô còn khoét thêm lỗ ở phần thân trên của chiếc thùng để người khác có thể dễ dàng chạm trực tiếp vào ngực.
Hành động này của nữ người mẫu bị người qua đường ghi lại, đăng tải lên mạng xã hội và gây ra một làn sóng phẫn nộ. Nhiều người cho rằng hành vi của cô là suy đồi đạo đức, bất chấp tất cả để có được sự chú ý.
Trái lại, ngay cả khi đối mặt với án tù, Ah In vẫn cho rằng mình đúng. “Tôi thấy khó hiểu khi đàn ông có thể cởi áo ở nơi công cộng và được coi là bình thường nhưng khi người phụ nữ làm vậy lại bị chỉ trích, áp dụng lệnh cấm, thậm chí là phạt ngồi tù và tiền”, cô nói.
Cô khẳng định không bận tâm đến chuyện bị người khác đụng chạm vào bộ phận nhạy cảm của mình. “Tôi tự hào về ngực, về cơ thể của mình và muốn khoe nó. Với tôi, việc bị đụng chạm vào cơ thể không đáng bị cấm kị hay kỳ thị”, Ah In nói.
Ah In gây chú ý với thân hình quyến rũ. Tuy vậy, lời giải thích của Ah In lại càng khiến dân tình thêm phẫn nộ. Nhiều khán giả cho rằng cô cần phải chịu mức phạt thích đáng để làm gương cho người khác.
Ah In là một người mẫu nghiệp dư tại Hàn Quốc. Công việc chính của cô là đóng phim, làm mẫu quảng cáo nội dung người lớn. Trước khi lấn sân sang lĩnh vực giải trí, Ah In từng làm công việc phục vụ trong quán karaoke để kiếm sống.
Hà Vy
" alt="Yêu cầu đàn ông trên phố sờ ngực mình, nữ người mẫu Ah In đối diện án tù" />Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lê Ngọc Quang (bên phải) và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Hải Châu (bên trái) chúc mừng Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Trần Phong (giữa). Ảnh: TTXVN.
Chiều 10/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị thực hiện quy trình công tác cán bộ. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lê Ngọc Quang chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Trần Hải Châu; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban Đảng Trung ương theo dõi địa bàn tỉnh.
Tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lê Ngọc Quang công bố Công văn của Văn phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đồng ý giới thiệu ông Trần Phong (Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đồng Hới) để bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nhiệm kỳ 2020-2025, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình Trần Vũ Khiêm đã trình bày tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc bầu Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hội nghị đã tiến hành thảo luận và thống nhất với tờ trình giới thiệu nhân sự của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để bầu chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 đối với ông Trần Phong. Kết quả, 100% số phiếu thống nhất bầu ông Trần Phong giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lê Ngọc Quang và Phó Bí Thường trực Tỉnh ủy Trần Hải Châu đã tặng hoa chúc mừng ông Trần Phong được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Ông Trần Phong (sinh năm 1974, quê quán tại xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) là Cử nhân Quản trị kinh doanh tổng hợp; trình độ trính trị: Cao cấp.
Ông từng đảm nhiệm các chức vụ như: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình và Bí thư Thành ủy Đồng Hới.