Fortinet: Mã độc tống tiền vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng với các doanh nghiệp

Ngoại Hạng Anh 2025-01-25 04:42:31 45
Đâu là những mối nguy hiểm đang không ngừng gia tăng trên không gian mạng?ãđộctốngtiềnvẫnlàmốiđedọanghiêmtrọngvớicácdoanhnghiệ<strong>xem lịch bóng đá</strong> | Fortinet: Mã độc tống tiền vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng với các doanh nghiệp

Chuyên gia Fortinet nhấn mạnh, các mã độc trên không gian mạng đang ngày càng trở nên tinh vi hơn để “qua mặt”, tránh bị các công cụ bảo mật, giải pháp bảo vệ an ninh mạng phát hiện. (Ảnh minh họa: Fortinet)

Báo cáo tổng quan về các mối đe dọa an ninh mạng của quý 2/2019 vừa được hãng bảo mật Fortinet công bố ngày 3/9/2019. 

Theo Fortinet, trong quý 2/2019, chỉ số toàn cảnh của các mối đe dọa trên mạng - một thước đo cho các hoạt động nguy hại trên mạng Internet, đã chạm mốc cao nhất từ trước tới nay, tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng với đó, chuyên gia Fortinet nhận định, nhiều công cụ mang mã độc đang ngày càng trở nên tinh vi hơn trong các hoạt động che giấu và chống phân tích để tránh khỏi phần mềm chống virus hoặc các biện pháp phát hiện mối đe dọa khác.

Minh chứng cho nhận định trên, Fortinet cho hay, một chiến dịch thư rác điện tử gần đây cho thấy các hacker đã sử dụng và điều chỉnh kỹ thuật chống lại những biện pháp bảo vệ an ninh mạng. Cụ thể, chiến dịch sử dụng 1 email mạo danh có tệp đính kèm là file tài liệu Excel có chứa macro (một chương trình chạy bên trong tập tin) độc hại. Macro có các thuộc tính được thiết kế để vô hiệu hóa các công cụ bảo mật, thực hiện các lệnh một cách tùy ý, gây ra các vấn đề về bộ nhớ.

Một ví dụ khác liên quan đến biến thể của mã độc trojan ngân hàng Dridex. Loại Trojan này có thể thay đổi tên của các tệp tin mỗi khi nạn nhân đăng nhập, gây khó khăn cho việc phát hiện mã độc trên các hệ thống máy chủ bị lây nhiễm.

Chuyên gia Fortinet cho rằng: “Việc hacker gia tăng sử dụng các chiến thuật chống phân tích và lẩn tránh trên phạm vi rộng hơn là lời nhắc với các tổ chức, doanh nghiệp về sự cần thiết của các biện pháp phòng thủ đa lớp và khả năng phát hiện mối đe dọa dựa trên hành vi”.

Báo cáo mới của Fortinet cũng cảnh báo về mã độc đánh cắp thông tin Zegost. Theo Fortinet, mã độc này là nền tảng ban đầu của một chiến dịch lừa đảo trực tuyến có mục tiêu và sử dụng các kỹ thuật tinh vi. Giống như các phương thức đánh cắp dữ liệu khác, mục tiêu chính của Zegost là tổng hợp thông tin về thiết bị của nạn nhân và thu thập chúng. Tuy nhiên, khi so sánh với các mã độc khác, Zegost được cấu hình đặc biệt để chạy phía dưới phần kiểm soát của radar.

本文地址:http://user.tour-time.com/news/880b698664.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo PSIS Semarang vs Persis Solo, 19h00 ngày 20/1: Thất vọng cửa dưới

{keywords}

Kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất đã đạt 75% tổng kinh phí đầu tư trong 11 năm, còn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho lao động chỉ đạt 8,08%. Ảnh: danviet.vn

Giữa tuần này một hội nghị sơ kết về chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ được Chính phủ tổ chức. Theo tổng cục Dạy nghề (bộ Lao động – thương binh và xã hội), tổng kinh phí đã sử dụng trong ba năm là hơn 4.778 tỉ đồng, trong đó hơn 1.641 tỉ đồng hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gần 252 tỉ đồng kinh phí đào tạo bồi dưỡng cho lao động cấp xã. Còn lại gần 2.931 tỉ đồng đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho dạy nghề. Chỉ sau ba năm triển khai chương trình, số kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất đã đạt 75% tổng kinh phí đầu tư trong 11 năm, còn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho lao động chỉ đạt 8,08%.

Với số kinh phí chi cho đầu tư cơ sở vật chất lớn như vậy, các trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện vốn đang thoi thóp vì xuống cấp, không có người học bỗng dưng được hồi sinh. Trung bình mỗi trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện được đầu tư từ 40 – 50 tỉ đồng để xây dựng lại cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị. Đã có những địa phương bị phát hiện mua sắm lãng phí như Dăk Nông, Lâm Đồng, năm trung tâm bị phát hiện mua sắm thiết bị không phù hợp, tám trung tâm mua thiết bị về nhưng chưa sử dụng…

Có vẻ như số kinh phí đầu tư như vậy vẫn chưa thể làm thoả mãn các địa phương. Vẫn có nhiều địa phương đề xuất tăng định mức đầu tư. Cụ thể như huyện Phố Yên, Thái Nguyên muốn được bố trí nhanh kinh phí để xây dựng trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên, tỉnh Bắc Giang muốn được hỗ trợ kinh phí để xây dựng các trung tâm dạy nghề cấp huyện ở những huyện chưa có, tỉnh Sóc Trăng muốn kinh phí trung ương bố trí cho mỗi năm 20 tỉ đồng để mua sắm trang thiết bị…

Chỉ sau ba năm triển khai chương trình, số kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất đã đạt 75% tổng kinh phí đầu tư trong 11 năm, còn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho lao động chỉ đạt 8,08%.

Trong khi “phong trào” mua sắm đầu tư trở thành một điều kiện để chương trình đào tạo lao động nông thôn thành công thì vẫn có những mô hình đào tạo không cần nhiều chi phí đầu tư cơ sở vật chất như vậy. Ông Huỳnh Văn Thòn, tổng giám đốc công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang kể, công ty ông là doanh nghiệp có tham gia vào chương trình đào tạo này nhưng cách mà công ty triển khai là tổ chức nông dân theo từng nhóm với nhóm trưởng là nông dân giỏi. Nông dân được học các kỹ thuật canh tác và các kỹ năng ngay trên cánh đồng. Việc đào tạo được tổ chức theo hình thức kèm cặp khoá trước kèm khoá sau. Theo định kỳ, nông dân được tham gia các buổi nói chuyện về cách làm hay, kiến thức kinh doanh… khiến họ rất hào hứng.

Hay như ông Phạm Vũ Khiêm, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Long Biên (Hà Nội) cho biết, trường đã đào tạo được 3.669 lao động nông thôn, số lao động này đã có việc làm với mức thu nhập từ 2,3 – 4,5 triệu đồng/tháng. Nhà trường đã tự liên hệ với các doanh nghiệp để tìm việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo sau đó mới tuyển sinh. Những lao động này được đào tạo theo kinh phí hỗ trợ của chương trình, ngoài ra ngân sách nhà nước không phải đầu tư thêm cho cơ sở vật chất của nhà trường vì đã có sẵn.

Như vậy, nhìn vào ba năm triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với mức chi lớn nhưng lại chủ yếu chi cho đầu tư cơ sở vật chất của các trường, vấn đề đặt ra là việc đầu tư các trường dạy nghề cấp huyện nhiều với mức kinh phí lớn có thực sự cần thiết? Mỗi huyện có một trường dạy nghề, sau chương trình này các trường nghề sẽ tiếp tục hoạt động khi không còn được hỗ trợ? Mục tiêu cuối cùng là lao động nông thôn có nghề, có việc làm và có thu nhập, họ là người được hưởng lợi từ chương trình mà không phải là các trường đào tạo, nhưng xem ra các trường nghề mới đang là đối tượng hưởng lợi chính từ chương trình này.

(TheoTây Giang/Sài Gòn Tiếp Thị)">

Ai hưởng lợi từ gần 5.000 tỉ đồng dạy nghề?

Mai Phương xạ trị tiến triển, tế bào ung thư không phát triển

Nhận định, soi kèo San Carlos vs Sporting San Jose, 08h00 ngày 21/01: Ám ảnh xa nhà

{keywords}Thay vì cấm cản, bố mẹ nên trở thành bạn bè với con cái trong không gian số. (Ảnh: Hải Đăng)

Bà Trần Vân Anh - Giám đốc chương trình, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) cho rằng thay vì cấm cản, phụ huynh nên lắng nghe và khuyên nhủ con nhiều hơn để tránh tình trạng con học theo tin sai lệch.

Ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chính sách, đại diện Tiktok tại Việt Nam, khẳng định tin giả, tin sai lệch ngày nay có thể bắt gặp qua nhiều hình thức thể hiện từ câu chữ, hình ảnh, video; chủ yếu liên quan đến nội dung gây hiểu lầm, giải trí không lành mạnh, tiếp thị ẩn, nói xấu…

Tin xấu độc không đơn thuần mang tới những kiến thức, quan niệm lệch lạc cho con trẻ mà có thể gây tác hại trực tiếp hoặc có nguy cơ gây tổn thương tới thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, sự riêng tư hay quá trình phát triển của trẻ em. 

Bà Vân Anh cho biết những nội dung tiêu cực như video bạo lực, thông tin 18+, các trào lưu độc hại dẫn đến tổn thương tâm lý hay hành vi tự hại… ngày càng nhiều hơn trên Internet. Do đó, việc các phụ huynh lo sợ, cấm cản thanh thiếu niên và trẻ em sử dụng Internet là có thể thông cảm phần nào, nhưng chưa phải cách tối ưu.

Để hạn chế con cái tiếp cận thông tin xấu độc, bà Vân Anh khuyên cha mẹ xây dựng mối quan hệ tốt với con cái trên các nền tảng trực tuyến. Lên mạng là xu hướng tất yếu của thanh thiếu niên trong thời đại số, nên đôi khi việc cấm đoán có thể trở nên phản tác dụng. Vị chuyên gia này cho rằng phụ huynh cần thấu hiểu và đồng hành cùng con cái trong hành trình số.

“Thay vì nơm nớp lo sợ, các phụ huynh hãy bắt đầu sớm: Bắt đầu tập dùng mạng xã hội cùng con, bắt đầu lắng nghe và trò chuyện với con, bắt đầu tham gia một số trào lưu vui nhộn khi rảnh… Dần dà, phụ huynh vừa có thể hỗ trợ con cái, vừa thắt chặt tình cảm gia đình”, anh Minh Hải, một nhà sáng tạo nội dung trên TikTok nêu ý kiến.

Trẻ em và thanh thiếu niên là đối tượng đang phát triển, dễ tiếp cận Internet nhưng đồng thời dễ bị tổn thương, xâm hại trên môi trường này với vô số rủi ro. 

Do đó, bà Vân Anh nhấn mạnh không nên “lên gân” với con trẻ mà phụ huynh nên ân cần nhưng vẫn nghiêm túc, đó là thái độ tốt nhất để trở thành người bạn đồng hành cùng con. 

Để làm được điều đó, các phụ huynh nên chủ động trò chuyện với con về việc phân biệt tin tốt - tin độc hại, dặn các con không nên chia sẻ dữ liệu cá nhân cho bất kỳ ai, để mắt và xây dựng quy ước với con về các nội dung có thể truy cập… 

“Hãy luôn nhớ, cha mẹ làm những việc đó trên tư cách là một người bạn, thậm chí có thể kết bạn trên các nền tảng cùng con. Khi được góp ý, nhắc nhở từ góc độ bạn bè, con cái sẽ dễ mở lòng lắng nghe, tâm sự hơn là phải tiếp thu những yêu cầu hà khắc, cấm đoán…”, bà Vân Anh kết luận.

Hải Đăng

Trẻ em gặp nguy hiểm trên mạng: Những hậu quả không thể nhìn thấy bằng mắt

Trẻ em gặp nguy hiểm trên mạng: Những hậu quả không thể nhìn thấy bằng mắt

Bắt nạt trên mạng ít có di chứng trên thân thể nên cha mẹ khó phát hiện, nhưng hậu quả để lại rất sâu sắc và lâu dài.

">

Bố mẹ cần làm gì khi con cái tiếp cận Internet?

-Những người có khả năng nói chuyện trước đám đông, trình bày tốt khi đi làm tại các tập đoàn, công ty đa quốc gia sẽ được tiếp nhận như thế nào?

Trong phần tiếp theo của bàn tròn trực tuyến "kỹ năng cho phát triển, góc nhìn doanh nghiệp", ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam và bà Phạm Thị Hồng Ánh, Giám đốc nhân sự công ty Ernst & Young chia sẻ nhiều trải nghiệm hữu ích.

XEM CÁC PHẦN TRƯỚC

Phần 1: Nhân lực Việt tụt hậu hơn Hàn, Sing 20 năm trước

Phần 2: Doanh nghiệp hàng đầu đang bắt tay với ai?

Phần 3: Sinh viên tự tạo năng lực cạnh tranh

Xem khách mời

{keywords}
Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến
Nhà báo Hạ Anh: Ông Luis vừa nhấn mạnh vai trò của nhà trường, của giáo dục phổ thông - giáo dục xa hơn hệ đại học trong việc trang bị kỹ năng cho người lao động, đó cũng là một đề xuất mà tôi nghĩ là có tính căn bản. Nhưng cũng có một giải pháp là sự tự đào tạo của doanh nghiệp. Doanh nghiệp mà làm công tác nhân sự tốt, chú trọng vào việc đào tạo và tập huấn tốt cũng là một yếu tố quan trọng để tăng cường kỹ năng cho người lao động. Chị Hồng Ánh có thể chia sẻ gì về điều này?

Bà Phạm Thị Hồng Ánh:Tôi vẫn tin rằng một doanh nghiệp lành mạnh luôn phải có một nhóm chuyên viên có chất lượng và luôn được đào tạo để sẵn sàng trở thành những người lãnh đạo trong tương lai.

Ở Erst & Young, chúng tôi không chỉ đào tạo kiến thức chuyên ngành mà còn giúp tổ chức những khóa đào tạo về kỹ năng. Với các bạn vừa mới ra trường, chúng tôi sẽ đào tạo những cái cơ bản. Nhưng khi lên tới một vị trí nhất định, ví dụ như là trưởng nhóm nhỏ thì sẽ được cung cấp chương trình đào tạo để có kỹ năng lãnh đạo nhóm, kỹ năng quản lý cơ bản.

Lên nữa, họ có thể được đào tạo kỹ năng quản lý hoặc công ty sẽ hỗ trợ họ để có thêm bằng cấp về quản trị kinh doanh.

Ông Christian Bodewig:Chúng ta rất hay chú trọng đến thời điểm từ khi sinh viên rời các cơ sở giáo dục đào tạo đến khi họ vào các doanh nghiệp. Nhưng thực ra, những kỹ năng được hình thành từ giai đoạn chúng ta sinh ra đến khi qua đời. Trau dồi kỹ năng là một quá trình cả đời.

Điều đó có nghĩa là chiến lược phát triển kỹ năng cho nguồn nhân lực của Việt Nam không chỉ nên tập trung vào vài nămg, mà phải rộng hơn nhiều.

Những hoạt động về phát triển não bộ để giúp chúng ta có khả năng tư duy tốt thực ra được hình thành từ 3 năm đầu của cuộc đời. Nó quyết định liệu sau này chúng ta có thể trở thành người lao động tốt hay không.

Như chị Hồng Ánh đã nói, việc đào tạo tại nơi làm việc là một yếu tố ngày càng trở nên quan trọng ở VN vì 2 lý do.

Thứ nhất, khi tuổi thọ trung bình của người VN tăng lên, người ta sẽ sống lâu hơn, đương nhiên người ta sẽ phải làm việc trong thời gian dài hơn.

Lý do thứ hai là nền kinh tế VN ngày càng phát triển, công nghệ cũng ngày càng phát triển. Như vậy, người lao động phải được đào tạo để đáp ứng, thích nghi được với những thay đổi về công nghệ.

Nhà báo Hạ Anh:Nhắc tới lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động, tôi rất chia sẻ ý kiến của chị Hồng Ánh và anh Tiến Trường ở khía cạnh sự chủ động, nỗ lực của mỗi cá nhân. Nhìn một cách rộng hơn, nhà trường và hệ thống giáo dục có thể hỗ trợ được gì cho các cá nhân đó. Mình có thể đặt vấn đề ở khoảng cách xa hơn, tức là nhà trường không chỉ là đại học, mà cả ở phổ thông. Nó tạo ra một văn hóa giáo dục, một nếp tư duy để khiến cho người ta chủ động hay bị động. Các anh chị có nghĩ là vai trò của nhà trường, của giáo dục đại chúng là phải giúp cho các cá nhân hiểu được tính chủ động và giá trị cá nhân không? Và liệu đó có phải là một điểm chưa mạnh của giáo dục ở mình không?

Ông Lê Tiến Trường:Ở tất cả các nước chứ không riêng gì VN, hệ thống giáo dục bao giờ cũng có tốc độ thay đổi chậm hơn so với khu vực năng động nhất của nền kinh tế là doanh nghiệp.

Vì thế, cũng như các chuyên gia vừa nói, luôn luôn tồn tại khoảng cách nhất định giữa đòi hỏi của doanh nghiệp và sản phẩm của giáo dục.

Tất nhiên, ở VN, khoảng cách này lại càng lớn. Cảm giác như giữa tốc độ năng động phát triển kinh tế quá nhanh trong giai đoạn vừa qua và tốc độ thay đổi của hệ thống giáo dục lại càng cho thấy khoảng cách đó xa hơn. Chứ không phải bản thân hệ thống giáo dục VN không có sự thay đổi.

Nếu chúng tôi tốt nghiệp cách đây 20 năm mà quay lại nhà trường thì rõ ràng nhà trường cũng cải thiện, nhưng cải thiện trong 20 năm đó ít hơn so với nền kinh tế rất nhiều.

Vì thế, rõ ràng đây là nhiệm vụ mà hệ thống giáo dục quốc dân vẫn phải tiếp tục.

Cũng vì lý do đó mà tại sao giáo dục luôn là chủ đề nóng của tất cả các diễn đàn. Điều đó cũng phản ánh đòi hỏi của xã hội rất cao đối với giáo dục.

Quan trọng là giáo dục không chỉ là đưa chương trình dạy, mà là tạo ra định hướng tự học, tự nghiên cứu, định hướng phát triển cá nhân cho mỗi con người để nó không phải là một cái khuôn giống hệt nhau thông qua giáo dục, mà nó chỉ là cái lõi về kiến thức thì giống nhau nhưng khả năng phát triển cá nhân thì vẫn đa dạng.

{keywords}
Bà Phạm Thị Hồng Ánh

Nhà báo Hạ Anh:Thưa ông Luis, như anh Tiến Trường vừa đề cập, giữa nhà trường và doanh nghiệp luôn có khoảng cách mà ở Việt Nam, độ vênh này ngày càng lớn. Thế còn ở thế giới thì như thế nào?

Ông Christian Bodewig:Có một điều hết sức quan trọng. Ở những nước mà hệ thống giáo dục sau phổ thông có hiệu quả cao là bởi họ có cơ chế để trao đổi thông tin và có động lực khuyến khích để trường đại học phản ứng nhanh nhạy hơn trước các tín hiệu xung quanh mình.

Có thể đảm bảo được điều này thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Ví dụ, các nhà lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp tham gia vào làm thành viên của hội đồng quản trị của nhà trường. Hay có các chương trình liên kết, liên doanh giữa nhà trường với doanh nghiệp. Rồi những cơ chế cho sinh viên ở các trường thực tập ở các doanh nghiệp.v…v.

Một điểm nữa là các trường đại học phải hết sức quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu và phải thấy rằng nghiên cứu là những điểm đột phá để giúp họ có thể thu được kiến thức và thúc đẩy việc tạo ra kiến thức.

Việc tập trung vào nghiên cứu cũng là yếu tố đảm bảo có một hệ thống giáo dục đại học đạt đẳng cấp thế giới.

Trường đại học cũng phải có liên kết chặt chẽ hơn nữa với các bậc giáo dục trước đó để sinh viên có thể thành công.

Cũng như đồng nghiệp của tôi đã nói, không thể nhìn nhận các trường đại học là các cơ sở tách bạch mà phải là một phần không thể tách rời của một hệ thống tổng thể và toàn bộ hệ thống ấy phải hoạt động nhịp nhàng.

Ở Việt Nam, luật giáo dục đại học mới đây đã đưa ra những quy tắc, nguyên tắc yêu cầu các trường đại học phải có sự điều chỉnh thích nghi và đổi mới mình để có thể đáp ứng được các yêu cầu của môi trường mới.

Tôi cũng chưa bao giờ gặp một nước nào mà trong đó kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các nhà tuyển dụng rất hài lòng với kỹ năng trình độ của sinh viên tốt nghiệp.

Xét về nhiều phương diện, đây cũng là một dấu hiệu tốt. Điều ấy cho thấy rằng thế giới của chúng ta luôn luôn có sự tiến bộ và những thay đổi về công nghệ luôn luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với người lao động so với khả năng cung ứng của hệ thống giáo dục đào tạo.

{keywords}
Ông Christian Bodewig

Ông Christian Bodewig:Chỉ có ở nền kinh tế đình trệ không có tiến triển gì cả thì chúng ta mới thấy tất cả mọi người đều hài lòng. Mà Việt Nam lại không phải là một nền kinh tế đình trệ và cũng không muốn là một nền kinh tế đình trệ.

Tuy nhiên, một điều rất quan trọng là àm sao để hệ thống giáo dục đào tạo đủ mức linh hoạt và đủ mức hội nhập để có thể có khả năng phản ứng nhanh nhạy trước những thay đổi về nhu cầu đối với kỹ năng, trình độ cho thị trường lao động.

Một điểm nữa là làm sao đảm bảo những sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở giáo dục đào tạo hay lực lượng lao động có được những kỹ năng nền tảng vững chắc để thay đổi thích nghi trong suốt cuộc đời.

Nhà báo Hạ Anh:Một câu hỏi khác vừa mới xuất hiện ở đây. Câu hỏi như sau: “Với góc độ là một doanh nghiệp, liệu các ông, các bà có sẵn sàng mở cửa để đón nhận những bạn trẻ từ bỏ giáo dục đại học để tự bồi dưỡng và tự rèn luyện kỹ năng theo đam mê của chính họ hay không? Họ có cơ hội tham gia thử thách cùng với công ty không hay sẽ loại ngay từ vòng hồ sơ?”

Ông Lê Tiến Trường:Trong lý thuyết cũng rất rõ. Có hai mặt rất khác biệt. Có những mặt dứt khoát phải do hệ thống giáo dục can thiệp. Anh không thể có thời gian bù đắp thời gian để tự học được đâu bởi thời gian sẽ rất lâu và không thực sự kinh tế. Những trường hợp không tham gia học hành trong hệ thống giáo dục mà vẫn thành công đều là những người có năng lực tự học thuộc loại xuất sắc.

Tôi cũng thấy có nhiều bạn kỹ năng rất tốt, đặc biệt các bạn có hoạt động trong đoàn thanh niên hay hội sinh viên nhiều.

Cảm giác như nói chuyện trước đám đông, trình bày rất tốt nhưng nó không đồng nghĩa với việc khi đi làm bạn sẽ trình bày tốt đâu.

Bởi vì khi trình bày tốt trong công việc là nó xuất phát từ chỗ nền tảng kiến thức và sự hiểu biết về công việc đó phải tốt. Sau đó thì anh dùng các công cụ trình bày đó để trình bày ra cho nó hiệu quả hơn. Chứ không thể nào xây nhà không có gạch, toàn vữa, vôi với cả sơn mà bảo thành nhà. Kỹ năng là nó bổ trợ để anh trình bày cho tốt cái kiến thức cốt lõi và nền tảng chuyên môn của anh mà thôi.

{keywords}
Ông Luis Beveniste

Ông Luis Beveniste:Tôi nghĩ rằng một hệ thống giáo dục đào tạo tốt hay hệ thống đào tạo kỹ năng tốt là một hệ thống tạo ra nhiều loại cơ hội khác nhau cho nhiều kiểu người khác nhau.

Làm sao để người ta có thể đi học các hệ thống như chính quy, các chương trình học bán thời gian hay những khoá học từ xa. Tóm lại là có nhiều cách khác nhau để người ta có thể nâng cao kỹ năng hay kiến thức của mình.

Như vậy một hệ thống tốt thì phải có nhiều cách khác nhau, nhiều cơ hội khác nhau cho nhiều kiểu kỹ năng khác nhau.

Tuy nhiên hệ thống ấy cũng phải tạo cho người ta cơ hội thứ hai. Nghĩa là, có nhiều người có thể vì lý do nào đấy như sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hay điều kiện kinh tế mà họ không tiếp tục theo học được, có khi phải bỏ học. Hệ thống phải cho phép họ có cơ hội để quay trở lại tiếp tục học.

Một ý nữa là phải tạo ra được những kênh để các bên có thể trao đổi được với nhau và người ta có thể định hướng được, xác định được những cơ hội khác nhau để có thể phát triển được những kỹ năng của mình.

Chúng ta cần một hệ thống trong đó chúng ta ghi nhận bằng cấp cũng như khả năng thực tế để người lao động hay mọi người có cơ hội trong suốt cuộc đời của mình.

Phần cuối: Nếu ông là Phó Thủ tướng…

Thực hiện: Ban Giáo dục

">

Tập đoàn lớn có tuyển người 'chém gió' giỏi?

友情链接