Trước một trung tâm thương mại đối diện nhà thờ Đức Bà, Quận 1, khung cảnh cũng tương tự như ngày nghỉ lễ
Khu Hồ Con Rùa, quận 1 khá vắng lặng dù là ngày cuối tuần
Trong một trung tâm thương mại nổi tiếng ở quận Bình Thạnh cũng thưa thớt bóng người
Rất ít người vào đây để tham quan, mua sắm
Một quán ăn sang trọng vắng khách dù ngày cuối tuần
Nhiều hàng quán khác cũng rơi vào cảnh tương tự, tình trạng này đã kéo dài từ những ngày nghỉ Tết đến nay, từ khi phát hiện dịch bệnh xuất hiện tại TP.HCM
Một quán cà phê thường ngày đông chật nay ghế trống nhiều hơn người ngồi
Một quán ăn còn không khí Tết nhưng cũng vắng người ngồi ăn
Quán cà phê máy lạnh ở trung tâm Quận 1 cũng không có nhiều người ngồi.
T.Tùng
" alt="Người Sài Gòn ít đến nơi công cộng, khu trung tâm vắng vẻ" />
Bị bắt quả tang ở nhà nghỉ, nữ trưởng phòng nói lý do sốc.
Cuộc hôn nhân của chúng tôi được coi là bình lặng suốt 5 năm đầu tiên. Đến năm thứ 6, tức là sau khi vợ tôi sinh con thứ 2, sóng gió mới bắt đầu ập đến. Vợ tôi nói, cô ấy đã hy sinh cho gia đình nhiều, giờ là lúc cô ấy muốn phấn đấu cho sự nghiệp.
Tôi đồng ý và đã thuê giúp việc hỗ trợ việc nhà, chăm sóc, đưa đón các con đi học.
Vợ tôi là người thông minh, nhanh nhẹn lại có kỹ năng giao tiếp nên chỉ 1 thời gian ngắn, cô ấy đã được lên chức phó phòng, rồi trưởng phòng kinh doanh. Nhưng cũng từ đây, tôi thấy cô ấy thay đổi nhiều, bỏ bê chồng con và nói dối nhiều hơn.
Có lần cô ấy bảo đi công tác miền Trung nhưng tôi lại phát hiện, cô ấy đến một tỉnh miền núi phía bắc. Một lần khác, cô ấy nói đi dự hội nghị xúc tiến đầu tư nhưng đồng nghiệp của cô ấy nói với tôi rằng, cô ấy đang xin nghỉ phép. Khi bị tôi bắt bẻ, cô ấy mới giải thích lý do. Nhưng đó là những lý do mà tôi không hoàn toàn bị thuyết phục.
6 tháng trước, tôi phát hiện trong điện thoại của cô ấy có một tin nhắn đáng ngờ. Tôi thuê thám tử theo dõi thì biết cô ấy ra ngoại thành và vào nhà nghỉ cùng 1 người đàn ông.
Bị tôi bắt quả tang, cô ấy khóc lóc van xin rất nhiều nên tôi đành 'ngậm bồ hòn làm ngọt', tạm bỏ qua sự việc.
Gần đây, tôi lại bắt gặp cô ấy nhắn tin tình cảm với gã đó. Tôi làm căng thì cô ấy nói, đó là đối tác lớn của công ty, cũng là người đã gián tiếp giúp cô ấy ngồi vào vị trí trưởng phòng.
Cô ấy xin tôi cho chút thời gian để tìm cách rời khỏi mối quan hệ mà vẫn giữ được lợi ích cho bản thân và công ty.
Tôi nói, tôi không cần cô ấy phải kiếm nhiều tiền. Tôi chỉ muốn cô ấy là một nhân viên bình thường, có thời gian cho chồng con, bảo vệ tổ ấm gia đình. Thế nhưng, cô ấy không muốn an phận như vậy.
Trong lúc tranh luận, cô ấy hét vào mặt tôi rằng, tôi cũng từng phản bội cô ấy nên bây giờ, tôi không có tư cách để lên án cô ấy chuyện ngoại tình.
Tôi rất sốc. Hóa ra, lúc chưa cưới, cô ấy biết chuyện tôi phản bội nhưng lại im lặng. Bây giờ, cô ấy coi đó như cái cớ để 'ông ăn chả, bà ăn nem'.
Tự nhiên, tôi thấy những hiểu biết của tôi về cô ấy bỗng trở nên mơ hồ. Tôi không hiểu cô ấy là người nhẫn nhịn giỏi hay là người có lòng dạ khó hiểu. Mong mọi người cho tôi lời khuyên. Tôi thật sự đang rối bời.
Vợ say nắng anh chủ cầm đồ, mang hết tài sản cho người tình
Nhìn Yến tàn tạ, vật vã, tôi thấy trái tim mình đau đớn, xót xa. Tôi có nên dang rộng vòng tay tha thứ cho em để gia đình đoàn viên, con cái có đủ bố mẹ.
" alt="Bị bắt quả tang ngoại tình ở nhà nghỉ, nữ trưởng phòng nói lý do sốc" />
Anh Hiếu hướng dẫn học sinh cách pha chế nước rửa tay.
Kinh phí mua nguyên liệu sản xuất ban đầu do anh Hiếu bỏ tiền túi, sau có một số người quen quyên góp, ủng hộ thêm.
Bên cạnh việc tặng bạn bè, người thân, nhiều người biết thông tin qua trang Facebook đã chủ động liên hệ với anh Hiếu, đến nhận nước rửa tay miễn phí.
Chia sẻ với VietNamNet, anh Hiếu cho hay, công thức pha chế nước rửa tay được anh áp dụng theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới WHO.
Toàn bộ quá trình pha chế, đóng chai được thực hiện ngay tại phòng nghiên cứu của anh ở phố Nhân Hòa (Thanh Xuân, Hà Nội).
Nguyên liệu pha chế nước rửa tay khô từ cồn, tinh dầu, glycerin...
‘Trung bình 1 chai nước rửa tay 60ml ngoài thị trường bán khoảng 50 nghìn đồng. Tuy nhiên, các sản phẩm tôi làm ra, nếu tính giá thành chỉ khoảng 12 nghìn đồng/chai. Ở đây, nhóm chúng tôi sản xuất phi thương mại, nhằm mục đích giúp đỡ mọi người’, thầy giáo sinh năm 1977 bộc bạch.
Theo lời anh Hiếu, thành phần nước rửa tay khô anh pha chế gồm: Nước cất, cồn y tế 90 độ, glycerin thực phẩm (chất giữ ẩm), oxy già và bổ sung thêm tinh dầu. Trong đó, glycerin giữ ẩm, tránh khô da, tinh dầu có công dụng khử mùi cồn, còn cồn có tác dụng khử khuẩn.
‘Dùng nước rửa tay khô pha chế từ cồn, oxy già không phải là cách tốt nhất trong khử khuẩn. Nhưng nguyên liệu này rẻ, dễ làm, quan trọng, ta có thể sử dụng tức thời, sát khuẩn mọi lúc, mọi nơi, nhất là trong thời điểm dịch viêm đường hô hấp cấp đang bùng phát’, anh Hiếu nói.
Thầy giáo sinh năm 1977 cho biết, dù nguyên liệu và cách pha chế nước rửa tay khô này khá phổ biến nhưng anh không khuyến cáo mọi người tự pha chế tại nhà.
Những ngày qua, anh Hiếu đã tự pha chế, tặng 600 chai nước rửa tay cho mọi người.
‘Trong thành phần nước rửa tay có oxy già và cồn. Khi pha chế, người làm phải dùng găng tay bảo hộ, đề phòng oxy già rơi vào tay, gây hại da tay.
Ngoài ra, nếu không cẩn thận, để gần các khu vực có lửa, các hóa chất này dễ bắt lửa, gây hỏa hoạn. Trường hợp cần thiết, nếu không có nước rửa tay khô, mọi người có thể dùng rượu sát khuẩn tạm thời’, anh Hiếu chia sẻ.
Gấp rút sản xuất 2400 chai nước rửa tay khô chuyển lên biên giới
Sau khi phát miễn phí 600 chai nước rửa tay khô, anh Hiếu đã đồng hành cùng dự án 'Bàn tay sạch' của một nhóm thiện nguyện, sản xuất 2.400 chai nước rửa tay, dung tích 500 ml/chai gửi tặng học sinh hai huyện Phong Thổ và Nậm Pồ tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Nguyên liệu được nhóm anh Hiếu mua từ trường Đại học Y Hà Nội và pha chế theo công thức của WHO.
Có mặt tại phòng LAB của thầy giáo Hiếu, chị Nguyễn Thị Thanh Loan, đang công tác tại Nhà xuất bản Giáo dục cho hay, chị cùng nhóm thiện nguyện thuộc dự án 'Bàn tay sạch' hỗ trợ, phát nước rửa tay khô cho học sinh vùng cao ở Điện Biên và Lai Châu thông qua sự giúp đỡ của bộ đội biên phòng.
Các em học sinh cấp 3 hỗ trợ đóng chai.
‘Chúng tôi được sự giúp đỡ của bộ đội biên phòng Lai Châu và Điện Biên. Họ gửi cho chúng tôi số lượng trường, lớp. Tất cả các thùng nước rửa tay được chuyển lên đồn biên phòng và bộ đội biên phòng sẽ phát nước rửa tay đến các trường.
Ban đầu chúng tôi chưa có ý tưởng này nhưng khi tình trạng khan hiếm nước rửa tay khô và khẩu trang xảy ra, chúng tôi đã nhờ đến sự hỗ trợ của thầy giáo Hiếu, gấp rút sản xuất 2.400 chai nước rửa tay, chuyển lên biên giới trong 5 ngày.
Nhóm tham gia sản xuất không chỉ có các tình nguyện viên lâu năm mà còn có sự tham gia của các em học sinh tại một số trường cấp 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội’, chị Loan nói.
Nước rửa tay thành phẩm, gửi hỗ trợ cho học sinh vùng cao
Chị Hà - phụ huynh học sinh trong nhóm sản xuất nước rửa tay kể: ‘Khi con trai tôi thông báo tham gia dự án, tôi hết sức ủng hộ. Chúng tôi chủ yếu đóng gói, vận chuyển. Công việc pha chế đều do anh Hiếu đảm nhiệm.
Kinh phí mua nguyên liệu được các mạnh thường quân ủng hộ khoảng 60 triệu đồng. Do cần số lượng lớn, để tiết kiệm chi phí, ngoài mua chai nhựa mới, chúng tôi đi thu gom vỏ chai nhựa đã qua sử dụng, về rửa sạch, phơi khô, rồi đong nước rửa tay vào đó'.
'Hiện, nhóm chúng tôi đã sản xuất được hơn 800 chai. Mỗi chai khoảng 500ml và chuyển đi Lai Châu. Tuần tới, chúng tôi dự kiến sản xuất thêm, chuyển đi các tỉnh biên giới phía Bắc’, chị Hà cho biết thêm.
Hàng trăm chai nước rửa tay khô được đóng thùng, vận chuyển lên Lai Châu.
Thầy giáo bỏ việc nghìn đô, giúp học sinh làm thuyền vớt rác
Từng làm công việc có mức lương cả nghìn đô nhưng anh Dương Trung Hiếu quyết định rẽ ngang, sang nghiên cứu khoa học.
" alt="Thầy giáo tự pha chế nước rửa tay khô, tặng 600 chai cho người dân" />
Huda trao quà Tết hàng năm cho những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt.
Huda dành những phần quà cho các gia đình và cá nhân có điều kiện kém may mắn, người tàn tật hoặc nạn nhân chất độc màu da cam, với mong muốn mang đến cho bà con một mùa Tết trọn vẹn và ấm áp nhất. Tiếp nối và phát huy tinh thần tương thân tương ái, hơn 8.000 phần quà năm nay sẽ để dành tặng cho đồng bào miền Trung của 9 tỉnh thành, kéo dài từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi. Để người dân có một mùa Tết tươm tất và đủ đầy, mỗi phần quà được Huda chuẩn bị rất thiết thực bao gồm những nhu yếu phẩm như gạo, dầu ăn, nước mắm, bánh kẹo,… và bia Huda - thức uống quen thuộc trong mọi cuộc họp mặt tình nghĩa của người miền Trung vào dịp đón xuân mới.
Không chỉ trao quà tận tay bà con có hoàn cảnh đặc biệt, chương trình còn đến thăm hỏi, động viên và tổ chức các hoạt động giao lưu để mang không khí vui tươi, phấn khởi đến cho bà con tại mỗi vùng quê.
Không chỉ “Hát vang niềm tự hào miền Trung”, các tài năng âm nhạc cũng hân hoan được san sẻ Tết ấm no với đồng bào tại mảnh đất nghĩa tình.
Cũng trong Tết Canh Tý, sau chương trình thiện nguyện Tết sẽ là chuỗi sự kiện chào đón năm mới mang chủ đề “Một vị bia, đậm muôn sắc Tết". Hoạt động diễn ra tại các tỉnh Quảng Bình, Đà Nẵng, Nghệ An và Huế trong giai đoạn chuyển giao năm mới cuối tháng 12 và đầu tháng 1. Đây hứa hẹn sẽ là sự kiện lớn nhất và hoành tráng nhất năm 2019 Huda dành tặng giới trẻ trong khuôn khổ chương trình chào đón năm mới.
Sự kiện lớn nhất năm:“Một vị bia, đậm muôn sắc Tết"
Nỗ lực giữ vững giá trị “niềm tự hào miền Trung"
30 năm đồng hành và chứng kiến nhiều sự thay đổi của dải đất Trung Bộ, thương hiệu bia Huda không ngừng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến đời sống tinh thần của người dân qua hàng loạt các sự kiện văn hoá và thiện nguyện lớn nhỏ.
Đặc biệt, trong năm 2019, Huda khởi động chương trình CSR dài hạn “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương" với mong muốn bước đầu mang nước sạch về cho hơn 1.000 hộ gia đình tại 3 tỉnh Quảng Trị, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Chương trình “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” giúp người dân miền Trung tiếp cận nguồn nước sạch một cách ổn định và dễ dàng hơn.
Hàng loạt hoạt động ý nghĩa vì cộng đồng đã được thực hiện chính là minh chứng Huda đang giữ vững cam kết đồng hành lâu dài cùng sự phát triển của miền Trung yêu thương, chung tay làm giàu đẹp hơn cho đời sống tinh thần của người dân quê hương, xứng đáng là “niềm tự hào miền Trung”. Hoạt động đầy nghĩa tình đầu năm mới này sẽ đánh dấu mốc quan trọng cho một năm 2020 nhiều đóng góp văn hoá - xã hội ý nghĩa và đặc sắc hơn từ thương hiệu bia Huda.
Trong suốt gần 3 thập kỷ gắn bó với miền Trung, thương hiệu bia Huda đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần người dân nơi đây. Chào đón năm mới Canh Tý 2020, Huda cũng góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái thông qua hoạt động tặng 8.000 phần quà Tết tới các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt 9 tỉnh thành miền Trung.
Bên cạnh đó, Huda sẽ tổ chức chuỗi sự kiện âm nhạc lớn nhất trong năm, tại 4 tỉnh thành Quảng Bình, Đà Nẵng, Nghệ An và Huế cùng hàng loạt hoạt động hấp dẫn lấy cảm hứng từ các lễ hội Tết lớn tại miền Trung.
Để biết thêm thông tin về Huda và chương trình, truy cập Fanpage:
https://www.facebook.com/ HudaBeer/
Ngọc Minh
" alt="'Đậm tình miền Trung' cùng quà Tết Huda" />
Về tục lệ này, Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, cho biết:
‘Theo tín ngưỡng dân gian, sau khi cúng bái xong, cá chép được mang ra thả ở sông, hồ đưa các Táo lên Thiên đình báo cáo để Thiên đình định đoạt công tội cho tất cả loài người.
Tuy nhiên, theo giáo lý nhà Phật, hành động thả cá chép mang ý nghĩa phóng sinh. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam’.
Tuy nhiên việc thả cá chép ngày ông Công ông Táo cũng phải đúng cách để đảm bảo ý nghĩa của tục lệ này.
Hiện, nhiều người không hiểu hết ý nghĩa của việc thả cá chép mà chạy theo phong trào. Họ cho rằng, càng phóng sinh nhiều càng được Phật Tổ ban cho nhiều tài lộc, may mắn… Nhưng thực tế, đó là quan niệm sai lầm, mang hơi hướng mê tín dị đoan.
Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên Thiên đình. Do vậy, ngay từ tối ngày 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, người người đã bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà.
Thả cá chép đúng cách là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông, hồ để cá còn có cơ hội được sống. Nhiều người cẩn thận còn thắp hương cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất.
Tuyệt đối không đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống sông, hồ, khiến cá không thể sống được. Người thả cá cũng không phóng sinh cá ở những nơi môi trường bị ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội để sống sót.
Tuyệt đối tránh hành vi thả cá ồ ạt, theo phong trào, không chú ý xem cá có cơ hội sống sót hay không. Người dân cũng cần tránh việc đi thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa cá xuống ao, hồ, làm ô nhiễm môi trường.
Chúng tôi vào quán của anh Tư Cat Ron ở ấp Ông Quới, xã Thạnh Phước (H. Thạnh Hóa, Long An). Quán đơn sơ. Mặt hàng chủ yếu là thực phẩm ăn liền như mì gói, bánh kẹo và thực phẩm chưa chế biến như đùi gà, lòng gà, bò viên v.v... Mặt hàng đơn giản nhưng nếu không có quán của anh, bà con phải đi ít nhất 5km mới có nơi bán.
Để hàng đến được người tiêu dùng, anh đã trồng 2 trụ gỗ cao chừng 3m ở 2 bên bờ sông. Nối với 2 trụ là sợi dây cáp bằng thép di động trên 2 ròng rọc. Anh lấy hàng cho vào giỏ treo vào dây cáp rồi kéo cho giỏ hàng chạy qua. Bên kia sông người mua đón nhận lấy hàng xong bỏ tiền vào kéo trả lại cho anh. Anh sống với bà con vùng quê như thế đã 10 năm nay.
Khách đón lấy hàng.
Chúng tôi hỏi thăm anh về gia đình. Anh cho biết, chị đang đi lấy hàng ở thị trấn Tân Thạnh, cách nhà khoảng 5km. Anh có 2 con trai đã lớn, có thể nhờ vả được. Cả 2 đứa đều có thể điều khiển vỏ lãi (xuồng bằng nhựa) có gắn máy đuôi tôm. Hàng ngày chúng giúp cho anh chị nhiều việc. Gia đình anh không khá giả gì. Tất cả đều trông cậy vào một mẫu (1ha) ruộng một mùa. Nếu không có quán tạp hóa này phụ với thu nhập từ ruộng lúa chắc chắn cuộc sống gia đình anh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
'Anh Tư ơi ...', lại một tiếng gọi từ bờ sông bên kia. Anh bước ra. Người mua hàng yêu cầu những món họ cần. Anh ghi nhận rồi lấy hàng cho vào giỏ móc lên cáp, bắt đầu kéo... Những chuyến hàng sang sông đã giúp anh cải thiện được cuộc sống.
'Anh có muốn sống ở thành phố không?', chúng tôi hỏi. Anh nở nụ cười thật tươi: 'Hôm trước tôi đưa bà xã lên Sài Gòn khám bệnh. Mới ở chưa được một ngày tôi đã muốn bệnh. Thôi thì cứ ở đây, có sông nước, có con đò và nhất là có sợi cáp nối ân tình của bà con cùng quê với nhau vui hơn anh ạ ...'.
Nơi an nghỉ lạnh lẽo của công tử ăn chơi khét tiếng miền Tây
Vốn là người nổi tiếng với nhiều giai thoại và là chủ nhân một tòa nhà lớn nhất Nam kỳ, Công tử Bạc Liêu đang được an nghỉ ở một nơi ít ai ngờ tới.
" alt="Ông chủ tiệm tạp hóa 10 năm kéo ròng rọc bán hàng cho bà con bên sông" />