Nghiên cứu do Cisco ủy quyền và công ty tư vấn A.T. Kearney thực hiện cho thấy, do sự mở rộng kinh tế và ứng dụng kỹ thuật số đang phát triển mạnh, khu vực ASEAN trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng.
Sự kết hợp của quá trình chuẩn bị chính sách mới, không có khung quản trị thống nhất trong khu vực và thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng, đánh giá thấp các nguy cơ và đầu tư chưa thích đáng là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ.
Báo cáo nghiên cứu nhấn mạnh các quốc gia ASEAN đầu tư chưa thích đáng cho lĩnh vực an ninh mạng. Hiện nay, khu vực này đầu tư vào an ninh mạng ở mức trung bình cho toàn khối là 0,07% GDP mỗi năm.
Ngân sách cho an ninh mạng cần tăng lên trong khoảng 0,35% đến 0,61% GDP từ năm 2017 đến năm 2025 nhằm bắt kịp với những quốc gia đầu tư cho an ninh mạng hàng đầu thế giới (dựa trên các mức độ chi tiêu trên GDP của Israel).
Nghiên cứu ước tính tổng ngân sách các quốc gia ASEAN dành cho an ninh mạng trong giai đoạn này là 171 tỷ USD. Sự hạn chế trong việc chia sẻ thông tin, thường do thiếu tin tưởng và minh bạch gây ra, sẽ dẫn đến những cơ chế phòng thủ mạng không chặt chẽ.
Ông Naveen Menon, Chủ tịch Cisco ASEAN cho rằng việc đổi mới và ứng dụng kỹ thuật số là những trụ cột chính của tăng trưởng kinh tế cho khu vực. Thành công của khối phần lớn phụ thuộc vào khả năng đánh bại các mối đe dọa mạng và khối doanh nghiệp cần chú trọng lưu ý vấn đề này.
Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam cho biết: Theo báo cáo năm 2017 do Liên minh Viễn thông Quốc tế thuộc Liên Hợp quốc thực hiện, Việt Nam xếp thứ 101 trong tổng số 193 quốc gia trên bảng xếp hạng Chỉ số An ninh mạng toàn cầu, giảm 25 bậc so với năm 2016.
" alt=""/>Doanh nghiệp ASEAN đối mặt nguy cơ 'bốc hơi' 750 tỷ USD do tấn công mạngTheo Thông báo kết luận tại cuộc họp về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải ô tô, xe máy theo qui định tại Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg (ngày 1/9/2011), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải giữ nguyên lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới qui định của Chính phủ từ 5 năm trước.
Cụ thể, theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg (ban hành năm 2011) quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới thì các loại xe ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 4 từ ngày 1/1/2017 và tiêu chuẩn khí thải mức 5 từ ngày 1/1/2022.
Các loại xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 3 từ ngày 1/1/2017.
Tiêu chuẩn khí thải mức 3, mức 4 và mức 5 là tiêu chuẩn về phép thử và giới hạn chất gây ô nhiễm có trong khí thải tương ứng với mức Euro 3, Euro 4 và Euro 5 được quy định trong quy định kỹ thuật về khí thải xe cơ giới của Ủy ban kinh tế châu Âu của Liên Hợp quốc hoặc trong chỉ thị của Liên minh Châu Âu áp dụng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
Như vậy, theo đúng lộ trình, tiêu chuẩn khí thải đối với ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới sẽ vẫn được áp dụng vào thời điểm 1/1/2017.
Riêng ô tô chạy bằng nhiên liệu diesel cho phép thực hiện đến 31/12/2017. Bộ Giao thông vận tải khẩn trương đề xuất phương án thực hiện, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/3/2017.
" alt=""/>Lộ trình áp tiêu chuẩn khí thải EURO4: Vẫn có hiệu lực từ 1/1/2017