Nhận định, soi kèo Atletico Bucaramanga vs Millonarios, 08h30 ngày 28/4: Thắng và sạch lưới
(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Nhận định, soi kèo Malmo vs Osters, 0h00 ngày 30/4: Khác biệt đẳng cấp
Nhất Hương đưa kem pha chế Việt Nam ra thế giới
Tiến Thịnh
(Dân trí) - Với sứ mệnh đưa sản phẩm Việt Nam vươn xa, Nhất Hương đã đạt được những thành tựu khi xuất khẩu các dòng sản phẩm kem pha chế độc đáo sang những thị trường quốc tế lớn.
Trong lĩnh vực nguyên liệu pha chế, việc vươn ra thị trường quốc tế luôn là cột mốc lớn khẳng định chất lượng và vị thế của một thương hiệu. Thương hiệu Nhất Hương đã đưa sản phẩm xuất khẩu ra các nước Đông Nam Á và cả các nước có tiêu chuẩn khắt khe như Hàn Quốc và Hong Kong (Trung Quốc).
Kem Nhất Hương không chỉ mang theo hương vị đặc trưng mà còn nâng cao giá trị của ngành nguyên liệu pha chế Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Thành tựu xuất khẩu khẳng định vị thế
Chỉ trong vài năm, Nhất Hương đã xuất khẩu thành công các dòng sản phẩm như kem toffee caramen, kem phô mai lá dứa, và kem sữa dừa phô mai sang các thị trường quốc tế, bao gồm Lào, Campuchia, Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Philippines. Đây là bước tiến lớn, nhất là khi các quốc gia này có nền văn hóa đồ uống phát triển, yêu cầu cao về hương vị và chất lượng.
Các dòng sản phẩm Nhất Hương đã xuất khẩu thành công (Ảnh: Nhất Hương).
Đại diện Nhất Hương chia sẻ: "Việc các sản phẩm của chúng tôi được chấp nhận tại nhiều thị trường nước ngoài là minh chứng cho chất lượng và sự sáng tạo trong từng dòng sản phẩm. Thành công này mở ra cơ hội lớn cho ngành nguyên liệu pha chế Việt Nam trong việc tiếp cận nhiều thị trường hơn nữa".
Các thị trường như Hàn Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) - nơi có hệ sinh thái F&B phát triển và sự cạnh tranh khốc liệt - đã đón nhận các sản phẩm của Nhất Hương một cách tích cực. Điều này không chỉ giúp thương hiệu khẳng định vị thế mà còn tạo tiền đề để mở rộng sự hiện diện tại nhiều quốc gia khác trong tương lai gần.
Chất lượng đạt chuẩn quốc tế
Một yếu tố quan trọng giúp Nhất Hương chinh phục được thị trường quốc tế chính là việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như ISO, HACCP, và HALAL.
Nhất Hương đã đầu tư mạnh mẽ vào dây chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu từ châu Âu, cho phép kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn nguyên liệu đến đóng gói. Điều này giúp các sản phẩm như kem phô mai lá dứa giữ được độ thơm béo đặc trưng, kem toffee caramen có hương vị đậm đà, mà vẫn đảm bảo đồng nhất về kết cấu và chất lượng trong mọi điều kiện sử dụng.
Ly ca phê được phủ lớp kem toffee caramen có hương vị đậm đà, mà vẫn đảm bảo đồng nhất về kết cấu và chất lượng (Ảnh: Nhất Hương).
Không dừng lại ở đó, công ty còn tập trung nghiên cứu để phát triển những dòng sản phẩm mang dấu ấn riêng của Việt Nam, nhưng vẫn đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế. Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và hiểu biết sâu sắc về văn hóa ẩm thực đã giúp Nhất Hương tạo nên những sản phẩm phù hợp với cả khẩu vị trong nước lẫn quốc tế.
Sáng tạo để phù hợp từng thị trường
Một trong những điểm nổi bật của Nhất Hương là khả năng tùy chỉnh sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của từng thị trường. Nhận thấy mỗi quốc gia có sở thích và yêu cầu khác nhau, công ty đã không ngừng sáng tạo và điều chỉnh hương vị để phù hợp với đặc điểm văn hóa từng vùng.
Chẳng hạn, tại các thị trường Đông Nam Á như Thái Lan và Malaysia, các dòng sản phẩm mang hương vị nhiệt đới như kem sữa dừa phô mai rất được yêu thích nhờ sự hòa quyện giữa vị béo nhẹ của phô mai và mùi thơm thanh mát của dừa. Trong khi đó, tại Hàn Quốc và Hong Kong (Trung Quốc), kem toffee caramen - với hương vị caramen đậm đà và cấu trúc mịn màng - đã chinh phục các quán cà phê và trà sữa cao cấp, nơi người tiêu dùng ưa chuộng các món nước mang phong cách hiện đại.
Từng lớp kem hòa quyện được rất nhiều khách hàng ưa chuộng (Ảnh: Nhất Hương).
Tầm nhìn nâng tầm sản phẩm Việt
Việc xuất khẩu thành công các dòng kem pha chế không chỉ là thành tựu của riêng Nhất Hương mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành F&B Việt Nam. Đại diện công ty nhấn mạnh: "Chúng tôi không chỉ muốn đưa sản phẩm ra thế giới mà còn muốn giới thiệu giá trị văn hóa và chất lượng của ngành nguyên liệu pha chế Việt Nam. Đây là mục tiêu mà Nhất Hương luôn theo đuổi trong suốt hành trình phát triển".
Ngoài các thành tựu xuất khẩu, Nhất Hương còn tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, không ngừng nâng cao chất lượng và tìm kiếm các cơ hội hợp tác quốc tế. Thương hiệu không chỉ mong muốn mở rộng danh mục sản phẩm mà còn đặt mục tiêu chinh phục các thị trường khó tính hơn như châu Âu và Mỹ, từ đó khẳng định vị thế của mình như một thương hiệu Việt Nam dẫn đầu trong ngành nguyên liệu pha chế.
Nhất Hương, với những thành tựu xuất khẩu và sự cam kết không ngừng đổi mới, đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong đưa kem pha chế Việt Nam vươn xa trên bản đồ quốc tế. Sự kết hợp giữa chất lượng, tính linh hoạt trong sáng tạo và tầm nhìn chiến lược đã giúp Nhất Hương chinh phục khẩu vị của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
" alt="Nhất Hương đưa kem pha chế Việt Nam ra thế giới" />Tổng thống Ukraine nêu lý do không đề nghị nước ngoài đưa quân đến
Minh Phương
(Dân trí) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lo ngại nếu Kiev đề nghị đối tác nước ngoài đưa quân đến, điều đó sẽ khiến một nửa trong số họ rút hoàn toàn ủng hộ.
Binh sĩ Ukraine ở vùng Sumy, giáp biên giới Nga (Ảnh: Reuters).
"Chúng tôi sẽ không bao giờ yêu cầu gửi quân đến lãnh thổ của mình. Chúng tôi có muốn điều đó không? Vâng, tất nhiên, chúng tôi sẽ rất vui. Nhưng chúng tôi đang tự chiến đấu trên lãnh thổ của mình với sự hỗ trợ của các đối tác", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa ở thăm Kiev ngày 1/12.
Ông giải thích: "Nếu tôi nêu vấn đề cần quân đội nước ngoài, dù từ NATO hay nơi khác, một nửa số đồng minh của chúng tôi sẽ ngay lập tức ngừng hỗ trợ. Đó là lý do tại sao tôi không thể chấp nhận rủi ro này".
Nhà lãnh đạo Ukraine bình luận thêm: "Nếu các vị hỏi tôi liệu chúng tôi có muốn điều đó không (đồng minh đưa quân đến), tất nhiên, chúng tôi không thể nói không với bất kỳ sự hỗ trợ hoặc trợ giúp đáng kể nào dành cho Ukraine từ các đối tác".
Xung đột Nga - Ukraine sắp bước sang năm thứ 4. Trong khoảng thời gian đó, các đồng minh, đối tác phương Tây đã cấp hàng chục tỷ USD viện trợ cho Kiev, song hầu hết các nước này phản bác ý tưởng đưa quân đến Ukraine vì lo ngại bị kéo vào cuộc xung đột.
Mối quan tâm hàng đầu hiện nay của chính quyền Tổng thống Zelensky là có được đảm bảo an ninh từ NATO. Tuần trước, ông tuyên bố sẵn sàng ký thỏa thuận ngừng bắn với Nga nếu các vùng lãnh thổ hiện do Ukraine kiểm soát được đặt dưới sự bảo trợ của NATO.
Theo TASS" alt="Tổng thống Ukraine nêu lý do không đề nghị nước ngoài đưa quân đến" />Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn bài học của gạo Thái Lan cho cà phê Việt Nam
Việt Đức
(Dân trí) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ các doanh nghiệp cà phê Việt cần xây dựng một thương hiệu nhất quán, định vị lại sản phẩm để đi ra thị trường nước ngoài.
Không có thương hiệu, phải chấp nhận xuất thô
Theo ông Thái Như Hiệp - Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, tỷ lệ chế biến sâu trong ngành cà phê còn rất thấp còn cà phê Robusta của Việt Nam cũng chưa được bảo hộ, khiến người nông dân 5 tỉnh Tây Nguyên, vùng trồng cà phê trọng điểm, chịu nhiều thiệt thòi. Nhận định này được ông Hiệp đưa ra tại hội thảo "Tăng giá trị cho cà phê Việt, cách nào?" do báo Người Lao Động tổ chức chiều 4/3.
Ông Đinh Vĩnh Cường - Chủ tịch CLB Kết nối Doanh nhân Việt Nam - Quốc tế nhấn mạnh chế biến sâu là con đường bắt buộc với ngành cà phê Việt Nam. "Thái Lan có loại cà phê cao cấp, bán đến 50 USD-100 USD/ly ở các khách sạn 5 sao trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng chưa có thương hiệu nào góp mặt trong danh sách 10 thương hiệu cà phê đắt nhất thế giới", ông Cường nêu thực tế.
Giám đốc Sở Công Thương TPHCM Bùi Tá Hoàng Vũ cũng nhìn nhận các thương hiệu cà phê quốc tế như Starbucks thành công tại Việt Nam vì không chỉ mang sản phẩm mà còn nhập khẩu cả trải nghiệm thưởng thức cho người tiêu dùng trong nước. "Chúng ta vẫn xuất khẩu từng sản phẩm riêng lẻ nhưng thương hiệu nước ngoài nhập khẩu nguyên chuỗi giá trị vào chúng ta", ông Vũ đặt vấn đề với các doanh nghiệp ngành cà phê.
Trong khi đó, Chủ tịch Công ty Lekofe Lê Hữu Nghĩa cho rằng doanh nghiệp cà phê trước tiên phải xây dựng được thương hiệu rồi mới nói đến chuyện chế biến sâu. Ở các thị trường châu Âu, Mỹ, người tiêu dùng ở đó chỉ sử dụng sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng. Dù cà phê Việt Nam có chế biến sâu, doanh nghiệp tự tin chất lượng tốt, giá rẻ bằng 1/3 đối thủ cũng không bán được tại thị trường nước ngoài vì không có thương hiệu.
Ông Lê Hữu Nghĩa nêu quan điểm nếu không xây dựng được thương hiệu, doanh nghiệp phải chấp nhận xuất khẩu thô (Ảnh: NLĐ).
Do đó, doanh nghiệp chấp nhận bán cà phê thô cho các thương hiệu nước ngoài vì thực tế có chế biến sâu cũng khó bán được. Trong khi đó, người nông dân luôn mong muốn bán được hàng liên tục để ổn định cuộc sống và việc xuất thô đến nay vẫn đáp ứng được nhu cầu của họ.
Chia sẻ riêng với Dân trí, Chủ tịch Napoli Coffee Nguyễn Đức Hưng cũng nhìn nhận hoạt động xây dựng thương hiệu của ngành cà phê Việt Nam nói chung còn yếu. Ông Hưng lấy ví dụ ở một số nước, một quán cà phê có diện tích vài nghìn m2 được công nhận là rộng nhất khu vực hay thế giới có thể thu hút cả nghìn khách du lịch mỗi ngày, qua đó quảng bá cho ngành cà phê của quốc gia đó. Để xây dựng được một địa điểm như vậy ở TPHCM, theo ông Hưng, không quá khó nhưng doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Nhà nước.
Định vị lại thế nào là cà phê ngon
Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đặt vấn đề về định nghĩa "cà phê ngon". Theo ông, cà phê Việt Nam có thể ngon với người Việt nhưng khi đi ra thế giới lại chưa chắc đáp ứng đúng gu của người nước ngoài. Thực tế, người tiêu dùng ở các quốc gia Âu - Mỹ nhận xét cà phê Việt Nam với mạnh hơn nhiều gu thưởng thức của họ. Nhiều nước chuộng cà phê Arabica nhưng Việt Nam lại mạnh về Robusta.
Vì vậy, doanh nghiệp phải nhìn nhận rõ ràng Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ cà phê thế giới. Các công ty trong nước có thể than phiền cà phê Việt xuất khẩu bị doanh nghiệp nước ngoài "thay tên đổi họ" nhưng thật sự nhà nhập khẩu đã chế biến, phối trộn để đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng nước sở tại.
"Chúng ta nói đến câu chuyện chế biến tinh, thoát ly việc xuất thô thì phải có dữ liệu, nói cà phê ngon là ngon thế nào", Bộ trưởng Hoan nhắn nhủ các doanh nghiệp.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại hội thảo chiều 4/3 (Ảnh: Việt Đức).
Còn đối với việc xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt, ông gợi mở các doanh nghiệp định vị lại sản phẩm, kể những câu chuyện từ tách cà phê phin, cà phê vợt vốn là truyền thống của Việt Nam, khơi gợi cảm xúc cho người tiêu dùng.
"Có vấn đề chúng ta phải định vị lại, có vấn đề chưa khai phá hết. Chúng ta có rất nhiều câu chuyện để xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt. Chúng ta cũng chưa kể câu chuyện cho người nông dân. Doanh nghiệp muốn làm cà phê sạch, tử tế thì đều phải bắt đầu từ người nông dân", ông Hoan nêu quan điểm.
Bộ trưởng dẫn chứng ngành gạo của Thái Lan có một thông điệp nhất quán, rõ ràng là "Think rice, Think Thailand" - "Nghĩ đến gạo, Nghĩ đến Thái Lan". "Vậy thông điệp của cà phê Việt Nam sẽ là gì? Liệu có thể là "Drink cafe, Feel Vietnam" - "Uống cà phê, phiêu Việt Nam" không? Chúng ta làm thế nào để cà phê hơn cả một thức uống", ông Hoan gợi mở cho các doanh nghiệp.
" alt="Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn bài học của gạo Thái Lan cho cà phê Việt Nam" />TikToker Mr Pips là ai, có những "công thức" làm giàu thế nào?
Minh Huyền
(Dân trí) - Phó Đức Nam có biệt danh là Mr Pips thường xuất hiện với cuộc sống xa hoa, hào nhoáng và những video dạy làm giàu, khoe lãi lớn từ đầu tư chứng khoán quốc tế, tiền ảo.
Phó Đức Nam được giới thiệu sinh năm 1994 trú tại phường 8, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được nhiều người biết đến với biệt danh Mr Pips. Trên kênh TikTok, YouTube cá nhân, Nam thường chia sẻ về quan điểm, kiến thức tài chính - đầu tư, đặc biệt là cuộc sống xa hoa, sang trọng với hàng loạt siêu xe, tiền, vàng và đồng hồ hàng hiệu.
Phó Đức Nam tự giới thiệu mình là một "trader (người thực hiện các giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử, vàng...) bất bại với 10 năm kinh nghiệm trên thị trường đầu tư vàng và chứng khoán quốc tế" và thường xuyên đăng ảnh khoe "gồng lãi" hàng chục nghìn USD trên mạng xã hội.
Đáng chú ý, Phó Đức Nam còn đăng tải nhiều video dạy làm giàu, đầu tư thực chiến trong lĩnh vực chứng khoán quốc tế, Forex, vàng... thu hút hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn lượt xem. "Thực tế lên, mở rộng đầu óc, trao đổi với người đã giàu và lắng nghe xem họ khác mình điểm gì thì mới tiến bộ được", Nam từng chia sẻ.
Phó Đức Nam được cộng đồng mạng biết đến là một TikToker với những video khoe nhà cửa, siêu xe, tiền, vàng hay đồng hồ hàng hiệu (Ảnh: Facebook nhân vật).
TikToker Mr Pips đã tạo dựng bản thân thành một chuyên gia tài chính thành công và giàu có, chia sẻ nhiều kiến thức làm giàu hướng tới "xây dựng cộng đồng đầu tư tài chính Việt Nam vững mạnh". Trên nền tảng Facebook, Phó Đức Nam cũng thường chia sẻ những triết lý, công thức làm giàu, nhận định về xu hướng giá vàng, tiền ảo...
"Bạn có muốn tôi cung cấp cho bạn một công thức để thành công không? Nó khá đơn giản, thực sự là: Nhân đôi tỷ lệ thất bại của bạn. Bạn đang nghĩ thất bại là kẻ thù của thành công. Bạn có thể nản lòng bởi thất bại hoặc bạn có thể học hỏi từ nó, vì vậy hãy tiếp tục và phạm sai lầm, làm tất cả những gì có thể. Hãy nhớ rằng đó là nơi bạn sẽ tìm thấy thành công", Nam chia sẻ lên trang cá nhân về "công thức" để thành công.
Mr Pips chia sẻ những bí quyết đầu tư mang lại lợi nhuận cao để dụ nhà đầu tư vào các hội nhóm do mình lập ra (Ảnh: Facebook nhân vật).
Với những lời hứa hẹn lợi nhuận cao, không ít người đã đặt niềm tin vào lời quảng cáo, tham gia các hội nhóm đầu tư do Nam thành lập trên ứng dụng Telegram, Zalo với hàng chục nghìn thành viên hoặc thông qua các sản phẩm tài chính mà Nam giới thiệu như tài liệu hướng dẫn đầu tư chứng khoán...
Tuy nhiên, khoảng 2 tháng gần đây, gần như tất cả kênh mạng xã hội của Nam đều bất ngờ ngừng hoạt động khiến dư luận xôn xao. Cụ thể, kênh Telegram, vốn là nơi mà Mr Pips chia sẻ những tín hiệu và phân tích thị trường hàng ngày hay trang Facebook cá nhân, nơi Nam thường xuyên xuất hiện những hình ảnh khoe tiền bạc, siêu xe cũng đã dừng cập nhật.
Một số nhà đầu tư cho biết Mr Pips không ít lần bị cho là người đứng đầu của các hoạt động "lùa gà", dẫn dụ người đầu tư vào những mô hình đầu tư có dấu hiệu lừa đảo.
" alt="TikToker Mr Pips là ai, có những "công thức" làm giàu thế nào?" />
- ·Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Machida Zelvia, 13h00 ngày 29/4: Phá dớp đối đầu
- ·Chuỗi lẩu Haidilao thu gần 2 triệu USD mỗi ngày, IPO ở Mỹ
- ·Lần đầu tiên trong lịch sử, giá vàng nhẫn vượt 85 triệu đồng/lượng
- ·Chứng sĩ Việt tung tiền đua lệnh, chấp "cá mập" ngoại xả ròng cổ phiếu
- ·Nhận định, soi kèo Cosenza Calcio vs Bari, 20h00 ngày 1/5: Tung cờ trắng
- ·Hà Nội: Xe tải tuột dốc đè bẹp xe máy, 2 người thoát nạn trong gang tấc
- ·Chương trình ưu đãi "Gắn kết hôm nay, nhận quà liền tay" từ VietinBank
- ·Anh vợ ông Trịnh Văn Quyết rời ghế chủ tịch FLC, cựu CEO tái xuất
- ·Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Perth Glory, 14h30 ngày 2/5: Lịch sử gọi tên
- ·HLV Trần Minh Chiến hé lộ nguyên do phải chia tay B.Bình Dương
Từng là tỷ phú USD, ông Bùi Thành Nhơn còn sở hữu bao nhiêu ở Novaland?
Mai Chi
(Dân trí) - Suốt hơn một năm qua, sở hữu của nhóm cổ đông liên quan đến Chủ tịch Novaland tại doanh nghiệp này đang bị thu hẹp mạnh do hoạt động giải chấp và bán ra.
Thị trường phiên sáng nay (14/12) tiếp tục giao dịch lình xình với khối lượng 318 triệu đơn vị trên HoSE tương ứng 6.952 tỷ đồng; trên HNX là 41 triệu cổ phiếu tương ứng 807 tỷ đồng và UPCoM là 13 triệu cổ phiếu tương ứng 167 tỷ đồng.
Các chỉ số dao động hẹp quanh ngưỡng tham chiếu. VN-Index tăng 1,78 điểm tương ứng 0,16% lên 1.115,98 điểm; HNX-Index tăng 0,44 điểm tương ứng 0,19% lên 228,85 điểm và UPCoM-Index tăng 0,12 điểm tương ứng 0,14% lên 85,2 điểm.
Độ rộng thị trường tương đối cân bằng. Phía tăng có 400 mã với 13 mã tăng trần còn phía giảm có 371 mã với 14 mã giảm sàn.
Cổ phiếu ngành tài chính, bất động sản có nhiều mã tăng nhưng mức đóng góp cho VN-Index không lớn. Trong khi đó, VIC quay đầu giảm.
Top ảnh hưởng tích cực tới VN-Index có sự góp mặt của VCB, ACB, FPT, GVR, SSI… ngược lại phía ảnh hưởng kém tích cực là VIC, BID, NVL, CTG, BCM.
Top cổ phiếu được giao dịch mạnh nhất sáng 14/12 (Nguồn: VDSC).
NVL sáng nay điều chỉnh 2,4% còn 16.600 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh đạt 19,4 triệu đơn vị và đang là mã có thanh khoản dẫn đầu thị trường.
Liên quan đến giao dịch cổ phiếu NVL thời gian gần đây, Công ty NovaGroup cho hay, tập đoàn này đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp 500.078 cổ phiếu NVL vào ngày 4/12, theo đó, giảm sở hữu tại Novaland xuống còn hơn 403,1 triệu cổ phiếu, tương ứng 20,6%.
Trước đó, NovaGroup cũng bị công ty chứng khoán bán giải chấp 60.401 cổ phiếu NVL vào ngày 1/12 và bị bán giải chấp hơn 1,47 triệu cổ phiếu NVL vào các ngày 22,23 và 23/11/2023.
Trong vòng 1 năm qua, ước tính NovaGroup chủ động bán và bị giải chấp tổng cộng hơn 169 triệu cổ phiếu Novaland.
Bên cạnh NovaGroup thì Công ty Cổ phần Diamond Properties cũng đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp 76.705 cổ phiếu NVL, giảm sở hữu tại Novaland xuống còn 180,2 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 9,24% vốn điều lệ. Hai cổ đông lớn nhất trên tại Novaland có liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Novaland.
Nhóm cổ đông liên quan đến gia đình ông Bùi Thành Nhơn đã giảm tỷ lệ nắm giữ tại Novaland xuống khoảng 42,74% tương ứng 833,6 triệu cổ phiếu. Tính theo thị giá thì số cổ phần này tương ứng với 13.838 tỷ đồng.
Còn nhớ, vào hồi tháng 6/2022, nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn vẫn còn nắm giữ gần 1,19 tỷ cổ phiếu NVL tương ứng tỷ lệ 60,85% vốn điều lệ Novaland.
Ông Bùi Thành Nhơn cũng từng góp mặt trong danh sách những tỷ phú USD của Việt Nam do Forbes thống kê trước khi bị bật ra khỏi bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới do giá cổ phiếu lao dốc.
Lịch sử giá cổ phiếu NVL (Nguồn: Tradingviews).
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Novaland vừa công bố tài liệu xin ý kiến cổ đông bằng văn bản trong đó có nội dung quan trọng liên quan đến việc điều chỉnh phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ và cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, phương án phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) được thông qua trước đó.
Trên thị trường sáng nay, cổ phiếu ngân hàng ghi nhận diễn biến tăng giá tại nhiều mã như ACB, TPB, VCB, MBB, TCB, OCB, MSN, VIB, LPB, HDB… song mức tăng không đáng kể.
Một số cổ phiếu chứng khoán có đà tăng khá tốt, đạt trên 1% như BSI, VCI, CTS, SSI, ORS; bên cạnh đó, VDS, AGR, HCM, VIX, FTS, VND cũng tăng giá. Dù vậy, diễn biến tích cực tại nhóm này ảnh hưởng không lớn đến chỉ số chung.
" alt="Từng là tỷ phú USD, ông Bùi Thành Nhơn còn sở hữu bao nhiêu ở Novaland?" />Thái Lan phát hiện dư lượng hóa chất nguy hiểm trong nho nhập từ Trung Quốc
Minh Huyền
(Dân trí) - Cơ quan chức năng Thái Lan vừa phát hiện nhiều mẫu nho Shine Muscat nhập khẩu từ Trung Quốc có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép.
Theo Bangkok Post,mạng lưới Cảnh báo thuốc trừ sâu Thái Lan (Thai-PAN) vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng dư lượng hóa chất nguy hiểm vượt mức cho phép trong mặt hàng nho mẫu đơn Shine Muscat nhập khẩu.
Cảnh báo được cơ quan chức năng Thái Lan đưa ra sau khi Hội Người tiêu dùng Thái Lan (TCC) và Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) công bố kết quả xét nghiệm 24 mẫu nho mua từ nhiều địa điểm khác nhau.
Cụ thể, 2 mẫu được mua từ các cửa hàng trực tuyến, 7 mẫu từ cửa hàng trái cây và bán lẻ ở chợ, 15 mẫu từ các siêu thị vào ngày 2/10 và 3/10 với giá dao động 100-699 baht/kg (tương đương 74.000-525.000 đồng/kg). Trong đó, cơ quan chức năng xác định có 9 mẫu nhập khẩu từ Trung Quốc, 15 mẫu còn lại không có thông tin về xuất xứ.
"Chúng tôi rất bất ngờ khi 23 trong 24 mẫu có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép. Trong đó, có một mẫu được phát hiện có chứa chlorpyrifos - một loại thuốc trừ sâu bị cấm ở Thái Lan", Prokchon Usap, điều phối viên của Thai-PAN, chia sẻ.
Ngoài ra, 22 mẫu nho khác chứa 14 dư lượng hóa chất có hại vượt quá giới hạn an toàn là 0,01 mg/kg và 50 dư lượng thuốc trừ sâu khác. Trong đó nhiều loại là thuốc trừ sâu thẩm thấu vào nho, giúp chúng tươi lâu hơn. Đáng chú ý, có 22 chất vẫn chưa được khai báo theo luật pháp Thái Lan như triasulfuron, cyflumetofen, tetraconazole và fludioxonil.
Prokchon cho biết các loại thuốc trừ sâu này không dễ dàng loại bỏ bằng cách rửa trong nước. Thai-PAN và TCC đã đề xuất Bộ Y tế Thái Lan yêu cầu các nhà nhập khẩu và nhà phân phối dán nhãn xuất xứ nho nhập khẩu.
Nho Shine Muscat nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn nho nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc nên rất được người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng (Ảnh: The Nation).
Theo New Straits Times, Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Thái Lan sẽ kiểm tra nho Shine Muscat nhập khẩu bị cáo buộc chứa dư lượng hóa chất độc hại.
"Nếu những cáo buộc là chính xác được xác nhận, Bộ sẽ đưa ra thông báo và có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, đến nay, chúng tôi chưa nhận được bất kỳ khiếu nại nào liên quan đến nho có chứa dư lượng hóa chất vượt mức", Bộ trưởng Datuk Seri Mohamad Sabu nói.
Theo Thai PBS, nho Shine Muscat nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn nho nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc nên rất được người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng.
TS Wattanasak Sornrung - Giám đốc Phòng kiểm tra thực phẩm và dược phẩm FDA cho biết từ đầu năm đến nay, cơ quan này đã kiểm tra 264 tấn nho Shine Muscat nhập khẩu, trị giá 72 triệu baht. Trong đó, chỉ có 4 mẫu phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu vượt tiêu chuẩn an toàn.
"FDA Thái Lan đã kiểm tra nho Trung Quốc được nhập khẩu vào nước này bằng tàu hỏa và nhận thấy tất cả đều đảm bảo an toàn. FDA sẽ tăng cường kiểm soát trái cây và rau quả tươi nhập khẩu", ông nói.
Tại Việt Nam, 9 tháng qua, Việt Nam đã chi 697 triệu USD (tương đương 17.400 tỷ đồng) để nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc, chủ yếu là trái cây tươi. Hiện, Trung Quốc vẫn là quốc gia cung ứng lượng rau quả lớn cho Việt Nam, chiếm gần 42% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả.
Đặc biệt, nho sữa (nho mẫu đơn) Trung Quốc là mặt hàng đổ bộ thị trường Việt Nam vài năm trở lại đây với giá rất rẻ. Khảo sát trên thị trường, đặc biệt là các hội nhóm mạng xã hội, nho sữa xuất xứ Trung Quốc được rao bán với giá chỉ 20.000-85.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá mặt hàng này nhập khẩu Hàn Quốc, Nhật Bản dao động 400.000-900.000 đồng/kg.
Theo New Straits Times, Bangkok Post, Thai PBS" alt="Thái Lan phát hiện dư lượng hóa chất nguy hiểm trong nho nhập từ Trung Quốc" />NATO cảnh báo ông Trump về kịch bản Ukraine buộc phải nhượng bộ Nga
Đức Hoàng
(Dân trí) - NATO cảnh báo Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về mối đe dọa nếu Ukraine gặp thế bất lợi trên bàn đàm phán với Nga.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte (Ảnh: Reuters).
Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã cảnh báo ông Donald Trump rằng Mỹ sẽ phải đối mặt với "mối đe dọa khủng khiếp" từ Trung Quốc, Iran và Triều Tiên nếu Ukraine buộc phải nhượng bộ để chấm dứt cuộc chiến với Nga.
Ông Rutte đã cảnh báo về các kế hoạch của Tổng thống đắc cử về một thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine, mà ông cho rằng sẽ dẫn đến việc các đối thủ của phương Tây "đập tay với nhau" và lên kế hoạch cho các cuộc tấn công khác.
Ông Rutte kêu gọi phải có một "thỏa thuận tốt" cho Ukraine khi đến Kiev đàm phán với Nga và ông kêu gọi Mỹ tiếp tục hỗ trợ quân sự trong lúc đó.
Ông Trump đã cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine sau khi nhậm chức vào tháng sau.
Ông Rutte, người đã gặp ông Trump và nhóm chính sách đối ngoại của ông vào ngày 23/11 để thảo luận về "một loạt các vấn đề an ninh toàn cầu mà liên minh đang phải đối mặt", cho biết ông đã cảnh báo Tổng thống đắc cử về một kết thúc đột ngột cho cuộc chiến ở Ukraine.
"Chúng ta không thể để tình huống mà nhà lãnh đạo Triều Tiên, Nga, Trung Quốc và Iran đập tay nhau vì chúng ta đã đưa ra một thỏa thuận không có lợi cho Ukraine", ông nói.
"Về lâu dài, đó sẽ là mối đe dọa an ninh khủng khiếp không chỉ đối với châu Âu mà còn đối với Mỹ", ông cảnh báo.
Ông Rutte nói thêm rằng Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran có mối quan hệ quân sự và kinh tế sâu sắc.
"Thực tế là Iran, Triều Tiên, Trung Quốc và Nga đang hợp tác chặt chẽ với nhau. Điều này có nghĩa là những khu vực khác nhau trên thế giới này, nơi có xung đột đang ngày càng kết nối với nhau hơn", ông nói, cảnh báo tình hình an ninh tại các điểm nóng có thể phức tạp hơn nữa nếu Ukraine chịu thiệt trong đàm phán với Nga.
Phát biểu của ông Rutte cho thấy NATO và các nước phương Tây khác có thể đang cố gắng thuyết phục ông Trump tiếp tục ủng hộ Ukraine bằng cách lập luận rằng việc làm như vậy là vì lợi ích của Mỹ.
Trong khi đó, một số thành viên cấp cao trong nhóm chính sách của ông Trump tin rằng Ukraine là vấn đề của châu Âu và trọng tâm của Mỹ nên là Trung Quốc và Iran, theo Telegraph.
Cuối tháng trước, tướng Keith Kellogg, ứng viên đặc phái viên phụ trách vấn đề xung đột Nga - Ukraine do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump lựa chọn, đã đưa ra một kế hoạch hòa bình nhằm chấm dứt cuộc chiến này.
Đề xuất của ông Kellogg bao gồm việc đóng băng xung đột Nga - Ukraine theo chiến tuyến hiện tại bằng một lệnh ngừng bắn và thiết lập một khu phi quân sự.
Nếu chấp nhận điều này, Nga sẽ được giảm nhẹ các lệnh trừng phạt và tiến tới được dỡ bỏ hoàn toàn khi một thỏa thuận hòa bình được ký kết theo ý muốn của Ukraine. Viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine sẽ phụ thuộc vào việc nước này có sẵn sàng tham gia đối thoại với Nga hay không.
Điểm mấu chốt của kế hoạch là đề xuất tạm thời hoãn vấn đề Ukraine trở thành thành viên NATO. Ukraine sẽ không bị yêu cầu từ bỏ việc đòi lại lãnh thổ bị Nga kiểm soát, mà sẽ đồng ý theo đuổi việc này thông qua biện pháp ngoại giao.
Theo Telegraph" alt="NATO cảnh báo ông Trump về kịch bản Ukraine buộc phải nhượng bộ Nga" />
- ·Soi kèo phạt góc Athletic Bilbao vs MU, 2h00 ngày 2/5
- ·Ông lớn ngành may mặc hơn 18 tháng không có đơn hàng
- ·Lý do Nga chịu thiệt hại lớn khi dồn lực phản công Ukraine ở Kursk
- ·Mệnh danh "vua cà phê", Trung Nguyên đứng thứ mấy về xuất khẩu?
- ·Nhận định, soi kèo Borac Banja Luka vs Sloga Meridian, 2h00 ngày 29/4: Lấy lại tự tin
- ·Elon Musk giàu chưa từng thấy nhờ "bỏ túi" thêm 70 tỷ USD sau cuộc bầu cử
- ·Tìm cách tăng diện tích trồng sâm ở Việt Nam lên 21.000ha
- ·Những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi)
- ·Nhận định, soi kèo Pafos vs Apollon Limassol, 23h00 ngày 30/4: Sức mạnh nhà vô địch
- ·Giảm hóa đơn tiền điện bằng cách thiết kế nhà tránh nóng hiệu quả