1. Hang Sơn Đoòng được phát hiện vì… trời mưa
Hang Sơn Đoòng được một người nông dân tên Hồ Khanh phát hiện năm 1991. Theo lời kể của Hồ Khanh, khi đó anh làm nghề tìm trầm trong rừng.
Trong một lần đi làm anh gặp một cơn mưa rừng lớn, lo sợ sẽ có lũ quét, Hồ Khanh đã quyết định tìm chỗ trú mưa. Thật tình cờ, anh đã trú mưa… đúng tại hang Sơn Đoòng.
![]() |
2. Hang Sơn Đoòng bị mất tích trong… 15 năm
Vào thời điểm phát hiện hang Sơn Đoòng, anh Hồ Khanh không hề biết tới giá trị của hang động. Không lâu sau chuyến đi ấy, anh bỏ nghề tìm trầm và quay lại làm ruộng.
Suốt 15 năm sau đó, tung tích của hang động này vẫn nằm trong bóng tối. Mãi cho tới năm 2006, khi một đoàn thám hiểm của Hiệp hội Hoàng gia Anh tới tìm kiếm hang động mới ở Phong Nha - Kẻ Bàng, anh Khanh mới đem câu chuyện của mình kể cho họ nghe. Đó cũng là lúc chuyến hành trình tìm lại hang động năm xưa bắt đầu.
3. Hang Sơn Đoòng không được hiển thị trên… Google Earth
Tuy nhiên, chuyến đi tìm lại hang động năm xưa đã không hoàn toàn thành công. Tất cả những gì trong trí nhớ của anh Khanh đó là một hang động lớn, gió thổi mạnh 24/24 giờ.
Ngay cả khi được sự trợ giúp của các thiết bị khoa học tối tân và phần mềm Google Earth, đoàn thám hiểm vẫn không tìm được hang Sơn Đoòng. Phải tới năm 2009, anh Hồ Khanh mới chính thức tìm lại được hang động năm xưa.
4. Hang Sơn Đoòng "thừa sức" trở thành một sân đỗ máy bay
Theo các nhà địa chất học, hang Sơn Đoòng được hình thành cách đây khoảng 2 - 5 triệu năm, khi nước sông chảy ngang vùng đá vôi bị vùi lấp dọc theo một đường đứt gãy. Dòng nước gây xói món và tạo ra một đường hầm khổng lồ như ngày nay.
Kích thước của hang Sơn Đoòng rất lớn với chiều dài ít nhất là 5km, tương đương sức chứa khoảng 68 chiếc máy bay Boeing 777.
Thậm chí, con số này có thể lớn hơn bởi theo các nhà khoa học, những phương tiện hiện đại nhất ngày nay cũng chưa khám phá được hết chiều dài thực sự của hang động này.
5. Hang Sơn Đoòng được gọi là "Vạn Lý Trường Thành" của Việt Nam
Trong hang Sơn Đoòng, các chuyên gia phát hiện những vị trí có kích thước rất lớn. Một bức ảnh do nhiếp ảnh gia Carten Peter chụp tháng 5/2010 ghi nhận đoạn hang có bề rộng 91,44m và vòm cao gần 243,84m - hoàn toàn “nhét” vừa một tòa nhà cao 40 tầng ở New York.
Trang National Geographic thậm chí còn so sánh rằng, hang cao tới mức xếp chồng 25 chiếc xe bus hai tầng vào vẫn thoải mái.
Sự hùng vĩ và đồ sộ về cảnh quan của hang Sơn Đoòng khiến nó được thế giới vinh danh là “The Great Wall of Viet Nam” (hiểu là "Vạn Lý Trường Thành" của Việt Nam, giống như “The Great Wall of China” là Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc).
![]() |
6. Vào hang Sơn Đoòng, du khách có thể tìm thấy… "vườn địa đàng" cho riêng mình
Không chỉ nổi tiếng về kích thước khổng lồ mà hang Sơn Đoòng còn được biết tới bởi sự đa dạng trong cảnh quan sinh vật.
Trong hang Sơn Đoòng, các nhà thám hiểm phát hiện cả một cánh rừng nguyên sinh với thảm thực vật phong phú, chưa hề có dấu vết con người. Các chuyên gia thậm chí đã gọi khu rừng trong hang này là “vườn địa đàng” nhằm tôn vinh vẻ đẹp tuyệt mĩ này.
7. Hang Sơn Đoòng sở hữu viên "ngọc trai" to bằng... quả bóng chày
Một điểm đặc biệt khác của hang Sơn Đoòng, đó chính là hệ thống nhũ đá và "ngọc trai" hang động khổng lồ. Trải qua hàng triệu năm dưới tác động của ngoại lực, Sơn Đoòng sở hữu những cột măng đá cao tới 70m.
Ngoài ra, người ta còn phát hiện những viên "ngọc trai" hang động (ngọc thạch bao bọc một loại hạt giống như ngọc trai dưới biển, thành phần chủ yếu là canxit) to bậc nhất thế giới ở Sơn Đoòng.
Thông thường, các viên "ngọc trai" dạng này chỉ có đường kính khoảng 1cm nhưng riêng ở Sơn Đoòng, chúng to bằng quả bóng chày.
8. Hang Sơn Đoòng thu hút cả siêu mẫu tới chinh phục
Với vẻ đẹp của mình, hang Sơn Đoòng thu hút rất nhiều khách du lịch với 98% là người nước ngoài. Trong số đó, có những gia đình cả ba thế hệ đều từng chinh phục hang động này, hay ngay cả các siêu mẫu như Jasmina Mala (người Czech) và thái tử Ahmed Hamdan (tới từ Abu Dhabi) cũng từng thám hiểm hang động lớn nhất thế giới ở Việt Nam.
Theo SonDoong
" alt=""/>8 sự thật thú vị về hang động Sơn ĐoòngÔng Cao Thế Sơn (53 tuổi, người dân sống gần nhà anh Hòa) cho biết, phun ra từ miệng giếng này chủ yếu là khí, chỉ có một lượng nước rất ít. Nước này không có mùi vị, màu hơi đục.
Đứng cách giếng khoảng 15m, người dân đã nghe tiếng động do khí và nước phát ra từ miệng giếng, áp suất rất mạnh. Để kiểm tra áp suất của cột khí, ông Sơn dùng ca nhựa đưa vào, ngay lập tức chiếc ca bị đẩy bay lên cao khoảng 20m.
Trao đổi với VietNamNet chiều 31/7, anh Đàm Xuân Hoà (chủ nhà) thông tin, để cấp nước tưới cho vườn cây, cách đây khoảng 1 tháng anh khoan 2 cái giếng trong vườn với độ sâu khoảng 170m nhưng không có nước.
Ngày 29/7 vừa qua, trong quá trình rút ống giếng này lên để khoan giếng mới, anh phát hiện có lượng khí nhỏ xì ra.
Sau đó anh Hoà cho máy xuống khoan để kiểm tra. Đến gần trưa ngày 30/7, khi khoan thêm được khoảng 15m thì áp suất từ dưới giếng đẩy lên rất mạnh, anh phải rút máy khoan lên. Lúc này đất, đá, khí, nước phun ra cao hàng chục mét.
Theo anh Hoà, lực đẩy của khí phải trên 3 tấn bởi máy khoan nặng 7 tấn mà bị đẩy cho rung chuyển. Đến thời điểm hiện tại, sau hơn 1 ngày xảy ra hiện tượng lạ nói trên, lượng khí vẫn không có dấu hiệu giảm xuống hay dừng lại.
Ông Rơ Mah Hêng, Chủ tịch UBND xã la Kly, huyện Chư Prông xác nhận hiện tượng trên và cho biết: Theo thông tin hộ dân cung cấp, đây là giếng cũ, trước đây đã khoan 1 lần nhưng không có nước. Sau đợt dư chấn động đất tại tỉnh Kon Tum ngày 28/7 vừa qua, giếng nước có hiện tượng xì khí.
Khi đưa máy khoan xuống kiểm tra, mạch nước ngầm phun lên khỏi mặt đất, tạo thành cột cao khoảng hơn 10m, áp lực rất mạnh, không có biểu hiện thuyên giảm.
"Hiện tượng lạ này đã được UBND xã Ia Kly báo cáo UBND huyện, Phòng TN&MT, Phòng Nông nghiệp được biết và có chỉ đạo xử lý" - ông Rơ Mah Hêng nói.
" alt=""/>Kỳ lạ giếng khoan phun cột khí cao hơn chục mét ở Gia Lai