Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs TP.HCM, 18h00 ngày 4/5: Khách có điểm


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Magdeburg vs Preussen Munster, 23h30 ngày 2/5: Hướng tới ngôi đầu -
Doanh nhân Nhật tự nguyện đổi sang họ vợ, xin nghỉ làm chăm conTina và Shu Matsuo Post tới thăm một vườn táo ở Minnesota, Mỹ vào năm ngoái.
Shu dành phần lớn thời niên thiếu của mình ở Mỹ và khi trở về Nhật Bản, anh đã trải qua một cuộc khủng hoảng nhân dạng vì phải thích nghi với hình ảnh khuôn mẫu của một người đàn ông Nhật Bản.
Anh có cơ hội sống và làm việc ở Hồng Kông. Ở đó, anh gặp Tina, người Nga vào năm 2014. Cô là một nhà nữ quyền tự xưng, người đã thách thức những định kiến về giới.
Khi 2 người quyết định kết hôn vào năm 2017 ở Nhật Bản, cả hai đều không muốn phải bỏ họ của mình. Vợ chồng này tin rằng, họ chính là một phần không thể thiếu của bản sắc cá nhân và việc thay đổi nó nên tuỳ thuộc vào mỗi người. Vì thế, Tina và Shu quyết định lấy cả 2 họ.
Trong khi đó, luật pháp Nhật Bản yêu cầu các cặp vợ chồng kết hôn phải đổi sang họ của một trong hai người. Tuy nhiên, trong các cuộc hôn nhân giữa một người Nhật và một người nước ngoài, luật này không cần phải thực thi.
Mặc dù theo luật, nam giới có quyền lấy họ của vợ, nhưng 96% phụ nữ Nhật chọn đổi sang họ của chồng.
Ở Mỹ, Tina chỉ mất khoảng 15 phút để đổi tên từ Tina Post sang Tina Matsuo Post, nhưng ở Nhật Bản, Shu đã mất 8 tháng để đổi tên anh từ Shuhei Matsuo sang Shuhei Matsuo Post.
Một công việc nữa mà Shu phải làm là cập nhật lại toàn bộ giấy tờ bằng cái tên mới - từ hộ chiếu cho tới bằng lái xe, thẻ tín dụng, tài khoản email, danh thiếp… những gánh nặng hành chính mà hiếm khi nam giới phải làm trong nhiều xã hội.
“Hầu hết đàn ông không bao giờ phải trải qua những việc này. Tại sao người ta lại cho rằng phụ nữ lấy theo họ của chồng là điều tất nhiên? Nếu đó là lựa chọn của cô ấy thì thật tuyệt, nhưng nếu không, tại sao chúng ta lại mong đợi một người phụ nữ đánh mất bản sắc của mình vì một người đàn ông?”, doanh nhân 35 tuổi nói.
Shu Matsuo Post mô tả quá trình đổi sang họ vợ trong cuốn sách "I Took Her Name". Tất cả những trải nghiệm và quan điểm này của anh được đúc kết trong cuốn sách “I Took Her Name” (Tôi lấy tên cô ấy) đã được xuất bản vào tháng 12 năm ngoái.
Đang nghỉ làm 7 tháng để chăm con, anh sử dụng mạng xã hội để truyền tải thông điệp của mình với tư cách một nhà nữ quyền nam giới.
Tina, người đang dạy về giới và ngôn ngữ học cho học sinh trung học, cho rằng, họ không phải là những nhà nữ quyền hoàn hảo nhưng họ làm việc chăm chỉ với tư duy phản biện và tư duy cởi mở. Cô cảm thấy vui khi chồng mình tìm thấy đam mê trong lĩnh vực chuyên môn của cô.
“Thường thì tôi sẽ thách thức anh ấy về việc liệu lựa chọn của anh ấy có phải là thật hay chỉ vì anh ấy đang cố gắng trở thành một người theo chủ nghĩa nữ quyền. Giống như khi anh ấy cố tình lấy thứ gì đó màu hồng thay vì màu xanh cho con trai chúng tôi” - cô nói.
Shu nói rằng, đàn ông phải bắt đầu thừa nhận những đặc quyền mà họ được hưởng. Anh biết, việc làm theo anh không dễ dàng gì với đàn ông Nhật Bản, đặc biệt là thế hệ lớn tuổi vẫn đang giữ những định kiến về giới đã lỗi thời.
“Xã hội Nhật Bản rất đặc biệt và sự phân biệt đối xử với phụ nữ được chấp nhận như một phần của cuộc sống hằng ngày. Hai điều mà đàn ông có thể làm để giúp khắc phục điều này là làm nhiều việc nhà hơn và nghỉ làm để chăm sóc con nhỏ khi vợ vừa sinh. Bình đẳng giới mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, cả nam và nữ”.
Shu Matsuo Post xin nghỉ làm để chăm con mới sinh. Shu cho rằng, nam giới ít có xu hướng tìm kiếm sự hỗ trợ về các vấn đề sức khoẻ tâm thần hơn nữ giới và họ có nguy cơ tử vong vì tự tử cao hơn nhiều. Nguyên nhân là do định kiến về nam tính đã cản trở sự giúp đỡ.
Năm 2019, nam giới chiếm 69,8% số vụ tự tử ở Nhật Bản. Phụ nữ có nhiều nguy cơ được chẩn đoán là mắc chứng lo âu và trầm cảm. Các nghiên cứu cho thấy nó liên quan đến những áp đặt mà họ thường xuyên phải đối mặt.
Shu cho rằng, bình đẳng giới nên bắt đầu từ gia đình và gia đình cần phải đi tiên phong.
“Tôi thực sự tin vào việc làm gương. Tôi biết mình chỉ là một người, nhưng tôi có thể tạo ra sự khác biệt trong cộng đồng của mình. Như khi mới đây, tôi nghe nói rằng một đồng nghiệp của tôi, người sắp lên chức bố vào tháng tới - đã nhìn thấy những gì tôi làm và quyết định xin nghỉ phép ở nhà chăm sóc con. Điều đó khiến tôi rất vui”.
Shu cho rằng, bằng cách nói chuyện với thế hệ trẻ về bình đẳng giới và những gì cần phải làm để xây dựng một thế giới bình đẳng, bạn đang góp phần hình thành thế giới quan của trẻ cho một tương lai tốt đẹp hơn với tất cả mọi người.
“Tôi tưởng tượng đến ngày con hay cháu mình sẽ cười khi nhắc đến thời kỳ mà bất bình đẳng giới còn tồn tại vì thế giới của chúng sẽ bình đẳng hơn rất nhiều. Tôi thực sự hi vọng ngày đó sẽ đến”, anh nói.
Xem thêm video: Tại sao các trường học nhật bản không cho nữ sinh mặc quần chống rét giữa trời đông?
Nguyễn Thảo(Theo Japan Times)
Những phụ nữ Nhật lấy chồng Triều Tiên, một đời không được về quê
Bà Mitsuko rời Nhật Bản để xây dựng một cuộc sống mới ở Triều Tiên vào năm 1960. Nhưng khi đặt chân tới đất nước này, bà mới biết rằng bà và hàng trăm người khác giống như bà có thể không bao giờ được quay trở lại quê hương.
"> -
“Tết Tết Tết, là Tết, là Tết. Tết vừa đến đây dưới mái hiên nhà...”- lời bài hát rộn ràng mà Ngân Khánh từng thể hiện cách đây 8 năm văng vẳng bên tai. Đối với nữ diễn viên, Tết luôn có ý nghĩa hân hoan đặc biệt, nhất là trong một năm nhiều biến động như 2020. Ngân Khánh đón Tết khác đi sau năm 2020 nhiều biến độngCận Tết, Ngân Khánh bận tối mặt. Cô vừa phải hoàn thành ngành học sản xuất phim, vừa theo đuổi các dự án cá nhân mới, lại chuẩn bị đón năm mới cận kề. “Cảm giác một năm trôi quá nhanh, nhắm mắt đã đến Tết với bao việc trong nhà ngoài ngõ cần phải chu toàn”, nữ diễn viên chia sẻ.
Ngân Khánh tay nghe điện thoại, tay ôm đầu nhẩm tính các khoản chi Tết này. Phía trước bàn làm việc, bao nhiêu dự án vẫn còn chồng chất, dang dở. Nữ diễn viên đang cố gắng xoay xở để tranh thủ chút thời gian chuẩn bị Tết chu đáo cho tổ ấm nhỏ và hai bên nội ngoại, song vẫn cảm thấy rối não bởi có quá nhiều việc phải làm.
Đây không phải lần đầu tiên Ngân Khánh đau đầu vì Tết. Để khắc chế nhanh cơn đau đầu dồn dập, Ngân Khánh mở tủ thuốc lấy vội hộp Hapacol 650 - “người bạn đồng hành” nhiều năm qua. Viên thuốc nhỏ nhưng chứa 650mg paracetamol phù hợp với thể trạng người Việt. Đặc biệt hơn, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế Japan-GMP (Nhật Bản) sánh ngang thuốc ngoại, cho hiệu quả giảm đau đầu rất nhanh mà lại an toàn.
Hapacol 650 giảm nhanh cơn đau đầu, giúp Ngân Khánh tỉnh táo trở lại, suy nghĩ thấu đáo rằng Tết hiện đại việc gì phải quá nặng nề, đặc biệt là sau một năm nhiều biến động và khó khăn đến vậy. Năm 2020 cho chúng ta rất nhiều cái cớ và cách làm để đón Tết nhẹ nhàng hơn. Và 2021, Ngân Khánh quyết định sống khác đi, mua sắm giản tiện, giữ sức khỏe, dành nhiều thời gian hơn bên gia đình.
Bắt tay vào làm, Ngân Khánh vui vẻ trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị đón Tết. Cô cười, nói về đám cưới xa hoa tiền tỷ tổ chức cũng tầm này 5 năm trước, ở một khách sạn lộng lẫy bậc nhất Sài Gòn. Còn bây giờ, vợ chồng cô thích những thứ đơn giản, không mua quá nhiều đồ trang trí cầu kỳ, tự tay làm tất cả mà không thuê người giúp việc. Tết chỉ cần có cành mai, bông đào, chùm pháo mới... là đủ không khí tân niên. Quà Tết không cần quá to để Tết thêm nhẹ nhàng, bớt áp lực. Chỉ cần bao lì xì vừa đủ cùng những câu chúc ý nghĩa. Ngân Khánh đùa, năm nay cô mừng tuổi cha mẹ và sắp nhỏ với tâm thế “tân sinh viên” vừa tốt nghiệp ra trường, sử dụng quỹ tài chính của mình. Ông xã cũng sẽ chuẩn bị quà riêng để thể hiện tấm lòng thành.
Tết nay, Ngân Khánh bật mí cô sẽ về quê ngoại ở Bình Định sớm hơn mọi năm, để phụ ba mẹ đón Tết. Những ngày này, nữ diễn viênđang chuẩn bị đồ di chuyển về nội ngoại ăn Tết. Nhưng dù vali chật cứng đồ thế nào, cũng không thể thiếu bánh mứt, áo mới cho ba, giày mới cho mẹ... và Hapacol 650 chất lượng Nhật Bản giải quyết nhanh những cơn đau đầu bất chợt do thời tiết, bia nhậu cho cả gia đình.
Doãn Phong
Hapacol 650 được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn chất lượng Japan-GMP, do Cơ quan Dược phẩm và Thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA) chứng nhận. Sản phẩm chứa hoạt chất chính 650mg paracetamol phù hợp với cân nặng người Việt.
Hapacol là thương hiệu thuốc giảm đau, hạ sốt được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Liên hệ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hotline: 0292.3891433
Website: https://hapacol.vn/
-
Vùng Bafut ở Tây Bắc Cameroon là một trong 2 khu vực duy nhất ở quốc gia châu Phi này vẫn được cai trị với thủ lĩnh cùng cơ cấu quyền lực truyền thống. Song người đứng đầu bộ lạc này vẫn nằm dưới quyền của chính quyền Cameroon. Những người Bafut từ khu vực hồ Chad đã đến sống ở đây từ khoảng 400 năm trước và xây cung điện cho họ, sau đó được chuyển đến vị trí hiện tại và trở thành điểm tham quan cho nhiều du khách như ngày nay.
Khi nhắc đến cung điện, ai cũng nghĩ sẽ là công trình lộng lẫy, xa hoa, nhiều phòng, trang trí đồ dát vàng thế nhưng, cung điện của nhà vua bộ lạc này lại gồm những căn nhà thấp, bé và được lợp ngói. Cung điện Bafut được bao quanh bởi một khu rừng thiêng ở Tây Bắc Cameroon. Công trình thể hiện được bản sắc văn hóa đồng thời cũng là nơi diễn ra các nghi thức tôn giáo hay nghi lễ đậm chất truyền thống. Có hơn 50 ngôi nhà được xây dựng xung quanh đền Achum - trung tâm tâm linh của người Bafut. Các ngôi nhà cấp 4 được dùng để vua (gọi là Fon) và các bà vợ cùng Hoàng gia sinh sống. Các ngôi nhà ở đây được xây dựng lại vào đầu thế kỷ 20 sau một lần xảy ra hỏa hoạn thảm khốc. Đến năm 2007, nhiều mái nhà đã bị dột nát, có phần bị sập và có mái nhà bị dột đe dọa tính toàn vẹn của cấu trúc nhà. Chính vì thế, một dự án cải tạo đã được tiến hành nhằm bảo tồn các công trình. Người đứng đầu Bafut là vua Abumbi II có 100 người vợ và 500 người con. Ông là vua thứ 11 của Bafut và lên ngôi sau khi người cha qua đời năm 1968. Khi trở thành người cai trị bộ lạc theo truyền thống, ông cũng thừa kế 72 người vợ của cha. Bản thân vua Abumbi đã kết hôn với 28 người. Tại Cameroon, một người đàn ông lấy nhiều vợ là chuyện bình thường. Vua Abumbi II cho biết, những người vợ rất quan trọng với ông. Ông có trách nhiệm bảo tồn văn hóa truyền thống của bộ tộc và vùng đất đang sinh sống. Những hoàng hậu của vua Abumbi II đều được học hành chu đáo và có thể nói nhiều ngôn ngữ. Đền Achum là công trình trung tâm của cung điện được làm từ gỗ, tre và lợp tranh ở trên mái. Hiện nay, trong đền còn lưu giữ những vật có giá trị. Đây được xem là một công trình tiêu biểu, ấn tượng về kiến trúc tôn giáo truyền thống. Ngày nay, cung điện Bafut là một trong những di sản quan trọng nhất của Cameroon. Trong những năm qua, rất nhiều du khách khi đến Cameroon đã mua tour để tới đây tham quan cung điện đặc biệt này. Kỳ lạ bộ tộc trong rừng sâu - nơi một người đàn ông có thể lấy tới 4 vợ
Tại bộ tộc xa xôi sống trong rừng sâu này, một người đàn ông có thể lấy tới 4 bà vợ. Và bộ tộc này không phải lúc nào cũng mở cửa đón khách du lịch tới thăm.
">